1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thực phẩm rừng - trong khi đi rừng.

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi notorious, 25/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huy9xls

    huy9xls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/07/2010
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    0
  2. notorious

    notorious Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Em không có ý ném đá, chỉ té nước theo mưa nhưng diễn đạt kém mong bác đừng giận
    1. Côn trùng tốt nhất không nên ăn, nhất là trong rừng già. Lý do đơn giản, đa số bọn nó muốn sống được thì có đầy vũ khí đem theo, từ vỏ, chân, răng nghiền, đuôi... cái nào cũng có tuyến độc để tự vệ. Với bác khỏe không sao, bác nào yếu yếu măm vào thì di ứng tròn như quả chuối í. Nhìn mất thẩm mỹ lắm :P
    2.Chuối rừng nhiệt đới nó thế bác ạ, đa phần dưới tán rừng rậm nên cây nào cũng như que tăm. Quả thì không quá 20 quả/buồng và bị khỉ, sóc ăn ngay khi mới đổi màu.
    3. Hồi bé đi coi lúa trong cho Thượng (nghèo đến mức đi làm thuê cho Tộc), quên đem nước. Ôi thôi thì khát, cũng chơi bài vắt chuối (nhà) lấy nước. Ôi thôi thì lợn cợn và chát xít [:P] Nhất là với thằng quen uống nước lọc như em.

    Vấn đề tồi tệ nhất khi đi rừng, em nghĩ không phải lạc, ko phải thú dữ, phỉ càng không, mà là thiếu nước. Có bác nào có cách lấy nước trong rừng ngon miệng tí không chia sẻ với.

    @ Kính bác cafe37 cốc Zúbrowka [r2)]
  3. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Tớ biết là cây chuối có nhiều nước.

    Theo link dưới thì cắt ngang thân chuối cách mặt đất chừng 3 tấc. Khoét lõm mặt gốc chuối (giống như hình chậu). Chờ nước tự tràn lên. Bỏ mấy lần nước đầu vì đắng. Có thể dùng tới 3 ngày (???)
    http://www.ehow.com/how_4424161_get-drinking-water-from-banana.html

    Trong cuốn sách (dựa trên chuyện có thật) thì người phi công dùng dao đâm một lỗ hình tam giác, rút lõi ra, rồi dùng mồm hút ra. Truyện này đã quay thành phim Bat 21.
  4. cafe37

    cafe37 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    4.783
    Đã được thích:
    6
    Về chuối rừng: Chuối rừng tại các vùng rừng cận nhiệt có độ ẩm cao thì cây chuối phát triển kích thước khá lớn, đa số cây chuối rừng có kích thước tương đương chuối nhà. Một số nơi đất tốt cây còn to cao hơn nhiều. Tất nhiên là nước trong cây chuối có nhựa của cây nên khá chát và có cảm giác dính dính khi uống. Nhưng đó chỉ là trường hợp cực kỳ khẩn cấp khi mà lựa chọn giữa uống nước hoặc lả đi vì thiếu nước. Những kinh nghiệm này là do học hỏi theo thời gian để dự phòng sau này vì nghề của tớ là cả đời lang thang trong rừng sâu. Bọn tớ vẫn đang học, trong các chuyến đi thì việc kiếm thức ăn từ rừng thường do các bác có nhiều kinh nghiệm đảm nhận.
    Trong rừng ngoài kiếm nước từ thực vật còn có cách kiếm nước từ các hố, các bài bồi cát giữa lòng suối cạn. Khi đi thấy các bãi cái giữa lòng suối, đào chỗ cát ấy lên có thể tìm được nước.
    Côn trùng thường ăn là các loài sâu non của côn trùng như các con bọ sống trong thân cây cọ mục, mối với mấy con bọ cánh cứng tớ ko biết tên. Đa số côn trùng có độc nhưng nó tập trung chủ yếu ở đầu hoặc nội tạng, việc nấu kỹ khử được hầu hết các độc tố.
    Kiếm thức ăn thì lựa chọn dễ nhất là con thú ăn thứ gì thì mình ăn được thứ ấy. Chim vẫn ăn một số loài có độc nhưng thú thì không ăn những thứ có độc bao giờ.
  5. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4


    Mỳ ăn liền, cơm xấy, "gà" biển (vì không có gà thường), hành hương chiên, "rau" xấy. Đổ nước sôi và chờ chừng 3 phút, thêm ít nước mắm cho thêm muối trong người. Chỉ thiếu trái ớt chỉ thiên, nhưng ớt bột trong mỳ cũng tạm đủ độ cay. Chỉ thiếu cốc trà xanh sau khi ăn.

    [​IMG]


    [​IMG]
  6. sfs

    sfs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Cần nhất là nước các bác à , nước mới là sự sống khi đi đâu xa ...
  7. notorious

    notorious Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Đi rừng mùa nắng không sao. Nhưng đi mùa khô, nhất là trong rừng rụng lá thì bla bla bla >:)
  8. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Thêm một món đơn giản cho đường rừng. Bắt chước từ món của dân cao bồi Mỹ. Họ dùng bột mỳ, tớ dùng cơm.

    Luộc bò khô chừng 3 phút cho mềm. Đổ nước và bò vô cơm xấy, "rau" xấy vô, chờ chừng 5 phút. Thêm tí nước mắm (vì bò khô không đủ muối) và hành hương phi.

    Mới thí nghiệm tại nhà. Ăn no lâu. Nếu khi dùng trong đường rừng tớ sẽ cho thêm một ít dầu ô liu ( để thêm năng lượng).

    [​IMG]
  9. 35H33553

    35H33553 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    1.606
    Đã được thích:
    0
    Dốt như con tốt mà còn tỏ ra là ớt hiểm. Đọc hết từ đầu đi rồi hãy comment nha - có 3 trang thôi. Còn chú muốn ngon miện tý + không lợn cợn, chát xít thì ở nhà bú tý mẹ nha.
  10. vAnvOthUOng

    vAnvOthUOng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Góp vui với các bạn chút. Trước hết là vấn đề nước. Đúng như chủ Topic nói, vấn đề cấp bách, quan trọng và mang tinh quyết định sinh tử nhất khi sinh tồn nơi hoang dã theo mình chính là Nước, sau đó mới tới thức ăn& những điều khác.

    Vậy nên, trước hết xin được nói về nước:


    TÌM NGUỒN NƯỚC & MẠCH NƯỚC


    Ngoài những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy nước dễ dàng như : Sông, suối, ao, hồ, mương, lạch, giếng, mạch nước… Chúng ta còn có thể tìm thấy nước ở những nơi như:

    - Dọc theo bờ biển hoặc bờ hồ nước mặn, các bạn đào một lỗ ở nơi vùng đất trũng, cách bờ khoảng 30 mét. Hoặc sau một đụn cát đầu tiên, nếu thấy nơi đó có cỏ mọc hay đất ẩm ướt, hy vọng có nước ngọt hay nước có thể uống được.
    Đào lỗ ở những vùng nầy, các bạn nên chú ý: Khi đến lớp cát ẩm, các bạn phải ngưng đào để cho nước rỉ ra từ từ, không nên đào sâu nữa, vì sẽ gặp nước mặn.
    - Đi lần theo những con sông, suối khô cạn, tìm dưới những lớp đá chồng chất ở những khúc quanh của lòng sông hoặc bờ sông. Hay đào những hố nhỏ nơi có cát ẩm ướt. Vì ở đây có thể ẩn chứa những mạch nước.
    - Đi ngược về nguồn sống, suối cạn, ở đó có thể còn những mạch nước rỉ hay đất ẩm chứa nước.
    - Đào lỗ ở vùng trũng thấp, giữa những đồi cát, nơi có cỏ xanh hoặc đất ẩm.
    - Các bạn cũng có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi… Những vũng nầy không thấm xuống đất, vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét nhão. Cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.
    - Đào một lỗ nhỏ ở khu vực sình lầy hay đá ẩm ướt, sâu khoảng từ 3 – 6cm, chỗ đất mềm. Nước sẽ từ từ rỉ ra trong hố. Nước nầy có thể lọc để dùng.
    Nếu chỉ có cát ướt hay bùn nhão thì các bạn dùng một miếng vải sạch hay áo sạch, bỏ vào trong đó, túm lại rồi vặn xoắn mạnh, nước sẽ chảy ra.

    => Nước «sản xuất» theo kiểu nầy thường không được trong sạch, cần phải lọc và khử trùng trước khi sử dụng.

    - Trong rừng, thường các bạn còn có thể tìm thấy nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây đại thụ, hoặc trong các lóng tre bị mắt kiến (tre bị kiến đục mắt). Nếu lắc mà nghe tiếng óc ách, thì khía phía dưới từng lóng tre để hứng nước. Ta thường gặp ở những cây tre bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) cũng chứa nước.



    TRƯNG CẤT, NGƯNG TỤ NƯỚC :

    Thường thì trong hành trang mang khi đi rừng của mình luôn mang theo một tấm trải Nilong loại của bộ đội, dày, dai, và sử dụng luôn làm tấm trùm khi đi mưa hoặc lấy nước, trưng cất nước trong trường hợp bắt buộc, như những cách dưới đây.

    Phương pháp thứ nhất :
    - Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (ton, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.


    [​IMG]
    Các bạn có thể áp dụng phương pháp nầy ở những vùng hoang mạc khô cằn, nhưng trước đó, các bạn phải lót một số thân cây mọng nước đã được chặt nhỏ (như xương rồng, sống đời…) Hoặc những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở tấm đậy lên.
    Nước được «sản xuất» theo kiểu nầy rất tinh khiết.


    [​IMG]


    Phương pháp thứ hai :

    Các bạn tìm một bụi cây thấp, thật nhiều lá xanh. Đào một cái hố chứa nước nhỏ gần gốc cây, chỗ thấp nhất. Lót một tấm nylon xuống lỗ và chung quanh gốc cây với một độ nghiêng tập trung vào hố.
    Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín.
    Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía hố tích lũy. Nước nầy cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.


    [​IMG]




    QUAN SÁT & THEO DÕI CÁC ĐỘNG VẬT


    Ở những vùng khô cằn, quan sát và theo dõi các động vật, côn trùng là phương pháp giúp chúng ta có thể phát hiện ra những nơi có nước.
    - Côn trùng rất phụ thuộc vào nước, chúng chỉ sống ở những nơi mà nước chỉ ở trong tầm bay của chúng (nhất là loài ong). Các bạn hãy theo dõi và quan sát kỹ hướng bay của chúng.
    - Các động vật thường đi tìm nước uống vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Theo dõi tìm kiếm các lối mòn của chúng, vì có khi những con đường mòn nầy chúng đã sử dụng từ rất nhiều năm, dẫn đến những nơi có nước.
    - Chim cu rừng thường hay có thói quen đậu trên các cành cây, lùm bụi, ở những nơi gần nước vào mỗi buổi chiều.
    - Chim chóc thường bay đến và bay đi từ nơi có nước, ở nơi có nước, chúng bay vòng vòng hoặc tập hợp lại thành đàn lớn.
    - Nếu có thể theo dấu chân của bầy voi rừng, chắc chắn sẽ dẫn các bạn đến khu vực có nguồn nước.
    - Những con chim săn mồi thường sử dụng máu của con mồi như là một loại chất lỏng, nên ít dùng đến nước.
    - Những con chim bay đến nơi có nước thì bay thấp và bay thẳng, còn những con chim bay từ chỗ có nước về, thì bay nặng nề, đập cánh mạnh mẽ (tiếng vỗ cánh kêu lớn) và thường xuyên đậu lại để nghỉ ngơi.



    -------
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC

    Dù có khát đến đâu, các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu. Các chất cặn bã ngay trong nước tiểu hay vi khuẩn trong nước dơ thừa sức đốn ngã bạn bằng các bệnh tả, lỵ, thương hàn…
    Nếu muốn có nước sạch để sử dụng, các bạn phải biết cách lọc và khử trùng nước đơn giản.

    LỌC NƯỚC

    1. Bình lọc nước:

    Để chuẩn bị chu đáo cho một chuyến thám hiểm dài ngày, các bạn nên mua những bình lọc và bơm lọc mini dành cho các nhà thể thao, du lịch thám hiểm… rất gọn nhẹ. Tương đương hoặc nhình hơn bình nước thường 1 chút thôi. Ở VN hiện tại mình chưa biết và chưa tìm thấy nơi bán. Hiện ở nước bạn, mình thấy khánhiều, giá chỉ chừng 50-150$ tùy. Có thể vào Ebay tìm mua và ship về VN.

    Với loại bình lọc nầy, người ta có thể lọc sạch nước bằng phương pháp cơ học đơn giản. Không dùng bất cứ hoá chất nào. Bộ màng lọc nầy có thể ngăn chận tất cả chất bẩn và nấm độc từ các nguồn nước trong thiên nhiên.
    Bộ lọc nầy có thể sử dụng trên 1000 lần, mỗi lần lọc một lít nước.


    2. Tự chế hệ thống lọc nước:
    Ở những nơi hoang dã, các bạn không có đủ vật liệu để chế những hệ thống lọc nước hoàn hảo, nhưng các ban cũng có thể lọc nước với những hệ thống đơn giản như sau:
    - Dùng một ống lon đục nhiều lỗ ở đáy (hay một filter cà-phê), đổ cát vào làm bình lọc.
    - Dùng một lóng tre hay một đoạn thân cây rỗng, một đầu nhét cỏ, hay một nùi vải (hoặc cả vải lẫn cỏ), đổ cát vào để làm bình lọc nước.
    - Các bạn cũng có thể dùng ba mảnh vải để làm thành giàn lọc nước như hình trên. Hai mảnh trên các bạn đựng cát, mảnh dưới cùng, nếu có thể thì đựng than.


    [​IMG]


    KHỬ TRÙNG NƯỚC

    Sau khi lọc xong, các bạn cần phải khử trùng nước trước khi uống. Có nhiều phương pháp khử trùng, nhưng các bạn chỉ chọn những phương pháp khả thi với những gì mà các bạn có trong tay.
    - Đun sôi: Đây là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, chỉ cần đun sôi nước chừng 5 – 10 phút là có thể triệt tiêu mọi vi khuẩn.
    - Dùng thuốc lọc nước (drinking water tablets): Là loại thuốc có bán trên thị trường, ở các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn chỉ có nó khi bạn đã được chuẩn bị từ trước. Bỏ thuốc vào trong nước (theo sự hướng dẫn trong toa thuốc) lắc đều, chừng vài phút sau thì uống được.
    - Nếu không nồi, xoong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dầy hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào.
    Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ từ từ vào, cho đến khi nước sôi lên, bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.


    [​IMG]



    NƯỚC TỪ THỰC VẬT


    Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy… hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.

    Dây leo

    - Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó.
    - Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
    - Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.
    - Các loại nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây ngứa cổ, cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là tinh khiết.


    Cây chuối

    - Là một loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới. Ngoài để lấy trái ăn, có thể dùng là để gói đồ, thân (bẹ) xẻ nhỏ phơi khô để làm dây cột.
    - Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.Mỗi gốc chuối làm như thế, có thể cho ta nước từ 4 – 5 ngày.


    Cây xương rồng


    - Tuy ko thấy ở VN nhưng cũng xin nói luôn vào đây. Có lẽ nhiều người đã biết, ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro, thân cây chứa rất nhiều nước.
    - Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.


    Ngoài nước, còn những yếu tố rất quan trọng khác như Lửa, thực phẩm, xác định phương hướng, săn bắn, trú ẩn, lều trại... trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

    Nhưng đọc lại lướt qua Topic đã thấy nhiều món của các *chuyên gia* chia sẻ như Mỳ tôm, cơm bò... nên thực sự mình cảm thấy nhiều người có chút lời lẽ thiếu sự tôn trọng nhau ở đây, vì vậy ko muốn và ko cần chia sẻ ở đây tiếp nữa.

    Thân.








    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC

    Dù có khát đến đâu, các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu. Các chất cặn bã ngay trong nước tiểu hay vi khuẩn trong nước dơ thừa sức đốn ngã bạn bằng các bệnh tả, lỵ, thương hàn…
    Nếu muốn có nước sạch để sử dụng, các bạn phải biết cách lọc và khử trùng nước đơn giản.

    LỌC NƯỚC

    1. Bình lọc nước:

    Để chuẩn bị chu đáo cho một chuyến thám hiểm dài ngày, các bạn nên mua những bình lọc và bơm lọc mini dành cho các nhà thể thao, du lịch thám hiểm… rất gọn nhẹ. Tương đương hoặc nhình hơn bình nước thường 1 chút thôi. Ở VN hiện tại mình chưa biết và chưa tìm thấy nơi bán. Hiện ở nước bạn, mình thấy khánhiều, giá chỉ chừng 50-150$ tùy. Có thể vào Ebay tìm mua và ship về VN.

    Với loại bình lọc nầy, người ta có thể lọc sạch nước bằng phương pháp cơ học đơn giản. Không dùng bất cứ hoá chất nào. Bộ màng lọc nầy có thể ngăn chận tất cả chất bẩn và nấm độc từ các nguồn nước trong thiên nhiên.
    Bộ lọc nầy có thể sử dụng trên 1000 lần, mỗi lần lọc một lít nước.


    2. Tự chế hệ thống lọc nước:
    Ở những nơi hoang dã, các bạn không có đủ vật liệu để chế những hệ thống lọc nước hoàn hảo, nhưng các ban cũng có thể lọc nước với những hệ thống đơn giản như sau:
    - Dùng một ống lon đục nhiều lỗ ở đáy (hay một filter cà-phê), đổ cát vào làm bình lọc.
    - Dùng một lóng tre hay một đoạn thân cây rỗng, một đầu nhét cỏ, hay một nùi vải (hoặc cả vải lẫn cỏ), đổ cát vào để làm bình lọc nước.
    - Các bạn cũng có thể dùng ba mảnh vải để làm thành giàn lọc nước như hình trên. Hai mảnh trên các bạn đựng cát, mảnh dưới cùng, nếu có thể thì đựng than.


    [​IMG]


    KHỬ TRÙNG NƯỚC

    Sau khi lọc xong, các bạn cần phải khử trùng nước trước khi uống. Có nhiều phương pháp khử trùng, nhưng các bạn chỉ chọn những phương pháp khả thi với những gì mà các bạn có trong tay.
    - Đun sôi: Đây là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, chỉ cần đun sôi nước chừng 5 – 10 phút là có thể triệt tiêu mọi vi khuẩn.
    - Dùng thuốc lọc nước (drinking water tablets): Là loại thuốc có bán trên thị trường, ở các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn chỉ có nó khi bạn đã được chuẩn bị từ trước. Bỏ thuốc vào trong nước (theo sự hướng dẫn trong toa thuốc) lắc đều, chừng vài phút sau thì uống được.
    - Nếu không nồi, xoong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dầy hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào.
    Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ từ từ vào, cho đến khi nước sôi lên, bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.


    [​IMG]



    NƯỚC TỪ THỰC VẬT


    Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy… hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.

    Dây leo

    - Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó.
    - Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
    - Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.
    - Các loại nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây ngứa cổ, cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là tinh khiết.


    Cây chuối

    - Là một loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới. Ngoài để lấy trái ăn, có thể dùng là để gói đồ, thân (bẹ) xẻ nhỏ phơi khô để làm dây cột.
    - Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.Mỗi gốc chuối làm như thế, có thể cho ta nước từ 4 – 5 ngày.


    Cây xương rồng


    - Tuy ko thấy ở VN nhưng cũng xin nói luôn vào đây. Có lẽ nhiều người đã biết, ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro, thân cây chứa rất nhiều nước.
    - Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.


    Ngoài nước, còn những yếu tố rất quan trọng khác như Lửa, thực phẩm, xác định phương hướng, săn bắn, trú ẩn, lều trại... trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

    Nhưng đọc lại lướt qua Topic đã thấy nhiều món của các *chuyên gia* chia sẻ như Mỳ tôm, cơm bò... nên thực sự mình cảm thấy nhiều người có chút lời lẽ thiếu sự tôn trọng nhau ở đây, vì vậy ko muốn và ko cần chia sẻ ở đây tiếp nữa.

    Thân.







Chia sẻ trang này