1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Trung Đông, chiến sự tại Syria và Iraq (cập nhật 7/2014)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi James_Bond_007., 23/03/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangkhoaquan

    dangkhoaquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2003
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    243
    Cái này y chang nhận xét của bác nào đó trên topic này
    từ giaoduc.net
    Assad: Phương Tây đang mượn tay Syria tiêu diệt các nhóm khủng bố

    Trong một cuộc phỏng vấn với Syria tờ nhật báo Al-Thawra, ông Assad nói rằng phương Tây tin rằng, nhóm khủng bố Takfiri (cực đoan) vốn được xem là một mối quan tâm an ninh trong nhiều thập kỷ, đã được gửi đến Syria để bị giết như một cách thức giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc với nhóm này.
    Quốc tế
    Assad: Phương Tây đang mượn tay Syria tiêu diệt các nhóm khủng bố
    Thứ sáu 05/07/2013 07:09
    (GDVN) - Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngày 4/7 đã lên tiếng cáo buộc các nước phương Tây mượn tay Syria để tìm cách thoát ràng buộc với nhóm khủng bố Takfiri bằng cách gửi họ tới quốc gia này chiến đấu để bị tiêu diệt.
    Tổng thống Syria Assad ca ngợi cuộc đảo chính quân sự ở Ai Cập
    Canada mở cửa cho 1.300 người tị nạn Syria
    Xung đột Syria đẩy các chiến binh al-Qaeda áp sát châu Âu
    Lavrov: Nga không có mục tiêu địa chính trị nào ở Syria
    Quân đội Syria tuyên bố giành chiến thắng lớn tại Homs
    Trong một cuộc phỏng vấn với Syria tờ nhật báo Al-Thawra, ông Assad nói rằng phương Tây tin rằng, nhóm khủng bố Takfiri (cực đoan) vốn được xem là một mối quan tâm an ninh trong nhiều thập kỷ, đã được gửi đến Syria để bị giết như một cách thức giúp họ thoát khỏi sự ràng buộc với nhóm này.


    Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
    Tổng thống Syria nhấn mạnh rằng các nước phương Tây hy vọng rằng bằng cách "hỗ trợ khủng bố ở Syria", họ có thể làm suy yếu chính phủ của ông.

    Assad cũng nói rằng các nước hỗ trợ các chiến binh ở Syria và cung cấp cho họ với viện trợ quân sự, tài chính không còn xem cuộc khủng hoảng tại đất nước của ông như một "cuộc cách mạng."

    "Từ "cuộc cách mạng" không còn được đề cập đến, mà bây giờ những gì đang được nói đến là chủ nghĩa khủng bố. Họ đã chuyển sang giai đoạn khác. Họ đang phân biệt giữa một tên khủng bố tốt và một tên khủng bố xấu...", ông nói thêm.

    Chính phủ Syria cho biết phương Tây và các đồng minh trong khu vực, trong đó có Qatar, Ả Rập Saudi, và Thổ Nhĩ Kỳ, đã hỗ trợ vũ khí và tài chính cho các chiến binh nổi dậy.

    Một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã nói rằng các chiến binh hoạt động tại Syria đang phạm tội ác chiến tranh.
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    khu vực quận kabun -Damas


    [YOUTUBE]93c7A8QZUjg[/YOUTUBE]

    Bản tin ngắn về tình hình tại Syria

    [YOUTUBE]UKo3LB4maVA[/YOUTUBE]​
  3. canhsatbienvietnam

    canhsatbienvietnam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    1.971
    Đã được thích:
    4.710
  4. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Dịch tự động từ Page của tay phóng viên amateur:

    هادي العبد الله - الصفحة الرسمية

    بصراحة.. شعور واحد يشترك به جميع السوريين في الداخل عند ذكر كلمة "ائتلاف وطني"
    هو.. القرف!!
    Một cách trung thực. Một cảm giác được chia sẻ bởi tất cả Syria ở nhà khi bạn đề cập đến từ "liên minh quốc gia" là. ****!!
  5. xachen

    xachen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2011
    Bài viết:
    2.837
    Đã được thích:
    251
    Tổng thống Syria Bashar Assad trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua (4/7) đã tuyên bố đầy ngạo nghễ rằng, phe nổi dậy dù “đã dùng mọi công cụ” nhưng vẫn thất bại trong việc lật đổ chính quyền của ông. Phát biểu này được đưa ra khi các nhân vật chủ chốt trong lực lượng đối lập ở Syria đang tụ họp ở Thổ Nhĩ Kỳ để bàn về việc bầu ra một bộ máy lãnh đạo mới.

    [​IMG]
    Tổng thống Assad trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua

    Phát biểu trên tờ Al-Thawra của nhà nước Syria, ông Assad đã bác bỏ ý kiến cho rằng những gì xảy ra trong hơn 2 năm qua ở đất nước ông là một cuộc cách mạng. Thay vào đó, nhà lãnh đạo này nhấn mạnh, đó hoàn hoàn là một âm mưu do phương Tây và một số quốc gia Ả-rập sắp đặt nhằm gây bất ổn ở đất nước Syria.

    Syria đã chứng kiến hơn 93.000 thiệt mạng kể từ khi cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này bùng lên hồi tháng 3 năm 2011. Cuộc nội chiến ở đất nước Trung Đông bắt đầu từ những cuộc biểu tình hòa bình nhằm chống lại chính quyền của Tổng thống Assad. Tuy nhiên, làn sóng biểu tình này đã nhanh chóng leo thang thành một cuộc nội chiến sau khi phe nổi dậy đứng lên cầm vũ khí chống lại những cuộc đàn áp biểu tình mạnh tay của chính quyền Assad.

    Trong suốt cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 2 năm qua, ông Assad luôn nhấn mạnh rằng, chính quyền của ông không phải đối mặt với một cuộc nổi dậy của người dân mà là một âm mưu chống lại Syria của phương Tây. Ông Assad cáo buộc phe nổi dậy đang chiến đấu nhằm lật đổ ông là các phần tử khủng bố, những thành phần Hồi giáo cực đoan và những kẻ đánh thuê đến từ các quốc gia vùng Vịnh Ả-rập – đồng minh của Mỹ.

    "Các nước có âm mưu chống lại Syria đã tận dụng mọi công cụ và họ chẳng còn lại gì khác ngoài việc can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria", ông Assad cho biết đồng thời nói thêm rằng, một sự can thiệp như vậy sẽ không xảy ra.

    Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày hôm qua, ông Assad đã ca ngợi các cuộc biểu tình rộng khắp ở Ai Cập và cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Mohammed Morsi của quân đội nước này. Theo ông Assad, sự kiện trên đánh dấu dấu chấm hết cho “nền chính trị Hồi giáo”.

    Tờ Al-Thawra dẫn lời ông Assad cho biết, phe nổi dậy sở dĩ thất bại là do họ đã cố tình đưa tôn giáo ra chiến trường. Nhà lãnh đạo Syria nhấn mạnh, ông vẫn được sự ủng hộ của đa số người dân và những người này đã đứng lên chống lại các thành phần cực đoan Hồi giáo – lực lượng đang chiến đấu hiệu quả nhất trong phe nổi dậy.

    Phe nổi dậy Syria chủ yếu là người Hồi giáo dòng Sunni trong khi chính quyền của ông Assad được tạo lên bởi phần lớn người theo giáo phái Alawaites – một chi nhánh con của người Hồi giáo dòng Shiite.

    "Bất kỳ ai sử dụng tôn giáo cho các mục đích chính trị hay gây chia rẽ đều sẽ phải chịu thất bại dù ở bất kỳ đâu", ông Assad cho biết, chỉ ra dẫn chứng là trường hợp Tổng thống Ai Cập Morsi bị lật đổ.

    Chỉ có một cuộc xâm lược từ bên ngoài mới đe dọa được ông Assad?

    Tổng thống Assad tự tin khẳng định, ông và chính phủ của ông sẽ sống sót qua cuộc nội chiến hiện nay và có thể chịu được mọi thứ mà phe nổi dậy có thể làm nhằm lật đổ ông này. Tuy nhiên, Nhà lãnh đạo Syria cũng nói, chỉ có một cuộc can thiệp quân sự trực tiếp từ bên ngoài có thể làm thay đổi điều đó.

    Sau những bước tiến chắc chắn của phe nổi dậy trong 2 năm đầu của cuộc nội chiến, đất nước Syria rơi vào tình trạng bế tắc đẫm máu cho đến khi quân chính phủ phát động một chiến dịch tấn công vào tháng 6 vừa rồi. Chiến dịch này đã giúp quân của ông Assad giành lại được một thành phố chiến lược vô cùng quan trọng ở gần biên giới với Li-băng. Thế trận hiện giờ đang nghiêng về phía ông Assad.

    "Mục đích của họ là phá hủy cơ sở hạ tầng của chúng tôi, tàn phá nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra một sự hỗn loạn rộng khắp trong xã hội để chúng tôi trở thành một quốc gia thất bại. Cho đến nay, chúng tôi chưa bị đẩy đến giai đoạn đó”, Tổng thống Assad cho biết.

    Nhân tố duy nhất có thể làm ảnh hưởng đến sức chịu đựng của chính quyền Syria, theo ông Assad, là sự can thiệp quân sự trực tiếp từ bên ngoài. Tuy nhiên, ông này tin rằng, điều đó sẽ không xảy ra bởi các cường quốc có quan điểm mâu thuẫn với nhau về phong trào của phe nổi dậy khi mà lực lượng này ngày càng được thống trị bởi thành phần các chiến binh Hồi giáo cực đoan.

    Những phát biểu trên được đưa ra trùng với thời điểm diễn ra một cuộc họp của Liên minh Quốc gia Syria ở Istanbul nhằm thống nhất, đoàn kết lực lượng. Phe nổi dậy đã nỗ lực thực hiện mục tiêu trên trong suốt thời gian qua nhưng chưa thành công.

    Liên minh Quốc gia Syria (SNC) chủ yếu bao gồm những chính khách sống lưu vong với ít sự ủng hộ từ người dân trong nước.

    Tổng thống Assad liên tục bác bỏ tính hợp pháp của các thành phần chính trị đối lập sống lưu vong ở bên ngoài, khẳng định những người đó không đại diện cho nhân dân Syria. Ông Assad cũng phớt lờ những lời kêu gọi đòi ông này từ chức, nói rằng ông sẽ tiếp tục phục vụ nhân dân đến hết nhiệm kỳ và cân nhắc khả năng tái tranh cử nhiệm kỳ mới trong cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.
  6. xachen

    xachen Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2011
    Bài viết:
    2.837
    Đã được thích:
    251
    AFP đưa tin quân đội Ai Cập đã nổ súng vào cuộc tuần hành của những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi tại trụ sở của Lực lượng Cận vệ Cộng hòa, ít nhất đã có 3 người chết.

    Theo Reuters, những người ủng hộ ông Morsi đã bị thương do súng khi họ tiếp cận doanh trại ở Cairo - nơi ông Morsi bị giam giữ.

    Theo một diễn biến khác, Hãng thông tấn nhà nước Ai Cập MENA ngày 5/7 đưa tin Tổng Công tố Ai Cập Abdel Meguid Mahmoud đã đệ đơn từ chức, chỉ ba ngày sau khi được phục chức.

    Quyết định từ chức của ông Mahmoud mở đường cho Tổng thống lâm thời Adli Mansour đề cử ứng viên mới.

    Được cựu Tổng thống Hosni Mubarak bổ nhiệm, ông Mahmoud buộc phải từ bỏ chức vụ sau khi ông Morsi đắc cử một năm trước do Tổ chức Anh em Hồi giáo phàn nàn rằng các nỗ lực điều hành đất nước bị phe trung thành với Mubarak cản trở.

    Trước đó, tòa phúc thẩm đã phục hồi chức vụ của ông Mahmoud vào hôm 2/7, theo đó bác bỏ ứng cử viên được ông Morsi đề xuất vào vị trí này Talaat Abdullah, người bị liên minh tự do đối lập cáo buộc thiên vị chính phủ Hồi giáo./.
  7. bunny121

    bunny121 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2008
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    1.014
  8. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Mình đã nhận định điều này đấy! Không biết ý đó nằm ở trang nào rồi?

    Rõ ràng là trong vấn đề Syria và nhiều vấn đề QT khác. Người Nga ngày nay cũng như LX ngày xưa vẫn có kiểu xử lý mà ta có thể nói là NAM TÍNH hơn một số nước khác. Nga có thể là Gấu, có thể gọi là khùng khùng một chút nhưng hành động của họ là quyết đoán và để người ta có thể đoán định được. Giống như một người đàn ông nam tính, mạnh mẽ, miệng nói tay làm... Nó khác biệt với một số nước làm theo kiểu ném đá giấu tay, gắp lửa bỏ bàn tay người - Tất nhiên chẳng có gì là tuyệt đối cả. Họ cũng phải bảo vệ lợi ích của họ thôi.
    Với VN thì từ xưa đến nay người Nga (và LX) không hề can thiệp sâu vào chuyện nội bộ của VN. Một phần họ tin cậy VN (do đã hiểu biết văn hóa người Việt - đặc trưng nhất là có hậu, biết ơn, trước sau như một), một phần cũng do cái "tính" của họ... nói chung là họ quang minh, đàng hoàng (trái với tiểu nhân, chọc ngoáy, đâm nén sau lưng...)
  9. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Coup d'etat mới chính là cái từ hay được dùng trong bối cảnh Ai- Cập. Đó là từ Pháp, nghĩa là lật đổ, nổi dậy, chính biến. Gọi là đảo chính là chuẩn.

    Một số bạn đưa ra những nhận định có nhiều khía cạnh đúng. Chỉ căn cứ vào thái độ ông Ban ki-moon hay Mỹ, EU cũng có thể thấy nhiều thứ khó hiểu, chứ không đơn thuần là dân oan vô tội bất bình nổi dậy.

    Đành rằng Obama có thể đang bận bịu vụ Snowden, nhưng chả lẽ không cho thư lý mất vài phút ra Vườn Hồng đọc dăm ba câu có khí thế kiểu: Cực lực lên án... đảo chính phản dân chủ này nọ.

    Cụ Ban ở UN nổi tiếng đểu, chuyên giả vờ nghễnh ngãng quên khuấy chức năng UN là gì! Ít ra cụ cũng sủa dăm ba chữ đại loại mong muốn dân lành Ai-Cập yên ổn hòa thuận. Cụ kiểu này thường sống rất thọ. Cụ chỉ thỏ thẻ khe khe lo lắng nhưng quên không tuyên đó là 1 vụ đảo chính.

    Có nhiều dấu hiệu cho thấy là vụ đảo chính này được bật đèn xanh từ Nhà Trắng, giới quân sự Ai-Cập vốn vẫn được Mỹ nuôi lâu nay, nhưng có nhiều câu hỏi, ví dụ tại sao Morsi bị lật, hay tại sao "Muslim Brotherhood" lại bị bắt bớ. Đám Hồi anh em này có mặt chiến ở Syria ngay từ đầu cơ mà.

    Tin mới nhất cho biết, có 300 tên cầm đầu Muslim Brotherhood đang bị lùng sục bắt bớ. Chẳng thế mà Assad thở phào nhẹ nhõm. Còn tay Morsi? hắn bị chủ trừng phạt gì chăng? Nàng Obama từ đầu đến giờ lúc nào cũng tỏ ra liễu yếu đào tơ, liệu có phải nàng đã lại thỏ thẻ: Yes! We can change?

    Game change?

    Bên Thổ tay Erdogan rên rỉ đòi quân đội Ai-Cập thả ngay Morsi. Có vẻ hắn thân với Morsi, nhưng ai thèm nghe hắn nữa. Erdogan lo cho cái ghế của mình còn chưa xong, biểu tình ở Thổ vẫn tiếp tục.

    Obama ngoài chuyện bảo lo ngại, thì chỉ nói là đang xem xét những hậu quả có thể của sự "rối loạn" mới. Nàng tỏ ý hy vọng Ai-Cập sớm chuyển giao quyền lực và bầu cử dân chủ. Cứ chờ đấy!

    Một cái chỗ khác cũng hay sủa trong những vụ như thế này là EU. Chàng Catherine Ashton, tương đương ngoại trưởng cầm cây phất trần ra huơ huơ rằng chờ đợi sẽ thấy 1 cuộc bầu cử công bằng theo tiến trình dân chủ. Không nói gì về đảo chính cả.

    Ba động thái ở 3 trung tâm này cho thấy số phận Morsi đã bị định đoạt từ trước. Phải cái tội hắn ta quá ngu xuẩn không biết ý chủ, cho đến tận hôm cuối cùng vẫn cự tuyệt cái lệnh của quân đội: cho 48 giờ để tự xử! Bây giờ thì hắn đang bầu bạn cùng Hosni Mubarak, kẻ bị lật đổ trước đó. Hai thằng bị giam cùng một chỗ.

    Dân chủ cái con khỉ, kể cả ở thì tương lai! Ngay lúc này quân đội lại nã đạn thật vào đám biểu tình ủng hộ Morsi. Chắc chắn loạn lạc sẽ còn tiếp diễn.

    Có thể yếu tố Muslim Brotherhood là phần chính của lý do đảo chính. Bọn này còn được gọi là Hồi anh em hay Hồi huynh đệ, có tiếng là cổ hủ và bảo thủ, cực đoan, hay gọi là khủng bố cũng chẳng oan như chính Mỹ từng gọi như thế. Morsi dựa dẫm nhiều vào thế lực Brotherhood và đã có tranh giành với quân đội, có thể Morsi đã hứa hẹn gì đó với quân đội mà không thực hiện, mặt khác thua ở Syria làm cho vai trò của Brotherhood không còn quan trọng nữa. Có thể các ông lớn đã nghĩ khác.

    Nhớ lại thái độ tiêu cực của Mỹ với Muslim Brotherhood trước kia, và sau đó thay đổi, người ta đi hỏi các nhà phân tích của tờ báo có tiếng nói nặng ký: New York Times, họ cho biết đại ý thế này:

    Bước 1: Từ quan điểm coi Hồi huynh đệ là khủng bố, Obama đã thay đổi và thiết lập quan hệ gần gũi với chúng.

    Nhà báo William Taylor đã từng cho hay: Washington cảm thấy hài lòng với bầu cử Ai-Cập sau khi lật đổ Mubarak, dẫn đến chiến thắng và nắm quyền của Muslim Brotherhood. Lúc này Obama đã từng cảnh cáo quân đội Ai-Cập chớ có manh động.

    Khi đó người Mỹ thấy Hồi Huynh đệ có thể đóng vai trò lớn với ván game họ đang chơi trong vùng. Một trong những vai đó là dùng Brotherhood để diệt Al Qaeda, hay ít nhất cũng là xua đuổi Al Qaeda đến Syria. Trong 1 cuộc họp ở Frankfurt Đức cuối năm 2011, tướng CIA là Petraeus đã ngồi cùng với lãnh đạo Muslim Brotherhood, cả 2 lên kế hoạch hành động, còn sau đó thì chính Mohamed Morsi hớn hở tuyên: cắt đứt quan hệ cuối cùng với Syria! Cuộc chiến Syria bắt đầu.

    Vai thứ 2 là cả Brotherhood và Al Qaeda cùng tham chiến ở Syria, nhưng về cớ bản thì 2 thằng không đánh nhau trên đất Syria, trừ những vụ vì ăn chia không đều tức nhau quá bột phát nổ súng. Bọn chúng cùng 1 mục tiêu lật đổ Assad.

    Bước 2: Obama bật đèn xanh lật Muslim Brotherhood.

    Có thể Obama đã tính nhầm sức mạnh của Hồi anh em khi thấy tổ chức này có rất nhiều chi nhanh khắp nơi và rất đông đảo hơn hẳn các tổ chức Hồi khác. Nhưng chiến trường Syria cho thấy, bọn Brotherhood đánh đấm kém xa Al Qaeda. Bashar al-Assad cho đến lúc này vẫn trụ vững và bắt đầu lấn lướt.

    Vậy nên game over! Obama phải bày game khác trước khi quá muộn.

    Game mới là gì, liệu các tướng Ai-Cập có dám xua quân đến Syria hay không? Chưa ai dám khẳng định cả. Nhưng rất có thể Israel tranh thủ lúc rối ren sẽ lại đục nước béo cò, vừa có nổ súng ở Synai.

    Theo dự báo của World Politics Review, sau khi làm suy yếu Brotherhood, có thể cùng 1 hiệu ứng như thế sẽ lan ra khắp vùng: Tunisia, Jordan, Turkey... Chẳng thế mà tay Erdogan đang rên rỉ đòi thả Morsi.

    Nhưng có thể khẳng định cái ổ rối ren loạn đả Ai-Cập thì còn lâu mới kết thúc. Kinh tế bây giờ còn tồi tệ hơn rất nhiều thời độc tài Mubarak cai trị. Đồng pound đang mất giá rất nhanh, tỷ giá ngoại tệ tăng vù vù, và có thể chính quyền mới sẽ phải chạy đi tìm IMF để vay ít nhất 5 tỷ USD giải cứu, nhưng lại không chắc đã vay được khi trong nước vẫn còn rối ren.

    Chỉ chắc 1 điều nàng Obama hay change thật!

    [​IMG]
  10. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Quên, tỷ giá nội tệ mới tăng. Trước đây cũng có đồn đoán trong topic này là quân Ai- Cập sẽ vào tham chiến ở Syria qua hành lang Jordan được Mỹ mở sẵn.

    Nhưng xét thấy trong nội bộ quân Ai-Cập nhiều bất đồng và chia rẽ, không chắc điều này có thể xảy ra.

    Hãng Merrill Lynch vừa tuyên kinh tế Ai-Cập trụ được 6 tháng nữa trước khi sụp đổ. Nguồn thu lớn nhất của Ai-Cập là du lịch, bán vé cho các vị đến xem xác ướp hay sờ mó Kim tự tháp.

    Sau những rối ren lật đổ Mubarak, doanh thu du lịch từ $46 tỷ năm 2010 tụt xuống còn $13 tỷ năm 2012.

    Chết chưa! Hai thằng Morsi với Mubarak chắc đang ôm nhau nỉ non trong ngục. Được thế thánh Allah đã rủ lòng thương mà xá tội. Nhưng có khi 2 thằng lại đang choảng nhau tranh cái ghế duy nhất trong phòng giam cũng nên.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này