1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. Gamer001

    Gamer001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    2
    Chờ Med hoặc Putin gật đầu. Huy Chương Đồng ngậm tăm thì mới thông qua việc trừng phạt Syria. 2 đại ca mà chưa gật đầu thì đố thằng nào dám to còi

    Đánh đi, dám đánh không? Muốn các phong trào bỉu love ở Gx thành khởi nghĩa hả
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nga và Châu Âu mâu thuẫn về Syria
    Cập nhật lúc :9:59 AM, 18/10/2011
    Hội đồng dân tộc Syria (SNC) vừa giành được thắng lợi quan trọng trên mặt trận ngoại giao.

    (ĐVO) Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Lybia (NTC) vừa chính thức công nhận SNC là chính quyền hợp pháp của Syria.

    Bằng cách công nhận Hội đồng dân tộc Syria, những người hôm qua còn là những người nổi dậy Libya vừa thành lập chính phủ mới của đất nước, đã công khai thách thức Bashar Assad.

    Trước đó, Damascus đã đe doạ sẽ có những biện pháp đáp trả cứng rắn đối với bất kỳ quốc gia nào dám công nhận SNC. Theo các chuyên gia, ngay trong thời gian sắp tới Syria sẽ công bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với chính quyền mới ở Libya.



    [​IMG]
    SNC sẽ nhận đuợc sự công nhận từ các nuớc Châu Âu?​
    Còn nhớ, hồi tháng 9/2011, khi Đại hội đồng Liên Hợp quốc xem xét quyết định ai sẽ đại diện cho Libya tại tổ chức này, Damascus đã ủng hộ đại diện của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp thay những người ủng hộ Muammar al-Gaddafi. Thế mà bây giờ, để đáp lại những người này đã đáp lại Tổng thống Syria bằng sự không biết ơn đen tối. Chắc chắn ông Bashar Assad phải bực bội gấp đôi

    Các Bộ trưởng Ngoại giao của Hội đồng Châu Âu (EC) họp ở Luxembourg không đi quá xa như NTC. Tạm thời, các Bộ trưởng ngoại giao của Hội đồng châu Âu EC mới tuyên bố “hoan nghênh” sự thành lập SNC, và kêu gọi các quốc gia còn lại theo gương họ. Như những người dự cuộc họp giải thích, điều này được làm để “chống lại các mưu đồ của Damascus thành lập các tổ chức đối lập tay sai”. Tuy nhiên, các nhà phân tích không loại trừ, cùng với thời gian làn sóng quốc tế công nhận phe đối lập Syria sẽ lan đến châu Âu.

    Xem xét toàn diện, có thể thấy các nhà ngoại giao châu Âu muốn nói đến “phe đối lập trong nước” đang có phái đoàn đã tới thăm Moscow. Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Hội đồng liên bang (Thượng viện) Mikhail Marghelov và Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Mikhail Bogdanov đã tiếp các vị khách tới từ Damascus.

    Liên quan đến chuyến thăm này đã có vụ tai tiếng. Đại diện “Uỷ ban ủng hộ cách mạng Syria” ở Nga, ông Mahmoud Hamza kết tội các thành viên phái đoàn vừa bay đến Moscow có “quan hệ chặt chẽ với chế độ Bashar Assad”. Còn SNC gọi phái đoàn này là “không chân chính”, bù nhìn và phục vụ cho lợi ích của chế độ cầm quyền hiện nay.

    Hãng Interfax dẫn lời ông Mahmoud Hamza: “Những người này không có bất kỳ quan hệ gì với phe đối lập. Họ chống lại khởi nghĩa. Đây là phái đoàn do chính quyền Syria tổ chức, tôi có chứng cứ. Các cuộc gặp gỡ của họ ở Moscow là vở diễn dành cho truyền thông”.

    Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, ông Alexander Lukashevich thông báo, trong tháng 10/2011, Moscow sẽ tiếp một vài đoàn khách Syria. Đó là “phe đối lập trong nước có cơ sở ở Damascus”, cũng như về những đại diện của “phe đối lập tự tuyên bố là hội đồng dân tộc nào đó”.

    Cách diễn đạt đầy ý nghĩa “hội đồng dân tộc nào đó” chứng tỏ các nhà ngoại giao Nga chắc không nghe thấy lời kêu gọi của các đồng nghiệp châu Âu và sẽ không “hoan nghênh sự thành lập SNC”. Ít ra là trong tương lai gần.
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những "bàn tay vô hình" giữ cho Syria vượt qua sóng gió

    Viettinnhanh - Cho tới nay, đã có rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao Syria lại không đi vào vết xe đổ của Libya. Phải chăng có những bàn tay vô hình tạo ra sự hậu thuẫn cho chiếc ghế quyền lực của ông Asat vượt qua "cơn bão".


    Trong bài viết "Có hay không một “Libya thứ hai” ở Syria?" đăng trên Báo điện tử Viettinnhanh.net ngày 14/09/2011 đã phân tích rất rõ nguyên nhân tại sao Mỹ và Đồng minh không "sốt sáng" trong vấn đề Syria, mặc dù tổng thống của nước này, ông Bachar Al-Assad là một cái gai trong mắt Mỹ.

    Có ba nguyên nhân khiên cho Mỹ và Đồng minh không can thiệp quân sự ngay vào Syria ở thời điểm đó được nêu ra là: Thứ nhất, các nước tham gia chiến sự vào Libya cần có thời gian thống nhất và lợi ích của họ tại Syria là không đồng đều. Thứ hai, sự dè chừng của Mỹ đối với Nga và Trung Quốc, hai nước có mối thâm giao với Tổng thống Assad và lợi ích của hai ông lớn này tại quốc gia Trung Đông cũng không phải là nhỏ. Và cuối cùng, lực lượng nổi dậy ở Syria vẫn chưa đủ mạnh như Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp của Libya.

    [​IMG]
    Những "bàn tay vô hình" không chỉ giữ cho chiếc ghế quyền lực của Tổng thông Assad mà còn giúp cho Syria thoát khỏi một cục diện chính trị biến động.
    Trong bài viết này, đề cập chủ yếu tới các nguyên nhân khiến cho Syria vẫn đứng vững cho tới giờ phút này mà không rơi vào một cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài. Những nguyên nhân này được coi là những bàn tay vô hình giúp cho Syria không đi theo vết xe đổ của Libya.

    Đầu tiên là sự hậu thuẫn rất lớn từ phía Trung Quốc và Nga với hai lá phiếu phủ quyết tại HĐBA đã cứu nguy cho Syria thoát khỏi sự trừng phạt từ phía LHQ. Nếu như Nghị quyết này được thông qua, nó sẽ như một giấy thông hành cho Mỹ và Đồng minh tiến hành sâu xé Syria như đã từng làm ở Libya. Cũng phải nói thêm, sự bao bọc này của Nga và Trung Quốc đều vì những toan tính riêng của mỗi nước, tuy nhiên, động thái này của hai ông lớn đã làm cho Mỹ và Đồng minh phải nhượng bộ trong vấn đề Syria.

    Thứ hai là phải kể sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế trong vấn đề có nên can thiệp vào nội bộ Syria hay không. Vị ngọt chiến thắng ở Libya đối với NATO nhưng lại là vị đắng đối với người dẫn đất nước Bắc Phi này đã làm cho người dân thế giới đặt ra câu hỏi, sự thay đổi của Libya ở đâu khi mà tương lai của họ mù mịt và dư luận quốc tế không muốn thấy một Libya thứ hai ở khu vực Trung Đông. Vậy nên, sự phản đối NATO can thiệp vào Syria là điều đương nhiên.

    Nguyên nhân thứ ba giữa ghế quyền lực của ông Assad là sự ủng hộ của các thương nhân giàu có, các doanh nhân có thế lực ở thủ đô Damascus và thành phố Aleppo. Lòng trung thành của họ với chế độ của ông Assad được xuất phát từ khối tài sản khổng lồ mà họ đang sở hữu, họ tin rằng chế độ của ông Assad sẽ bảo vệ lợi ích của họ và sự 'hợp tác" này đều mang lại lợi ích cho cả hai bên.

    Thế lực thứ tư hậu thuẫn cho Tổng thống Assad chính là tộc người thiểu số Hồi giáo Xi-ai A-la-uýt. Nhưng người A-la-uýt tuyệt đối trung thành với Tổng thống Át-xát bởi họ đều là “người nhà” của ông. Người A-la-uýt tuy chỉ chiếm 12% dân số Xy-ri nhưng lại đóng vai trò “xương sống” của chế độ vì ông Át-xát cử những người cùng tộc người A-la-uýt với mình nắm giữ các vị trí quan trọng nhất trong chính quyền, quân đội và an ninh. Ngoài ra còn có nhóm thiểu số người Cuốc và các hệ phái Thiên Chúa giáo cũng đứng về phía Tổng thống Assad. Ông Assad đã thuyết phục được họ tin rằng, chỉ có chế độ của ông mới có thể đảm bảo tương lai cho họ.

    Như vậy, có thể thấy những "bàn tay vô hình" không chỉ giữ cho chiếc ghế quyền lực của Tổng thống Assad mà còn giúp cho Syria thoát khỏi một cục diện chính trị biến động, một "Mùa xuân Arap" như lời rêu rao của Mỹ và phương Tây.
    Lê Tuyển
  4. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Assad mệt mỏi vì cái chết của ông Gaddafi
    Cập nhật lúc :9:55 AM, 22/10/2011
    Phấn chấn bởi diễn biến ở Libya, người biểu tình tại Syria đổ ra đường hô khẩu hiệu vì cho rằng chế độ Bashar Assad sẽ trượt theo vết xe đổ của ông Gaddafi.

    (ĐVO)Gaddafi đã chết, đến lượt ông rồi đấy, Bashar Assad”, người biểu tình hết vang tại trung tâm thành phố Hama.

    Làn sóng biểu tình tại Syria kéo dài trong 7 tháng, nhưng đang có dấu hiệu đình trệ trong vài tuần trở lại đây khi chính phủ mạnh tay đàn áp.

    Phe chống đối tại Syria cũng không kiểm soát được bất cứ vùng đất nào và không có sự lãnh đạo rõ ràng. Cái chết của ông Gaddafi đã thổi một luồng gió mới vào phe chống đối ở Syria.

    “Linh hồn và máu, chúng tôi hiến dâng vì Libya”, người biểu tình Syria hét vang.

    [​IMG]
    Người dân Syria vui mừng trước cái chết cảu ông Gaddafi. Hàng loạt biểu ngữ gán ông Assad với những nhà lãnh đạo của thế giới Arab đã bị đẩy khỏi quyền lực như Ben Ali của Tunisia đang bị giam lỏng ở nước ngoài, Hosni Mubarak của Ai Cập đang ở trong tù. “Ben Ali đã trốn chạy, Mubarak ở trong tù, Gaddafi đã bị giết, vậy còn Assad…?”, một biểu ngữ viết.

    Phong trào nổi dậy tại Syria đang học theo mô hình Libya. Phe đối lập tại đây cũng thành lập Hội đồng tương tự như NCT của Libya, nhưng họ không được sự công nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

    Với thành công tại Libya, nhiều người biểu tình Syria tỏ ra bất mãn với các hạn chế của biểu tình hòa bình hiện tại. “NATO ở đâu?”, một biểu ngữ khác viết.

    Tuy nhiên, về cơ bản, phe đối lập tại Syria phản đối sự can thiệp của nước ngoài. Họ cũng không đưa ra lệnh toàn dân cầm vũ khí. Phe đối lập của Syria khá yếu ớt và thiếu gắn kết.

    >> Hội đồng của Syria mới chỉ có cái tên

    Chiến sự tại Syria

    Theo báo cáo, có một số vụ đọ súng giữa chính phủ và những binh sĩ ly khai được ghi nhận tại biên giới của Syria. Nếu chiến sự còn leo thang, Chính phủ của ông Assad sẽ sử dụng những biện pháp mạnh hơn để đàn áp người biểu tình.

    Hiện nay, họ đã sử dụng tới xe tăng, lính bắn tỉa và “shabiha”, một lực lượng an ninh mặc thường phục. Chính phủ cũng cấm các phương tiện truyền thông đưa tin về các vụ đàn áp.

    Theo tổ chức nhân quyền, những vụ đọ súng ác liệt đã xảy ra ở Saqba – gần Damascus giữa quân chính phủ và lực lượng chống đối.

    Thị trấn Qusair ở biên giới giữa Syria và Lebanon cũng ghi nhận sự tập trung của rất đông người. Quân đội đã buộc phải đóng cửa các nhà thờ Hồi giáo tại đây.

    “Cái chết của Gaddafi nâng cao tinh thần của người Syria. Điều này thúc đẩy họ tiếp tục chiến đấu cho tới khi chính quyền hiện tại sụp đổ”, Osso trả lời phỏng vấn tờ AP.




    Ủng hộ LATO bem tên độc tài này
  5. nhoccon0306

    nhoccon0306 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Nga và Tàu chỉ lên tiếng cho có gọi là thế giới này đa cực chứ không phải đơn cực thôi. Chứ Nato nó mà muốn đánh thực sự thì Nga là gì và TQ là gì?. Thiển ý của tôi là một chế độ tàn ác như kiểu Assad là không nên tồn tại. Sớm muộn gì Assad cũng chết như Gadafi thôi mà có khi chết còn nhục hơn.
  6. hungdao1

    hungdao1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2006
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0

    Chuẩn. Thằng độc tài Assad chuẩn bị gặp đại ca Gà đá phi uống rượu ![r2)]
  7. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Haha khác gì lúc Nga nó đập Gru đâu, từ Mẽo đến La To chẳng thằng nào dám làm gì chỉ đứng ngoài chửi đổng.

    Mà hỏi khí không phải chế độ tàn ác là theo tiêu chuẩn nào? Hồi xưa thằng Mẽo nó giết mấy triệu đồng bào chú chắc là nhân đạo lắm. Sao ở Yemen, Saudi... cũng toàn gia đình trị mấy chục năm, trong ngần ấy năm thịt bao thằng thì không thấy kêu. Đạo đức giả mà cứ đòi giao giảng :D.
  8. longwall

    longwall Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Mỹ giết đồng bào và chế độ độc tài là khác nhau. Theo tôi ko nên đánh giết mà làm tiền lệ cho Mẽo nó can thiệp vào ncs khac. Thương lượng nội bộ trong hoà bình để chuyển giao. Độc tìa rồi cũng sẽ bị thay đổi và cũng nên thay đổi
  9. TuanRussia

    TuanRussia Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/07/2008
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    626
    Thế em mới đang hỏi thế nào là độc tài? Hay cái độc tài đấy là do CNN dựng nên? Sao Somali, Uganda cũng choảng nhau ầm ầm, Yemen với Middle East gia đình trị hàng chục hàng trăm năm ko ai can thiệt mà lên tiếng đòi dân chủ? Hay là vi:

    1 - Đất chó ăn đá gà ăn sỏi
    2 - Đã chui đầu vào váy Mẽo nên được yên thân.
  10. vietcong91

    vietcong91 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2010
    Bài viết:
    1.159
    Đã được thích:
    0
    Chiến sự ở Syria leo thang
    Cập nhật lúc :10:45 AM, 09/11/2011
    Sau thỏa thuận ngừng bắn với Liên đoàn Arab vào ngày 2/11, chiến sự ở vẫn diễn ra tại Homs và xe tăng của Chính phủ Syria bắt đầu tiến vào thành phố Hama.

    (ĐVO) Theo các nguồn tin, tiếng nổ của vũ khí hạng nặng rền vang trong thành phố và có ít nhất 4 người bị thương tại khu Sharqiyya. Khi xe tăng tiến vào trung tâm thành phố, điện và dịch vụ internet tại Hama đã bị cắt.

    Lính bắn tỉa và quân chính phủ đã bao vây một khu y tế và sở chỉ huy của đảng Baath, đảng chính trị lãnh đạo ở đây.

    Như vậy, bao lực lại tiếp tục nổ ra ở Hama – thành phố lớn thứ tư của Syria trong khi các chiến dịch quân sự tiếp tục diễn ra ở Homs.

    Theo những nhà hoạt động chống chính phủ và Hội đồng hợp tác địa phương thì 110 người đã thiệt mạng sau 6 ngày chiến sự liên tiếp tại Homs.

    Hội đồng quốc gia Syria – phe đối lập cống lại ông Assad có trụ sở tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi sự can thiệp của cộng đông quốc tế để ngăn ngừa thảm họa nhân đạo tại Homs.

    [​IMG]
    Những chốt chặn do phe đối lập dựng lên tại Homs. Hoạt động quân sự của chính phủ Syria đã gia tăng mạnh, đặc biệt tại thành phố Homs – căn cứ của phe chống đối sau khi nỗ lực ngoại giao của Liên đoàn Arab thất bại.

    Trước đó, Liên đoàn Arab đã kêu gọi Syria chấm dứt bạo lực, giải phóng tù nhân, rút quân đội ra khỏi các thành phố và dỡ bỏ lệnh cấm đối với cơ quan truyền thông và các quan sát viên, đồng thời đàm phán với phe đối lập.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này