1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 6 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 6)
  1. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  2. nhihong_1991

    nhihong_1991 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/12/2010
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    40
    Hôm đầu tháng tám có 1 bác úp 1 đoạn líp với chú thích là: đoàn xe của chính phủ bị rebeo tập kích,tiếc là với ak nên chẳng có chiếc nào bị die cả.Có 1 điều rất ngạc nhiên khi xem video líp là có rất nhiều tiếng súng và 1 số chụm khói nhỏ rất gần đoàn xe nhưng chẳng hiểu vì sao mà mấy con gà ở nơi đó cứ tung ta tung tăng như không có chuyện gì...:-??
  3. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
    Nguyễn Phương Hùng đúng không nhỉ. Cụ khóc như cha chết này. thế mà giờ cũng biết quay đầu về là bờ. Cho dù mục đích là gì thì biết quay đâu cũng là tốt
  4. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Cái vụ quây lưới không hiểu sao mấy thăng syria nó không làm nữa, chả nhẽ bọn nó không có thợ hàn[:D]
    lâu lắm mới gặp bác này
  5. hobaochomeo

    hobaochomeo Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    833
    Đã được thích:
    2
    Bạn là phó nháy 3 que hay sao mà suốt ngày đem ảnh 3 que vào đây vậy.
    Nếu là mình chắc bị mod xóa nick luôn rồi.
  6. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    ai đem ảnh ba que vào bao giờ nhỉ:-w.Xem lại cho kỹ.Nhà mềnh không hâm mộ dân ba que lắm nên không có sở thích sưu tầm ảnh về bọn 3 sọc này.Mình chỉ hỏi người pót ảnh này lên thôi. Bạn bị ức chế tinh thần nên càng lúc càng nói nhăng nói cuội
    :))oke.Nói kháy để mod ra tay xử lý mềnh đây .Hic.. Chắc các bạn mong mình bị mod treo nick lắm nhỉ.Sao lại xấu tính thế.Mình bị treo nick thì phỉ ở Xyri cũng có khá hơn được đâu[:D]
  7. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    Tương lai nào cho Syria, ngoài xung đột giáo phái?

    (ĐVO) Phương Tây, và rất có thể cả Nga nữa, hiện cho rằng sẽ là tốt hơn nếu Tổng thống Assad từ chức trước khi đất nước Syria rơi vào tình trạng hỗn loạn giáo phái


    Mặc dù làm rùm beng vụ đánh bom làm chết 4 quan chức an ninh Syria hàng đầu ở Damascus, nhưng các chính phủ phương Tây và các cơ quan tình báo của họ không đặt cược vào khả năng chế độ Assad sẽ sụp đổ nhanh chóng. Cuộc chiến đường phố ở Aleppo có thể kết thúc với lực lượng của Tổng thống Assad chiếm giữ trung tâm thành phố và các điểm quan trọng khác ở Aleppo, trong khi phiến quân bị đẩy ra rìa như trước khi xảy ra chiến sự. Nếu Aleppo lọt vào tay phiến quân, chế độ của Tổng thống Assad có thể sẽ sụp đổ nhanh chóng. Nhưng điều đó xem ra khó có thể xảy ra vào thời điểm này.

    Chỉ có điều số phận hoặc của Tổng thống Assad đã được định đoạt. Những sự tàn phá đất nước Syria do ông Assad gây ra đã khiến ông bị loại khỏi bất kỳ thỏa thuận chính trị nào trong tương lai. Các cơ quan tình báo phương Tây thiên về khả năng Tổng thống Assad bị lật đổ bởi “một cuộc đảo chính cung đình” hơn sự sụp đổ chế độ hoàn toàn từng nhấn chìm Đại tá Muammar Gahdafi. Thật vậy, ý tưởng thay thế ông Assad bằng một nhân vật ôn hòa ở bên trong chế độ hiện hành xem ra nhận được sự chấp thuận của cả phía Nga lẫn lẫn các nước chống đối Assad quyết liệt nhất.

    Không phe nào có thể giành chiến thắng hoàn toàn

    Cả lực lượng vũ trang Syria lẫn quân nổi dậy dường như không thể giành thắng lợi hoàn toàn. Cả hai đều có khả năng đánh chiếm, nhưng lại không có khả năng giữ đất. Phiến quân có lợi thế bên ngoài các trung tâm dân cư chính và bây giờ có lẽ đã kiểm soát hơn một nửa các làng mạc và thị trấn nhỏ, chủ yếu là ở miền Tây Syria. Nhưng phiến quân đã bị lực lượng của Tổng thống Assad đẩy lùi, khi họ tìm cách đánh chiếm một trong những thành phố chính của đất nước như Homs, Hama và một vài quận huyện của thủ đô Damascus. Các phiến quân đã phải “rút lui chiến thuật” như họ từng làm ở Damascus hơn là tử thủ đến cùng. Nếu quân chính phủ tổng tấn công Aleppo, phiến quân có khả năng phải rút lui trước khi bị tiêu diệt, bất chấp những tuyên bố hùng hồn về “chiến thắng sắp đến gần” hoặc tinh thần tử vì đạo.

    Các loại súng bộ binh của phiến quân không thể đấu lại trọng pháo, xe tăng và máy bay trực thăng vũ trang của quân chính phủ. Sự giúp đỡ của các quốc gia Arập vùng Vịnh có thể đã được phóng đại. Sự hậu thuẫn của Saudi Arabia có vẻ như “nói nhiều, làm ít”, trong khi Qatar chỉ cung cấp tiền mặt để mua vũ khí chống tăng và súng phóng lựu ở Libăng. Cho đến nay, Qatar không trực tiếp cung cấp cho phiến quân các loại vũ khí tinh vi hơn.

    Tuy Quân đội Syria Tự do (FSA) đối lập đã chiếm được một số vũ khí hạng nặng, trong đó có xe tăng do Nga chế tạo, nhưng nhìn toàn cục, vũ khí chính của FSA vẫn là AK-47 và súng phóng lựu. Tuy có súng phòng không gắn trên một số xe tải nhỏ, nhưng phiến quân lại thiếu nguồn cung cấp đạn dược ổn định. Một số tin tức nói rằng phiến quân hiện chiếm được một số tên lửa chống tăng Kornet của Nga có thể bắn trúng mục tiêu ở xa hơn 5 km và cũng có tin nói rằng phiến quân có trong tay tên lửa phòng không vác vai MANPAD.

    Mặc dù đối mặt với các vụ đào tẩu của hàng chục viên tướng và có lẽ hàng ngàn binh sĩ, không một đơn vị đầy đủ nào của quân chính phủ chạy sang hàng ngũ phiến quân, trong khi các cơ cấu chỉ huy cấp cao vẫn còn nguyên vẹn.

    Khi cuộc chiến Syria đang bị biến thành xung đột giáo phái và không còn tin tưởng vào sự trung thành của các binh sĩ người Hồi giáo Sunni, gánh nặng chiến đấu đã được đặt lên vai Lực lượng Vệ binh Cộng hòa và Sư đoàn bộ binh cơ giới số 4 của Maher Assad, em trai của Tổng thống Bashar al-Assad. Cả hai lực lượng này đều bao gồm những sĩ quan binh lính người Alawite thiểu số trung thành với gia tộc Assad. Với các vũ khí hiện đại nhất và được huấn luyện tốt nhất, lực lượng bao gồm 50.000 quân này có thể chiến đấu đến cùng. Lực lượng không quân Syria, từng do cố Tổng thống Hafez Assad chi huy, cũng là một thành trì nữa của người Alawite.

    Lật đổ Assad, không lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành

    Nga sẽ không từ bỏ Tổng thống Assad một cách nhanh chóng. Hàng ngàn người Nga hiện đang ở Syria để hỗ trợ chế độ về quân sự và kỹ thuật. Tuy Moskva không có cam kết cá nhân với ông Assad, nhưng lợi ích chiến lược và thương mại to lớn đủ để Nga làm nhiều việc để ngăn chặn sự sụp đổ của nhà nước Syria.

    Thật vậy, lợi ích của Nga và phương Tây có thể trùng hợp về một số khía cạnh. Thứ nhất, các chính phủ phương Tây hiện cũng đang lo lắng về bản chất của phe đối lập Syria. Mặc dù tư tưởng thế tục vẫn còn thắng thế trong Quân đội Syria Tự do, nhưng các phần tử thánh chiến nước ngoài liên kết với al-Qaeda đang ồ ạt đổ vào Syria. Cả Nga lẫn phương Tây đều không muốn có một chính phủ Syria mới “xuất khẩu thánh chiến cực đoan” sang các nước láng giềng như Iraq, Jordan và Libăng. Họ cũng không muốn vũ khí hóa học của Syria rơi vào tay mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

    Ý kiến cho rằng chế độ Assad có thể rút về vùng núi phía Tây Bắc Syria do người Alawite chiếm đa số là không tưởng vì chế độ này không thể nào tồn tại về mặt kinh tế. Tuy nhiên, cuối cùng các viên tướng người Alawite có thể đi đến kết luận rằng cơ hội tồn tại của họ trong một chính phủ mới sẽ cao hơn nếu họ chia tay với dòng tộc Assad mất lòng dân.

    Chính vì vậy mà các cơ quan tình báo phương Tây thiên về khả năng Tổng thống Assad từ chức, chứ không phải là lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành. Họ sẽ yêu cầu phe đối lập thương lượng với các viên tướng người Sunni. Pháp hiện đang “chào hàng” tướng Manaf Tlass, một viên tướng đào ngũ từng là bạn học của Tổng thống Assad và thuộc về một dòng họ có thế lực nhất trong những người Hồi giáo Sunni. Nhưng “phương án” dựng Manaf Tlass thành một ngọn cờ đầu đã bị phe đối lập cực lực bác bỏ.

    Một lý do khiến phương Tây thiên về phương án “lật đổ Assad chứ không lật đổ hoàn toàn chế độ hiện hành” là do phe đối lập Syria hiện đang bị chia rẽ nghiêm trọng, không có người đủ uy tín để cầm đầu. Hội đồng Dân tộc Syria (SNC) bao gồm hầu hết các nhân vật đối lập lưu vong, trong khi FSA vẫn còn là một đội quân ô hợp.

    Các thế lực bên ngoài Syria hiện đang “đau đầu nhức óc” tìm kiếm một phương án khả thi, trong khi thành phố Aleppo hơn 2 triệu dân lâm vào cảnh giao tranh mịt mù khói lửa.
  8. 3M-14E

    3M-14E Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2012
    Bài viết:
    995
    Đã được thích:
    265
    "Các nguồn tin phiến quân cho biết, lần đầu tiên trong cuộc xung đột này, FSA đã được vũ trang gần 20 quả tên lửa phòng không vác vai đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng nổi dậy hy vọng đây mới chỉ là gói trợ giúp ban đầu và nói rằng sẽ sớm thấy số vũ khí phát huy hiệu quả".
    NBC News đưa tin dựa trên các nguồn tin thân cận của họ tại Aleppo chứ ko phải tin đồn.:)):)):)).Thời điểm năm 2005 các nguồn phương Tây cũng đưa tin Việt Nam nhận được S-300 nhưng rất lâu sau đó mới có các hình ảnh xác nhận về hệ thống này tại Việt Nam.Hơn nữa ngay chính Ankara cũng ko hề bác bỏ thông tin này.Mình chỉ dùng các nguồn của chính thống phương Tây để phản biện thôi.Đây là hãng truyền thông rất nổi tiếng họ có thể cường điệu về 1 vấn đề j đó để hạ thấp uy tín của Syria hoặc bênh vực FSA nhưng thông tin họ đưa rất chính xác tuỳ theo mức độ nặng nhẹ.Nhưng họ rất ít khi đưa tin láo kể cả các vụ thảm sát Houla hay Cơ Đốc giáo cũng được các hãng truyền thông phương Tây uy tín xác nhận do FSA gây ra mặc dù họ ko lên án gay gắt.:-":-":-":-"
  9. HSD2010

    HSD2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2012
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    4
    “Có thế lực phá hoại kế hoạch của ông Annan”

    Iran cho rằng, có một số thế lực cả trong và ngoài Syria đã cố tình tìm cách phá hoại kế hoạch hoà bình của ông Anan.
    Hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran ngày 3/8 dẫn lời Người phát ngôn Bộ ngoại giao nước này nói rằng, một số nước can thiệp vào tình hình Syria phải chịu trách nhiệm về việc đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Cofi Annan tuyên bố kết thúc sứ mệnh hoà bình tại Syria.

    Quyết định từ chức của đặc phái viên Annan diễn ra trong bối cảnh cuộc nội chiến ở Syria tiếp tục leo thang với những lo ngại đang ngày càng vượt khỏi tầm kiểm soát.
    Người phát ngôn Bộ ngoại giao Iran cho biết, một số nước can thiệp vào tình hình Syria không hài lòng về những nỗ lực của đặc phái viên Annan trong việc ngăn chặn bên ngoài cung cấp vũ khí cho phe đối lập Syria và chấm dứt bạo lực kéo dài tại quốc gia này.

    Iran nhận thấy rằng, cứ mỗi khi kế hoạch hoà bình của đặc phái viên Annan ở vào thời điểm mang tính bước ngoặt quan trọng, thì tình trạng bạo lực tại Syria lại gia tăng. Điều này cho thấy, có một số thế lực cả trong và ngoài Syria đã cố tình tìm cách phá hoại kế hoạch hoà bình của ông Anan.

    Kể từ tháng 2 vừa qua, ông Kofi Annan đảm nhận vai trò là đặc phái viên chung của Liên Hợp Qốc và Liên đoàn Arab về vấn đề Syria. Ông đã đưa ra kế hoạch hoà bình 6 điểm nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực và tiến hành đối thoại giữa chính phủ và lực lượng đối lập Syria.
    Tuy nhiên, cho đến nay, bạo lực tại Syria vẫn liên tục tiếp diễn, trong khi cộng đồng quốc tế chưa tìm được tiếng nói chung trong việc giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tại quốc gia Trung Đông này./
    .Ngọc Khương.Theo China news
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Phe đối lập ở Syria tuyên bố cơ bản đã kiểm soát thành phố Aleppo



    Đại diện của lực lượng Quân đội Syria tự do cho biết, phe đối lập ở Syria đang kiểm soát khoảng 60% diện tích thành phố chiến lược Aleppo. Thông tin này sau đó đã được hãng tin Al-Arabiya dẫn nguồn đăng tải ngày 4-8.
    Giao tranh giữa quân đội chính phủ Syria và phe đối lập tại Aleppo hiện vẫn tiếp diễn. Hai bên đang đụng độ ác liệt ở khu vực Salahuddin, nơi có đường cao tốc nối liền với thủ độ Damascus. Theo Reuters, lực lượng nổi dậy đang giữ quyền kiểm soát khu vực này và quân đội chính phủ Syria đang cố giành lại nó.
    Tuyên bố của phe đối lập nhiều khả năng là chính xác vì trước đây, Aleppo chính là nơi nổ ra các vụ biểu tình, tuần hành chống chính phủ mạnh mẽ nhất và các đơn vị dân quân Alawi Shabihi không thể hoạt động ở khu vực này.
    [​IMG]
    Binh sĩ thuộc phe nổi dậy trên đường phố Aleppo.
    Quân đội Syria có nhiều lợi thế về hỏa lực trong các cuộc tấn công. Trước đó, lực lượng đối lập đã tuyên bố kiểm soát trung tâm phát thanh, truyền hình ở phía Bắc thành phố Aleppo, nhưng sau đó đã phải thoái lui. Tuy nhiên, việc phát thanh và kênh truyền hình của thành phố đã bị tê liệt.
    Ngày 3-8, đại diện lực lượng nổi dậy cho biết, đã chiếm được một đồn cảnh sát quan trọng ở Aleppo, bắt giữ nhiều nhân viên và vũ khí tại đây.
    Hai phe ở Syria bắt đầu trận chiến ở Aleppo từ ngày 20-7. Do vị trí chiến lược của Aleppo, cả hai bên đều quyết tâm giành quyền kiểm soát thành phố. Chính phủ Syria coi trận chiến ở đây là "Mẹ của các trận chiến" và là trận đánh quyết định cuộc xung đột đã kéo dài suốt một năm rưỡi qua tại quốc gia Cận Đông này.
    Tuấn Sơn
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này