1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Võ Bình Định - một thời oanh liệt vang danh thiên hạ, tung hoành ngang dọc

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tranchanonline, 02/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranchanonline

    tranchanonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2011
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Chào các anh em !
    Người đam mê học võ không ai lại không biết võ Bình Định nổi tiếng oanh liệt vang danh thiên hạ, tung hoành ngang dọc.
    Đây là môn võ của dân tộc ta mà vua Quang Trung- Nguyễn Huệ dùng đánh đuổi giặc Tàu dùng võ Tàu ( võ Thiếu lâm ) chạy bán sống bán chết, giết chết hàng vạn quân Tàu.
    Tuy nhiên, điều đáng buồn là môn võ Bình Định ngày càng lụi tàn, các võ sư thì đa số đã già, đã qua đời, hoặc do cuộc sống vật chất mưu sinh mà các võ sư nổi danh bây giờ vẫn hàng ngày làm nông, cuốc đất.....Còn các bạn trẻ thì lại ít theo học võ Bình Định mà lại học theo phong trào võ ngoại, vovinam, thiếu lâm.....Điều này càng làm cho võ Bình Định ngày càng mai một...=((
    Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực thế, tôi phải thừa nhận một sự thật phũ phàng rằng đa số các võ sư võ Bình Định dạy vì tiền nhiều quá, chỉ biết có tiền và tiền ... mà không nghĩ đến sự cống hiến, sự phát triển, mở rộng nền võ học Bình Định một thời vang danh oanh liệt.
    Ngay tại Bình Định, các võ đường Bình Định đa số đã "mất tích", hoặc có tồn tại thì cũng dạy theo kiểu vì tiền, tiền, tiền....Các võ sư dạy theo kiểu tiền ít dạy ít, tiền nhiều dạy nhiều....
    Ngay tại TP.HCM, võ Bình Định dạy với giá cao gấp 3 lần giá trung bình ( trung bình : 100.000 đồng / tháng ) thì làm sao mà phát triển ,mở rộng được đây? Lại còn dạy theo kiểu "giấu đòn, diếm đòn, chỉ nửa vời, không dám chỉ nhiều ,không chỉ hết vì sợ lộ nhiều bí kiếp.... thì ai mà thèm theo học ? Chỉ có mấy em nhỏ ngây thơ không biết gì mới học thôi.
    Thật là nực cười khi 1 võ sư Bình Định nói với 1 võ sinh : " Con phải học từ từ, chậm mà chắc, ko nên chỉ nhiều", nhưng 1 môn sinh khác đóng gấp 3 lần tiền để học lớp "đặc biệt" thì võ sư này lại chỉ rất nhiều, rất nhanh, cặn kẽ, tỉ mĩ, toàn là các chiêu hiểm độc... Vậy còn đâu là "chậm mà chắc" nữa? Hay lúc này sẽ nói "tiền mà chắc " ??????
    Cũng tại TP.HCM, có phái "THIẾU LÂM TÂY SƠN", " THIẾU LÂM NỘI QUYỀN KIM KÊ TÂY SƠN NHẠN" . Tại sao cứ phải thêm từ "Thiếu Lâm " vào chi nhỉ??? hay là vì để tên " TÂY SƠN BÌNH ĐỊNH ", hoặc " VÕ TÂY SƠN", "VÕ BÌNH ĐỊNH" thì không ai theo học ???? Chính vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đã dùng "võ ta" ( võ BÌNH ĐỊNH) để đánh té khói tan nát võ Tàu (võ Thiếu Lâm ) kia mà ?????
    Ôi ! Thật đáng buồn cho nền võ học BÌNH ĐỊNH, TÂY SƠN.
    Lỗi cũng tại thế hệ trẻ bây giờ xem phim Tàu, phim Hàn, Phim Nhật.... nhiều quá nên cứ theo phong trào học võ ngoại. Nhưng, lỗi cũng ở chính những võ sư dạy võ BÌNH ĐỊNH, TÂY SƠN dạy võ theo kiểu vì tiền, chỉ biết có tiền, tiền, và tiền......
    Tại VIỆT NAM, võ cổ truyền cũng là võ Tàu mà thôi, bởi vì các môn phái cứ muốn gắn mác "thiếu lâm" vào để làm cái quái gì không biết nữa ! Không cảm thấy "nhục" sao ta? Ví dụ : thiếu lâm vịnh xuân quyền, thiếu lâm bạch hổ , thiếu lâm trung sơn, thiếu lâm bằng long hải .......
    Mọi người cho ý kiến nhé ! Tôi cảm thấy xót xa cho nền võ học dân tộc ta quá !
  2. wingchunHK

    wingchunHK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Gởi bạn tranchan,

    Được biết bạn là môn sinh của đại sư Đoàn Tâm Ảnh, rất hân hạnh khi đọc những bài viết của bạn, càng ngưỡng mộ hơn khi đọc những bài nghiên cứu của thầy Phi Long Phong Vũ - Thầy Hòa về học thuật và trình độ của thầy.

    Trước hết bạn xem lại gốc của hai từ " thiếu lâm ", ngày xưa trước những năm 75, khi võ thuật còn chưa là một thị trường như bây giờ thì hai từ này đã tồn tại, khi âý chắc hẳn mục đích sử dụng hai từ này không phải là để chiêu sinh hay quảng bá. Vì vậy nếu như một môn phái nào đó bỗng nhiên đến năm 2010 thì tự thêm vào hai từ " thiếu lâm" thì lập luận của bạn có thể đúng vì họ muốn đánh bóng thương hiệu. Phần còn lại thì danh xưng thiếu lâm của các môn phái đã có từ mấy mươi năm về trước.

    Thứ hai, lịch sử bản môn nếu như các thầy sáng tổ học võ từ thiếu lâm thì các thầy vẫn dùng lại hai từ thiếu lâm cho môn phái thì có gì là sai ? Ví dụ tôi người Việt học Vịnh Xuân mà Vịnh Xuân lịch sử cũng từ thiếu lâm thì nay tôi dùng lại Thiếu Lâm Vịnh Xuân là chuyện đương nhiên. Đó là lịch sử bản môn, trường hợp như tôi học võ Bình Định dòng võ họ Trần tên Trần Gia Bình Định mà nay tôi đổi lại thành Thiếu Lâm Trần Gia thì lập luận của bạn mới có thể chấp nhận được.

    Mong bạn xem lại cách phê bình nặng nề và đượm màu trỉ trích của bạn : "Tại VIỆT NAM, võ cổ truyền cũng là võ Tàu mà thôi, bởi vì các môn phái cứ muốn gắn mác "thiếu lâm" vào để làm cái quái gì không biết nữa ! Không cảm thấy "nhục" sao ta? Ví dụ : thiếu lâm vịnh xuân quyền, thiếu lâm bạch hổ , thiếu lâm trung sơn, thiếu lâm bằng long hải ......."
  3. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Trong một bài mà bạn dùng không dưới 14 từ tiền, chắc đây là một sự bức súc của bạn khi phải đóng phí để học một môn võ nào đấy ?


  4. maquyen

    maquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2007
    Bài viết:
    713
    Đã được thích:
    1
    tiền nhiều chắc gì đã tốt
    bớt bức xúc vì tiền đi bạn!!!!!!!!!!!!!!!!
  5. linglang

    linglang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0
    Nghe học phí 100k/ tháng tại HCM, nói chính xác là quá thấp. ví dụ 1 giáo viên dạy 100 hs mới thu được 10 tr. Trả đủ tiền thêu sân bãi,... thuế má..v.v. còn lại đến tay chắc 6 tr. Trong cuộc bão giá này nuôi sống sao được vợ con, thân nhân, như thế điều kiên cho phát triển lưu truyền rất khó . Dạy >100 hs tuần 3 buổi, cũng hơi mệt. Hiện nay, giá học hát thanh nhạc là 150k/1h, guitar hình như là 500k/ tháng.
    khoảng 300k/ tháng cho võ Bình Định tôi nghĩ không dắt tẹo nào...,có tiền thì học, không có nhiều thì dành dụm tíết kiệm. Sau một thời gian, nếu học chăm chỉ và tốt, thành học trò ruột thường giáo viên không bao giờ thu tiền.
  6. Cadate

    Cadate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    13
    Nói chung thì toàn thể các loại võ ở Việt Nam đều đi vào tình trạng như vậy chứ không riêng gì võ Bình Định.
    Ngày xưa thì nhu cầu về sức khỏe, tự bảo vệ của con người đòi hỏi cao hơn vì công việc đòi hỏi về sức lực nhiều hơn nên con người chuộng võ hơn ngày nay và theo lịch sử thì võ cổ truyền cũng hình thành từ quá trình đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm, thú dữ...

    Còn ngày nay thì người ta tập trung vào các nghành nghề ít vất vả mà tiền nhiều hơn, được nhiều người công nhận hơn, biết đến hơn và dễ khẳng định mình hơn, kết hợp với tập các môn thể thao phù hợp để duy trì sức khỏe nên võ thuật ít được quan tâm hơn là điều tất nhiên.

    Vấn đề là ở chỗ tại sao Võ ở Việt Nam lại hổ lốn và kém đến vậy??? Chỉ đơn giản là vì không có chủ chương, chiến lước phát triển của nhà nước. Chỉ hô hào dân tập thể dục, thể thao, tập võ bằng mồm thì ai nghe, ai nhịn đói mà tập mà luyện và để làm gì??/.

    Chỉ đơn giản là chuyên nghiệp hóa các môn thể thao, các giải thi đấu võ thuật với giải thưởng cao, nâng cao giải thưởng cho các huy chương thể thao nói chung và võ thuật nói riêng, tránh tình trạng bị ăn chặn... thì chắc chắn là mình cũng chẳng kém Thái Lan.

    Bác nào vẫn còn nghĩ là Võ Việt mình cao siêu thì cũng nên nghĩ lại! Bây giờ các giải đấu quốc tế là hoàn toàn mở rộng, chẳng cấm ai cả, giải thưởng lại cực kỳ lớn như UFC, MMA, K1, Muay Thai, Boxing... tại sao không có võ sỹ nào của Việt nam tham dự, đăng quang??? và tại sao không có môn võ nào của Việt Nam nổi tiếng thế giới ( ngoại trừ Vovinam, phát triển theo hướng văn hóa phi vật thể, chứ nhìn võ sinh vovinam đấu đủ hiểu! xin lỗi các bác vovinam nhé!)
    Các bác nghĩ Karate, Judo, jujitsu, Teakwondo, Quyền Anh, Quyền Thái... tự nhiên nó nổi tiếng và được cả thế giới đón nhận, tập luyện ạ!???

    Trải qua bao nhiêu năm, bao nhiêu đời nó vẫn tồn tại và phát triển thì tất nhiên bản chất của nó phải rất tốt rồi!

    Mình cũng là người yêu võ, cũng đi tập nhiều nơi, nhiều loại võ, đi thi đấu... cũng nhận ra rằng đa số các thầy dạy nghĩ đến tiền nhiều hơn là lo nghĩ đến các bài dạy thế nào để võ sinh trưởng thành. Các thầy chỉ đứng nói ra rả về cách rèn luyện thân thể, đạo đức, làm người, võ đạo... nhưng không có thực thế, hình ảnh của bản thân không đủ để võ sinh tin theo...
    Nhưng mà cũng phải hiểu cho các thầy vì đa số các thầy đều chỉ có mỗi nghiệp võ để kiếm sống, dạy võ là nghề của thầy. và đơn giản ở đời là không ai cho không ai cái gì cả, học thì phải đóng tiền, không học thì thôi vì bỏ công sức ra mà không được gì thì cũng không hay một chút nào cả.

    Tiện đây mình cũng liệt kê luôn một số hình thức kinh doanh (kiếm tiền) chính từ võ thuật:

    1. Dạy võ kiếm tiền học phí từ các võ đường, lò võ, lớp võ..., bán võ phục, đồ tập cho học sinh (cách này là kinh điển, truyền thống của các thầy rồi) :D
    2. Bán đồ tập, võ phục dựa vào các mối quan hệ từ bộ , sở,..các võ đường, mông phái, HLV... ( Tuấn vũ, tân việt...dang làm)
    3. Đào tạo và kinh doanh vệ sỹ như Thanh Phong, Bảo long, Ngọc Hòa...(nói là vệ sỹ cho oai chứ thường là trông xe, bảo vệ..) Tiền kiếm từ bán đồng phục, tiền chênh lệch vị trí
    4. Điện ảnh, có thể tự sản xuất như bác Khắc Trịnh hoặc đi đóng thế như các Cascador
    5. Y võ, bán thuốc như bác Bảo Long đang thành công
    6. Biểu diễn, múa lân sư rồng kiếm tiền theo hợp đồng thời vụ
    7. Ăn chặn tiền giải thưởng của các vận động viên mà mình quản lý, đào tạo... có chỗ đào tạo tán thủ còn vừa đẩy vào đội tuyển, vừa đi đòi nợ thuê, đi đánh thuê các giải cho các đơn vị khác...
    ...

    Cuối cùng mình cũng kết luận 1 câu đơn giản cho bản thân là: Không bao giờ theo nghiệp võ, chỉ thích thì tập thôi, chả theo cái gì cả!

    Nhắn với bác chủ topic là nếu bác ở hà nội thì qua clb Kungfu Panda http://pandahn.wordpress.com/ ở nhà văn hóa 1 Phùng Khoang tập cùng anh em, ở đây cũng toàn là người yêu võ nhưng không theo nghiệp võ. Đồ tập đầy đủ, không học phí, nhưng phải đóng quỹ lớp để thuê sân bãi, phòng để đồ. Câu lạc bộ có đủ các loại thành phần, tuổi tác, trình độ...gà cũng có mà HLV thì cũng nhiều
  7. tranchanonline

    tranchanonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2011
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Hoan ho cac ban da dong gop y kien !
    Cho minh hoi, tai TPHCM co cau lac bo vo thuat nao ma den sinh hoat, tap luyen mien phi nhu o HA NOI ko vay? Dia chi ?
  8. Cadate

    Cadate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    13
  9. TraanfPhiVux

    TraanfPhiVux Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Đỏ: "cống hiến, phát triển, mở rộng nền võ học Bình Định" rồi ai trả tiền gạo cho họ & gia đình họ? Ai trả tiền cho con cái họ ăn học? Bạn làm gì cho họ mà đòi họ phải cống hiến này nọ? Thử đi trồng rau nuôi bò rồi bán, đưa tiền cho họ phát triển võ Bình Định đi rồi nói.
    Đen: như linglang đã nói
    Xanh: Việc dạy chậm hoàn toàn đúng, võ Bình Định chứ không phải boxing. Còn chuyện dạy nhanh, đòn hiểm... là do họ thích thì truyền, được trả nhiều tiền thì truyền, đó là quyền của họ. Điều đó không có nghĩa là dạy nhanh tốt hơn dạy chậm. Người chấp nhận bỏ ra gấp 3 lần số tiền ==> Có đam mê, có thời gian. Người đóng tiền bình thường thì còn phải đi học, đi làm nhiều, dạy nhanh là vô nghĩa.
  10. tranchanonline

    tranchanonline Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2011
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    1
    Bạn nói chuyện kiểu "huề vốn", chẳng đâu vào đâu cả.Bạn còn đang đi học phải ko? Bạn học đến lớp mấy rồi ?

Chia sẻ trang này