1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh có thể bạn chưa biết trong Kháng chiến chống Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 28/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ngày 27/10/1963, Đại Đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu tại công trường Hòa Bình, Nhà thờ Đức Bà.
    [​IMG]




    1963, Saigon, South Vietnam --- Flames engulf Buddhist Priest Ho Dinh Van in front of the Saigon Roman Catholic Cathedral here on October 27th, as people watch. Hundreds witnessed the self-immolation---the seventh since last May, which was a protest against alleged anti-Buddhist policies of the Diem Government. Observers here feel the ritual suicide was intended to coincide with the arrival at the Cathedral of the seven-man U. N. fact-finding team to ascertain if the anti-religious rumors are based on fact. The motorcade carrying the U. N. team passed the church after the incident. --- Image by © Bettmann/CORBIS
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nữ tu Phật Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu chống lại chế độ Công giáo của chính phủ tại chùa Diệu Đế ở Huế, miền Nam Việt Nam, ngày 29 tháng 5 năm 1966. (Ảnh AP )




    [​IMG]




    [​IMG]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Năm 1963 được Phật giáo Việt Nam xem là mùa Pháp nạn, theo Nhất Chi Mai:

    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 11-6-1963 Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở gần tòa đại sứ Miên, Sài Gòn ngày 7-7-1963 nhà văn Nhất Linh (Nguyễn Trường Tam) tự tử. Ông có lưu lại những hàng chữ đại ý rằng: Tôi hủy mình để chống đối độc tài, đã ngang nhiên chà đạp, tự do con người, tự do tín ngưỡng.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 4-8-1963 nữ sinh phật tử Mai Tuyết An tự chặt ngón tay dâng Tam Bảo cầu xin cứu độ Phật giáo đang lâm nguy.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Cùng một ngày đầu tháng 8-1963 đại đức Thích Nguyên Hương, tự thiêu ở sau vườn bông Phan Thiết. Trước lúc ngã gục, Ngài còn hô to: “chống bạo tàn”[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 13-8-1963 đại đức Thích Thanh Huệ tự thiêu ở Huế.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 15-08-1963 đại đức Thích Thiện Huệ tự thiêu ở trước chùa Từ Đàm – Huế.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 25-8-1963 nữ sinh viên Phật tử Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết trong lúc cô đang cùng các bạn tay không biểu t ình trước chợ Bến Thành.[/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 5-10-1963 đại đức Thích Quang Hương tự thiêu ở Sai Gòn. [/FONT]
    [FONT=times new roman, times, serif]Ngày 27-10-1963 đại đức Thích Thiện Mỹ tự thiêu ở gần nhà thờ Đức Bà biểu ngữ: "yêu cầu nhà cấm quyền thi hành năm nguyện vọng của Phật giáo"


    [/FONT][​IMG]
  4. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Trái Tim Bất Tử

    Viết bởi Tuổi Trẻ Online
    Chủ nhật, 19 Tháng chín 2010
    [​IMG]Gần nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963, ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.
    Tuổi Trẻ đã tìm gặp chính nhân vật quan trọng đã tổ chức cuộc tự thiêu và cả nhân chứng phía bên kia là mật vụ đã theo dõi Bồ tát Thích Quảng Đức, để tường minh thêm cuộc “vị pháp thiêu thân” đặc biệt này.


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Theo Tuổi Trẻ Online



    [​IMG]
  5. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Trái tim bất tử - Kỳ 1: Đêm trước tự thiêu


    TT - Gần nửa thế kỷ trước, ngày 11-6-1963, ngọn lửa vị pháp thiêu thân của Bồ tát Thích Quảng Đức đã bùng lên. Ngọn lửa thiêng đó còn soi đường chính nghĩa cho những ai yêu chuộng công lý và hòa bình.


    Tuổi Trẻ đã tìm gặp chính nhân vật quan trọng đã tổ chức cuộc tự thiêu và cả nhân chứng phía bên kia là mật vụ đã theo dõi Bồ tát Thích Quảng Đức, để tường minh thêm cuộc “vị pháp thiêu thân” đặc biệt này.

    [​IMG] Nhắc lại sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu, hòa thượng Thích Đức Nghiệp vẫn xúc động như là câu chuyện ngày hôm qua.
    Từng đảm nhiệm chức vụ trưởng ban đối ngoại và điều hành của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Thích Đức Nghiệp hiện là một trong ít nhân chứng tường tận giai đoạn lịch sử này. Đặc biệt, hòa thượng cũng chính là người trực tiếp giúp tổ chức vụ vị pháp thiêu thân thể theo tâm nguyện của Bồ tát Thích Quảng Đức.
    Que diêm và biển lửa
    Những năm đầu thập niên 1960, quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền Ngô Đình Diệm đã âm ỉ căng thẳng. Đại lễ Phật đản năm 1963 trùng thời điểm khánh thành một nhà thờ lớn ở Quảng Trị. Tổng thống Diệm trên đường đi dự lễ khánh thành nhà thờ này thấy rất nhiều phật kỳ được treo trang trọng khắp Huế.
    Ngô Đình Diệm cau mày hỏi Quách Tòng Đức, đổng lý văn phòng phủ tổng thống, đi theo tháp tùng và được trả lời là cờ Phật giáo treo mừng Phật đản. Không cần đợi phải họp bàn, tổng thống Diệm hạ lệnh khẩn cấp cho Quách Tòng Đức với nội dung: gửi gấp công điện lệnh cho khắp nơi trên toàn quốc phải hạ cờ Phật giáo xuống, chỉ được treo trong phạm vi nhà chùa.
    Mệnh lệnh này như một que diêm thảy vào lò than vốn đã âm ỉ nóng bỏng trong giới Phật giáo trước các chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền anh em nhà Ngô. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp xúc động kể: “Các cuộc đấu tranh của Phật giáo nhanh chóng liên tiếp bùng nổ. Nó khởi đầu ở Huế rồi lan rộng vào Sài Gòn và các tỉnh...”.
    Đỉnh điểm căng thẳng nhất là vụ nhiều phật tử bị giết chết và bị thương trước Đài phát thanh Huế trong đêm 8-5-1963. Trong đó ngoài các phật tử còn có người dân và trẻ em tụ tập trước đài phát thanh nghe ngóng tình hình thời sự từ Sài Gòn. Theo hòa thượng Thích Đức Nghiệp, thiếu tá Đặng Sỹ của chính quyền Ngô Đình Diệm là một trong những kẻ đã thực hiện vụ sát hại đẫm máu này!
    Trước tình thế dầu sôi lửa bỏng, hòa thượng Tăng thống Thích Tịnh Khiết, hội chủ Tổng hội Phật giáo VN, đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để ra bản tuyên ngôn năm điểm gửi đến phủ tổng thống Ngô Đình Diệm. Trong đó có các nội dung yêu cầu chính phủ phải thu hồi công điện triệt hạ phật kỳ, cho Phật giáo được hưởng chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo khác được ghi trong đạo dụ số 10, cho tăng ni và phật tử được tự do truyền đạo, hành đạo.
    Đặc biệt, tuyên ngôn này cũng yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố Phật giáo và nghiêm trị những kẻ chủ mưu sát hại phật tử ở Huế... Một Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam cũng được khẩn cấp thành lập.
    Sau đó, các hòa thượng Thiện Hoa, Tâm Châu, cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền đại diện ủy ban Phật giáo này được vào phủ tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng vẫn không có kết quả. Phật giáo vẫn tiếp tục bị chính quyền đàn áp nặng nề.

    [​IMG]
    Tăng ni phật tử biểu tình chống kỳ thị tôn giáo - Ảnh tư liệu
    Không thể ngồi im
    Một buổi sáng, hòa thượng Thích Đức Nghiệp (lúc đó là đại đức dạy học ở Trường Vạn Hạnh) được mời đến chùa Ấn Quang dùng cơm trưa với các hòa thượng Thích Tâm Châu, Thích Thiện Minh và Thích Thiện Hoa. Hòa thượng Thích Thiện Minh nói thẳng: “Tình hình Phật giáo căng thẳng lắm rồi. Chúng ta cần phải đấu tranh tích cực. Xin mời đại đức Thích Đức Nghiệp nhận lãnh trách nhiệm trưởng ban đối ngoại và tổ chức trong nội bộ để đấu tranh bảo vệ Phật giáo”. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp cúi đầu, chắp tay xá mô phật.
    Lúc này phong trào biểu tình của Phật giáo ngày càng nổ ra nhiều hơn. Ngày 21-5-1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết ra giáo lệnh phật tử toàn quốc tổ chức lễ cầu siêu cho nạn nhân bị sát hại ở Huế. Ở Sài Gòn, các cuộc rước linh, cầu siêu đã biến thành những cuộc biểu tình quy mô lớn. Hành trình biểu tình bắt đầu từ chùa Ấn Quang và kết thúc ở chùa Xá Lợi. Đoàn người biểu tình kéo dài cả cây số với những biểu ngữ nêu rõ các yêu cầu chính đáng của Phật giáo và đặc biệt là bản tuyên ngôn năm điểm.
    Buổi tối trước ngày rước linh biểu tình, đô trưởng Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Phú Hải, đổng lý văn phòng phủ tổng thống Quách Tòng Đức và một vị quận trưởng tìm đến chùa Ấn Quang để ra lệnh ngưng biểu tình. Hòa thượng trị sự Thích Thiện Hòa cáo mệt, không tiếp khách.
    Đại đức Thích Đức Nghiệp cương quyết nói với đại diện chính quyền: “Hòa thượng bệnh không ra tiếp được. Nhưng một mình hòa thượng cũng không thể quyết định. Việc quan trọng này phải triệu tập đủ ban trị sự Phật giáo. Vậy chúng tôi xin gửi bản tuyên ngôn năm điểm của Phật giáo Việt Nam để trình ngài tổng thống”.
    Ba vị đại diện chính quyền ngồi lì suốt từ 21g-0g vẫn không lay chuyển được các nhà sư nên hậm hực bỏ về. 6g sáng hôm sau, cuộc rước linh từ chùa Ấn Quang đã trở thành cuộc biểu tình rầm rộ đến 10g sáng mới kết thúc ở chùa Xá Lợi.
    Ông Nguyễn Văn Thông, cảnh sát đặc biệt đặc trách theo dõi hoạt động biểu tình lúc đó nhưng lại có thiện cảm với Phật giáo, kể chi tiết: “Sau cuộc rước linh đầu tiên, Phật giáo Sài Gòn tiếp tục tổ chức nhiều hình thức biểu tình khác và thu hút được sự tham gia của dân chúng. Trong đó có cuộc tuyệt thực của phật tử biến thành biểu tình rầm rộ ở trung tâm Sài Gòn”.
    Sáng đó, các tăng ni xuất phát từ chùa Từ Nghiêm và Ấn Quang trên tám chiếc xe đò lớn đi qua các đường phố rồi tiến thẳng đến trung tâm Sài Gòn. Hòa thượng Đức Nghiệp tổ chức mỗi xe có hai nhà sư trong ban tổ chức ngồi cạnh tài xế để dẫn đường biểu tình và ngồi sau để trấn an tăng ni. Rất nhiều dân chúng và phật tử thành phố nhanh chóng hòa vào cuộc biểu tình...
    Lực lượng cảnh sát được báo động toàn đô thành nhưng vẫn không dập được cuộc biểu tình. Cuối cùng, các tăng ni kết thúc biểu tình để về chùa Xá Lợi tiếp tục tuyệt thực. Trong số những người biểu tình bất bạo động này có Bồ tát Thích Quảng Đức. Trước thế cuộc ngả nghiêng, Phật giáo có nguy cơ tiêu vong, ngài đã âm thầm viết tâm thư nguyện được vị pháp thiêu thân...
    QUỐC VIỆT
  6. hasiquan

    hasiquan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2008
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    3
    Trái tim bất tử - Kỳ 2: Một huyền thoại lặng lẽ
    TT - Các đệ tử và những người từng được gặp Bồ tát Thích Quảng Đức đều kể rằng bồ tát có ánh mắt hiền từ, đôi khi phảng phất nét buồn trầm lặng.
    Không biết bồ tát lúc còn tại thế có nhìn thấy trước vận hạn Phật giáo thăng trầm và số kiếp tu hành của mình, nhưng hành động vị pháp thiêu thân của ngài đã làm rúng động trái tim con người và góp phần làm sụp đổ chính quyền độc tài nhà Ngô.

    [​IMG]

    Chân dung Bồ tát Thích Quảng Đức lúc sinh thời - Ảnh tư liệu

    Bậc chân tu
    Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng không phải ai cũng biết về cuộc đời tu hành lặng lẽ mà đầy huyền thoại của vị bồ tát đặc biệt này. Ngược thời gian năm Đinh Dậu, 1897, cậu bé Lâm Văn Tức chào đời ở thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
    Năm lên 7 tuổi, ngài được người cậu ruột là thiền sư Như Đạt Giải Nghĩa Hoằng Thâm nhận làm con nuôi và đặt tên mới là Nguyễn Văn Khiết. Sau đó, ngài được cho xuất gia tu hành với pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp và pháp hiệu là Quảng Đức. Ngoài thiền sư Hoằng Thâm, Thích Quảng Đức còn tham học với thiền sư Thiện Tường và Phước Tường.
    Năm 20 tuổi, Bồ tát Thích Quảng Đức thọ giới tỳ kheo và phát nguyện tịnh tu ở một ngọn núi Ninh Hòa. Sau đó, ngài hạ sơn để đi giảng pháp và xây dựng, trùng tu 31 ngôi chùa ở miền Trung, miền Nam VN. Lúc tu hành ở Khánh Hòa, ngài còn trẻ tuổi nhưng đã cống hiến rất nhiều cho Phật giáo địa phương.
    Các văn kiện còn lưu giữ ở những ngôi chùa vùng này đã kể lại câu chuyện chính Bồ tát Thích Quảng Đức là người đã xin phép và tổ chức thực hiện xây dựng, trùng tu nhiều ngôi chùa ở khu vực. Trong đó có ngôi chùa Thiên Lộc được xây dựng trên một ngọn núi ở Ninh Hòa mà ngài từng nhập thất tịnh tu trước đó. Và cũng tại ngôi chùa này, vào khoảng năm 1935-1936, ngài đã đúc hai chiếc chuông lớn vẫn còn đến ngày nay.
    Các tài liệu cũ cho thấy tính cách Bồ tát Thích Quảng Đức rất ngăn nắp. Những việc quan trọng như xin phép xây dựng, trùng tu chùa, hoạt động quyên góp của phật tử đều được bồ tát ghi chép lại rất cẩn thận. Chính những tài liệu này về sau đã giải mã hoạt động phật sự nhiều công đức trong giai đoạn đầu tu hành của ngài ở quê nhà. Đặc biệt, sau khi rời Khánh Hòa, Bồ tát Thích Quảng Đức còn đi hành đạo và học thêm mấy năm bên Campuchia.
    Ngôi chùa cuối cùng mà ngài dừng chân tu hành trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm trên đường Nguyễn Huệ, Q.Phú Nhuận, Gia Định (nay là đường Thích Quảng Đức). Đây là một ngôi chùa được người dân địa phương lập từ năm 1920 để thờ Quan Thế Âm Bồ tát. Ngoài tên Quán Thế Âm tự, chùa còn được quen gọi là chùa Bạch Lô và chịu cảnh tiêu điều, lạnh lẽo hương khói trong những năm tháng nửa đầu thế kỷ 20 đầy biến động của đất nước.
    Năm 1959, bước chân hoằng hóa của Bồ tát Thích Quảng Đức đã có duyên dừng chân lại ngôi chùa Quán Thế Âm. Và ngài đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết, công sức sửa chữa lại chùa cho đến khi xảy ra sự đàn áp Phật giáo ngày càng nặng nề của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông Tống Hồ Cầm, lúc đó phụ trách hoạt động cư sĩ ở chùa Xá Lợi, đã nhiều lần gặp gỡ Bồ tát Thích Quảng Đức.
    “Ngài sống trầm lặng, giản dị, nhưng cũng rất tinh tế, sâu sắc. Chỉ nhìn ánh mắt, ngài có thể biết tâm trạng người đó thế nào. Những lần gặp tôi, ngài hay vỗ vai, nhẹ nhàng hỏi thăm chuyện sức khỏe và chia sẻ nỗi niềm buồn vui...”- ông Tống Hồ Cầm vẫn xúc động nhớ chuyện xưa.
    Chuẩn bị “đi xa”
    “Những ngày gần giữa năm 1963, tình hình mâu thuẫn giữa Phật giáo và anh em nhà Ngô Đình Diệm ngày càng gay gắt. Chính quyền dùng lực lượng cảnh sát đặc biệt, quân đội và nhiều thủ đoạn dã man nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của Phật giáo. Trong khi giới tăng ni, phật tử lại chủ trương đấu tranh bất bạo động...” - hòa thượng Thích Đức Nghiệp, trưởng Ban đối ngoại kiêm tổ chức của Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo lúc đó, xúc động nhớ lại.
    Hòa thượng Đức Nghiệp kể sau cuộc tuyệt thực ở chùa Xá Lợi, Bồ tát Thích Quảng Đức (lúc đó là hòa thượng trụ trì chùa Quán Thế Âm) đã viết thư gửi đến Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo xin được vị pháp thiêu thân. Thư viết tay trên một tờ giấy nhỏ để dễ cất giấu mang đi trong tình hình chính quyền Ngô Đình Diệm đang ra sức theo dõi và đàn áp Phật giáo. Nội dung thư ghi rằng đạo pháp đang nguy khốn mà mình tuổi già sức mọn không làm gì được, nên nguyện thiêu thân mình để cầu đạo pháp trường tồn và hòa bình cho dân chúng...
    Hòa thượng Đức Nghiệp tìm cách bí mật trình lá thư đặc biệt này lên Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN. Ngay sau đó, các vị lãnh đạo Phật giáo cấp cao đã họp khẩn cấp để xem xét. Cuối cùng, họ kết luận rất trân trọng nguyện vọng của Bồ tát Thích Quảng Đức, nhưng xét thấy tình hình chưa thật sự cần thiết nên tạm dừng lại. Sau này kể lại cuộc họp đặc biệt đó, hòa thượng Đức Nghiệp cho rằng: “Thật ra Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo VN lúc đó cũng lúng túng. Mọi người chưa từng thực hiện điều này”.
    Trong lúc đó, các cuộc biểu tình của Phật giáo vẫn tiếp diễn. Đồng thời các cuộc đàn áp của chính quyền cũng ngày càng khốc liệt hơn. Trước ngày chùa Phật Bửu tự trên đường Cao Thắng, Sài Gòn làm lễ rước linh, cầu siêu cho các phật tử bị giết ở Huế, hòa thượng Đức Nghiệp đang ở chùa Ấn Quang thì được mời sang gấp chùa Xá Lợi để họp khẩn cấp. Hòa thượng phải đi trên ôtô kín đáo để tránh tai mắt cảnh sát.
    Khi ông đến nơi đã thấy các thầy Tâm Châu, Thiện Hoa ngồi trầm tư ở phòng khách. Họ nói ngay: “Tình thế Phật giáo lâm nguy lắm rồi. Nhiều thầy ở Huế đã bị bắt. Lương thực, điện, nước ở một số chùa cũng bị cắt. Tin chính chính quyền bắn ra là các thầy phải đầu hàng hoặc sẽ bị bắt trục xuất vĩnh viễn ra nước ngoài. Nếu mình cứ rước linh, tuyệt thực để biểu tình thì không hiệu quả. Mọi người tính sao?”. Thầy Tâm Châu chợt nói: “Nhớ hôm trước thầy Thích Quảng Đức có nguyện vọng tự thiêu. Thầy Đức Nghiệp hỏi lại nếu thầy Quảng Đức vẫn đồng ý thì ngày mai thực hiện cùng cuộc rước linh ở Phật Bửu tự luôn”.
    Hòa thượng Đức Nghiệp trả lời: “Con xin nhận lãnh trách nhiệm quan trọng này. Nếu không có gì trở ngại, con sẽ không gọi điện thoại để bảo đảm bí mật”. Ngay tối đó, hòa thượng Đức Nghiệp về gấp chùa Ấn Quang gặp Bồ tát Thích Quảng Đức mới tụng kinh Pháp Hoa xong. Hòa thượng Đức Nghiệp hỏi: “Thưa, hòa thượng còn giữ ý định tự thiêu như tâm thư đã gửi không?”.
    Bồ tát Quảng Đức liền chắp tay trả lời: “Mô Phật! Lúc nào con cũng xin sẵn sàng tự thiêu để cúng dường tam bảo và sự trường tồn của Phật giáo”. Hòa thượng Đức Nghiệp ứa nước mắt xúc động, gọi sư tăng bảo vệ cho Bồ tát Thích Quảng Đức và hỏi: “Thưa, hòa thượng có muốn nhắn nhủ gì nữa không?”. Bồ tát Quảng Đức trả lời: “Xin được gặp thầy Thiện Hoa để tạ ơn!”.
    Hòa thượng Đức Nghiệp dặn dò: “Xin thầy đừng nói thêm gì về việc tự thiêu nhé!”. “Vâng, tôi sẽ chỉ nói lời tạm biệt để ngày mai đi xa” - Bồ tát Thích Quảng Đức chắp tay xá Phật, trả lời thanh thản. Ngoài chùa, bóng đêm vẫn dày đặc trong một thời cuộc đang hồi ngả nghiêng, loạn lạc...
    QUỐC VIỆT
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Những bức ảnh chưa từng công bố về thảm sát Mỹ Lai

    Cựu phóng viên Ronald Haeberle, người chụp những hình ảnh chấn động thế giới về vụ giết hại thường dân Mỹ Lai, vừa gửi VnExpress những bức hình chưa từng công bố về thảm kịch.

    43 năm trước, ngày 16/3/1968, Ronald Haeberle theo chân lính Mỹ vào làng Mỹ Lai ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi với tư cách là phóng viên chiến trường. Tại đây, lính Mỹ đã sát hại 504 thường dân, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già. Cuộc bắn giết, đốt nhà diễn ra trong 4 tiếng đồng hồ ám ảnh day dứt ông cả một đời.

    Một năm sau sự kiện này, ông quyết định công bố bộ ảnh vụ thảm sát trên tạp chí Life, lần đầu tiên đưa sự việc ra công luận thế giới. "Một khi sự thật lịch sử mất đi thì tính nhân văn không còn", tác giả bộ ảnh nói về quyết định công bố bộ ảnh độc quyền.

    Trong số những hình ảnh ông chụp ở làng Sơn Mỹ ngày định mệnh đó, có một số tấm chưa từng được công bố với thế giới. Giờ đây ông quyết định giới thiệu chúng qua VnExpress, nhân lần đầu trở lại Việt Nam với tư cách là nhân chứng của bi kịch lịch sử Mỹ Lai. Các ảnh dưới đây đều chụp lại từ ảnh gốc.

    [​IMG]

    Trong bức ảnh này, người anh che đạn cho đứa em trườn trên bờ ruộng. Ronald Haerle chụp trong buổi sáng xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai.

    Sau 43 năm, bức ảnh này vẫn còn gây tranh cãi, chưa thể xác định được danh tính của hai đứa bé trong bức ảnh. Tuy nhiên, ông Trần Văn Đức, hiện là Việt kiều ở Đức, tự nhận mình là nhân vật trong ảnh. Trên đây là bức ảnh gốc, phía bên bìa phải của ảnh là cánh tay của một lính Mỹ.

    Bức hình công bố trên tạp chí Life năm 1969 đã được cắt cúp lại bố cục, bỏ đi cánh tay này.

    [​IMG]
    Lính Mỹ đang lôi một cụ già trốn trong nhà ra trước sân.

    [​IMG]
    Một nhóm gồm nhiều phụ nữ, trẻ em bị tập trung lại một chỗ.

    [​IMG]
    Một em bé ngồi trước mũi súng của các binh lính trước khi vụ giết hại xảy ra.

    [​IMG]
    Binh lính tra khảo dân làng.

    [​IMG]
    Một người lính cầm lựu đạn chuẩn bị ném xuống căn hầm ẩn nấp của dân làng Sơn Mỹ trong sáng 16/3/1968.

    [​IMG]
    Ngoài giết hại người, gia súc, gia cầm, lính Mỹ còn mang lương thực của dân làng đổ xuống mương.

    [​IMG]
    Một cụ già và hai cháu nhỏ trước những mũi súng của binh lính.

    [​IMG]
    Lính Mỹ vũ trang tràn vào làng vào buổi sáng định mệnh.​

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/10/nhung-buc-anh-chua-tung-cong-bo-ve-tham-sat-my-lai/
  8. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG]
    Cụ già bị quẳng ra đường[​IMG]
    trong nỗi sợ hãi tột độ [​IMG]
  9. minkho

    minkho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2008
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Trong ảnh em bé trước mũi súng, hình như là lính VNCH tên Minh đúng không các bác?
  10. giangPDP

    giangPDP Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    26
    Vụ Mỹ Lai làm câm họng một cơ số kha khá chí sĩ "rân chủ" bưng bô nâng bi Mẽo,nhưng vẫn có nhiều thằng mồm không khác đống shiiiit coi đám thuộc "đại đội C" coi là anh hùng của "nhân dân" Mĩ.

Chia sẻ trang này