1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nước Mỹ và Các Giá trị Mỹ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi NgoiSaoDen, 07/06/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Đôla Mỹ, Cục Dự trữ liên bang (FED) và những điều bí mật

    Mỹ luôn tự nhận mình là dân chủ, nhưng hệ thống tiền tệ là mạch máu quan trọng nhất lại không nằm trong tay Nhà nước, đại biểu của dân là Quốc hội.

    Quốc hội không thể chất vấn FED, vậy là FED đứng trên QH và luật pháp.

    Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực cao nhất và không cao hơn FED.

    FED thực tế là cơ quan quyền lực cao nhất, muốn giết tổng thống thì giết, Lincoln, Kennedy, Tổng thống nào dám có ý tưởng động đến quyền lực vô hạn vô biên đó đều bị chết một cách mờ ám khó hiểu, ít nhất 7 Tổng thống bị ám sát http://vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Chính_trị_gia_Hoa_Kỳ_bị_ám_sát mà phần lớn thực ra bị ám sát là do dám đụng chạm đến độc quyền phát hành tiền của bọn tài phiệt, nhưng mà báo chí sách vở Mỹ nó tuyệt đối không bao giờ nó bàn luận về chuyện đó, bởi vì bọn báo chí Mỹ thực ra cũng đều nằm trong tay bọn tài phiệt.

    Như vậy đó là "dân chủ" gì?

    Mở đầu câu chuyện về FED và dân chủ, là những biếm họa về FED và nền dân chủ tư sản ở Mỹ:

    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  2. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG] Giờ đây đồng đôla không được đảm bảo bằng vàng nữa. Ảnh: Hồng Hải - ANTG

    Từ 19/2 đến 25/2/2011, trên bàn nghị sự Hội nghị G20 tại Paris lại nóng lên những vấn đề về chính sách tiền tệ trên thế giới. Và hiển nhiên đôla Mỹ (USD) cũng như chính sách tiền tệ của nước Mỹ một lần nữa lại cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của nó đến an ninh tiền tệ toàn cầu.
    [​IMG] Tiếp theo câu chuyện về sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ - FED kỳ trước, ANTG kỳ này là câu chuyện ngược dòng về bước ngoặt lịch sử của đồng đôla Mỹ khi chuyển sang một thứ bạc "vay mượn" và âm mưu của FED trong cuộc chiến giành quyền nắm sức mạnh thật sự của nền kinh tế. Đó cũng là lời giải đáp cho những thắc mắc của bạn đọc như: Cơ chế hình thành đồng đôla Mỹ đang lưu thông hiện nay là gì, ai là người nắm quyền phát hành đôla Mỹ, và đâu là vai trò thật sự của tổ chức mang tên Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ?...


    Những đồng đôla "vay mượn"


    Rất nhiều người trên thế giới cho tới giờ vẫn nghĩ rằng quyền phát hành đồng đô-la tất nhiên thuộc về Chính phủ Mỹ, tuy nhiên trên thực tế về bản chất, Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành tiền tệ! Các nhà phân tích cho rằng, kể từ năm 1963 sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát, Chính phủ Mỹ cuối cùng đã mất đi quyền phát hành "đôla Mỹ bạc trắng". Quyền lực ấy đã thuộc về Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ và cách thức mà họ đã tạo ra tiền tệ là từ... không khí, chính xác hơn là dựa trên nợ.
    Sâu xa hơn, chính đạo luật "Federal Reserve Act" hay người ta còn gọi là "Đạo luật Nelson Aldrich" mà Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson ký ngay trước ngày Thiên Chúa giáng sinh năm 1913 đã tước bỏ hoàn toàn chức năng in tiền giấy của Chính phủ Mỹ. [​IMG] Và sự thật là kể từ khi FED đoạt được quyền in tờ giấy bạc này, cứ bao nhiêu tờ tiền đôla xanh in ra là người dân Mỹ phải chịu nợ FED bấy nhiêu.

    Trên thế giới người ta biết đến rất nhiều loại tiền nhưng về bản chất thì được xem là chỉ có hai loại: tiền vay mượn và tiền phi vay mượn. Tiền vay mượn là tiền pháp định đang lưu thông hiện nay mà thành phần chủ yếu của hệ thống tiền tệ pháp định này là các khoản vay mượn tiền tệ hóa của chính phủ. Ngược lại tiền phi vay mượn là có vàng, bạc đảm bảo.


    Trong lịch sử Hoa Kỳ đã từng có những đồng tiền "không vay mượn", thực sự được phát hành bởi chính phủ. Quan trọng nhất và là loại tiền tệ hợp pháp đầu tiên được Chính phủ Mỹ phát hành dưới thời Tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến giữa thế kỷ XIX chính là "Tiền xanh Lincoln" và "Chứng chỉ bạc trắng" (Silver Cerfiticate). Người ta còn gọi "Tiền xanh Lincoln " là "Giấy bạc Nhà nước Hoa Kỳ". Nhưng kể từ sau khi Tổng thống Lincoln bị ám sát thì việc phát hành loại tiền này đã bị hạn chế, tổng lượng tiền phát hành bị hạn định trong khoảng 346.681.016 đôla, thậm chí năm 1960 lượng đôla phát hành chỉ vỏn vẹn 1% tổng lượng tiền lưu thông của Mỹ.
    [​IMG]

    Ngày 22/11/1963 khi Tổng thống Kennedy - vị tổng thống Hoa Kỳ nỗ lực đòi quyền nắm giữ đồng đôla bị ám sát, tiếp theo Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ (1963-1969) là Lindon Johnson lên cầm quyền thì "Chứng chỉ bạc trắng" đã dần bị loại khỏi lưu thông. Thực ra trên thị trường Mỹ lúc bấy giờ vẫn tồn tại "Chứng chỉ vàng" giống với "Chứng chỉ bạc", nhưng bản chất sâu xa của "Chứng chỉ vàng" chính là nguồn gốc thống trị của những nhà tài phiệt ngân hàng khét tiếng trên thế giới. Cho tới năm 1971, mối liên hệ cuối cùng giữa vàng và đồng đôla rốt cuộc đã hoàn toàn bị cắt đứt. Kể từ đây nước Mỹ chỉ còn đồng đôla do FED phát hành mà thôi.
    [​IMG]

    Để có thể hiểu rõ hơn, chúng ta ngược lại thời kỳ trước năm 1971 để tìm hiểu về "bản vị vàng". Ta biết rằng, tiền tệ là thước đo căn bản nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều có thể đo lường bằng tiền tệ và tiền tệ cũng là phương tiện tích lũy giá trị của người dân. "Bản vị vàng" được hiểu là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu.
    [​IMG]

    Các chính phủ sử dụng thước đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nước khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định (lượng tiền mặt lưu hành, tỉ giá quy đổi...). Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng, hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy, điều này ngược lại với chế độ bản vị tiền giấy. [​IMG]

    Kể từ khi hệ thống tiền tệ nước Mỹ tách ra khỏi sự ràng buộc của vàng thì cho tới nay đồng đôla Mỹ đã giảm giá tới khoảng 94%. Đồng đôla Mỹ giờ đây không còn là đồng tiền dự trữ hữu hiệu và an toàn nữa vì nền kinh tế Mỹ đang suy yếu, tổng nợ nước Mỹ đã tăng quá cao. Sự khác nhau căn bản giữa "bản vị vàng" và "bản vị đôla", đó là không có sự đảm bảo đổi lại với đồng tiền nội địa. Mức cung tiền nội địa của Anh, Pháp hay bất kỳ một quốc gia khác không cần có mối liên hệ với đồng đôla Mỹ.
    [​IMG]

    Mặt khác, vì Mỹ có thể "in" tiền đôla để chi trả nợ và một khi các quốc gia khác đã có một lượng dự trữ đôla ổn định thì nền kinh tế thế giới sẽ tràn ngập đôla, tất yếu lạm phát sẽ xảy ra. Dưới chế độ bản vị vàng, lượng cung ứng tiền sẽ chỉ tăng cùng với lượng vàng khai thác được nên cả nền kinh tế thế giới sẽ ít chịu lạm phát.
    [​IMG]

    Vậy quá trình "sản suất" đồng đôla của FED ra sao? Quả thật, công đoạn biến hóa từ công trái thành đôla là một quá trình tuy không hẳn phức tạp nhưng bản chất hết sức tinh vi, ngoài những người có chuyên môn thì những ai muốn hiểu rõ được cần phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực tiền tệ tài chính. Có thể tóm tắt chu trình như sau: Muốn có được đồng đôla, Chính phủ Mỹ cần phải đem công trái của người dân Mỹ thế chấp cho FED, lúc này "phiếu dự trữ liên bang" (Federal Reserve Note) do FED phát hành chính là đồng đôla Mỹ.
    [​IMG]

    Theo như Ngân hàng New York của FED miêu tả thì "đồng đôla không thể hoàn đổi thành vàng hay bất cứ tài sản nào khác của Bộ Tài chính Mỹ. Nó không mang ý nghĩa thực tế mà chỉ có tác dụng ghi nợ... Ngân hàng chỉ tạo ra tiền tệ khi được người đi vay cam kết hoàn trả các khoản vay của ngân hàng. Ngân hàng thông qua "tiền tệ hóa" các khoản nợ thương mại và tư nhân để tạo ra tiền tệ".


    Còn theo sự giải thích của Ngân hàng Chicago thuộc FED thì: "Ở Mỹ, bất luận tiền giấy hay là tài khoản ngân hàng đều không có đủ giá trị nội tại như một loại hàng hóa nào. Đồng đôla Mỹ chẳng qua chỉ là một tờ giấy. Còn tài khoản ngân hàng cũng chỉ là những con số ước lượng ghi trên giấy"!
    [​IMG]

    Cuối cùng ta có thể hiểu rằng, đồng đôla không có giá trị thực. Nó chỉ là một ví dụ kinh điển của đồng tiền pháp định với số lượng không giới hạn và có thể được in ấn vô tội vạ bởi FED mà thôi.


    [​IMG] Nhân viên bảo vệ bên ngoài trụ sở FED Washington. Ảnh: Hồng Hải - ANTG

    Trò ảo thuật của FED

    Rõ ràng là việc đem thế chấp công trái để lấy đôla sẽ làm cho chính phủ phải chi trả cho FED một khoản lợi tức từ số công trái đó. Vì thế khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về tiền tệ tăng cao thì Chính phủ Mỹ tất yếu phải thế chấp càng nhiều công trái cho FED và số tiền lãi sẽ ngày càng phình to không giới hạn. Việc thanh toán đầy đủ các khoản nợ lãi suất cho FED được đảm bảo bằng số tiền đóng thuế của người dân Mỹ trong tương lai, thực tế số tiền thuế này vẫn chưa được người dân Mỹ kiếm ra để nộp cho chính phủ.


    Như vậy, bản chất ở đây là khi nhu cầu tiền tệ tăng lên thì số tiền nợ của chính phủ cũng tăng, cho đến khi áp lực lãi suất của món nợ ấy vượt quá sự phát triển của nền kinh tế sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đồng đôla Mỹ!


    Một lỗ hổng chết người trong luật pháp ban hành ở nước Mỹ là chính phủ chỉ phát hành tiền đồng kim loại, còn tiền giấy thì chỉ là tờ chứng nhận trao đổi. Những bộ óc khổng lồ với tư duy minh triết, uyên thâm tại cuộc họp bí mật trên đảo Jekyll chấp bút đã làm ra một dự thảo chết người mang hơi hướng một phiên bản của hai gia tộc khét tiếng Rockefeller và JP Morton ở châu Âu vào nước Mỹ. Điều gì có lợi cho các tập đoàn tài phiệt đến ắt phải đến. Từ đây mọi sức khỏe của kinh tế trên thế giới đã thuộc về tay các ông trùm tài phiệt toàn cầu.

    [​IMG]
    "Đạo luật Nelson Aldrich" đã dẫn nước Mỹ và nhân loại sang một trang mới của lịch sử. Trước tiên là một bước ngoặt thay đổi về bản chất về quyền lực nắm giữ đồng tiền. Từ khi ra đời đến nay, FED lộ rõ bản chất là ngân hàng trung ương tư hữu và Chính phủ Mỹ đã không còn cổ phần trong FED. Khi chính phủ muốn chi tiêu quá phần tiền thu thuế từ dân Mỹ thì chính phủ phải vay tiền từ FED thông qua FED in thêm tiền. Quốc hội có nhiệm vụ khống chế FED nhưng trên thực tế điều này dường như thể hiện ngược lại.

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ về hình thức là của Chính phủ Mỹ, nhưng bản chất là của các nhà tài phiệt mà thôi. Sự lấp liếm và lách luật của nhóm dự thảo trên đảo Jekyll mà Paul Warburg là bộ óc tài tình chấp bút mới có thể thiết kế hoàn hảo đến như vậy!

    Rốt cuộc FED là tổ chức duy nhất được phép in tiền giấy Mỹ kim. Chính phủ Mỹ chỉ được phép đúc tiền đồng Mỹ kim từ giá trị 1 đôla hoặc nhỏ hơn. Mỗi lần FED in thêm tiền USD bao nhiêu thì Chính phủ Mỹ, hay nói cách khác là người dân Mỹ, phải nợ FED bấy nhiêu tiền. FED đã áp dụng một cơ chế có tên gọi Mandrake mà theo đó có thể phù phép biến nợ thành tiền. Mức lãi suất trên các khoản vay được coi như một kiểu cho vay nặng lãi được thể chế hóa bởi FED.


    Sản phẩm của cơ chế này là sự mở rộng nguồn cung tiền tệ một cách giả tạo hay còn gọi là lạm phát. Như thế, người dân Mỹ đang gánh chịu một sự bất công lớn nhất thế giới, người dân đã bị chính phủ thế chấp tương lai của mình vào trong tay các nhà tài phiệt ngân hàng một cách vô thức, họ phải ra sức đóng thuế để chính phủ còn có tiền trả lãi cho FED. Hóa ra, lượng phát hành đôla càng lớn thì thuế má càng đè nặng trên vai người dân. Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ tồn tại và tiếp diễn, vay nợ, vay nợ... cho đến ngày mà Chính phủ Mỹ trả hết nợ thì đồng đôla cũng... biến mất!

    [​IMG]
    Rõ ràng việc FED phát hành ra tiền từ chỗ họ không có gì trong tay và thu được tiền lãi khổng lồ từ Chính phủ Mỹ là một trong những sự thật vô lý hằng ngày đang hiển hiện. Một điều quan trọng nữa là cũng chính từ "đạo luật Nelson Aldrich", FED được quyền làm tăng hay giảm giá đồng Mỹ kim và các ngân hàng thương mại có quyền bơm tiền vào thị trường hay thu tiền vào lại ngân hàng một cách tự do. Như thế, giống như một trò ảo thuật, các ông trùm mới là người bày ra luật chơi thổi phồng cái bong bóng kinh tế hoặc chích quả bóng để tạo ra những cái gọi là"cuộc suy thoái chủ động"!


    Ngọc Mai
    An ninh Thế giới

    Bài trên An ninh Thế giới, Khoằm thêm các bức biếm hoạ.
  3. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    (GDVN) - Thành phố Camden bang New Jersey là một thành phố nghèo nhất nước Mỹ, nơi có 7,7 vạn dân trong đó có 3,2 vạn dân sống dưới mức nghèo khổ. Ngoài ra tỉ lệ thất nghiệp ở thành phố này cao tới 19%, tỉ lệ phạm tội cũng cao không kém. Trong năm nay riêng thành phố này đã xảy ra 48 vụ giết người, những vụ trộm cướp, cưỡng dâm gần như xảy ra hàng ngày.

    [​IMG] Một người đàn ông vô gia cư đang đói cần giúp đỡ, "ăn mày kiểu Mỹ"

    [​IMG] Bill Carver Sharansky xin được một xuất ăn từ thiện miễn phí của nhà thờ

    [​IMG] Những căn nhà hoang tàn, vắng vẻ

    [​IMG] Một thanh niên 21 tuổi nghiện ma túy đang tìm kiếm thức ăn trong sọt rác

    [​IMG] Cảnh sát bắt tội phạm

    [​IMG] Một người ăn mày vừa được phóng viên cho vài xu tiền lẻ

    [​IMG] Những người này chủ yếu sống dựa vào các xuất ăn từ thiện

    [​IMG] Một góc phố ảm đạm qua chiếc gương ô tô

    [​IMG] Một thiếu niên tình nguyện của nhà thờ mang thức ăn cho những người đói khổ

    [​IMG] Một cậu bé nhìn lại ống kính phóng viên, cách thành phố này không xa là một đô thị giàu có và sầm uất

    [​IMG] Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ tội phạm ngày càng cao

    GDVN
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    WikiLeaks tiết lộ tài liệu về các nhà tù bí mật của Mỹ

    26/10/2012 | 07:56:00

    [​IMG] Bên trong nhà tù của Mỹ tại Guantanamo (Ảnh: AFP)





    Ngày 25/10, trang mạng WikiLeaks bắt đầu công bố hơn 100 tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, mô tả chi tiết các chính sách của quân đội nước này về việc giam giữ tù nhân trong các nhà tù tại Iraq và Vịnh Guantanamo vào thời điểm sau khi xảy ra các cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ 11/9/2001.

    Trong thông báo ra cùng ngày, WikiLeaks đã chỉ trích những quy định mập mờ mà trang web này cho rằng dẫn đến hành động tra tấn, ngược đãi mà không bị trừng phạt.

    WikiLeaks kêu gọi các nhà hoạt động nhân quyền sử dụng những tài liệu này để nghiên cứu cái gọi là các "chính sách không thể giải thích nổi."

    Thông báo dẫn lời người sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange nói rằng những chính sách giam cầm của quân đội càng cho thấy sự tàn bạo của Mỹ đối với tù nhân trong các nhà tù tối tăm, nơi mà luật pháp và quyền con người không được tôn trọng.

    Nó lại càng chứng tỏ sự thái quá của những ngày đầu của một cuộc chiến chống lại những kẻ thù giấu mặt và làm thế nào các chính sách này có thể được thông qua và triển khai.

    Trang mạng WikiLeaks cho biết một số trong những tài liệu sắp công khai có liên quan đến việc thẩm vấn tù nhân, thậm chí cả những hành động bạo lực tra tấn thể xác trực tiếp vốn bị luật pháp nghiêm cấm.

    Trước đó, năm 2005, trang mạng này đã từng cung cấp một tài liệu tương tự về những "Chính sách phân công tù nhân theo số sêri".

    Tài liệu này liên quan đến việc một số tù nhân nằm trong danh sách theo dõi của một số cơ quan khác của Chính phủ Mỹ "biến mất" một cách bí hiểm, thậm chí tên của họ bị đưa ra khỏi hồ sơ của quân đội Mỹ.

    Sau khi mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda của trùm khủng bố Osama Bin Laden thực hiện các vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ, trong đó có tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York làm gần 3.000 người thiệt mạng, chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush đã lập một trại giam tại Căn cứ hải quân của Mỹ tại Vịnh Guantanamo ở Cuba và giam giữ các nghi can khủng bố.

    Trong số gần 800 người bị giam giữ tại đây, tính đến giữa tháng 9/2012 vẫn còn 167 người chưa được trả tự do./.


    (TTXVN) http://www.vietnamplus.vn/Home/Wiki...cac-nha-tu-bi-mat-cua-My/201210/165520.vnplus

  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG]
    Nguy cơ sụp đổ hệ thống tiền tệ toàn cầu dựa trên đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ
    15:53' 17/10/2012

    TCCSĐT - Năm 1944, khi Chiến tranh thế giới lần thứ II sắp kết thúc đã diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử toàn thế giới. Tại khách sạn “Mount Washington” ở thành phố Brê-tơn Út (Bretton Woods), bang Niu Hem-sơ (New Hampshir) của nước Mỹ, Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc được tổ chức để bàn về chủ đề trao đổi tiền tệ trên phạm vi toàn thế giới và tài chính quốc tế.


    Tham dự Hội nghị lịch sử này có 730 đại biểu đến từ 44 nước trong liên minh chống phát xít nhằm mục đích khôi phục hệ thống kinh tế quốc tế bị Chiến tranh thế giới lần thứ II tàn phá.

    Hội nghị kéo dài 3 tuần với kết quả đạt được là các nước quyết định thành lập Ngân hàng Quốc tế tái thiết và phát triển (tiền thân của Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Tiền tệ quốc tế, đồng thời ký Hiệp định quốc tế về thuế quan và thương mại (tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới ngày nay). Cũng tại Hội nghị này, các nước ký Hiệp định thành lập hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên cơ sở đồng USD được bảo đảm bằng vàng, còn được gọi là Hệ thống Brê-tơn Út. Như vậy, theo hệ thống này, đồng đô-la (USD) được bảo đảm bằng vàng làm đồng tiền dự trữ quốc tế và một au-xơ (
    ounce) vàng (tương đương với 31,1 gam) có giá 35 USD.

    Khủng hoảng Hệ thống tiền tệ Brê-tơn Út

    Tới đầu những năm 1970, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ hậu quả của cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam, nền kinh tế của nước Mỹ chìm đắm trong nợ nần đã không còn tương xứng với vị thế của quốc gia dẫn đầu kinh tế thế giới. Do đó, nhiều nước đã từng chấp nhận sử dụng đồng USD được bảo đảm bằng vàng làm đồng tiền dự trữ quốc gia như Anh, Pháp và Đức đã đề nghị Oa-sinh-tơn hạn chế phát hành USD và cắt giảm chi tiêu công để bảo vệ giá trị của đồng USD. Tuy nhiên, bất chấp những đề nghị khẩn thiết đó của chính phủ nhiều nước tư bản phát triển, Mỹ vẫn không từ bỏ quyền được chi tiêu không ai kiểm soát để tiếp tục duy trì bộ máy chiến tranh khổng lồ và sự thịnh vượng dựa trên sự độc quyền phát hành đồng USD, trong đó có những khoản chi khổng lồ phục vụ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

    Vì thế, Anh, Pháp và Đức cùng với nhiều nước khác yêu cầu chuyển đổi khối lượng tiền dự trữ bằng USD thành vàng. Về phần mình, giới tinh hoa kinh tế và chính trị ở Oa-sinh-tơn không thể không nhận thấy bản chất những khó khăn kinh tế Mỹ trong những năm 1960 và đầu những năm 1970. Họ biết quá rõ rằng, kỷ nguyên mà đồng USD được bảo đảm bằng vàng đã chấm dứt. Nhưng, thay vì tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế toàn cầu do sự suy giảm vị thế nền kinh tế Mỹ, Oa-sinh-tơn bắt đầu tìm cách tạo ra giải pháp mới có hiệu quả hơn nhằm kiểm soát hệ thống tài chính thế giới. Để ngăn chặn nguy cơ sẽ có hàng loạt quốc gia yêu cầu được đổi USD dự trữ quốc gia thành vàng. Ngày 15-8-1971, Tổng thống Mỹ Ri-sác Ních-xơn (Risart Nixon) tuyên bố một quyết định gây chấn động toàn bộ nền kinh tế thế giới: từ thời điểm này, Mỹ chính thức bãi bỏ khả năng chuyển đổi đồng USD thành vàng trên phạm vi toàn cầu. Với quyết định này, Mỹ chính thức chấm dứt hiệu lực Hệ thống Brê-tơn Út và từ năm 1971, đồng USD không còn được bảo đảm mệnh giá bằng vàng.

    Theo nhận xét của nhà kinh tế Giôn Péc-kin (John Perkins), tác giả cuốn sách mang tựa đề "Sát thủ kinh tế: lịch sử gây sốc về cách thức Mỹ quản trị thế giới", cơ chế mới của Mỹ nhằm tiếp tục duy trì vị thế độc quyền của hệ thống tài chính Mỹ là sử dụng đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ. Diễn giải một cách đơn giản nhất, đây là đồng USD do các nước xuất khẩu dầu mỏ được nhận và được gửi vào ngân hàng các nước phương Tây để dự trữ. Thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế cơ chế vận hành của đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ phức tạp hơn nhiều và là cơ sở của những động lực trong chính sách của Mỹ, đặc biệt là chính sách đối ngoại.

    Năm 1971, khi tuyên bố chấm dứt hiệu lực Hệ thống Brê-tơn Út, Tổng thống Mỹ Ri-sác Ních-xơn (Richard Nixon) và Ngoại trưởng Mỹ Hen-ri Kít-xinh-gơ (Henry Kissiger) biết rất rõ rằng, việc chấm dứt sử dụng đồng USD được bảo đảm bằng vàng sẽ làm giảm đáng kể nhu cầu sử dụng đồng USD trên thị trường thế giới. Trong khi đó, việc duy trì nhu cầu này lại là điều kiện cần thiết, có ý nghĩa sống còn, để nước Mỹ tiếp tục phát hành đồng USD phục vụ bộ máy chiến tranh và cuộc sống thịnh vượng.



    Để tìm cách duy trì vị thế độc quyền của đồng USD, nhiều cuộc đàm phán giữa Mỹ với A-rập Xê-út đã được tiến hành và kết quả là hai bên đã ký một hiệp định cực kỳ quan trọng vào năm 1973. Theo điều kiện của Hiệp định này, Mỹ vừa sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ các mỏ dầu của A-rập Xê-út, vừa cung cấp vũ khí cũng như trang bị cho quốc gia này những điều kiện cần thiết để chống lại nguy cơ quân sự từ phía I-xra-en. Quốc vương A-rập Xê-út đánh giá rất cao hiệp định này và sẵn sàng thực hiện các điều kiện đề ra trong đó. Đổi lại, A-rập Xê-út phải thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng USD của Mỹ và không được bán dầu mỏ qua bất kỳ một đồng tiền nào khác. Ngoài ra, A-rập Xê-út phải sử dụng lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu dầu mỏ để gửi vào ngân hàng dưới dạng ngân phiếu và trái phiếu của Chính phủ Mỹ.

    Nhận xét về điều kiện của Hiệp định này, một trong những đại diện trong đoàn đàm phán của A-rập Xê-út đã phải thốt lên kinh ngạc: "Lẽ nào điều kiện hiệp định chỉ đơn giản có thế? Phải chăng người Mỹ đưa quân đội tới bảo vệ các mỏ dầu của chúng tôi, cung cấp vũ khí cho chúng tôi và bảo đảm an ninh cho chúng tôi chỉ vì chúng tôi thanh toán các hợp đồng dầu mỏ bằng đồng USD?".

    Phía A-rập Xê-út không hiểu được thâm ý sâu xa của người Mỹ, bởi bằng Hiệp định đó, Mỹ đã giải quyết được một vấn đề kinh tế cực kỳ quan trọng là bảo đảm giá trị của USD bằng dầu mỏ. Và sau khi A-rập Xê-út chấp nhận điều kiện này, Mỹ đã tạo ra nhu cầu về đồng USD lớn chưa từng có, từ đó giúp Mỹ thoát khỏi suy thoái do tác động của cuộc chiến tranh Việt Nam, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc của Mỹ trong nhiều thập kỷ sau đó.

    Đến năm 1974, hệ thống USD - dầu mỏ đã hoạt động hết công suất ở A-rập Xê-út. Đến năm 1975, tất cả các thành viên thuộc Tổ chức các nước khai thác dầu mỏ OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries) đã ký hợp đồng với Mỹ tương tự như A-rập Xê-út và đều đồng ý thanh toán các hợp đồng xuất khẩu dầu mỏ bằng USD và đem phần lớn số tiền thu được từ xuất khẩu dầu mỏ để mua trái phiếu và ngân phiếu của Mỹ.

    Như vậy, Tổng thống Mỹ Ních-xơn và Ngoại trưởng Mỹ Kít-xinh-gơ đã thành công trong việc chuyển từ đồng USD được bảo đảm bằng vàng sang đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ. Từ đó, gia tăng đột biến nhu cầu về đồng USD của Mỹ cùng với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Cũng chính vì thế, Mỹ có quyền hiện diện quân sự tại nhiều nước trên thế giới mà ở đó có khai thác và xuất khẩu dầu mỏ như các nước: Bê-nanh, I-rắc, Cô-oét, Ô-man, Ca-ta, A-rập Xê-út, Tiểu Vương quốc A-rập thống nhất, Ai Cập, I-xra-en, Gioóc-đa-ni và Y-ê-men…

    Ưu thế cơ bản của hệ thống USD được bảo đảm bằng dầu mỏ


    Ban đầu, Hiệp định giữa Mỹ và A-rập Xê-út được coi như là một biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ nhu cầu về đồng USD suy giảm trên thị trường thế giới, nhưng từ năm 1973, Hiệp định này trở thành một trong những quyết định kinh tế và địa - chính trị có hiệu quả nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược trong lịch sử nước Mỹ và thế giới, tạo ra ưu thế chưa từng có và có ý nghĩa quan trọng, ý nghĩa sống còn lâu dài cho nước Mỹ.

    Đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ là một giải pháp đem lại lợi thế vô cùng lớn đối với nền kinh tế Mỹ, không chỉ tạo ra thị trường nhập khẩu hàng hóa giá rẻ từ các nước đang cần đồng USD của Mỹ. Thực chất, Mỹ có được ưu lợi kép từ việc các nước sử dụng đồng USD để thanh toán các hợp đồng dầu mỏ trên thị trường thế giới. Một là, các nước nhập dầu mỏ nhất thiết phải sử dụng đồng USD của Mỹ. Hai là, lợi nhuận thu về của các nước xuất khẩu dầu mỏ được gửi vào các ngân hàng ở phương Tây dưới dạng ngân phiếu và trái phiếu của Mỹ.

    Do đó, đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ tạo ra ba ưu thế cho Mỹ: (1) tăng nhu cầu đồng USD trên thị trường thế giới; (2) tăng nhu cầu về ngân phiếu và trái phiếu Chính phủ của Mỹ trên thị trường thế giới; (3) tạo cho Mỹ khả năng nhập khẩu dầu mỏ bằng đồng tiền mà họ có thể in ra bất kỳ lúc nào và với bất kỳ khối lượng nào.

    Kích thích xuất khẩu hàng hóa giá rẻ vào thị trường Mỹ


    Từ năm 1973 tới nay, gần như tất cả các hợp đồng mua bán dầu mỏ trên thế giới đều được ký kết thông qua đồng USD. Khi một nước nào đó không có đủ đô-la Mỹ, họ phải có chiến lược tích lũy đồng tiền này, nếu không sẽ không thể mua dầu mỏ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nước. Cách thức đơn giản nhất để có được đồng USD là thông qua thị trường tiền tệ. Nhưng xét về mặt dài hạn, quyết định này phải trả một giá đắt. Do đó, nhiều nước áp dụng chiến lược xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giá rẻ sang Mỹ để nhận được đồng USD cần thiết cho việc nhập khẩu dầu mỏ trên thị trường thế giới. Điều này giải thích chiến lược xuất khẩu của các nước Đông Á từ những năm 1980.
    Thí dụ, Nhật Bản là một quốc đảo hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, cần phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên liệu và năng lượng, trong đó có dầu mỏ, nên họ rất cần đồng USD và phải thực hiện chiến lược xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ để thu về đồng USD.
    Gia tăng vượt bậc nhu cầu đồng USD trên thị trường thế giới

    Vì sao nhu cầu ngày càng tăng đối với đồng USD trên thị trường thế giới lại là một ưu thế? Xét về nhiều phương diện, đồng USD cũng giống như một thứ hàng hóa bình thường. Do đó, khi nhu cầu càng cao thì người sản xuất càng có lợi. Nếu người tiêu dùng đồng USD chỉ là các công dân Mỹ thì số lượng đồng USD do Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát hành chỉ hạn chế bởi nhu cầu tiêu dùng ở trong nước không phải là vô hạn.

    Nhưng nếu Mỹ bằng cách này hay cách khác tạo ra nhu cầu ngày càng lớn đối với đồng USD trên phạm vi toàn cầu thì họ sẽ có khả năng không giới hạn trong việc phát hành đồng USD. Kịch bản này đã được thực hiện từ năm 1973 sau khi áp dụng hệ thống đồng USD được bảo đảm dầu mỏ. Sau khi thuyết phục tất cả các nước xuất khẩu dầu mỏ sử dụng đồng USD để thanh toán các hợp đồng, giới tinh hoa ở Mỹ đã tạo ra một cơ chế tin cậy để không ngừng gia tăng nhu cầu đối với đồng USD trên phạm vi toàn cầu. Một khi thế giới ngày càng phụ thuộc vào dầu mỏ thì đồng USD càng được bảo đảm bằng dầu mỏ và đem lại siêu lợi nhuận cho Mỹ, đồng thời duy trì nhu cầu đối với đồng tiền này. Do đó, các máy in tiền của Mỹ không ngừng hoạt động hết công suất và nhờ thế Mỹ tiếp tục duy trì vị thế lãnh đạo trong nền kinh tế thế giới mà họ đã bị mất đi sau khi chấm dứt kỷ nguyên đồng USD được bảo đảm bằng vàng.

    Cũng từ đây Mỹ có khả năng sử dụng đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ để giải quyết nhiều vấn đề kinh tế và chạy đua vũ trang, làm gia tăng giá trị của đồng tiền Mỹ trên thị trường thế giới. Chính vì vậy việc duy trì đồng USD trên thị trường thế giới là điều kiện quan trọng sống còn đối với nền kinh tế Mỹ.

    Gia tăng nhu cầu ngân phiếu và trái phiếu Chính phủ Mỹ


    Một trong những đặc điểm nổi bật của hệ thống USD được bảo đảm bằng dầu mỏ là lợi nhuận thu được của các nước xuất khẩu dầu mỏ phải được gửi vào các ngân hàng phương Tây dưới dạng ngân phiếu và trái phiếu Chính phủ Mỹ. Cơ chế mang tính hệ thống này về sau được gọi là "tái chế đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ" theo cách gọi của Hen-ri Kít-xinh-gơ. Từ đó, tạo điều kiện cho Mỹ không ngừng tăng ngân sách chi tiêu công. Tuy nhiên, quá trình này trái với quy luật tự nhiên và sẽ không có sức sống, làm sai lệch nhu cầu thực về trái phiếu Chính phủ. Do đó, dẫn tới nhiều rối loạn trong hoạt động kinh tế và rút cuộc sẽ tự sụp đổ.
    Cho phép Mỹ mua dầu mỏ bằng đồng tiền do họ tự phát hành theo ý muốn

    Nhiều nền kinh tế phát triển cao như Mỹ đều phải sử dụng năng lượng từ dầu mỏ để xây dựng phần lớn hệ thống kết cấu hạ tầng của họ. Giống như nhiều nước khác, hằng năm Mỹ tiêu dùng một khối lượng dầu mỏ lớn hơn nhiều so với khả năng có thể tự sản xuất. Do đó, họ phải nhập khẩu dầu mỏ nhưng khác với các nước khác là sẽ thanh toán 100% hợp đồng bằng đồng tiền do mình tự phát hành. Trên thế giới, ngoài Mỹ ra không có một quốc gia nào có thể tự in tiền ra để mua dầu mỏ. Do đó, việc duy trì đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ là mục đích chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.

    Nguy cơ sụp đổ hệ thống tiền tệ dựa trên đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ

    Hiện nay, nhiều nước đã và đang muốn rút khỏi hệ thống đồng USD được bảo đảm bằng dầu mỏ như I-ran, Li-bi thời dưới thời cựu Tổng thống M.Ca-đa-phi, Xi-ri, Vê-nê-du-ê-la, CHDCND Triều Tiên...
    Những nước này do vị thế yếu kém cả kinh tế lẫn quân sự nên thường bị Oa-sinh-tơn liệt vào danh sách “trục ma quỷ”. Ngoài ra, còn có các nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác quyết định sử dụng đồng tiền quốc gia để thanh toán các hợp đồng mua bán dầu mỏ.

    Trên thực tế, nhiều nước không chỉ từ bỏ cơ chế thanh toán các hợp đồng mua bán dầu mỏ bằng đồng USD mà còn từng bước chia tay với vai trò của đồng USD như là một đồng tiền duy nhất có khả năng chuyển đổi trên phạm vi toàn cầu. Trung Quốc được coi là quốc gia đi đầu theo xu hướng này theo một kế hoạch dài hạn được gọi là Chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ (NDT). Năm 2012, Trung Quốc và Nhật Bản thống nhất đưa ra một quyết định có ý nghĩa lịch sử: từ nay các hợp đồng kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ được thanh toán trực tiếp bằng đồng NDT và đồng yên mà không cần thông qua vai trò trung gian của đồng USD, mở đầu quá trình quốc tế hóa đồng NDT.

    Quyết định này của Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ thúc đẩy sự hợp tác kinh tế có hiệu quả hơn giữa hai nước mà còn góp phần vào quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Theo đó, Nhật Bản sẽ mở rộng thêm thị trường tiêu thụ công nghệ cao, còn Trung Quốc sẽ giảm được phần nào “cơn khát công nghệ hiện đại. Theo nhận xét của tờ “Kyoto News”, đây là lần đầu tiên, đồng USD của Mỹ bị loại khỏi vai trò trung gian trong việc đưa đồng NDT ra thị trường tiền tệ quốc tế trong các hoạt động thanh toán với các ngoại tệ mạnh hàng đầu thế giới.

    Biện pháp này sẽ giúp các xí nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản giảm được nguy cơ biến động tỷ giá trao đổi với đồng USD và giảm chi phí thanh toán theo phương thức sử dụng đồng thời 3 loại ngoại tệ mạnh, nâng cao ảnh hưởng của đồng yên và đồng NDT trên thị trường tiền tệ toàn cầu và kích thích các nhà đầu tư tư nhân Nhật Bản sử dụng các dịch vụ tiền tệ của Trung Quốc.

    Một lợi ích rất quan trọng nữa của quyết định này là góp phần thắt chặt quan hệ đầu tư và thương mại giữa nền kinh tế lớn thứ 2 và nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới trong các hoạt động kinh tế thực, nghĩa là sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao để trao đổi giữa hai nước. Tác động này có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc khi nước này rất cần nhập khẩu công nghệ cao trong điều kiện Mỹ đang hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc loại hình công nghệ này.

    Đây là dấu mốc quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng NDT theo 3 bước trong vòng 30 năm: láng giềng hóa, khu vực hóa và quốc tế hóa đồng NDT, nhằm mục tiêu đưa NDT trở thành đồng tiền thanh toán bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc và là đồng tiền dự trữ quốc tế. Trong đó, 10 năm đầu, Trung Quốc sẽ đưa đồng NDT thành tiền tệ thanh toán thương mại với các nước láng giềng; 10 năm tiếp theo là tiền tệ hóa hoạt động đầu tư mang tính khu vực và 10 năm cuối sẽ trở thành tiền tệ dự trữ quốc tế tương tự như đồng USD từ trước tới nay.

    Trong tiến trình thực hiện chiến lược quốc tế hóa đồng NDT, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), diễn ra vào cuối tháng 3-2012 là dấu mốc quan trọng trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên các nước BRICS đặt vấn đề tái cấu trúc hệ thống tài chính quốc tế và đa dạng hóa đồng tiền giao dịch thương mại nội khối. Như vậy, Hội nghị BRICS năm 2012 đánh dấu bước tiến mới của Trung Quốc trong chiến lược quốc tế hóa NDT.

    Trước khi diễn ra Hội nghị BRICS 2012, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng một biện pháp quan trọng nhằm tăng cường sử dụng đồng NDT trong việc thanh toán thương mại toàn cầu bằng cách cung cấp ngày càng nhiều các khoản vay bằng đồng NDT cho các nước BRICS thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc CDB (China Development Bank). Bắc Kinh cũng cho biết các nước khác trong BRICS cũng đang chuẩn bị các khoản vay tương tự bằng đồng nội tệ của họ qua ngân hàng phát triển mỗi nước để cung cấp tín dụng cho các thành viên khác, nhưng các thỏa thuận cho vay đó sẽ được cung cấp bằng đồng NDT là chủ yếu.

    Các nước BRICS đều cho rằng, các nền kinh tế của họ và nền kinh tế toàn cầu nói chung từ trước tới nay quá lệ thuộc đồng USD nên một khi nền kinh tế Mỹ lâm vào khủng hoảng kéo theo sự bất ổn tỷ giá so với đồng USD sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nền kinh tế khác. Vì thế, các thỏa thuận đạt được tại Hội nghị BRICS năm 2012 cho thấy hệ thống tiền tệ quốc tế đã bắt đầu chuyển sang một hệ thống đa dạng hơn, trong đó, vị thế quốc tế của đồng NDT được khẳng định trong bối cảnh Trung Quốc trở thành nền kinh tế số 2 thế giới.

    Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên cơ sở đồng USD
    được bảo đảm bằng dầu mỏ không sớm thì muộn cũng sẽ sụp đổ và nhiều nước đang chuẩn bị hạn chế tác động tiêu cực từ sự kiện “động trời” này./.

    ----------------------------
    Tài liệu tham khảo

    1. К крушению нефтедолларовой системы будь готов! http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/72865/

    2. Готовясь к краху нефтедолларовой системы http://mixednews.ru/archives/18141

    3. Chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ http://vietnam.vn/c1082n20120601112021796/chien-luoc-quoc-te-hoa-dong-nhan-dan-te.htm
    Lê Thế Mẫu
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm
    24/11/2012

    [​IMG] WASHINGTON — Lễ Tạ Ơn là một lễ hội truyền thống mùa thu hoạch bắt nguồn từ quá khứ nông nghiệp của nước Mỹ. Nhiều người Mỹ mừng ngày này cùng gia đình và bạn bè quanh một bàn tiệc đầy các món như gà tây quay, khoai lang, rau xanh, sốt cranberry, bánh ngọt, bánh nhân và nhiều món khác.

    Giữa sự thừa mứa này, phần lớn người Mỹ sẽ kinh động khi biết rằng trên thực tế, số thực phẩm bị phí phạm ở Hoa Kỳ nhiều đến mức nào. Theo một bản phúc trình mới, khoảng 40% thực phẩm sản xuất ở nước này mỗi năm cuối cùng bị vứt vào thùng rác.

    [​IMG] Thông tín viên VOA Rosanne Skirble tìm hiểu về thực phẩm bị vứt đi ở nước Mỹ và về một tổ chức đang tìm cách thu hồi số thực phẩm bị bỏ đi để giúp những người không có đủ mà ăn.

    Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi ở thủ đô giúp nuôi ăn những người thiếu thốn. Vào ngày hôm nay, ông điều khiển những người tình nguyện lóc xương một loạt các con gà tây vừa nấu chín.

    [​IMG] Ông Jones lấy những miếng gà rồi bỏ thêm đậu hạt và mì vào một cái nồi to đến độ ông phải dùng một cái thìa to như cái mái chèo để quậy đều.

    Vừa dốc muối vào nồi, ông vừa ra lệnh cho dây chuyền sản xuất: “Các bạn ơi, bỏ phần da đi, chỉ lấy thịt thôi.”

    [​IMG] Ông Gregory Jones mỗi ngày nấu 5.000 bữa ăn cho D.C. Central Kitchen, một tổ chức bất vụ lợi giúp nuôi ăn những người thiếu thốn.

    ​​Ông Jones yêu thích công việc này, và nói nó đã cứu vớt đời ông. Từng là một người nghiện ma túy, ông đã được đào tạo trong chương trình Nghệ thuật Nấu ăn của tổ chức Kitchen và đã cai được ma túy từ đó.

    Ông Jones cho biết: “Ðiều kỳ diệu của công việc này, và điều khiến tôi yêu thích công việc này là bạn có thể đền đáp lại những gì mà Thượng Ðế cao cả đã giúp tôi có được.”

    Trưởng ban quản trị Mike Curtin cho biết câu chuyện của Jones là trọng điểm trong nền tảng hoạt động của tổ chức - phí phạm là sai lầm.

    Ông Curtin nói: “Sự phí phạm có thể là thực phẩm. Nó có thể là những đầu óc xây dựng. Nó có thể là những cái bếp không được sử dụng một cách hữu hiệu.”

    [​IMG] Số lượng phí phạm không thể tưởng tượng được. Một báo cáo mới của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên uớc lượng hàng năm số thực phẩm còn tốt nguyên có thể ăn được trị giá tới 165 tỷ đôla thường bị người tiêu thụ ở nhà bỏ đi, hay không được dùng tới tại các nhà hàng hoặc bị bỏ phí không thu hoạch tại các nông trại. Và báo cáo nêu ra rằng trong khi số thực phẩm này bị phí phạm, thì cứ 1 trong 6 người Mỹ bị thiếu ăn kinh niên hoặc không có tiền để mua thức ăn. Nhà khoa học phụ trách dự án của Hội đồng vừa kể, đồng thời là tác giả cuộc khảo cứu Dana Gunders nói đa số người Mỹ không nhận thức được vấn đề này.

    Bà Gunders nói: “Thực là điều đáng kinh động khi nghĩ rằng chúng ta phí phạm nhiều thực phẩm như thế trong khi có thể nuôi ăn chính dân chúng của mình. Chúng tôi ước tính là nếu chỉ giảm thiểu mức phí phạm thực phẩm khoảng 15% thì cũng ngang với số lượng thực phẩm cần để nuôi sống 25 triệu người Mỹ. Những người bị thiếu ăn.”

    [​IMG] Từ hơn 20 năm, tổ chức D.C. Central Kitchen đã hoạt động để thay đổi tình trạng đó. Những người lái xe hàng ngày đi thu nhận số thực phẩm thặng dư được hiến tặng từ các cửa hàng bách hóa, các hãng buôn thực phẩm, nhà hàng và nông trại. Vào ngày hôm nay, một chiếc xe tải tiến vào nông trại của ông bà Carl và Carol Brady ở Mitchellville, Maryland để nhận 2 tấn dưa chưa được thu hoạch.

    [​IMG] Nông trại của ông bà Carl và Carol Brady ở Mitchellville, Maryland tặng 2 tấn dưa cho tổ chức D.C. Central Kitchen.

    Bà Brady cho biết: “Tôi ghét phí phạm và chịu khó thêm một chút là tôi có thể làm một việc tốt bằng cách gom góp số dưa đó lại. Ðem cho thì mất công hơn, nhưng việc đó nằm trong tiến trình. Tôi cần phải đưa số dưa ấy ra khỏi đồng. Nó cần phải đưa đi và sử dụng cho bớt phí phạm.”

    Lượng thực phẩm dư thừa của nhà nông đó trở thành bữa ăn ngày hôm sau khi nó được đưa miễn phí đến các nhà tạm trú của những người vô gia cư, những trung tâm từ thiện nuôi ăn được gọi là nhà bếp súp, và các chương trình ở trường học như trung tâm huấn luyện sau giờ học mà bà Denise Lacey điều hành tại một khu của những người có lợi tức thấp tại thủ đô Washington. Hôm nay, bà Lacey bỏ vào đĩa các phần ăn to gồm thịt gà tây nóng, mì và sốt cà chua cho các em nhỏ đang chờ được ăn và thường là không biết bữa ăn tiếp theo sẽ ở đâu ra.

    [​IMG] Trẻ em được cung cấp một bữa ăn tại nhà bếp của tổ chức D.C. Central Kitchen

    Bà Lacey nói: “Tôi chọn phục vụ bữa tối bởi vì nhiều em nhỏ trong khu này có thể không được ăn tối khi về nhà.”

    Trở lại trụ sở D.C. Central Kitchen, giám đốc Mike Curtin tóm lược ngày làm việc. Ông nói bằng cách thu góp thực phẩm, tổ chức này cũng thu góp lại những cuộc đời, không riêng cho những người mà họ phục vụ, mà cả cho nhân viên của ông, một số bản thân đã trải qua những lúc sa cơ lỡ vận.

    [​IMG] Ông Curtin nói tiếp: “Chúng tôi muốn mọi người hiểu để cho người khác đói là điều sai trái đến mức nào, thật là sai trái. Nhưng bằng cách dùng số thực phẩm, chúng ta có thể giải quyết vấn đề đã gây ra tình trạng thiếu ăn và giảm bớt số người đói, chúng ta có thể đạt được sự thành công với tư cách một cộng đồng và trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

    Ðầu bếp Gregory Jones cũng đồng lòng với các tư tưởng đó. Ông tươi cười nói: “Tôi đang làm một việc mà tôi vẫn hằng mong muốn. Nó đem lại một nụ cười trên gương mặt tôi.”
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Nhân vật trong video uy không dám nói thẳng, nói rõ về sự bành trướng cướp nước, thôn tính hơn 500 dân tộc, quốc gia ở Bắc Mỹ và tội ác diệt chủng, chống nhân loại của chính phủ và quân đội Mỹ trong chiến dịch cô lập, diệt chủng, đồng hóa dân tộc Lakota, nhưng ông ta có nói về sự ăn cướp của Mỹ đối với người Lakota và là đày ải họ như thế nào, và tình hình người Lakota hiện giờ ra sao: [YOUTUBE]7d_etO6K7Yc[/YOUTUBE] Ông này cho biết những con số ấn tượng. Dân số Lakota từng là 7 triệu, từ khi được tư bản Mỹ "khai hóa dân chủ văn minh" chỉ còn lại mấy chục ngàn người. Tuổi thọ trung bình của họ cũng như của người Áp sau khi được tư bản Mỹ "ra tay tế độ dân chủ" là 46 - 48 tuổi.

    Một con số kinh hoàng.

    Tuy nhiên dân Lakota vẫn còn "may mắn" hơn nhiều so với các quốc gia dân tộc, nhà nước, bộ lạc khác ở Bắc Mỹ. Họ vẫn còn chủng tộc, chưa bị mất gốc và Mỹ hóa hoàn hoàn, vẫn còn lại một chút bản sắc dân tộc. Trong khi mấy trăm chủng tộc khác đã bị diệt chủng đến xóa sổ, tuyệt chủng hoặc bị đồng hóa hoàn hoàn, biến mất trong "sách đỏ" thế giới.

    Lưu ý lãnh địa mà các bạn thấy trong clip hiện nay không phải là cố thổ, quê nhà của họ, mà là vùng "reservation" (vùng bảo tồn - những vùng sâu vùng xa hoang vu không phát triển, khô cằn sỏi đá) mà họ bị cưỡng bách di cư lên đó. Như một dạng bảo tồn động vật quý hiếm vậy.
  8. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Góc nhìn của thổ dân Mỹ: Một ngày không Tạ Ơn
    21/11/2012

    In The Indian View: A Day Of “No Thanks”

    Tác giả: Ward Churchill
    Professor of Ethic Studies, University of Colorado
    (Sacramento Bee, 11-23-2000)

    Trần Chung Ngọc dịch.

    Ngày Lễ Tạ Ơn là ngày mà Hiệp Chủng Quốc ăn mừng sự kiện là những người Anh đầu tiên ở thuộc địa Plymouth thoát được nạn đói qua mùa Đông 1620-21. Nhưng theo quan điểm của người thổ dân Mỹ, các người muốn chúng tôi phải tạ ơn cái gì?

    Có người nào thực sự mong muốn chúng tôi phải tạ ơn sự kiện là, ngay sau khi những người da trắng đầu tiên đến Plymouth hồi phục được sức lực, họ bắt đầu tận diệt chính những người thổ dân đã nuôi sống họ trong mùa Đông đầu tiên này? Chúng tôi có phải biểu lộ lòng biết ơn của chúng tôi đối với những tên thực dân đã tàn sát những người da đỏ Pequots ở Mystic, Connecticut, hay sự khoa trương của họ để biện minh cho cuộc tàn sát bằng luận điệu coi người thổ dân như là đàn chuột hay rận, chấy?

    Hay là chúng tôi phải vui mừng trước những cuộc tàn sát vô tận tiếp theo ở St Francis (1759), Horseshoe Bend (1814), Bad Axe (1833), Blue Water (1854), Sand Creek (1864), Marias River (1870), Camp Robinson (1878) và Wounded Knee (1890), đó là chỉ kể những cuộc tàn sát tàn khốc nhất..

    Chúng tôi có phải tạ ơn chính sách của mọi thuộc địa Anh (ở Đông Bắc nước Mỹ), cũng như của 48 tiểu bang khác ở miền Nam, thưởng tiền cho những kẻ đi săn, lột da đầu người thổ dân làm chứng cớ đã giết được những người thổ dân, kể cả đàn bà và trẻ con?

    Chúng tôi phải tạ ơn như thế nào trước lệnh của Lord Jeffrey Amherst năm 1763, mang những vật nhiễm bệnh đậu mùa làm quà tặng cho dân Ottawas để cho “chúng ta có thể diệt trừ cái giống dân xấu xa đáng ghét này”? (How might we best show our appreciation of the order issued by Lord Jeffrey Amherst in 1763 requiring smallpox-infested items be given as gifts to the Ottawas so that “we might extirpate this execrable race?”)

    Có hợp lý không khi muốn chúng tôi phải hân hoan vì dân tộc chúng tôi, vào khoảng 15 triệu khi người Tây phương bắt đầu xâm lăng, chỉ còn lại chưa đầy 250 ngàn vào năm 1890? Có thể chúng tôi nên vui mừng vì những người “định cư hiền hòa” (peaceful settlers) tới đây đã không giết hết chúng tôi.

    Nhưng thực ra họ không cần phải làm thế. Tới năm 1900, họ đã chiếm 98% đất đai của chúng tôi. Số thổ dân còn lại đơn giản được ném vào những miền đất khô cằn không ai muốn, tin tưởng rằng chẳng bao lâu chúng tôi sẽ bị tuyệt chủng cho khuất mắt và không còn làm bận tâm những nguời trong xã hội những người định cư.

    Chúng tôi chưa có chết hết, nhưng chúng tôi trở thành đám người nghèo khổ, thiếu dinh dưỡng, và nhiều bệnh tật nhất trên lục địa ngày nay. Tuổi thọ của chúng tôi trung bình là 50 trong khi của những người Mỹ gốc Âu Châu là 75.

    Chúng tôi còn phải chịu đựng chính sách diệt chủng văn hóa (cultural genocide) trong thế kỷ 20. Nhiều thế hệ con cái chúng tôi học trong các trường công lập đã bị cấy vào đầu óc ý niệm “giết dân da đỏ” và thay thế những truyền thống dân tộc địa phương bằng những tập hợp giá trị và hiểu biết Âu-Mỹ văn minh hơn.

    Chúng tôi có nên biết ơn về những phim ảnh “cao bồi giết dân da đỏ” [Hollywood Westerns] của Hollywood, chiếu đi chiếu lại trên những đài truyền hình, và những đoạn phim chế diễu người thổ dân Mỹ như là không phải giống người?

    ...Vào khoảng ba phần tư thổ dân trưởng thành trở thành nghiện rượu hay các chất độc hại khác.. Đây không phải là một trạng thái di truyền. Đây là một toan tính tuyệt vọng tập thể để trốn khỏi thực tế hãi hùng của chúng tôi từ cuộc chiến thắng vinh quang của Mỹ.

    Không có gì là khó hiểu khi người thổ dân ở đây không ăn mừng ngày lễ tạ ơn. Vấn đề thật sự là tại sao lại có người ăn mừng trong khi ngày đó phải là một ngày đau buồn và chuộc tội.

    Nguồn: Sách Hiếm
  9. Jenna.87

    Jenna.87 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/04/2012
    Bài viết:
    668
    Đã được thích:
    5
    Mỗi 4 năm FED lại mang hai thằng tay sai ra chọn để làm TT đấy. Bầu FED hả?

    Chết mịa nó rồi cu ạ,

    Obama Regime Borrows from Jews 46 Cents of Every Dollar it Spends. Nice goys, Nice!

    Đọc báo nhiều tí thì thấy thế này: “Đúng là Trung Quốc đang là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của chúng ta. Nhưng phần lớn nợ công đều là do chính chúng ta nắm giữ”, Josh Gordon, giám đốc một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở bang Virginia, nhận xét.

    Mở ngoặc chính chúng ta tức FED; The most incredible thing of all is that the U.S. government is “borrowing” all this money from the Zionist-supremacist predator banks in the first place.

    Nice goys, Nice!


    http://www.davidduke.com/?p=37443
  10. Khoam

    Khoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2011
    Bài viết:
    1.559
    Đã được thích:
    833
    thieulongtexas # Thursday, December 27, 2012 10:45:06 AM
    Đây là bình luận của mình bên bài Hoa Kỳ - một xã hội dã man đệ nhất của bạn CuanhCuem. Đọc lại thấy cũng có giá trị tham khảo nên đăng lại về đây cho các bạn đọc tham khảo.

    Nói chung là bài có chất lượng, lôi cuốn, cuốn hút từ đầu đến cuối, từ cái tựa đề cho tới câu cuối cùng của bài.

    Bạn ko nói oan gì cho nước Mỹ hết, thậm chí còn vài cái trong bài chưa đề cập tới, mình tạm liệt kê ra đây, bạn thấy phù hợp với bài thì bổ sung vào nha, mình nghĩ là nên bổ sung:

    - Tình trạng tới già rồi quăng bố mẹ vào Viện dưỡng lão. Nhiều người VN cũng làm vậy rồi than là vì lý do này lý do kia. Nhưng văn hóa chung thì nó vậy, và bọn Mỹ thì nó coi là chuyện quá đỗi bình thường. Văn hóa gia đình của nó khô khan, thực dụng hơn VN gấp vạn lần.

    - Một hiện tượng nữa nói lên cái sự khô khan, thực dụng đó là giới trẻ đến tuổi 18 là bố mẹ dọn dẹp đồ đạc sẵn sàng tống tiễn ra khỏi nhà. Còn bố mẹ nào "tốt bụng" hơn thì cho nó ở tạm dưới basement, nhà kho, trong khi chờ con nó tìm nhà thuê.

    - Nhưng cái hiện tượng trên cũng ko làm mấy đứa con buồn. Bởi vì ngay khi đứa nào đó tới tuổi lên đại học thì đều háo hức rời khỏi nhà, họ thà đi cày trả tiền dome (chung cư đại học) đắt dã man còn hơn ở chung với gia đình, bố mẹ. Muốn ra khỏi nhà để được tự do quậy phá ăn chơi. Dĩ nhiên ko phải ai cũng vậy, nhà nào cũng vậy, nhưng đó là văn hóa chung.

    - Đa số tiểu bang Mỹ có "Luật Lâu Đài" (Castle Law, Castle doctrine). Nghĩa là chủ nhà có quyền phòng thủ nhà mình như 1 tòa lâu đài, bằng súng ống, nếu họ cảm thấy bị đe dọa rằng họ sẽ bị thương vong. Nếu chủ nhà và người "xâm nhập gia cư bất hợp pháp" đều ở ngòai sân thì chủ nhà có quyền bắn. Nếu chủ nhà ở trong nhà, người xâm nhập gia cư ở ngòai cửa, thì chủ nhà phải chờ hoặc dụ người ở ngòai bước qua khỏi ranh giới (cửa nhà) thì đc bắn. Có quyền bắn chết xong rồi mới gọi cảnh sát. Hoặc cực đoan hơn là Luật tử thủ (Stand-your-ground law), khi mà người có súng chỉ cần tin rằng kẻ kia sắp có hành động bất hợp pháp thì có thể bắn chết. Tất cả những vụ giết người đó kẻ sát nhân đều ko cần chịu trách nhiệm trước luật pháp. Dĩ nhiên nó có những ràng buộc, nhưng những ràng buộc đó đều vô nghĩa khi người kia đã bị bắn chết, "tử vô đối chứng", không ai làm chứng, kẻ sát nhân muốn bịa gì chả đc, "tôi thật sự cảm thấy nguy hiểm", "tôi tin tưởng anh ta sắp cướp giật tôi". Họ có thể bịa ra hàng trăm hành động của người tử vong. Và thường các trường hợp là những kẻ bắn đều đc xử trắng án, vì ko ai có thể chứng minh đc khác, ko ai chứng minh đc họ nói dối, ko có bằng chứng, nhân chứng gì khác. Dĩ nhiên luật này không có giá trị với nhân viên công lực hoặc người của ngân hàng tới siết nợ cướp nhà.

    Bạn xem thêm ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Castle_Doctrinehttp://en.wikipedia.org/wiki/Stand-your-ground_law

    Các nước tư bản lớn, đồng minh thân cận lâu dài với Mỹ đều có luật tương tự, nhưng hình như có những ràng buộc khó khăn và rõ ràng cụ thể hơn thì phải (?), như Anh, Israel, Ý, Úc, đều có luật này hoặc tương tự.

    Cho nên khi mới qua Mỹ thì một trong những chuyện đầu tiên người ta khuyên là: Đừng bao giờ dại mà đi gõ cửa nhà hỏi này hỏi nọ. Nó nổi khùng nó bắn cho rồi thường là nó ko sẽ ko phải chịu trách nhiệm luật pháp. Nếu bị lạc đường hay cần hỏi gì thì hỏi người đi đường, người đi xe, hoặc vào cây xăng mà hỏi. Tuyệt đối tránh đi vào gia cư người lạ. Điều này gần như là 1 trong những kiến thức vỡ lòng cho người nào mới qua Mỹ, ai mới qua cũng cần biết.

    - Tâm lý "bỗng dưng muốn bắn" đã có nguồn gốc từ nội địa Mỹ, từ người dân Mỹ, chỉ với những khẩu súng lục. Vậy thì khi những người đó đi lính, đc trang bị hàng khủng hàng xịn, những công cụ chiến tranh chết người, lại không phải ở xứ sở mình, mà ở xứ người, thì tư tưởng, tâm lý sẽ còn phát huy đến cỡ nào?

    Cho nên mình nghĩ nên bổ sung vào những tội ác của quân đội Mỹ trong lịch sử, nhất là tội ác ở VN. Liệt kê, tổng kết. Nói đến tính dã man của Mỹ, hay tính dã man xuất phát từ xã hội Mỹ mà ko nói đến tội ác lính Mỹ cả thế giới ghi nhận thì thật là thiếu sót. Bạn tham khảo ở đây xem:

    http://en.wikipedia.org/wiki/United_States_war_crimes
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tội_ác_của_quân_đội_Hoa_Kỳ
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tội_ác_của_Quân_đội_Hoa_Kỳ_và_đồng_minh_trong_chiến_tranh_Việt_Nam

    Quân đội Mỹ là quân đội bị chửi, bị lên án nhiều nhất thế giới về các tội ác chiến tranh, các vi phạm quyền con người, có thể kể đến một số điển hình nổi bật như: Diệt chủng dân bản địa Mỹ (từ hàng chục triệu người xuống còn vài chục ngàn người), giết chóc và hủy diệt trong chiến tranh thế giới thứ 2, thảm sát (ví dụ thảm sát No Run Ni chấn động thế giới, http://kbchn.net/news/Video-khac/Vu-tham-sat-No-Gun-Ri-Han-quoc-11980/), dội bom rải thảm và dùng vũ khí vi trùng ở Triều Tiên, thảm sát, dội bom rải thảm và rải chất độc hóa học ở Việt Nam, bắn rơi máy bay chở khách trong chiến tranh Iran-Iraq, không kích Nam Tư, thảm sát dân thường ở Iraq, Afghanistan, tra tấn dã man và giết hại tù nhân ở các nơi, thí nghiệm vô nhân đạo trên cơ thể, những vụ ám sát và hành xử thú tính của CIA, quân đội Mỹ xâm hại ********, kể cả việc lạm dụng ******** trẻ em và hãm hiếp lẫn nhau, thậm chí trong nhiều căn cứ quân sự Mỹ ở nội địa và ngoài nước đã trở thành "thảm họa ********", khi mà nữ quân nhân của Mỹ bị nam đồng nghiệp hãm hiếp nhiều hơn gấp ngàn lần bị địch hiếp, hay nhiều hơn cả số lượng nữ quân nhân bị thương vong, hầu hết các sự việc đều bị "coverup". Người bị hại chỉ có thể đi báo cáo với thằng chỉ huy, nhưng đa số trường hợp thằng chỉ huy đó lại là thủ phạm. Ai dám để rò rỉ ra ngòai hay làm lớn chuyện đều bị trù úm, trả thù, tìm cớ giáng chức tước, gây khó dễ. Ai muốn giữ lon để thăng tiến trên đường binh nghiệp thì phải tuân thủ "sự lặng im của bầy cừu".

    Tất cả những cái đó cho thấy bản tính, đặc tính dã man từ gốc rễ của người Mỹ, mà như bạn phân tích rất chính xác là từ văn hóa sâu xa thời ăn cướp Bắc Mỹ, xâm lược châu Mỹ của bọn Tây, và cái dân được đưa qua đây đa số là dân "đâm cha chém chú" có tiền án tiền sự ở chính quốc, nên mới sang "Tân thế giới" để đổi đời (bằng cách ăn cướp, trên xác của thổ dân bản xứ). Như vậy rõ ràng dân Mỹ, người Mỹ, nước Mỹ không xuất phát từ nền văn hóa hiền hòa như văn hóa lúa nước, giữ địa bàn mà lo trồng trọt, cày cấy, chăn nuôi. Mà nó mang tính chất cướp phá du mục, nhưng văn hóa du mục là văn hóa ô hợp, còn đây là một loại du mục "thông minh", bài bản, bành trướng, xâm thực có hệ thống, cướp bóc có liên minh, có tổ chức, nói như anh Quản Giáo là "cướp bầy". Kết hợp với những âm mưu diệt chủng, "khai hóa" (mà thực chất là đồng hóa, hàng triệu người da đỏ bị tống vào các "nhà thờ" Missionaries để tẩy não, cải đạo). Cái cách đồng hóa của bọn Tây thâm độc hơn cả bọn Tàu ngày xưa. Ngày xưa bọn Tàu nó đồng hóa là nó đồng hóa cho người ta thành người Tàu, thành như nó. Còn bọn Tây nó không đồng hóa mình cho thành nó, thành Tây, mà nó đồng hóa cho mình thành nô lệ của nó, phục vụ cho nó, thành 1 dạng công dân hạng 2, hạng 3, thậm chí hạng bét của nó. Cũng như hồi xưa nó ko muốn đồng hóa cho mình thành người da trắng, mà nó muốn đồng hóa cho mình thành nô lệ da đen.

    Còn về thể thao thì mình xin bổ sung thêm 1 món nữa, đó là món đua xe Nascar tốc độ cao. Đây là môn thể thao hầu như năm nào cũng có ít nhất vài ba người chết. Các môn kia đúng là mang tính bạo lực nhưng ít có người chết, còn Nascar chết hòai, nhưng vẫn thịnh hành, ăn khách, bán được vé, giành đc các hợp đồng TV béo bở.

    Có lẽ chính vì vậy mà hồi năm 1964 Bác Hồ đã viết bài chính luận ngắn "Mỹ mà không đẹp", dưới bút hiệu Chiến Sĩ, đăng trên báo Nhân dân, số 3712, ngày 29-5-1964. Đây không phải là một sự tiên tri (vì ngay lúc đó thì Mỹ đã không đẹp rồi). Nhưng quả thật càng về sau đó thì Mỹ càng chứng tỏ Bác Hồ nói đúng. Các bạn đọc bài đó ở đây: http://tennguoidepnhat.net/2012/04/07/mỹ-ma-khong-dẹp-29-5-1964/

    Có thể bài này của Bác Hồ cũng giúp thêm vài thông tin nào đó cho bạn hoàn thiện bài này.

Chia sẻ trang này