1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
  1. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Syria: Chiến sự tiếp diễn, Ba Lan đóng Đại sứ quán
    28/07/2012 | 11:56:00 Từ khóa : Syria , Ba Lan , Đại sứ quán , Phiến quân , Chiến sự
    EMAILPRINTCỠ CHỮ A A A

    Cảnh tàn phá tại trung tâm thành phố Homs (Syria) ngày 26/7 sau các cuộc xung đột. (Nguồn: AFP/TTXVN)
    Ngày 27/7, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng một số nhà lãnh đạo phương Tây đã hối thúc chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad ngừng tấn công Aleppo, miền Bắc Syria, trong bối cảnh có thông tin quân chính phủ sẽ mở một cuộc tấn công tổng lực nhằm vào lực lượng phiến quân tại thành phố này.

    Trong chuyến thăm thủ đô London của Anh tham dự Đại hội thể thao Olympic 2012, ông Ban Ki-moon đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang tại Aleppo. Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng các cuộc tấn công tại Aleppo "có thể gây ra một thảm họa nhân đạo." Cùng ngày, Nhà Trắng cũng lên tiếng thể hiện quan ngại về các cuộc tấn công trên.

    Tại cuộc gặp với Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Tổ chức các nước Hồi giáo (OIC), Liên đoàn Arập (AL) gia tăng các nỗ lực quốc tế nhằm chấm dứt hoàn toàn xung đột tại Syria và ngăn chặn nguy cơ sử dụng vũ khí hóa học. Về phần mình, Thủ tướng Anh cũng bày tỏ quan ngại về tuyên bố mới đây của chính quyền Damascus nói rằng có thể sẽ cân nhắc sử dụng vũ khí hóa học và vũ khí bị cấm khác trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.

    Theo các nguồn tin mới nhất, Chính phủ Syria đã triển khai nhiều đơn vị quân đội đặc nhiệm tới sườn phía Đông Aleppo, trong khi các phi đội trực thăng chiến đấu được điều tới khu vực phía Nam và Tây Nam thành phố nhằm sẵn sàng ứng chiến trong cuộc tổng phản công dự kiến diễn ra ngày 27 hoặc 28/7. Để đối phó với kế hoạch tổng phản công của quân đội, phe đối lập cũng đang đẩy mạnh các phương án phòng thủ, chất các bao cát quanh các vị trí chiến đấu và lập cơ sở y tế dã chiến tại các trường học hoặc đền thờ của người Hồi giáo.

    Giới phân tích nhận định, trận chiến ở Aleppo có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hai phe ở Syria. Với chính quyền của Tổng thống Assad, đây là thành phố thương mại có đông đảo doanh nhân, lực lượng vẫn ủng hộ mạnh mẽ chính phủ. Trong khi đó, với phe chống đối, Aleppo là "chìa khóa" để chống khế miền Bắc và giúp lực lượng này "viết lại kịch bản" của thành phố Benghazi ở Libya trước đây. Bởi chiếm được Aleppo, phe đối lập sẽ thiết lập được một vùng đệm an toàn cho việc tổ chức lại hàng ngũ, huấn luyện các tay súng và tiếp nhận vũ khí từ bên ngoài.

    Trong khi đó, chiến sự vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố ở Syria. Đài truyền hình nước này đưa tin một vụ nổ lớn đã xảy ra trong đêm 27/7 tại quận al-Khalidieh của thành phố Homs, miền Trung Syria, sau khi một nhóm "khủng bố có vũ trang" chiếm giữ một tuyến phố trên địa bàn quận. Các vụ tấn công cũng đã xảy ra ở thị trấn Qusair thuộc Homs, thị trấn Maaret al-Numan ở tỉnh Táy Bắc Idlib, tỉnh Daraa ở miền Nam, Deir al-Zour ở miền Tây và nhiều khu vực khác.

    Các nhà hoạt động cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng trong các cuộc xung đột trên toàn lãnh thổ Syria trong ngày 27/7. Trong khi đó, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria ước tính con số thương vong khoảng 70 người. Cùng ngày 27/7, Bộ trưởng Thông tin Jordan Sameeh Maaytah cho biết đã xảy ra các đợt tấn công nhằm vào dòng người tị nạn Syria đang tìm cách sang Gioócđani khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có một bé trai 3 tuổi.

    Lo ngại tình hình an ninh ở Syria ngày càng xấu đi, ngày 27/7, Ba Lan thông báo đã đóng cửa Đại sứ quán tại Syria và sơ tán toàn bộ nhân viên ngoại giao tại cơ quan đại diện này.

    Phát biểu tại cuộc họp báo từ Vácsava, Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski cho biết ông đã đưa ra quyết định trên do quan ngại tới an toàn của các nhân viên sứ quán. Cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi nghiêm trọng tại Syria đã khiến các nhân viên ngoại giao không thể thực hiện được nhiệm vụ. Hiện Đại sứ quán Ba Lan tại Syria cũng là đại diện lợi ích của Mỹ tại quốc gia Trung Đông này do Washington đã quyết định đóng cửa cơ quan ngoại giao của mình từ tháng 2/2012.

    Cũng theo Ngoại trưởng Sikorski, Đại sứ quán Ba Lan tại Syria sẽ mở cửa trở lại khi các điều kiện an ninh cho phép.

    Do tình hình an ninh diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều nước đã đóng cửa đại sứ quán tại Đamát. Sau Mỹ, quốc gia đầu tiên đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao tại Syria từ tháng 2/2012, đến tháng 3/2012, Canada và một số nước châu Âu khác cũng đã quyết định đóng cửa đại sứ quán. Trước đó, các nước Arập như Qatar đóng cửa sứ quán từ tháng 7/2011, Arập Xêút và Bahrain cũng đưa ra quyết định tương tự trong năm nay./.
  2. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Nga chuẩn bị lực lượng vũ trang cho việc triển khai quân sự Syria
    Khủng hoảng ở Syria ngày càng tồi tệ, Tờ Nezavisimaya Gazeta tháng 6 năm 2012 cho biết quân đội Nga dường như đã được chuẩn bị cho một nhiệm vụ ở Syria. Trích dẫn nguồn tin ẩn danh trong giới lãnh đạo quân sự, tờ báo nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho các giới chức quân sự nước này khẩn trương lập kế hoạch cho các hoạt động quân sự bên ngoài nước Nga, bao gồm cả Syria.
    Các đơn vị được chuẩn bị cho một sự can thiệp ở Syri là Sư đoàn 76 của lưc lượng không quân (1đơn vị đặc biệt kinh nghiệm của quân đội Nga), Sư đoàn 15 lục quân, và lực lượng đặc biệt từ một lữ đoàn của Hạm đội Biển Đen, và tất nhiên là cả lực lượng đang đóng quân tại cảng Tartus.Syria
    http://globalresearch.ca/index.php?context=va&aid=32097
  3. dragonchief

    dragonchief Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    không biết ở mỹ sa mạc còn đủ chỗ cho hội này không nhỉ??
  4. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    Tham khảo
    Kịch bản nào cho Trung Đông thời hậu Assad?

    Mạng tin "Project syndicate" ngày 25/7 đặt câu hỏi: Trung Đông sẽ ra sao một khi nội chiến tại Xyri dẫn đến sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad? Đây là câu hỏi khiến dư luận không thể né tránh trước những biến chuyển mạnh mẽ của các sự kiện gần đây, đẩy cuộc chiến tại Xyri sang một giai đoạn mới
    Vụ đánh bom nhằm vào giới thân cận nhất của ông Assad, chiến sự lan tới thủ đô Đamát và khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và Irắc, việc các lực lượng bên ngoài cung cấp ngày càng nhiều vũ khí hạng nặng và chính xác hơn cho phe nổi dậy... được cho là tín hiệu về sự sụp đổ của chế độ Assad trong tương lai gần.

    Tuy nhiên, theo mạng tin trên, không nên ảo tưởng rằng chế độ Assad sẽ được thay thế bằng một nền dân chủ được cai trị bằng luật pháp. Ngược lại, kỷ nguyên hậu Assad dường như sẽ hỗn loạn và bạo lực hơn khi phe đối lập "tính sổ" với những người ủng hộ chế độ hiện nay và xung đột nổ ra giữa các gia tộc và cộng đồng tôn giáo khác nhau.

    Cũng như tại các nước Arập khác, một nhà “độc tài thế tục” sẽ được thay thế bằng nhóm Anh em Hồi giáo dòng Sunni, đại diện cho đa số người dân tại Xyri, như ở Ai Cập và Tuynidi. Nhưng khác với Ai Cập và Tuynidi, việc thay đổi chế độ tại Xyri sẽ là kết quả từ cuộc nội chiến. Điều rõ ràng là sự sụp đổ của chế độ Assad sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng đối với sự phân chia quyền lực khu vực giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Arập Xêút, cũng như các cuộc xung đột khu vực, nhất là những cuộc xung đột có liên quan đến Palextin, vai trò của phái Hezbollah tại Libăng và chương trình hạt nhân của Iran. Thêm vào đó, nếu chính phủ Assad sụp đổ sẽ gây hậu quả quốc tế rộng hơn do liên minh thực tế giữa Nga và Xyri.

    Sự phản đối Ixraen luôn là một trụ cột của chế độ Xyri, và điều này giúp giải thích sự hợp tác chặt chẽ của họ với Hezbollah và Iran. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ tại Xyri sẽ không làm biến đổi các thông số cơ bản của cuộc xung đột giữa Ixraen và các nước láng giềng, cụ thể là khả năng thành lập một nhà nước Palextin và vấn đề cơ bản hơn là việc chấp nhận sự tồn tại của Ixraen. Đối với Ixraen, chế độ Assad luôn có thể đoán trước. Họ biết rõ những hạn chế và chấp nhận chúng. Ngược lại, bất ổn hiện nay chứa đựng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh khu vực, nhất là khi tính đến kho vũ khí hóa học lớn của Xyri.

    Một điều rõ ràng là Ixraen sẽ phải đối phó thường xuyên hơn với nhóm Anh em Hồi giáo nói riêng và những người Hồi giáo dòng Sunni nói chung và do vậy sẽ củng cố đáng kể phái Hamas của Palextin. Cuộc xung đột Arập-Ixraen chủ yếu vì lý do tôn giáo và khó có thể thỏa hiệp. Ảnh hưởng đối với Gioócđani, dù chưa thể dự đoán, nhưng có tầm quan trọng lớn.

    Những diễn biến tại Xyri không chỉ bao gồm những rủi ro, mà còn có những cơ hội mà khu vực có thể khai thác. Rốt cuộc, thay đổi chế độ tại Xyri sẽ gây tổn thất cho Iran, Hezbollah và do vậy làm giảm đáng kể ảnh hưởng của Iran trong cuộc xung đột với Ixraen. Nói rộng hơn, Iran đang mất đi đồng minh duy nhất của họ trong thế giới Arập và vì thế sẽ gần như hoàn toàn bị cô lập. Trong cuộc chiến giành quyền bá chủ khu vực của Iran với Thổ Nhĩ Kỳ và Arập Xêút, Iran sẽ phải chịu một thất bại chiến lược mà họ sẽ khó có thể phục hồi. Hy vọng của các nhà lãnh đạo Iran, rằng Têhêran sẽ được lợi nhất từ cuộc cách mạng Arập chống lại các chế độ độc tài ủng hộ phương Tây, đang được chứng minh là một sai lầm lớn. Thay vào đó, các nhà cầm quyền Iran phải đối diện với sự thật gần như chắc chắn rằng sự thức tỉnh Arập không sớm thì muộn cũng lan tới Iran, dù trực tiếp hay gián tiếp.

    Một bài học nữa từ tình hình Xyri hiện nay là một liên minh với Nga rõ ràng là không đủ để đảm bảo sự tồn tại của chế độ. Hậu quả chiến lược đối với Điện Cremli có thể cũng sâu sắc bởi vì sự sụp đổ của ông Assad có thể làm chết yểu phương hướng chính sách đối ngoại mới của Tổng thống Putin (muốn khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của Nga). Vì thế, hậu quả của cuộc nội chiến Xyri sẽ có những tác động sâu rộng, không chỉ đối với nước này, mà còn đối với khu vực và toàn thế giới.

    Thanh Hoa (tin tức)
  5. lolokidkid

    lolokidkid Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2012
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Một bài học nữa từ tình hình Xyri hiện nay là một liên minh với Nga rõ ràng là không đủ để đảm bảo sự tồn tại của chế độ. Hậu quả chiến lược đối với Điện Cremli có thể cũng sâu sắc bởi vì sự sụp đổ của ông Assad có thể làm chết yểu phương hướng chính sách đối ngoại mới của Tổng thống Putin (muốn khôi phục sức mạnh và ảnh hưởng toàn cầu của Nga). Vì thế, hậu quả của cuộc nội chiến Xyri sẽ có những tác động sâu rộng, không chỉ đối với nước này, mà còn đối với khu vực và toàn thế giớ


    chui cống sắp đến nơi rồi cha thằng nga cũng không cưa mang được đâu[:P][:P][:P][:P][:P]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
  6. nhoccon0306

    nhoccon0306 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Chú đã nói vậy thì anh nói cho chú nghe. Tayzip Eddogan, là dân Hồi giáo thứ thiệt. Cái vụ máy bay F4 là quá nhỏ so với đại cục. Nhưng nếu Nga cứ chơi thì sẽ biết Thổ nó làm gì liền à, Thổ không phải là Mujjahidin đâu nhé, một Mujjahidin trang bị yếu kém mà Nga chưa làm gì được thì đừng nói là tham chiến tại Syria cho mất công. Mà giờ chú cãi với anh làm gì, chú cứ từ từ mà coi, Putin rung cây nhát khỉ mà thôi. Putin dám cho tham chiến tại Syria thì anh mới phục.
  7. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Thổ hay Mỹ tham chiến tại Syria cho a xem nào..=))=))=)).Mấy thằng Thổ bị Do Thái thịt ngoài Địa Trung Hải thì Eddogan của chú cũng chỉ lên chửi đổng thôi.Bắn hạ máy bay quân sự là chuyện nhỏ..Chắc với chú phải chơi boom hạt nhân mới là chuyện to nhỉ??Iran tuyên bố sẽ tấn công bất kỳ kẻ nào can thiệp vào Syria đấy.Cỡ Thổ chưa cần đến Nga đâu nhóc ạ
  8. khacming

    khacming Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2012
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    "Mẹ của các trận đánh" sắp bắt đầu, Beo đang run???
  9. phuocrautdm

    phuocrautdm Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    1.649
    Đã được thích:
    0
    Beo tấn công một căn cứ Hezbollah ở Hama
    http://www.youtube.com/watch?v=b23l3bYeuMI&feature=player_embedded
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Hiệp 1 ở Aleppo lính Assad thua
    http://www.youtube.com/watch?v=ENdmmB70oqY&feature=player_embedded
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ở thành phố phía đông Deir Al-Zour BMP tung nắp
    http://www.youtube.com/watch?v=JO_rOok2Px4&feature=plcp
  10. nhoccon0306

    nhoccon0306 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    1
    Một-Răng của chú là cái gì? Khoe khoang láo toét. Chú nghĩ thằng _Một-Răng mạnh thiệt hả? :)) . Thổ và Do Thái tụi nó là đồng minh đó chú. Mà anh thấy cãi với chú mệt quá, chú cứ chờ xem đi. Anh nói đúng không đã, lúc đó chú vào chửi anh ngồi nghe.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này