1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Văn hóa đọc

Chủ đề trong 'Văn học' bởi romanticscience9, 16/04/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. romanticscience9

    romanticscience9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2011
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;} [FONT=&quot]Trong đời sống văn hóa hiện đại, nền văn học đã không còn giữ được vị thế của mình và đang ngày càng nghiêng ngả, sút kém. Rồi mai đây liệu có ai còn nhớ tới nàng Kiều, nhớ tới Lão Hạc hay Ông già và biển cả… Những tác phẩm ấy đang chết lặng lẽ giữa cuộc sống ồn ào. Hi vọng ở tương lại nền văn học đang hết sức mỏng manh.[/FONT]
    [FONT=&quot]Với lối sống nhanh, sống gấp gáp của đa phần giới trẻ hiện nay, hầu như thời gian dành cho việc đọc rất ít được chú trọng. Không ít người trong số chúng ta quan niệm rằng, đọc đơn thuần chỉ là một hình thức tiếp nhận thông tin. Quan niệm đó tuy không sai nhưng chưa thực sự đầy đủ. Đọc được xem là một trong những loại hình văn hóa.[/FONT]
    [FONT=&quot]Văn hóa ở đây không chỉ dừng lại ở kỹ năng đọc mà hiểu rộng hơn đó chính là văn hóa tích lũy thông qua kỹ năng nghe, nhìn. Tuy nhiên, văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay lại là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội, cũng như những người có tâm huyết với nó. Giới trẻ dường như dễ dàng chấp nhận những giai điệu đơn giản của các bản nhạc viết vội, những cuốn sách nghèo nàn về thông tin, vụng về trong biên tập… Họ chẳng mấy khi dừng lại ở những trang viết đầy tính nhân văn về cách đối nhân xử thế, về một than phận đáng thương hay những cuốn sách kinh điển, những tuyển tập lịch sử hào hùng của các dân tộc… để biết được trách nhiệm, bổn phận của mình.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại với tốc độ phát triển nhanh, phải đối mặt và xử lý vô vàn các thông tin, sự việc khác nhau, các bạn trẻ phải cố gắng hết sức để tồn tại đúng với thời đại của mình. Nhưng bên cạnh đó cũng rất cần sự tích lũy về văn hóa, vốn hiểu biêt, kinh nghiệm sống, cách sống… mà việc tích lũy đó chỉ có thể có được qua việc ĐỌC. Các tác phẩm văn học và nghệ thuật có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý sự cải hóa, sự hình thành nhân cách bên trong con người, ở mỗi con người. Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực cố gắng của các bạn trẻ để ngày càng tiến đến gần cái đích của VĂN HÓA ĐỌC thì việc mở rộng khả năng tiếp cận với độc giả là rất quan trọng. Cần xây dựng một kho lưu trữ các tác phẩm văn học giàu giá trị, nhiều thông tin và đồng thời thúc đẩy thúc đẩy sáng tác, giới thiệu tác phẩm tới đông đảo bạn đọc.[/FONT]
  2. nguvanbaochi

    nguvanbaochi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2007
    Bài viết:
    2.607
    Đã được thích:
    8
    Bạn ơi, nói như bạn ko sai, nhưng cũng chẳng cải thiện được gì cho văn hoá đọc đối với giới trẻ bây giờ đâu.

    Văn hoá đọc có được từ suy nghĩ, lối sống và sở thích của mỗi con người, nhưng theo mình, văn hoá đọc còn có nguồn từ sự "nghèo nàn thông tin". Ngày xưa, khi đài, báo, và đặc biệt là internet chưa hề có, thì người ta chỉ biết đọc. Có cuốn sách, cuốn truyện nào là người ta lập tức đón nhận ngay. Ngày nay, do sự phát triển của quá nhiều loại hình giải trí, nên văn hoá đọc bị mai một là điều tất yếu.

    Cá nhân mình không là ngoại lệ, mình vốn là người rất thích đọc. Từ bé, khi còn bị cấm đoán, mình vẫn tìm tòi và đọc tất cả những gì lọt vào tay (hồi bé, chưa có định hướng riêng cho mình). Lớn lên, học ĐH vẫn thích đọc, biết rằng mình thích gì, biết những cuốn sách nào nên đọc, cuốn nào không có giá trị hoặc chỉ có giá trị giải trí thông thường. Nhưng kể từ khi đi làm, tiếp xúc hàng ngày với internet, mình lười đọc hơn nhiều. Thú thật là đôi khi ngại đọc những cuốn truyện quá dầy.

    Ngày nay, văn hoá đọc bị lấn át bởi các loại hình giả trí khác. May ra, khi người ta về già, nhàn rỗi và đầu óc thảnh thơi, người ta mới lại có thời gian đọc sách.
  3. raiseourselves

    raiseourselves Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2010
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Hai bạn nói đều đúng!

    Văn hoá đọc của chúng ta bị "phân tâm" là một lẽ tất yếu - bởi giờ có nhiều cái làm chúng ta quan tâm hơn, nghĩ đến nó và dành thời gian cho nó. Khi trước, chúng ta chỉ có tivi để xem, đài để nghe, sách để đọc, gặp mặt trực tiếp để nói chuyện trong khi bây giờ có Internet vừa dành cho đọc vừa dành cho nghe cho xem, cho nói chuyện rồi lại có nhảy, khiêu vũ, thể thao, game online để chơi... Nhiều lắm chứ, mà cũng vui, thoải mái vì vừa là chơi vừa là mở rộng tầm hiểu biết.

    Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại. Người nào cũng có quỹ thời gian 24h/ ngày, chẳng ai hơn ai. Chúng ta bị "phân tâm" rồi chúng ta đạt được cái gì trong thời gian ta sống trên cõi đời này. :)). He he Nhìn ra nước ngoài nơi có bao nhiêu con người giỏi, họ sáng tạo ra máy tính, Internet, họ phát triển nó để ai ai cũng phải dùng nó và trả tiền cho họ. Họ giàu, còn chúng ta thì sao? Họ làm ra cái cho chúng ta "hưởng thụ" và họ hưởng thụ những cái chúng ta "có nằm mơ cũng không thấy". :-??

    Người ta nói chẳng phải ý tưởng làm giàu của họ từ trên trời rơi xuống, và chẳng phải ai cũng giàu như họ. Người ta cũng nói rằng cái khác biệt chính là họ sống có lối đi riêng cho mình. Thông tin trên Internet nhiều thật đấy, nhưng bao nhiêu phần trong quĩ thời gian mà người giàu Bill Gates, người giỏi như Giáo sư Ngô Bảo Châu dành cho Internet để đọc báo, chat, chơi game, web đen... hay họ sử dụng một nguồn thông tin khác, đã được "lọc" - một trong số đó là sách, bài viết khoa học của những tác giả, công ty sách, nhà sách có tâm, có tín. Nhà sách chọn lọc sách cho chúng ta rồi và bản thân người đọc sách cũng nên biết họ cần tìm cái gì.

    Bạn có thể tìm thấy thảo luận về văn hoá đọc: đọc cái gì, ai đọc, đọc như thế nào? ở đây http://thaihabooks.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3668&Itemid=103

    http://thaihabooks.com/index.php?option=com_content&task=view&id=3672&Itemid=103:testset

    Chúng ta muốn gì? Chúng ta cần gì? Chúng ta phải làm gì để đạt được cái ta cần?

    Mình tin, đọc sách có chọn lọc kết hợp với làm việc vừa là giải trí vừa đưa chúng ta đến nơi ta cần đến.


    Chủ đề này rất ý nghĩa, bà con anh em chia sẻ suy nghĩ về văn hóa đọc nha.

    Lovely,

    "Tôi điều khiển Tâm trí mình
    Tôi điều khiển Cuộc đời mình
    Tôi là vị Chủ nhân trong thế giới của chính tôi" Trích "Tự chủ
    "
  4. myspace2009

    myspace2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2009
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Tôi đặt cho mình một cái nick name chat skype mang tên một cuốn sách mà tôi yêu thích, khi vào các chat room làm quen và nói chuyện với mọi người, họa hoằn lắm mới có người biết đó là tên một cuốn sách, còn lại đều nghĩ đó là một cái nick có tính chất khơi gợi mời mọc, vì nó có chữ "Cô đơn...". Thế mới thấy là số người đọc sách, hoặc ít ra là quan tâm đến sách bây giờ ít lắm. Nhưng điều đó cũng dễ lý giải trong thời buổi mà các phương tiện giải trí, các kênh tiếp cận văn hóa khác với sách nhiều bao la và dễ dàng vô cùng. Khi tôi sắp đặt cho ngôi nhà mới, tính đi tính lại vẫn thấy thiếu cái gì đó, mãi mới nghĩ ra là thiếu cái tủ sách. Cha tôi nói rằng, cái mà cha mẹ để lại cho con cái quý giá nhất vẫn là sách thôi con ạ... Thế mới thấy văn hóa đọc có thể bắt đầu từ niềm đam mê có tính chất cha truyền con nối, tôi đọc sách tủ tủ sách của cha tôi, sau này con cái tôi cũng chịu cái ảnh hưởng đó mà đọc mà học theo...
  5. raiseourselves

    raiseourselves Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2010
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    văn hóa đọc: đọc và hành động
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    văn hóa đọc: đọc và hành động
  6. choai

    choai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2003
    Bài viết:
    745
    Đã được thích:
    0
    Tôi là tôi xin phép được phản đối cái dòng đỏ đỏ trên kia của bạn ạ. Tôi đồng ý rằng ngày xưa ít phương tiện nghe nhìn, cách tiếp thu thông tin chủ yếu qua sách báo. Nhưng nếu bạn cho rằng đọc chỉ cốt lấy thông tin mà thành văn hóa đọc và văn hoá đọc cũng chỉ như các loại hình giải trí thì bạn lầm rồi. Văn hóa đọc rộng và sâu hơn nhiều việc đọc chỉ lấy thông tin. Nó rộng lắm, nó bao gồm sự trân trọng đối với tầng lớp viết và sáng tác và tác phẩm, là sự làm việc nghiêm túc và giữ uy tín của người làm sách, của nhà xuất bản, là sự phát triển của hệ thống thư viện công cộng, là sự chia sẻ và trao đổi của người đọc về sách báo, là tình cảm quý trọng thực sự của con người trước những trang sách, và còn nữa, còn nữa. Tôi không đủ trình độ để viết kỹ về văn hóa đọc.

    Tôi chỉ biết rằng nếu chỉ thấy cảnh nhà sách tấp nập, các đầu sách mới như bươm **** trên giá sách mà nói là đó là văn hóa đọc lên ngôi thì sai rồi; hoặc thấy người ta ngồi suốt ngày trước máy tính đọc ebook mà nói văn hóa đọc xuống cấp, thì cũng không đúng rồi.
  7. small_fire

    small_fire Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/10/2003
    Bài viết:
    498
    Đã được thích:
    0
    Cô đơn trên mạng [:D]
  8. Manuvn

    Manuvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2005
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Hay là cô đơn vào đời [:D]
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Văn hóa đọc chẳng bao giờ chết cả. Với tôi, phiêu lưu trong game " BOI", xem phim "Kingdom of Heaven" và đọc " Từ điển Khazar" đều thú vị như nhau. Văn hóa "đọc" ở mọi nơi vấn đề là đọc theo cách nào.

Chia sẻ trang này