1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Thiện - Ác

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi banlaidienmuc, 25/04/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. banlaidienmuc

    banlaidienmuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp nhìn thấy một con rắn đang chuẩn bị vồ một con chim, lúc đó bản thân mình sẽ phải hành động làm sao?
    Lấy ngay cái que, đập cho con rắn một cái hoặc xua đuổi nó để cứu con chim non kia? như thế có phải là hành động tốt đẹp, là "Thiện"?

    + Nếu đứng về phía con chim non mà nói, nguy hiểm đang rình rập, tưởng chừng vô phương cứu chữa bỗng dưng gặp được người xua đuổi hiểm họa, đương nhiên là rất mừng rỡ, và sẽ coi người kia là anh hùng, là bồ tát hiện thân!

    + Đối với con rắn mà nói thì đang khi đói bụng, tìm được miếng mồi ngon béo bở... thì bỗng dưng bị đánh đuổi, bị cướp mất miếng ăn! Vậy thì với con rắn mà nói thì vị kia chính là kẻ thù, chính là "đồ quỷ sứ"!

    + Đối với một số chúng sinh khác (là đối tượng săn mồi của rắn) thì lại sắp phải đối mặt với một nguy cơ mới: vì ko được ăn con chim non kia nên rắn kia vẫn còn đói bụng, sự hung hăng còn tăng lên gấp bội do miếng ăn đến mồm còn bị cướp, cho nên rắn ta mới đi tìm miếng ăn khác và... , như vậy có phải người kia gián tiếp gây họa cho chúng sinh này hay không???

    Vậy người kia phải làm sao cho đúng?
    Thông thường, đa số chúng ta đều ghét rắn nên việc cứu chim non, đập cho rắn một gậy là vẹn cả đôi đường: vừa "nghĩa hiệp" lại vừa "bõ ghét"! tuy nhiên, nếu phân tích như những lý trên đây thì việc này không những không "Thiện" mà ngược lại còn có phần hơi "Ác". Vậy phải chăng phải có hành động để vừa cứu được chim non, vừa không để rắn đói mới là vẹn cả đôi đường! cứu chim thì đã dễ, còn để rắn không đói thì phải làm sao? biết cho nó ăn cái gì? vì cái con này nó toàn ăn thịt không à! chẳng lẽ giết con khác để cho nó ăn?
    Ựa? tưởng đã tìm ra câu trả lời nhưng càng gỡ lại càng rối! có lẽ phải để câu hỏi mở ở đây, chờ có cao nhân nào trả lời giúp!
  2. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Vâng,

    Trong thiện có ác, trong ác có thiện.

    Ở trong thiện ác tâm không dính mắc. có thể tạm gọi là gần với Như Lai.
  3. Fire_eater

    Fire_eater Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tôi cao 1m7 chắc không phải cao nhân nhưng xin mạn phép trả lời bạn.

    Để giải quyết ổn thoả vấn đề bạn đặt ra, theo tôi trước hết người kia hãy cứu con chim non, sau đó chặt phăng một (hoặc một số) bộ phận trên cơ thể mình (ngón tay chẳng hạn) và mồi cho con rắn ăn. Song, để làm vậy thì người kia phải không còn bốn tướng nữa (ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả) hoặc tâm từ, tâm bi, tâm hỉ và tâm xả của người đó phải phát triển ở mức rất cao.
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Mấy cách đó đều là ác cả,

    Khi thấy một con rắn định cắn một con chim non, phải làm như này mới là thiện:

    Tìm một cái cây cao, vững chắc, trèo lên đấy ngồi suy nghĩ xem đã trả ơn cha mẹ chưa? Nếu cha mẹ chết thì ai cứu? Nghĩ tiếp xem mình có thể bị người khác hại như con chim non kia không? Nếu không muốn mình bị hại thì phải làm sao? Nghĩ tiếp xem mình có tránh khỏi cái chết được như con chim non kia không? Khi mình bị chết thì ai cứu mình???

    Trả lời xong mấy câu hỏi đó thì hãy xuống cây, rồi xem con rắn có ăn hết thịt con chim không? Nếu không thì đem phần còn thừa đó nướng lên mà ăn. Hoặc nếu con rắn ăn thịt con chim bị nghẹn mà chết thì cũng đem con rắn đó nướng lên mà ăn. Nếu không thích ăn thịt hai con đó thì có thể làm việc khác. Được như vậy tạm gọi là thiện tri thức
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    1m7 tuy không phải cao nhưng cũng không phải thấp, và còn tuỳ bạn đứng ở đâu?

    Nếu bạn cao 1m7, nhưng bạn đứng thẳng, còn người khác đang quỳ trước mặt thì dù có cao 2m1 cũng phải ngước nhìn
  5. haikdck

    haikdck Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện bạn nêu ra rất hay.
    Bản thân con rắn, con chim hay con người khi hiện hữu ở cuộc đời này có lẽ đã đều phải chịu những nghiệp chướng nhất định chăng?
    Việc con chim bị chết do con rắn ăn hay là con rắn bị chết đói phải chăng cũng là trả nghiệp cho các kiếp trước?
    Con người khi cứu được con chim/con rắn thì con người đó đã làm giảm bớt cái nghiệp kiếp của mình chăng?
    Con người nên làm cách gì đó tối ưu nhất để giảm bớt được nghiệp kiếp của mình?

    Để con rắn ăn con chim thì con chim có bị chết ngay không?
    Cứu con chim thì con rắn có bị chết đói ngay không?
    Nếu là một người có tâm thì nên làm thế nào?
  6. banlaidienmuc

    banlaidienmuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Ối, làm như huynh bảo nhỡ đâu con rắn nó chê thì uổng ngón tay của mình quá!
    Hơn nữa đức phật đã dạy thân này khó được, huynh đem phung phí thế thì chỉ gặp vài "con rắn chuẩn bị ăn chim" thì đã thành cát bụi rồi!

    Vị huynh đài này hài hước thật đấy!
    Đọc trả lời của huynh, đệ thấy vừa buồn cười vì cách hành văn của huynh, vừa cảm thấy sự châm chọc gì đó! (Nói thật soạn xong bài đó, đệ đã định xóa đi vì thấy nó hơi ...củ mỳ)
    Tuy nhiên, đệ cũng đã suy nghĩ về vấn đề đã đặt ra và thấy rằng: nên cứu con chim đó vì:
    +Không phải ngẫu nhiên mà mình gặp phải tình huống đó, đó là kết quả của "trùng trùng duyên khởi" giữa chim, rắn,và "mình"!
    + Cứu chim, đuổi rắn vì hành động này có lợi cho cả 3: Chim được cứu, rắn khỏi tội sát sinh, mình thì... (nói cho nhẹ nhàng) khỏi bị lương tâm cắn rứt!
    + Còn lại, rắn có "trách" mình hay tiếp tục đi tìm thức khác thì đó là tự gieo nghiệp ác khác mà thôi!
    Trên đây là một số suy nghĩ của đệ! mong các huynh bàn luận tiếp!
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thay vì quan tâm đến con rắn và con chim ở ngoài đường bạn nên quan tâm đến con rắn và con chim ở trong tâm mình thì tốt hơn.
  8. banlaidienmuc

    banlaidienmuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn huynh đã chỉ giáo!
    Đó là đôi điều thắc mắc cần làm rõ để đi đúng hướng trên con đường tu tập thôi mà!
  9. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    thế này nhé. câu chuyện con rắn và con chim ở trên ngoài ý nghĩa việc kiếm ăn thì theo ngôn ngữ nhà Phật nó còn liên quan đến Nhân Quả.
    con rắn ăn con chim thì điều đó có nghĩa là hoặc con chim nợ nó 1 quả hoặc nó gieo ở con chim 1 nhân. Dù cho đó là nhân hay quả thì cũng không ai có thể can thiệp được. Nếu như con chim nợ con rắn 1 quả mà ai can thiệp thì cái quả này không trả được con chim vẫn nợ con rắn 1 đời. Nếu con rắn ăn con chim là gieo 1 nhân mới thì nếu không ăn con chim này nó cũng sẽ gieo nhân ở con chim khác, không ai có thể cả đời bên con rắn mà ngăn chặn nó gieo nhân. Còn nếu chúng ta vì ngăn nó gieo nhân mà sát hại con rắn thì chúng ta sẽ nợ con rắn 1 quả.
    để nói về chuyện Nhân quả là 1 điều vô cùng phức tạp. Phật có dạy:" Có bốn hiện tượng bất khả tư nghị, này tỉ-khâu, bốn trường hợp mà người ta không nên suy ngẫm, đó là: năng lực của một vị Phật , Định lực , nghiệp lực và suy ngẫm, tìm hiểu thế giới "(Tăng nhất bộ kinh, IV. 77).
    để biết được con rắn gieo nhân hay trả quả đòi hỏi người đó phải chứng đắc Túc Mạng Thông mới có thể biết được, nhưng chư Phật có khuyên nếu không Lậu Tận Thông thì đừng nên chứng đắc Túc Mạng Thông làm gì, nếu có chứng được thì hãy tìm cách quên đi. Vì nếu chưa chứng được Lậu tận thông con người sẽ vướng vào quá khứ và vị lai, vướng vào Nhân quả, mà Nhân quả thì không ai có thể can thiệp được kể cả Phật Thích ca.
    Tôi khuyên bạn nên chú ý đến Con rắn và con chim trong tâm mình vì tâm của chúng ta luôn tồn tại quan niệm Thiện ác, luôn có con rắn và con chim, người đắc được lậu tận thông thì tâm luôn bình thản trước vạn vật không còn trói buộc vào bất cứ điều gì. Và chỉ khi nào mình ngộ được điều này thì mới có thể thấu được Nhân quả.
  10. haikdck

    haikdck Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/09/2008
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    0
    Các bạn đang sống ở trần tục mà nói toàn từ khó hiểu. Nào là "chứng đắc túc mạng thông", nào là "lậu tận thông". Nói thật là tôi chả hiểu gì cả. Các bạn đang mắc vào tật tham lam khi cố gắng thể hiện với người khác những kiến thức mà khi nói ra chưa chắc các bạn đã hiểu. Trước khi làm Phật thì hãy làm một người tốt đi đã. Các bạn đã làm được gì chứng tỏ mình là người tốt .............?

Chia sẻ trang này