1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nepal: Bình bịch trên nóc nhà thế giới

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tabalo, 24/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Chuyến đi hấp dẫn quá! Lâu lắm mới vào xem...Tabalo kể chuyện lôi cuốn ghê....

    Lợn này là lợn rừng ,người bán hàng để lại 1 ít lông để người mua biết đúng là hàng rừng xịn. Cũng giống như VN(dọc đường Tây Trường Sơn ),hay bên Lào .. bán con gì cũng phải bớt lại ít lông cho người mua nhìn dễ phân biệt .



    Thịt - tại sao lại phải để một ít lông gáy nhỉ ?

    [​IMG]
  2. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Rác và âm nhạc

    Chợ chiều khá là nhộn nhịp. Rác. Rác tung tóe khắp nơi. Cả Kathmandu như một bãi rác khổng lồ. Rác từ chợ, rác đến cửa nhà, trong sân, rác ở các khu tượng đài, rác che cả những cái biển chứng nhận “World Heritage” của Unesco. Vỏ trái cây, cuộng rau, túi nilon, giấy vung vãi.


    Trời ập tối. Thỉnh thoảng có đám thanh niên gom rác thành đống to, đốt lên để sưởi ấm. Lũ chó nằm vòng ngoài hưởng hơi nóng. Những người bán hàng vội vàng đẩy những xe hàng cồng kềnh, đè lên rác đi về những ngõ rác trong buổi tối lạnh lẽo để kịp nấu cơm và ăn cơm trước khi điện bị cắt lúc 11h. Cho dù chưa bị cắt điện thì Kathmandu vẫn thật tối tăm. Durba square (Quảng trường lâu đài) Kathmandu với xung quanh là biển chứng nhận của Unesco buồn bã nằm trong bóng tối. Trung tâm của quảng trường mọi người túm tụm quanh những quầy hàng bán thịt lợn, thịt gà, khoai nướng hay hàng xúc xích rán và bánh bột rán gọi là sên (nghe từa tựa như là shane hay sale trong tiếng Anh). Những người Nepali cầu phúc đi quanh đền thờ nhỏ treo những hàng chuông, chạm vào chúng để chúng rung lên và đánh lên hai ba tiếng chuông ở cái chuông lớn nhất.


    Chúng tôi rẽ vào một cái ngõ nhỏ. Bất ngờ một cái sân rất rộng mở ra trước mắt. Xung quanh có đến 20-30 tòa nhà khác nhau. Ở giữa là một đền thờ mầu trắng. Tiếng nhạc réo rắt trong bóng tối nhá nhem. Hóa ra một gia đình người Nepal cùng những người bạn của mình đang chơi nhạc và nhảy múa. Người đàn ông chủ nhà bé nhỏ, ngà ngà say ra mời chúng tôi uống rượu. Chị vợ quấn sa rông mầu đỏ, lấp lánh kim tuyến vàng, đỏ chói vệt tika trên trán, rót rượu cho chúng tôi từ một cái ché mầu vàng. Rượu ngon nhưng thật sự nặng. Chúng tôi nhấp môi để vui lòng ông bà chủ. Ban nhạc là 8-9 người đàn ông đánh trống gỗ nhỏ bằng tay, vài cái kèn nhỏ bằng kim loại. Mấy người đàn ông trung niên đeo vòng hoa cúc vạn thọ trên cổ quay mặt vào ban nhạc nhún nhẩy. Họ kéo tôi vào đám đông. Điệu múa khá đơn giản. Đánh hông sang phải hai cái, sang trái hai cái, chân trái bước lên trước chân phải, chân phải bước lên trước chân trái, hai tay hướng lên trời múa hai lần rồi lại đổi bên. Tiết tấu nhạc chầm chậm nên bắt nhịp cũng dễ. Có một anh chàng gầy gò tóc dài mặc quần bò, trông như mấy chàng họa sĩ ở nhà mình thỉnh thoảng cũng múa solo một đoạn. Rồi một bác chừng ngoài tuổi 60 đội một cái mũ len lỗi mốt cũng đánh hông và múa nhịp nhàng. Anh chủ nhà biết chúng tôi là người Việt Nam thì hào hứng lắm cứ nhắc đi nhắc lại “We are a family” (chúng ta là một gia đình). Họ nói năm nào họ cũng tổ chức liên hoan như thế này và mời chúng tôi ngày mai lại tới.


    Rời đám đông náo nhiệt chúng tôi liêu xiêu ra phố, trong đầu vẫn ngân vang giai điệu lúc nãy. Tôi cứ thán phục rằng mỗi khu nhà có một cái sân như vậy thật là tốt. Việt Nam mình mãi sau này mới bổ sung nhà văn hóa nhưng vì là một sự bổ sung muộn màng nên không gian sinh họat chung cũng không thể tốt như thế này. Tôi nhớ đến những ngày ở Hà nội xưa mỗi khu nhà biệt thự đều có sân hay khu tập thể cũng có sân để tụ tập. Tôi cũng nhớ những buổi tối ít ánh điện dưới nhà bố mẹ khi tụ tập với lũ trẻ hàng xóm trên những cái sân bê tông thật gần bầu trời đầy sao. Sau này nếu người dân Nepal giầu lên, họ có đánh mất những cái sân chung này. Và nếu mất những cái sân chung liệu có làm Nepal mất đi sự quyến rũ?


    9h tối ở Kathmandu là lúc những người dân Nepal nghèo đi bới những đống rác để nhặt vỏ chai lọ, những cái túi nilon… Mỗi người vác một cái bao tải dứa lủng lẳng trên vai. Bên cạnh một đống lửa rác, một đứa bé quay lại thấy chồng tôi cầm cái bánh pút-đinh thì sáng mắt lên và sau tích tắc miệng xin tay cầm, chiếc bánh đã gắn trên miệng của cậu bé. Cứ lấy chuyện rác và thằng bé nhặt rác để thấy là người dân ở đây nghèo hơn mình rất nhiều. Chúng tôi đều thấy hạnh phúc vì nước mình đã qua những thời điểm khó khăn và cuộc sống vật chất ngày nay đã tốt hơn rất nhiều.


    Hôm sau Ram (người chủ cho thuê xe) cho tôi biết họ cũng có người dọn rác của chính phủ. Họ làm việc vào 7h sáng. Mỗi cửa hàng nộp 500 rupi (15.000đ) một tháng. Đó là lý do buổi sáng sớm là lúc duy nhất Kathmandu có vẻ sạch sẽ. Tuy vậy thành phố lại không có sự màu mè, sặc sỡ khi các cửa hàng còn chưa mở, đóng lại sự giầu có nhất định nằm trên những món hàng chưa được trả giá của các tiểu thương.

    ------------

    Anh Du ơi, Em cũng ngờ ngợ thịt rừng nhưng mà thấy chỗ nào cũng có thịt lợn như thế, chả lẽ dân Nepal toàn bắt lợn rừng ở Hymalaya về chén à? Hay nuôi nhỉ?
  3. johnie

    johnie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2003
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    0
    Cạnh "đường băng" tự nhiên lại có em cào cào ngon thế nhể :x
  4. tranganhjcs

    tranganhjcs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/08/2007
    Bài viết:
    1.370
    Đã được thích:
    0
    Đúng 1 năm sau anh mới trở lai! Đúng là đợi dài cả cổ!
  5. jolene0001

    jolene0001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    tuyệt vời quá. k biết bao giờ mới đc đi nthế X_X
  6. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Dù nhà cửa còn chật hẹp xiêu vẹo

    [​IMG]

    Nhưng vẫn phải có một khoảnh sân ở giữa

    [​IMG]

    Để các bà còn sưởi nắng - hồi tưởng một thời xuân sắc

    [​IMG]

    Còn các ông thì tụ tập --- Chém gió về lúc trẻ trai ( sau này box du lịch cũng cần có chỗ cho anh em mình lụ khụ ngồi chém gió nhỉ )

    [​IMG]

    Để em bé bú tí mẹ và thêm vitamin D

    [​IMG]

    Để lập nơi thờ tự

    [​IMG]

    Tối thì đàn ca sáo nhị

    [​IMG]

    Ngày thì thể dục thể thao

    [​IMG]

    Nuôi cừu

    [​IMG]

    Làm gốm

    [​IMG]

    Và mở quán bán hàng cho Tây

    [​IMG]

    ---------

    Hi Johny,

    Con xe cào cào trông ngon vậy nhưng là xe Đài loan, 150, chạy không khỏe và hơi hàng mã.
  7. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Ẩm thực Nepal

    Bạn đi Nepal thì thử đồ ăn này nhé. Nếu bạn chưa có cơ hội đi Nepal thì công thức nấu ăn sau đây đảm bảo giúp bạn thành một đầu bếp Nepal.
    Thử đồ ăn địa phương là điều mà du khách nên làm. Vì vậy buổi tối đầu tiên chúng tôi đã vào một cái quán nhỏ chỉ vì dòng chữ Typical Nepali Dishes (món ăn Nepal đích thực). Tiếc là họ không có đồ ăn này trong hôm đó. Chúng tôi đến quán Yak restaurant hy vọng được ăn thịt bò Yak (một loại bò chỉ có ở vùng núi cao với bộ lông dài và dầy để giữ ấm). Tôi chọn món ăn Tây tạng thịt bò với nấm và thịt bò với khoai tây. Tôi chọn thêm món ăn Ấn độ là món cà ri các loại rau. Tôi cũng gọi bia nóng Tây tạng (Tibetan hot beer). Thứ đồ ăn uống Nepal duy nhất tôi có thể gọi là món trà Nepal (Nepali Tea).

    Bia nóng Tây tạng được đưa ra trong một cái cốc gỗ 0,75lít, đổ gần đầy một loại hạt nhỏ như hạt kê mầu nâu. Anh phục vụ rót nước nóng vào đó và để lại phích cho chúng tôi uống hết lại rót tiếp. Nó giông giống nếp cẩm. Rồi lại thấy nó giống bỗng rượu hơn (loại bỗng rượu cất bằng gạo tẻ hoặc gạo nếp khi cất xong rượu còn bã rượu người ta làm giấm bỗng để nấu chua hoặc để nấu cám lợn).

    Trà Nepal là loại trà được pha với sữa. Bạn có thể cho thêm đường nhiều ít tùy ý. Lần đầu uống trà tại quán Yak tôi thấy không ngon nhưng sau này Nepali Tea thực sự là món khoái khẩu của chúng tôi.

    Món thịt bò nấm rất dễ nấu. Bạn cũng có thể nấu ở nhà. Đó là canh thịt bò thái nhỏ như ta thái thịt bò để xào, nấu với miến và nấm rơm tươi, thêm chút gia vị của người Nepal tương tự như gia vị của người Ấn độ. Canh khoai cũng như vậy. Khi đói thì ăn với cơm trắng thật ngon. Tôi có gọi món momo là bánh bao của Nepal nhưng chẳng ăn hết vì bánh bao không nhân thật đơn điệu. Món cà-ri Ấn độ thì thật ấn tượng. Các loại rau gồm hoa lơ, bắp cải, đậu cô ve xanh, ớt xanh, hành tây, cà chua… nấu với cà ri và một chút ớt bột.
    Lưu ý với ai định đi Nepal nên nhớ mỗi khi chuẩn bị đói phải đi ăn ngay vì cần ít nhất 30 đến 45 phút tính từ khi bạn gọi món đến khi được ăn. Lần đầu phải chờ đợi chúng tôi sốt ruột lắm. Sau rồi quen đi, luôn chuẩn bị một việc gì đó để làm như đọc sách hay post ảnh lên face book mỗi khi ngồi chờ cơm.
    Bữa đầu tiên chúng tôi ăn hết 550 rupi (160.000 đồng).

    Hai lần sau ở quán Palace Restaurant và Vishnu Corner Restaurant ngay ở khu Durba Square của Bhaktapur thì chúng tôi đã lên được một thực đơn hoàn chỉnh cho món ăn Napoli.

    Khai vị: Xúp cà chua. Cà chua xay nhuyễn nấu cho thêm chút đường và muối và chút ớt bột.
    Món chính: Một đĩa cơm trắng với một chút rau cải xào không hoặc với cà chua. Một miếng cá ướp muối rán giòn. Một bát cà ri gà nóng hổi (thịt gà chặt miếng vừa ăn, hành tây, bắp cải thái nhỏ nấu với cà ri và ớt bột). Một bát súp đậu xanh (đậu xanh nguyên hạt xay vỡ ninh nhừ như ta nấu chè, bỏ chút muối).
    Tráng miệng: Sữa chua Nepal dê hoặc bò (cực kỳ ngon)
    Đồ ăn này uống kèm 1 chai bia địa phương 650ml Everest và trà sữa Nepal thì đảm bảo ăn xong no say đến nỗi muốn đi ngủ ngay lập tức.
    Đây là những quán sang ở Nepal nên mỗi suất ăn khoảng 450-650 rupi (130-200.000đ) chưa kể đồ uống. Vẫn rẻ đúng không các bạn?

    Cách làm trà sữa thật đơn giản: Đun sữa không đường lên, cho thêm trà vào đun khoảng 5-10 phút. Ai thích thì cho thêm đường. Giá cả tùy quán. Rẻ nhất là quán cóc 10 rupi (3.000đ) nhưng ngon cực kỳ, đắt nhất là ở khách sạn trên núi 90 rupi (27.000đ). Nhiều nhất là big pot (bình to) ở quán Vishnu Corner chắc đến cả lít uống mãi mới hết. Vì thế nếu lần sau có ai hỏi gọi loại pot nào bạn cứ bắt đầu bằng small port (bình nhỏ) cho chắc.

    Người dân địa phương hay ăn vặt món rau trộn bột mì rán, bánh như kiểu bánh gối nhân đậu và khoai tây, bánh gần giống bánh nhúng có mật. Há cảo nhân thịt lợn băm và bắp cải cũng rất phổ biến. Có một loại bánh kiểu bánh gối nhưng vỏ mỏng tang, nhỏ như bánh rán ở Việt nam, khi ăn người bán trộn nhân là khoai nghiền với chút đậu chút thịt xay. Các loại hạt rang bao gồm ngô, lạc, đậu hà lan, đậu tương… cũng được rang bán ngay trên phố. Tất cả các đồ ăn này đều rẻ. Có khoảng 6000 đến 10000đồng nhà mình là ăn được.
    Ngoài ra nếu bạn thích phục vụ cả nhà món ăn sáng phương tây kiểu Nepal thì có thể làm theo công thức sau: bánh mì nướng, bacon (thịt dọi) rán hoặc bít tết bò hoặc xúc xích, trứng ốp lếp, cà chua rán, khoai tây luộc sơ, trộn chút húng lìu và cà-ri xào lại cháy cạnh cho thêm mấy miếng ớt xanh Đà lạt và vài lát hành tây cùng chiên chin lên. Thêm một cốc trà sữa và bật điều hòa lạnh 19 độ là bạn đã ở Nepal rồi.

    Sau này đi xa hơn và thỉnh thoảng vào những cái quán của người dân địa phương trên đường thấy họ hay bán hai món là momo (sủi cảo) và chowmein (mì xào). Mì xào Nepal thật dễ làm. Đây là công thức cho 2 đĩa mì xào nếu bạn thích nấu ăn ở nhà: 3 lạng bắp cải, ½ củ hành tây, 2 lạng thịt gà đã lọc xương, gia vị, 5 thìa ớt bột, 2 quả ớt tươi. Phi nóng dầu cho thịt gà đã thái nhỏ vào xào. Thịt chín cho tiếp bắp cải và hành tây thái chỉ, ớt xắt hạt lựu cho vào xào tái. Rắc 5-6 thìa ớt bột. Cho mì đã ngâm mềm vào đảo đều. Cho thêm gia vị và dầu hào. Gắp ra ăn nóng. Món này ăn hơi cay nhưng khá ngon. Bạn có thể mạnh dạn đổi món bằng cách gọi chowmein với mutton (thịt cừu) hoặc buff (thịt trâu). Ba loại thịt này đều ngon. Chỉ món thịt lợn thì tôi không thật sự thấy thích vì lợn ở đây vị hôi hôi chứ không thơm như thịt ở nhà mình. Trong khi đó mutton (thịt cừu) lại rất mềm, ngon và không hôi.
    Thực đơn của người Nepal có món Thukpa tôi tra mãi từ điển tiến Anh không có. Mãi sau mới biết đây là món mì nấu kiểu Tây tạng. Mì nấu với các loại rau như đậu cô-ve, bắp cải, cà rốt, thịt gà, cừu hoặc bò.

    Thú thật là mỗi ngày chúng tôi chỉ ăn 1-2 bữa món Nepal hoặc Ấn độ, còn lại phải ăn kèm đồ ăn Hàn quốc, Italia, Trung quốc và thức ăn Âu-Mỹ mà người Nepal gọi là “continental food”. Đầu bếp của Peace Dragon Lodge (một khách sạn nhỏ ngay trên đường đến World Peace Pagoda ở Pokhara – thành phố lớn thứ hai của Nepal) nơi chúng tôi ở lại một đêm phục vụ những món ăn rất ngon. Món súp kem gà nấm rất ngon. Món cà ri không bị đậm quá. Món bánh crep nhân chuối và mật ong cực kỳ ngon. Bữa sáng thì có cháo yến mạch vô cùng thanh nhã. Có lẽ do bà chủ khách sạn là người Anh đã chót đem lòng yêu Nepal tới mức sang đây chung tiền xây nhà nghỉ đã chăm chút các phòng sạch, đẹp ấm cúng và ăn uống rất tinh tế.
  8. dumdum

    dumdum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2004
    Bài viết:
    1.595
    Đã được thích:
    2
    Không biết anh Tabalo có để ý là con gái Nepal rất xinh và sắc nét không? Em đã trên 10 lần ngỡ ngàng vì gặp những khuôn mặt đẹp như tạc. Mắt sâu đen láy, mi cong vút, mũi cao thanh tú, da bánh mật, hàm răng đều tăm tắp. Đẹp ko thua mấy cô hoa hậu. Mấy lần giơ máy ảnh lên chụp nhưng các bạn đều quay đi.

    Vai trò của phụ nữ tại Nepal cũng khá kín đáo. Hầu hết các công việc phải chường mặt ra ngoài tiếp xúc với mọi người là do đàn ông đảm nhiệm.

    Em có ngồi tán nhảm với mấy đứa ng nước ngoài ở Kathmandu. Chúng nó ở đây trong thời gian khá dài (6 tháng - 1 năm), bọn nó đều lắc đầu với việc "mời đc 1 em Nepalese đi cafe hay ăn tối" mặc dầu các cậu trông đều đẹp trai ngon nghẻ cả. Thậm chí bắt chuyện với họ cũng còn khó. Vào bar thì ngoài call girl còn đâu toàn đàn ông với nhau. Kể ra cũng là 1 nét hay :-)
  9. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Bia Tây tạng: cứ đổ nước nóng và cắm ống hút vào- uống cả ngày

    [​IMG]

    Bia Nepal, nhiều loại, ngon nhất có : Nepal Ice, Gorkha, Everest - chỉ có chai to cỡ 0.65 chứ không có 0.33 hay 0.5 như mình- giá chai này chừng từ 50-80 000 đ - tốn nhiều tiền nhất trong một bữa ăn

    [​IMG]

    Momo và Chowmein là những món ăn phổ biến địa phương ( sủi cảo và mì xào ) :

    [​IMG]

    Ngoài ra, sữa chua là món ngon tuyệt không thể bỏ qua ở Nepal :

    [​IMG]

    cũng khá phổ thông: trong một suất ăn thông thường có một chút sữa chua ăn cùng món chính

    [​IMG]

    trà sữa cũng là món nhấm nháp trong cái lạnh hanh hanh của mùa đông trên Hymalaya

    [​IMG]

    Có thể thử một ít đồ tây với bánh mỳ bơ tỏi :

    [​IMG]

    hoặc gà rán và bánh crep

    [​IMG]

    Hamburger thì quá tệ:

    [​IMG]

    nhưng pizza thì tạm ổn:

    [​IMG]

    có cả món Hàn quốc - bạn sẽ thấy rất nhiều nến trong ảnh các bữa ăn của chúng tôi - không phải là quán sang thắp nến nhé, mà là vì Nepal rất hay mất điện nên phải thắp nến

    [​IMG]

    và Nem Việt Nam là một trong những món đắt nhất

    [​IMG]

    ăn vặt với bánh nhúng và các thể loại khác ở các quán bên đường:

    [​IMG]

    có lúc phải ăn trong nhà nghỉ tồi tàn bụi bặm ở một thị trấn nhỏ bên đường

    [​IMG]

    nhưng nhiều khi được ngồi trên một quán sang trọng nhìn thẳng lên núi tuyết

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Anh cũng có một sery ảnh về các em gái Nepal và một trường đoạn về các nhóm dân Nepal đặc biệt mà bọn anh gặp trên đường. Sẽ up ở đoạn sau.
  10. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Người Nepal

    Nepal là một xứ nhỏ xíu với chừng hơn 20 triệu dân. Nhưng cũng khối chuyện để kể về các dòng người ở đây.

    Trước hết là người Gurkha –

    Gurkha là một xóm nhỏ xíu trên núi cao nằm giữa con đường từ Kathmandu đi Pokhara. Nơi đây từng là một “cố đô” của một vương triều – gọi cho hoành tráng vậy chứ mỗi vương triều ở Nepal cai quản một vùng đất rộng cỡ bằng một quận huyện ở ta. Như cái thung lũng Kathmandu nhỏ như lòng chảo Điện biên mà từng có được tới 3 vương triều tranh giành ảnh hưởng và việc thống nhất cái thung lũng này cũng tốn tới mấy thế kỷ. Thế nên đừng tưởng tượng là Gurkha nó phải giống như Huế nhé!


    Gurkha không nổi tiếng vì là cố đô, mà Gurkha nổi tiếng vì là gốc gác của một đạo binh – lính Gurkha. Lính Gurkha dũng mãnh và can trường, cuộc chiến đấu đấu chống lại người Anh của họ đầu thế kỷ 19 đã khiến chính những người Anh này phải cảm phục và sau đó, thu phục thành một trong những lực lượng thiện chiến nhất của quân đội Anh cho đến tận ngày nay. Ngay ở gần Pokhara hiện tại vẫn còn có trại lính Anh và trại lính Ấn độ, là nơi mà hàng năm quân đội Anh đến tuyển lính cho lữ đoàn Gurkha của mình. Việc tuyển cũng đơn giản nhưng khắt khe theo lối truyền thống của người Nepal, thanh niên phải trải qua những bài test thể lực và ý chí như mang vác 25 cân chạy leo núi tới 5 cây số, chỉ những người về nhất được lựa chọn. Ở một đất nước mà lương tháng trung bình quy ra tiền Việt chỉ chừng 600 -700 000 đ thì mức thu nhập cả ngàn bảng Anh khi phục vụ trong quân đội quả là hấp dẫn, chưa kể chế độ hưu trí và khả năng nhập tịch Anh quốc khiến cho mỗi mùa tuyển binh như một ngày hội của trai tráng, cộng thêm vào một lễ hội trong vô vàn lễ hội của người Népal.


    Người Gurkha cũng lập cho mình một bảo tàng nho nhỏ nằm ở phía Bắc Pokhara. Người bảo vệ bảo tàng, cũng là một tay lính hồi hương, dẫn chúng tôi lang thang qua những căn phòng lặng như tờ, trưng bày những chiến tích, binh khí và các trận đánh mà ở đó có sự hiện diện của người lính Gurkha. Người lính Gurkha có mặt trên nhiều chiến trường trên khắp thế giới từ đóng quân tại Afghnistan cho đến làm cảnh sát ở Singapore. Lính Gurkha có một câu nói nổi tiếng dũng mãnh : Thà chết còn hơn hèn nhát - với câu nói này mà một chiến binh Gurkha, Dip Prasad Pun một mình chống lại và đẩy lùi cuộc tấn công của 30 lính Taliban - Afghanistan hồi cuối năm 2010 và được thưởng huân chương của quân đội Anh.

Chia sẻ trang này