1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tranh Đông Hồ - Tấm bản đồ tìm về nguồn cội

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi namanh2x, 24/05/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Chitto

    Chitto Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    5.198
    Đã được thích:
    13
    [:D][:D][:D]

    Bạn thông minh thế mà không hiểu cái bài tôi có nghĩa gì sao ???

    Tất nhiên là tôi chả dại gì chứng minh hay nhận định gì nó liên quan với Việt Nam hay Kinh Dịch.

    Nhưng cũng chẳng khó khăn gì nhận thấy các "dấu hiệu" mà bạn hết sức tán dương (như là mấy "ngoặc" trên lưng lợn, mấy cái lông con gà trống....) nó xuất hiện ở tất cả các nơi, ở tất cả các nền văn minh.

    Cố tìm lấy sự tương đồng cũng tốt, nhưng gán ghép cho nó những thứ nghe có vẻ cao siêu như bạn đang làm, thì với đúng cách tương tự, tôi cũng có thể nói rằng nền văn minh Hy Lạp, văn minh Ai Cập, Macedonia, Babylon.... là học mót từ văn minh Việt Nam.

    Tất nhiên như thế rất là láo và buồn cười.

    Nhưng có nhiều cái cũng buồn cười mà người ta vẫn cứ tung hô. Khổ thế.
  2. namanh2x

    namanh2x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    "Tất nhiên là tôi chả dại gì chứng minh hay nhận định gì nó liên quan với Việt Nam hay Kinh Dịch" Đây chính là khác biệt lớn giữa mình và bạn đấy. Còn láo và buồn cười hay không thì người đọc sẽ đánh giá.

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    vì rõ ràng tranh làng Hồ xuất hiện quá lâu sau khi Kinh Dịch đuợc người Trung Quốc truyền bá đi khắp nơi. Câu này là kết luận của bạn hay của ai vậy?

    Không biết phải nói bao nhiêu lần bạn này mới chịu hiểu nhỉ. Đây không phải là công trình nghiên cứu khoa học. Tôi chỉ đưa ra đây những khám phá mang tính cá nhân của tôi. Những gì cần nói và kết luậntôi đã nói hết trong các bài viết của mình rồi. Còn việc ai đó tin hay không tin, ủng hộ hay không ủng hộ là quyền mỗi người, hiểu hay không hiểu tuỳ thuộc vào thứ mà họ duy. Cách tiếp cận của tôi hoàn toàn là dựa trên những di sản văn hoá chứ không dựa vào chứng cứ lịch sử mang tính khoa học. Bởi vì với tôi Văn hoá của một quốc gia đáng tin hơn bất cứ bằng chứng nào. Hết.


  3. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    1/ Bạn chứng minh hộ tranh Làng Hồ ra đời cùng lúc hoặc trước khi người TQ truyền bá Kinh Dịch.
    2/ Nghiên cứu hay cảm nhận đề phải có cơ sở và logìc, nếu không chỉ là 1 sự mù quáng.
    3/ Khám phá mà dựa vào niềm tin mù quáng thì làm sao thuyết phục được người khác rằng đó là khám phá?
    4/ Nếu chưa chứng minh được Kinh Dịch là của VN, thì làm sao mà bảo đó là di sản văn hoá của Việt Nam?
  4. namanh2x

    namanh2x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2009
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Định sẽ không giải tích thêm về nội dung đã đăng tải nưa nhưng khổ nỗi có người không đọc kĩ mà cứ chăm chăm vào phản bác nên đành mất công giải thích lại vậy.

    Nghiên cứu hay cảm nhận đề phải có cơ sở và logìc, nếu không chỉ là 1 sự mù quáng.
    Nếu chưa chứng minh được Kinh Dịch là của VN, thì làm sao mà bảo đó là di sản văn hoá của Việt Nam?

    Cơ sở là di sản văn hóa Việt và di sản văn hóa ở đây chính là tranh Đông Hồ và truyền thuyết lịch sử truyền miệng chứ không phải Kinh Dịch. Kinh Dịch không phải là di sản văn hóa Việt.

    Trong Kinh Dịch chỉ coi Lưỡng Nghi chỉ có một thuộc tính là Âm hoặc Dương, trong khi nội dung trong bài viết của tôi dựa vào phân tích tranh Đông Hồ cho thấy Lưỡng Nghi có cả 2 thuộc tính là Âm và Dương, tùy theo Duy Âm hay Duy Dương mà tính Âm hay tính Dương làm tính chủ, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật Âm Dương chuyển hóa "trong Âm có Dương và trong Dương có Âm" Có nghĩa là trong mọi sự vật sự việc từ nhỏ đến lớn đều có sẵn tính đối nghịch, tùy theo duy gì mà sẽ ra cái đó. Chứng tỏ rằng tranh Đông Hồ thể hiện triết lí Âm Dương khác với Kinh Dịch. Ngoài ra cách kết hợp giữa Lương Nghi Âm và Lưỡng Nghi Dương với nhau để tạo ra Tứ Tượng trong bài viết của tôi thể hiện sự kết hợp mang tinh sinh nở khác với Kinh Dịch là chồng lớp các hào với nhau.

    Điều này thể hiện nội tại Kinh Dịch là không nhất quán, không hoàn chỉnh so với triết lí Âm Dương. Trong khi tranh Đông Hồ lại thể hiện rất đầy đủ và nhất quan toàn bộ triết lí của Âm Dương như vậy thì thử hỏi ai am hiểu về triết lí Âm Dương hơn ai? và ai sao chép từ ai?
    Vì thế mà tôi đã kết luận ở phần I.7 là:

    "Cách phân bố quẻ Dịch của Trung Hoa hoàn toàn là bắt trước mà không hiểu rõ nguyên lí. Chỉ đơn thuần sắp xếp các hào Âm Dương theo kiểu hệ nhị phân nên không thể hiện được rõ yêu tố “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi , Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng , Tứ Tượng sinh Bát Quái” và “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”. Dịch của Trung Hoa là Dịch học theo triết lí Âm Dương của ông cha ta, tự suy diễn ra Bát Quái rồi gán ghép cho nó với đồ hình Hà Đồ của vua Phục Hi là hoàn toàn ngộ nhận."

    Bạn có thấy câu nào trong bài viết của tôi là "Kinh Dịch là của Việt Nam" không? mà vấn đề ở đây là nguồn gốc, là sự khởi nguồn. Mọi thứ đều có nguồn gốc của nó, không thể từ trên trời dơi xuống như kiểu nhìn thấy đồ hình trên lưng con Long Mã được. Nó phài là quá trình đúc kết lâu dài của một nền văn hóa tương xứng với nó, phù hợp với nó.

    Cũng nói thêm là nếu như trên thân lợn mẹ không vẽ hình đốm xoáy mà được gọi là xoáy Âm Dương từ lâu rồi thì tôi cũng chẳng mất công đi phân tích về triết lí Âm Dương trong tranh Đông Hồ làm gì. Đó chính là sự khởi nguồn cho mọi vân đề và cũng là khởi nguồn cho mọi tranh cãi trong cái topic này. Hy vọng là mọi người sẽ hiểu được cái chân lí mà tôi ám chỉ trong lời mở đầu,
    như vậy là đã hiểu được cái sự kì vĩ của một lí thuyết mà thoạt nhìn rất đơn giản nhưng lại chứa đựng cả một quy luật của vũ trụ trong đó >:D<


  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133




    Tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc [FONT=&quot]Ngày nay trước xu thế hội nhập văn hóa thế giới thì tranh dân gian Đông Hồ [/FONT][FONT=&quot]có thể phản ánh cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.[/FONT]







    [FONT=&quot]Nằm nép mình bên bờ đê phía nam của dòng sông Đuống hiền hoà, nghiêng trôi một “dòng lấp lánh”, làng tranh Đông Hồ đã trải qua biết bao những thăng trầm để giữ cho “hồn dân tộc” mãi được “sáng bừng trên giấy điệp”.[/FONT][FONT=&quot]Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Ngày nay trước xu thế hội nhập văn hóa thế giới thì tranh dân gian Đông Hồ [/FONT][FONT=&quot]có thể phản ánh cuộc sống đương đại hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết khám phá những điều thú vị về tranh Đông Hồ – một dòng tranh luôn bám theo thời cuộc.[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Từ cảnh nhảy đầm đến… nhà chứa![/FONT]
    [FONT=&quot]Ai cũng biết trong phong trào Âu hóa, cái món “nhảy đầm” đã được du nhập vào Việt Nam khiến các cụ đồ Nho phải lắc đầu lè lưỡi. Nhảy đầm đã đi vào tranh Đông Hồ với bức tranh cùng tên, và hiện nay vẫn còn ván khắc để in. Bức tranh mô tả một quầy bar, có ly, cốc, có bồi bàn, có rượu vang hoặc champagne, hình vẽ cũng thô mộc thôi, nhưng rất rõ một sinh hoạt thuộc địa, với hai cặp giai thanh gái lịch trong điệu valse uyển chuyển.[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Bức tranh đôi Phong tục cải lương – văn minh tiến bộ vẽ ông Tây – bà đầm đi “picnic”, một bên chú thích là Phong tục cải lương moa tăng phú, còn bên kia: Văn minh tiến bộ, tọa (toa) tăng xương. Theo lý giải của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, thì đây là cách chửi kiểu bồi tiếng Tây của một ông đồ cũng thật hay, Toa tăng xương = Toi attention/ Mày liệu hồn, Moa tăng phú = Moi, je m’enfiche/ Tao mặc kệ. Cả hai câu có nghĩa đầy phẫn nộ: Phong tục thay đổi, thì mày liệu hồn; Văn minh tiến bộ, tao đếch cần.[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Bộ tranh đôi Trai tứ khoái – gái bảy nghề, nghệ nhân đã rất khéo đổi câu vè quen thuộc trong dân gian chê các cô gái hư hỏng: “Ngồi lê là một, dựa cột (lười nhác) là hai/ theo giai là ba/ ăn quà là bốn/ trốn việc là năm/ hay nằm là sáu/ đánh cháu là bảy” thành “đăng sê (nhảy đầm) là một/ theo mốt là hai/ đánh bài là ba/ đàn ca là bốn/ trốn nhà là năm/ đi săm (nhà chứa) là sáu/ Mang cháu (chửa hoang) là bảy. Bộc lộ sự phê phán riết róng cái việc đánh mất thuần phong để đi vào bại tục.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chỉ một góc nhỏ thôi trong tranh Đông Hồ đã cho ta thấy nghệ nhân với trách nhiệm xã hội đã đóng vai trò phê phán quyết liệt những thói xấu từ quan trường đến đời sống dân sự. Họ là nghệ nhân nhưng cũng là những nhà báo trứ danh đó chứ![/FONT]
    [FONT=&quot]Tranh Đông Hồ: luôn bám theo thời cuộc[/FONT]
    [FONT=&quot]Chỉ từ đời sống dân gian, chẳng có ai định hướng mà tranh Đông Hồ cũng có đủ loại từ tranh giáo khoa, phong cảnh, phong tục, sinh hoạt, tín ngưỡng, tranh truyện (dựa theo cổ tích) tranh lịch sử, châm biếm và hài hước, chẳng thiếu thể loại gì.[/FONT]
    [FONT=&quot]Có thể nói, một đặc điểm rất đáng nể của tranh Đông Hồ là luôn bám theo thời cuộc. Ta để ý mảng tranh châm biếm, những bức tranh như Trê cóc, Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa cách nay vài trăm năm đến những tranh Trai tứ khoái, gái bảy nghề vẽ về thói sinh hoạt đàng điếm của đám trai gái thành thị thời thực dân Pháp đến các tranh vẽ người Pháp Văn minh tiến bộ, phong tục cải lương cách đây sáu bảy mươi năm tự nhiên đóng vai trò phản biện xã hội với con mắt phê phán khá sắc cạnh. Thế mới biết nghệ nhân quan sát cuộc sống và hiểu cuộc sống khá kỹ lưỡng. Có thể nói đó là loại tranh biếm xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, ở tư thế độc lập, cao cấp in màu tử tế và được xã hội chấp nhận, giữ gìn.[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Tranh Đám cưới chuột quá nổi tiếng, ai cũng biết nhà chuột trong buổi nghinh hôn phải lo lễ lạt cho bề trên là ông miêu để được vênh vang rước dâu. Nhưng vào thời mua quan bán tước, nghệ nhân ta chế lại hai chữ “nghinh hôn” thành “tiến sĩ”. Cảnh rước dâu thành cảnh rước tiến sĩ vinh quy, cũng lễ lạt cho mèo để được danh phận.[/FONT]
    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]


    [FONT=&quot][​IMG]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Ai cũng biết tranh đôi Đánh ghen chê cười cảnh lẽ mọn, ông chồng rụt rè can ngăn vợ cả: Thôi thôi bớt giận là lành… còn Hứng dừa thì “đấy trèo đây hứng” quả là ngoạn mục của sự phồn thực. Nhưng lại có một dị bản Đánh ghen, Hứng dừa nữa của thế hệ sau gần chúng ta hơn, khá đặc biệt với chú thích mới: Ở tranh Đánh ghen, cảnh ông già đang lộn xộn trong cảnh tranh chấp vợ cả vợ bé, ông tuyên bố gân guốc với bà cả “nhân lão tâm bất lão” (người già nhưng lòng chưa già!), quyết tâm giữ bà hai. Còn Hứng dừa thì đi xa hơn trong phồn thực với chú thích lẩy từ câu Kiều có sửa đi đôi chút: “trong như ngọc, trắng như ngà”, chẳng phải là anh chồng đang nói về cô vợ “nuy” sao?[/FONT]

    [FONT=&quot]Theo Họa sĩ Đỗ Đức (TT&VH)[/FONT]







    Nguyễn Thành Thu ( Thể thao & Văn hóa)
  6. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Mấy bức hình của bạn Vaputin đẹp quá. Tôi cũng hay mua tranh Đông Hồ làm quà tặng nhưng chưa thấy dị bản Đánh ghen, Hứng dừa với bản Nhảy đầm bao giờ. Mà thiết nghĩ, thời đại này rất ít người hiểu chữ Hán, tại sao các nghệ nhân không làm thêm các bản khắc thay chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ nhỉ. Chút "Việt hóa" này sẽ giúp phổ cập văn hóa cha ông đến giới trẻ dễ dàng hơn. Nói thật nhiều khi tôi đem tranh đi tặng các bạn nước ngoài mà cứ phải nhìn tranh đoán chủ đề, xong rồi tán phét lung tung cả.
  7. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bạn chủ thớt quá cuồng với ý tưởng thuyết Âm Dương có nguồn gốc từ Việt Nam. Bạn thử đọc lại truyện cổ các dân tộc vùng DNA và TG xem, dân tộc nào cũng có những truyền thuyết, truyện cổ tích đảm bảo đủ các yếu tố Âm Dương - Đực Cái - Nam Nữ chứ không riêng gì cái truyện Trăm Trứng của VN đâu.
    Bạn lý giải sao về điều này?
  8. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Hihi. cảm ơn bác vaputin. Ah mà tôi nghĩ bạn chgủ thớt nên tìm hiểu sâu sâu ...hơn về nguyên lý âm dương trồng thẻ. Bạn có tin trong các vấn đề về kinh dịch còn nhiều điều tranh luận. Vaf nếu mình không nhầm thì bác Tuấn Anh đó người nghĩ ra đột suất nghĩ ra phong thuỷ Lạc Việt cũng đã từng có một bộ sách về Tranh Đông Hồ để lý giải những điều ấy
  9. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Bên kia sông Đuống
    Quê hương ta lúa nếp thơm đồng
    Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
    Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
    Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
    Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

    Ruộng ta khô
    Nhà ta cháy
    Chó ngộ một đàn
    Lưỡi dài lê sắc máu

    Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
    Mẹ con đàn lợn âm dương
    Chia lìa đôi ngả
    Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
    Bây giờ tan tác về đâu ?
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Người xưa cảnh cũ

    Tết xưa: Tranh Tết


    KhonggianTre.com – Tranh tết từ lâu đã trở thành một tập quán, một thú chơi của người dân Việt Nam. Tranh Tết là một phần hồn Việt trong lành, nhân hậu và đồng thời cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh sâu sắc.
    [​IMG]
    Những ngày trước tết, người làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) mang tranh đi bán khắp nơi, người khắp nơi về đây cất tranh.
    Tranh Hàng Trống cũng rậm rịch trước đó vài tháng, in in, vẽ vẽ và trưng bày với một số lượng lớn các mẫu hàng hơn thường ngày cho dù lượng khách của thể loại tranh này kén hơn.
    [​IMG]
    Tranh Đông Hồ thường được tạo ra bằng cách in chồng các ván màu lên nhau, sau đó bản nét được in cuối cùng để tạo nên thần thái của tác phẩm.
    [​IMG]
    Trong khi đó ngược hoàn toàn toàn qui trình này, tranh Hàng Trống là thể loại tranh được in một lần bản nét, để làm xương sống cho tác phẩm sau đó người nghệ nhân phải gia công bằng việc tô phẩm màu lên, và bằng cái tài tài khéo léo của mình để tạo ra đậm nhạt, sáng tối.
    [​IMG]
    Đối với nông thôn, các gia đình nghèo, nhà tranh vách đất, thì việc mua một tờ tranh nhỏ với giá phải chăng là điều hoàn toàn có thể. Khổ tranh bằng lá mít cũng rất thích hợp để có thể dán bất cứ đâu trong nhà mang lại một không khí vui tươi rộn rã.
    Còn đối với người thị thành, việc treo tranh, chơi tranh không đơn giản là chơi cho có không khí Tết, mà bức tranh còn đồng thời là vật trang trí để kiến tạo nên được một không gian sang trọng và quí phái, và chứng tỏ được cái lễ giáo gia phong của gia đình.
    [​IMG]
    Đề tài trong tranh Đông Hồ và Hàng Trống cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Nhưng đã là tranh treo tết thì bao giờ cũng mang một nội dung là cầu chúc cho những gì tốt đẹp. Những bức tranh là những câu chúc cho gia chủ một năm phát tài phát lộc.
    Giang HoàngKhonggianTre.com

Chia sẻ trang này