1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quand même Trong Tiếng Pháp có nghĩa là gì?

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi QiangGuoWu, 07/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Ít có từ nào trong tiếng Pháp lại có nhiều nghĩa và thông dụng như vậy. Bạn nghe thấy nó nhiều nhất qua cách nói thoăn thoắt của người Paris, nhiều người bản xứ cũng công nhận mình nhét chữ này vào câu theo quán tính chứ chẳng biết nên giải thích thế nào. Một ngày mà không nghe thấy chữ này thì đúng thật là có cái gì đó bất bình thường. Nhưng rốt cục nó có nghĩa là gì. Mình đã sưu tâm được một số nghĩa quan trọng và mình xin sẻ cùng cả nhà.

    1 - Dùng để chỉ sự tương phản
    Vd: Oui, tu avais peur, tu l'ai fait quand même quoi.
    Ừa, bạn e sợ, ấy vậy mà bạn vẫn làm?
    Bạn e sợ, thế mà bạn vẫn làm.

    Vd: J'étais crevé mais j'ai réussi à finir mes devoirs quand même.
    Tôi rất mệt, ấy thế mà tôi vẫn cố gắng hoàn thành xong bài tập về nhà.


    Theo đó, mình cho rằng ta có thể dịch quand même thành "vẫn"

    A: Toi, t'apprends Francais depuis quand? Bạn này, bạn học tiếng Pháp từ lúc nào thế?
    B: Depuis un peu de temp (Cười) Cung không chưa lâu đâu/ Cũng mới gần đây thôi
    A: Ah bon, tu parle très bien quand même. Chà, vậy mà bạn nói vẫn tốt đáy chứ.

    Lập lại hai ví dụ trên, ta cũng có thể nói
    Bạn e ngại, những bạn vẫn làm
    Tôi rất mệt, nhưng vẫn cố gắng làm cho xong bài tập về nhà.

    2- Dùng để biểu thị sự ngạc nhiên
    A: Il a déjà parti il y a cinq minutes Nó đi 5 phút trước rồi
    B: Quand même! Vậy sao?

    Quand même dùng một mình thành câu cảm thán để biểu thị sự ngạc nhiên của người nói.

    A: Je travaille tout seul pour gagner l'argent, tu sais? Tôi tự đi làm một mình để kiếm tiền đấy
    B: Quand même! Dzậy sao?

    Ở đây, nó được dùng để biểu lộ sự không tin tưởng, mang chút gì đó châm chọc, mỉa mai.

    A:Si tu bouffes, c'est à cause de moi, si tu rêves, si tu penses, si tu vis c'est à cause de moi (Trích từ phim Un Prophete, 2008)
    B: Quand même! Je crois à l'envers (Mình thêm vào)

    Nếu người còn ăn được, đó là bởi vì ta, nếu ngươi có thể nằm mơ, có thể nghĩ, vẫn có thể sống được, thì đó là bởi vì ta.
    Ôi, vậy sao?

    Ở đây quand même biểu lộ sự giận dữ.

    3- Thể hiện sự miễn cưỡng

    Quand même cũng dùng để chỉ sự khiên cưỡng khi một người không muốn nhưng bị buộc phải chấp nhận sự thận.

    A: Écoute, je crois qu'elle a raison.
    B: Ouai, mais quand même...

    Nghe này, mình nghĩ cô ấy nói có lí đó.
    Nhưng mà nó vẫn cứ thế nào ấy...
    Nhưng mình vẫn...

    4- Chỉ sự nhượng bộ
    Quand même có thể dùng để chỉ sự nhượng bộ và sau đó tạo điều kiện cho người nói "vớt vát" thêm điều gì từ nhận định bất lợi về phía mình.

    A: Ton pote, il est toujours de mauvaise poil comme ca?
    B: Il est très sympa parfois, quand même.

    Cái anh bạn của bạn ấy, anh ta lúc nào cũng cáu kỉnh thế sao?
    (Nhưng) anh ấy ít ra đôi lúc cũng tỏ thân thiện mà.

    5- Đồng nghĩa với n'est-ce-pas

    Quand mê me nhiều lúc có thể được xem là đồng nghĩa với n'est-ce-pas nếu nó được dùng để khẳng định điều người nói đang đề cập.
    Il est en fait très sensible quand même.
    Nó cũng nhạy cảm lắm đấy chứ, phải không nào?

    Ca sert à rien de se lancer des invectives comma ca quand même.
    ***** mạ nhau thì có ích gì thì có ích gì, phải không?

    6- Có nghĩa là thôi nào! Thôi mà! Dùng để cảm thán
    Quand même! Tu sais trop bien pourquoi elle a une dent contre toi.
    Thôi nào! Bạn biết quá rõ tại sao cô ấy lại ghét bạn như vậy mà.

    Dùng tiếng Anh vui vui để dịch ra thì nó đồng nghĩa với Come on! C'mon man!!

    7- Có nghĩa là cuối cùng, rốt cục, đồng nghĩa với en fin.
    Ah ha! Tu l'avoue quand même
    Rốt cục thì mi cũng nhận rồi nhé!

    T'as nettoyé ta chambre quand même.
    Cuối cùng thì mi cũng biết dọn gọn lại cái phòng của mình.

    Voila, il se fait chopé quand même.
    Cuối cùng thì mi cũng bị bắt quả tang rồi nhá.

    Quand même thường dùng rất nhiều trong văn nói, và rất hữu dụng nếu bạn biết cách sử dụng thành thạo. Tạm thời mình chỉ mới nghĩ ra được bao nhiêu đó nghĩa. Nếu bạn nào còn có thêm ý kiến gì mời góp ý. Lưu ý rằng các nghĩa trên chỉ mang tính tương đối, nghĩa là nếu bạn để ý, chúng có thể thay thế nhau trong nhiều trường hợp. Vì vậy phải dựa vào ngữ cảnh mới hiểu được trọn vẹn nghĩa của từ này.

    E***:

    9 - Còn một định nghĩa quan trọng khác quên ghi, đó là "rất" "quả lạ" "rất ư"khá" gần giống với beaucoup hoặc assez hay plutôt
    Comment ca s'est passe votre dimanche? Ngày chủ nhật của bạn thế nào rồi?
    Comme d'hab, c'est quand même ennuyeux! Như thường lệ, rất chán!

    Ngoài ra quand bien même cũng là một cụm từ thường dùng trong văn nói, nó tương đương với même si, nhưng có thể dùng một mình. Ở mức độ nào đó quand mêm bien nghe đỡ chói tai hơn Et alors.

    C'est toi qui a mangé mon gâteau?
    Et quand bien même?


    Bạn là người ăn hết cái bánh của tui hả?
    Nếu vậy thì sao nào?
  2. phivuttv

    phivuttv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/11/2008
    Bài viết:
    332
    Đã được thích:
    0
    :)8 - Merci quand même. [r2)]
  3. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Arggh!
    Quelle negligient!
    Mercy quand même phivutv :)

    Sau đây là một vài trường hợp mình ghi nhận các trường hợp trong đó chữ quand même không thể và cũng không nên dịch vì nó chỉ có giá trị ngữ khí, không có giá trị về mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên sự tồn tại của nó quả thật ảnh hưởng đến ngữ khí của cả câu nói chung.

    (Ca fait) 10 ans quand même qu'on ne les croise ainsi, sans la moindre curisioté.

    Ở đây, quand mê me dùng để chỉ sự ngạc nhiên, một sự sững sốt vì thời gian trôi đi quá nhanh ngoài sức tưởng tượng của tác giả, để dịch câu này sang tiếng Việt, ta chỉ cần nói:
    Khó mà tin nổi đã 10 năm hơn rồi mình chưa gặp tụi nó!!

    Trời! 10 năm rồi chưa gặp chúng nó lần nào.
    Quand même có giá trị nhấn mạnh, không cần phải dịch.

    Il a quand même fallu que je trouve un amour à l'étranger.

    Câu này hơi khó giải thích vì mình lấy nó từ bộ phim "Notre Histoire" năm 1984 có Alain Delon đóng. Ngữ cảnh là nhân vật chính tỏ ý mỉa mai vì anh rốt cục cũng tìm được ý trung nhân nhưng ở nước ngoài.
    Quand mê me kết hợp với il a fallu, dạng quá khứ của il faut, có ý chỉ "Tôi tìm được tình yêu của mình, nhưng lại là người nước ngoài." Trong ngữ cảnh đó, quand même khiến người nghe cảm thấy tính trớ trêu đôi chút vì nhân vật chính lúc nào mơ mình sẽ ngủ với một cô gái Pháp cơ.


    Câu tiếp theo là mình nghe một cô bán sách tiếng Pháp nói chuyện với mình, mình ghi vội lại trong cuốn sổ nhỏ nên chưa kịp ghi giá! Chẳng là mình đang vội mua một quyển sách mà mình chưa biết giá, vì giá không có ghi trên đó nên cổ bảo:
    Monsieur, attendez, je vous donne le prix quand même

    Quand même ở đây đại khái nghĩa là "thậm chí". Dịch nôm na là "Ấy anh ơi, tôi thậm chí còn chưa đưa giá cho anh mà..."
    Theo kinh nghiệm của mình, ở những hoàn cảnh tương tự, có thể để chữ quand mê me phía sau câu như cô này nói là hay nhất.

    Mình hỏi vài người bản xứ mới hiểu ra nó muốn nói gì trong câu này.

    Còn vô số trường hợp nữa về cái từ này nhưng bấy nhiêu theo mình vừa đủ để các bạn mới học hiểu rõ về quand même!

    Bonne chance!
  4. phuongnga2310

    phuongnga2310 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    T'as écrit trop long, je suis allée jusqu'au bout quand même[:P]


    Cảm ơn bạn đã rất tỉ mẩn ghi chép lại và chia sẻ những điều tai nghe mắt thấy với việc sử dụng « quand même » trong cuộc sống hàng ngày của người dân Pháp. Tuy nhiên cá nhân mình đang tự hỏi rằng khi học 1 ngoại ngữ, nên nói như « sách viết » (những gì được coi là chuẩn mực và được đúc kết rồi xuất bản thành sách) hay nói như « tai nghe » (những gì nghe thấy được trong cuộc sống hàng ngày, trên ti vi, báo chí, v.v...). Đâu phải cứ là người bản xứ là nói chuẩn ngôn ngữ của họ đâu bạn nhỉ ?!


    Trở lại với những sắc thái biểu đạt của cụm từ « quand même » trong tiếng Pháp,

    • từ điển wiktionnaire có đề xuất :
      • 1- Pour insister sur la réussite en dépit de difficultés ou de problèmes. (Malgré son handicap, le coureur a quand même réussi à finir premier) ; trường hợp này giống như trường hợp 1 mà bạn đã tổng kết ;
      • 2- Pour remercier quelqu’un bien qu'il n’ait rien pu faire. (Désolé, je n’ai rien trouvé. – Tant pis, merci quand même. ) ; trường hợp này không có trong các ví dụ của bạn
      • 3- Pour marquer l’impatience (Ah ! quand même) ; trường hợp này cũng không có trong các ví dụ của bạn
    nguồn : http://fr.wiktionary.org/wiki/quand_même

    • từ điển linternaute và reverso có đề xuất đồng nghĩa với « quand même » là « malgré tout » ; mà theo mình « malgré tout » diễn đạt sự nhượng bộ (concession) nhưng có lẽ không giống như trường hợp 4 cũng là diễn tả sự nhượng bộ mà bạn đã kể
    nguồn : http://www.linternaute.com/dictionnaire/fr/definition/quand-meme/
    http://dictionnaire.reverso.net/francais-definition/quand même

    • trên trang của TV5, phần trả lời của professeur Bernard Cerquiglini, ông có nói rằng « quand même » thuộc văn nói và thuộc ngôn ngữ thân mật, với lối sử dụng khá uyển chuyển, đôi khi ngữ pháp cũng không thật chuẩn, đồng nghĩa của « quand même » là « malgré tout » (Elle viendra quand même). Ông chỉ ra 3 sắc thái biểu đạt của « quand même » là : 1- souligner le caractère inacceptable d'une hypothèse ; 2- réfuter à l'avance une objection ; 3- signifier l'étonnement, l'admiration
    nguồn : http://www.tv5.org/TV5Site/lf/merci_professeur.php?id=4227
    Vài ý kiến chia sẻ của mình với bạn.


    Để thay đổi không khí mà vẫn không đi lạc chủ đề, tặng cả nhà và đặc biệt bạn VietAnhRic ;;) bài hát sau : http://www.youtube.com/watch?v=JWwv4bBNJAM
    BONNE SEMAINE !!!!!!
    J'Te L'Dis Quand Même

    On aurait pu se dire tout ça
    Ailleurs qu'au café d'en bas,
    Que t'allais p't êt' partir
    Et p't êt' même pas rev'nir,
    Mais en tout cas, c' qui est sûr,
    C'est qu'on pouvait en rire.

    Alors on va s' quitter comme ça,
    Comme des cons d'vant l' café d'en bas.
    Comme dans une série B,
    On est tous les deux mauvais.
    On s'est moqué tellement d' fois
    Des gens qui faisaient ça.

    Mais j' trouve pas d' refrain à notre histoire.
    Tous les mots qui m' viennent sont dérisoires.
    J' sais bien qu' j' l'ai trop ***,
    Mais j' te l' dis quand même... je t'aime.

    J' voulais quand même te dire merci
    Pour tout le mal qu'on s'est pas ***.
    Certains rigolent déjà.
    J' m'en fous, j' les aimais pas.
    On avait l'air trop bien.
    Y en a qui n' supportent pas.

    Mais j' trouve pas d' refrain à notre histoire.
    Tous les mots qui m' viennent sont dérisoires.
    J' sais bien qu' j' l' ai trop ***,
    Mais j' te l' dis quand même... je t'aime.
  5. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Il faut avoir donc des super bonnes notes dans ton carnet de correspondance juste pour ca...


    Mục đích của mình đơn giản chỉ là giúp mọi người học nhanh gọn lẹ cách dùng của quand même, tuyệt không có ý dùng đây là bằng chứng tuyệt đối.

    Mình cho rằng ngôn ngữ nói là hơi thở của con người, mà con người thì phức tạp. Vì vậy ngữ pháp không phải là tất cả. Văn nói trong tiếng Pháp rất đa dạng và phong phú, và do đó không phải một vài giáo sư với đôi mục kỉnh trên viện hàng lâm Pháp muốn nói cái gì chuẩn là chuẩn, cái gì không chuẩn là không chuẩn. Ngôn ngữ chỉ là phương tiện để diễn đạt suy nghĩ của con người.

    Người Pháp khi nói chuyện với nhau và khi nói chuyện với một người nước ngoài khá khác nhau. Khi họ trò chuyện với nhau, họ cảm thấy như đang ở nhà, họ dùng rất nhiều những cách diễn đạt không theo một quy luật chính tả hay ngữ pháp nào để biểu lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Nhưng khi nói với người nước ngoài, họ phải e dè hơn, không phải lúc nào cũng được thoải mái như thế.

    Nếu như có ai đó học tiếng Pháp và nghiên cứu kĩ về cách diễn đạt thân mật đó, tìm cách hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ từ đâu những đặc trưng này thì đó vẫn nên được xem là một nổ lực nhằm nắm bắt cái linh hồn trong đó vậy.

    Chả thế hay sao mà từ đầu thế kỉ này người ta dần dần bỏ đi các khuôn vàng thước ngọc để tiến sát hơn đến đời sống. Văn học Pháp từ đầu thế kỉ XX đã biến chuyển theo khuynh hương gần gụi hơn với ngôn ngữ hàng ngày. Đại văn hào Marcel Proust là một ví dụ tiêu biểu. Cấu trúc câu văn của ông rất dài dòng và phức tạp, nhưng ngược lại rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật chính lại mang đậm hơi hướng của văn nói hàng ngày. Cũng nhờ có những người như ông mà sau này người ta dần dần khôi phục lại văn nói từ những thời kì đã qua (Le Francais du temps perdu :) ). Một ví dụ khác để chứng minh khuynh hướng này là Louis Ferdinand Celine. Ông viết quyển Voyage Au Bout De La Nuit với văn phong rất ư trần tục, đọc xong tác phẩm của ông, người ta mới cảm thấy cái hồn trong tiếng Pháp. Việc ông sử dụng điêu luyện tiếng lóng (Argot), riêng việc đó thôi, cũng đã gốp phần rất nhiều vào việc bảo tồn quá trình tiến hóa của tiếng Pháp.

    Thơ ca Pháp từ đầu thế kỉ XX trở đi cũng theo đó mà phát triển. Từ những câu thơ trau chuốt và tỉ mỉ như trong tập thơ Fleur Du Mal của thi hào Baudelaire, thơ Pháp dần dần chuyển sang khuynh hướng trừu tượng hơn, súc tích hơn, đặt nặng những ưu tư suy nghĩ lên vai người đọc hơn. Thơ của Apollinaire hay Yves Bonnefoy đều rất hay, nhiều bài đơn giản lạ lùng nhưng hàm ý rất súc tích. Họ dần dần ít chăm chú câu văn hơn nhưng có phải vì thế mà thơ họ bới đi chút ít ý thơ không?

    Tiện đây ta lấy tiếng Việt ra làm ví dụ. Diễn đạt trong tiếng Việt mười phần phong phú và đặc sắc, và thậm chí là sai luôn chính tả và ngữ pháp, nhưng có vì thế mà nó bớt dí dỏm đi không, người ta bớt yêu nó đi không? Mình tin chắc là ai đã học qua nhiều ngôn ngữ khi nhìn lại tiếng Việt đều cảm thấy yêu quí hơn tiếng mẹ đẻ của mình, vì sao? Có phải vì chính tả hay ngữ pháp không? Ấy là vì ngữ điệu gắn chặt trong tâm tưởng của mỗi người, mà cái hồn ấy nó đâu thể bị giam cầm trong nhưng cấu trúc ngữ pháp cứng nhắc được?

    Trên đây là mạn bàn về chuyện học ngôn ngữ, từ kinh nghiệm của một người tự học say mê 3 ngôn ngữ mà không hề qua trường lớp nào cả.

    Các vị đại văn hào có vì không nghe theo các khuôn khổ cứng nhắc mà trở nên lu mờ trong thế giới văn chương không? Không!

    Sức hấp dẫn lôi cuốn từ tiếng Pháp tinh tế và dí dỏm trong cách ăn nói hàng ngày là món quà lớn cho những ai bỏ công sức và thời gian để nghiên cứu tường tận về linh hồn của nó.
  6. HSD

    HSD Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc, bác nhả đạn kinh quá!

    Thế mới biết thiên hạ lắm người giỏi quá, ý bác nói đây là bác tự học tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Anh một mình mà không có trường lớp nào cả??? Bái phục, bái phục!!!
    Hy vọng sẽ có ngày được ngồi nói chuyện với bác về thơ Paul Verlaine, hay văn chương của Marcel Proust.....
    Nhân đây chia sẻ với bác luôn là nếu bác không nói bác tự học thì em còn kính nể bác bội phần!!!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nói như bác thì có nghĩa là Giáo sư Bernard Cerquiglini không bằng bác? Hay nói đúng hơn là những gì giáo sư nói là không chuẩn? Những người tự nghiên cứu như bác thì nói chuẩn hơn, chuẩn hơn cả các giáo sư và các Đại từ điển?!
    Chỉ thế thôi đã là quá đủ để em phục bác sát đất rồi/
  7. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tại sao bạn lại nhảy dựng lên khi mình nói là mình tự học tiếng Pháp? Phải chăng bạn cho rằng thế gian này không có người nào đủ ý chí kiên cường để tự hoc sao? Bạn dựa vào đâu mà bảo mình nhả đạn? Bạn nên tập ăn nói cho có chứng cứ, thread này là thread CỦA MÌNH, không phải muốn phát biểu linh tinh là xong đâu.

    Ai bảo bạn mình tự học 3 thứ tiếng trên kia. Mình học tiếng Pháp, tiếng Quảng Đông và ngôn ngữ Hán cổ một mình. Tiếng Anh và tiếng Phổ Thông mình đều học qua trường lớp đàng hoàng. Biết rõ tiếng Anh rồi thì học tiếng Pháp tiện hơn chứ sao, còn biết tiếng Phổ Thông với tiếng Việt thì chả nhẽ không tự mò tiếng Quảng được à?

    Ngoài ra, nếu bạn đọc kĩ lại bài mình, mình chỉ viết ra suy nghĩ của mình để trả lời câu hỏi của bạn Nga, rằng học ngôn ngữ không nên lúc nào cũng câu nệ vào ngữ pháp. Có những người học ngôn ngữ rất tự nhiên qua cảm thụ chứ không qua các phương pháp hàn lâm. Ví dụ chủ đạo là Paul Monscrieff người dịch gần như toàn bộ cuốn sách À la recherche du temps perdu của Proust sang tiếng Anh. Ông làm việc trong điều kiện khá ngặt nghèo vì bị tàn tật sau thế chiến thứ nhất nhưng tác phẩm dịch thuật của ông đã đem Proust gần lại với thế giới Anh ngữ hơn, nếu không được xem là kiệt tác nằm cạnh kiệt tác. Bạn không tin có thể lên mạng đối chiếu bản dịch của ông cụ với bản gốc của Proust.

    Mình có đả động hay bài bác gì các giáo sư hay nguồn của bạn Nga không? Bạn bị sốt hay sao mà không thấy post đầu tiên mình ghi rõ ràng là tự mình ghi nhận và dịch sang tiếng Việt, mong có bạn nào biết thêm thì thêm vào cái list.
    Vả lại mình chẳng có gì chống lại giáo sư hay tự điển mà bạn đem ra hù mình cả, mình tự học nên dĩ nhiên phải dựa trên từ điển rồi.



    Mình có cảm giác bạn hành động nông nổi chứ chẳng phải do từ suy nghĩ mà ra. Vả lại, bạn cũng đặt kiểm soát vào bài post của mình, xin hỏi bạn bạn làm vậy là ý gì?
    Mình đã viết gì sai với nội quy của diễn đàn chưa?

    Je suis désolé mais je ne comprends pas pourquoi tu trouve que mon histoire est tiré par les cheveux. Si tu ne peut pas me donner un bon explication, t'es vraiment un gros connard. A mon connaissance, ca c'est pas la première fois que t'insults une membre ici. Tu veux bien être pris comme un gamin, toi?

    C'est quoi ton boulot ici? C'est d'aider des autres de sort qu'ils puissent améliorer son Francais, ou de foutre le bordel entre moi et eux? Tu te prends plaisir de blesser les autres en passant les jugements sans fondement de cette sorte ? Ce que je constate après lire quelques postes récents dans ton archive c'est que tu as un tendance de reagir toujours violement même aux stimulus insignificants. C'est tellement marrant! Continue comme ca et je ne prendrai pas la peine à repondre à tes postes.
  8. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Từ ngày biết bi ba bi bô tiếng Pháp, mình chỉ dùng cụm từ quand même trong ngữ cảnh duy nhất này.

    Số là một lần thằng bạn tây nó show "hàng họ" nhà nó, show mãi, show mãi mà chả thấy "hàng họ" đâu, rồi cũng phải tầm 10 minutes sau thì nó mới chỉ mặt điểm tên "hàng họ" nhà nó. Mình chỉ ăn theo nói leo mấy thằng thằng chim nhợn Pháp khác #Quand même# >:) Mà công nhận "hàng họ" nhà nó nhìn mát mắt lắm [:D]

    Bạn chủ topic thấy nick như người Tàu, nếu bạn đúng là Tàu thì mình phục bạn lắm, ko chỉ giỏi Tiếng Pháp mà tiếng Việt bạn viết đúng và chuẩn như tiếng mẹ đẻ. Dân Tàu nhiều người khiếp đảm thật @-)
  9. QiangGuoWu

    QiangGuoWu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2009
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm của mình, người Hoa gặp khó khăn hơn người Việt nhiều vì phát âm tiếng Phổ Thông không hợp với các tiếng phương Tây, cùng lắm họ chỉ nói giỏi được tiếng Nhật thôi.
    Và mình là 100% VN, dân Sài Gòn chính cống. Anh Bình đây có vấn đề với người Tàu nước Tương à?


  10. phuongnga2310

    phuongnga2310 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/12/2006
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Phần lớn các thành viên trong box này đều là người đang học tiếng Pháp (trong đó có cả bản thân mình), nên cá nhân mình cho rằng khi học 1 ngoại ngữ nào đó thì nên học những cái được coi là chuẩn trước (mà sách vở, các nhà nghiên cứu đã đưa ra và được phần lớn độc giả ghi nhận), rồi 1 khi trình độ đã đạt cao hơn và điều kiện cho phép thì mới xét đến việc tự học và tự cảm nhận những nét "tinh tế" hoặc "dân dã" của thứ tiếng đó. Cá nhân mình tôn trọng những tìm tòi, ghi chép của bạn, nhưng không hẳn đồng tình trong việc áp dụng chừng đó sắc thái biểu đạt của "quand même" để học tiếng Pháp. Nhiều khi người bản xứ nói chuẩn mà người nước ngoài còn chưa chắc đã hiểu đúng, huống chi trường hợp người bản xứ nói còn chưa chuẩn!

    Bạn nói đúng, ngữ pháp không phải là tất cả. 1 người VN đôi khi nói 1 câu tiếng Việt nếu xét trên bề diện ngữ pháp thì sai bét nhè, nhưng người nghe (là người VN) vẫn hiểu. Tuy nhiên điều bạn đang đề cập là Français Langue maternelle (FLM), trong khi đối với hầu hết các thành viên ở đây thì là Français Langue étrangère hoặc seconde (FLE/S). Khi anh cần học 1 cái mới mà anh chưa biết thì anh cần phải căn cứ vào những cái được coi là chuẩn mực để từ đó có nền tảng mà xây dựng thêm kiến thức cho mình. Đường link mà mình trích dẫn của giáo sư Bernard Cerquiglini giải đáp về nguồn gốc và việc sử dụng của "quand même" không phải là cái gì quá cao siêu (thuộc hàng Viện hàn lâm này nọ) ; nếu bạn xem đoạn vidéo clip đó rồi, bạn cũng thấy rằng giải thích của giáo sư xuất phát từ thắc mắc của 1 cô gái người Paris thứ thiệt. Không có cái gì là CHUẨN TUYỆT ĐỐI, nhưng chí ít cũng tồn tại những cái CHUẨN TƯƠNG ĐỐI để nguời ta có thể hiểu, đánh giá, phân tích lời nói của 1 người nào đó.

    Đồng ý! Tiếng Việt mình cũng thế mà thôi

    Thì đang có 1 minh chứng cụ thể là trường hợp của bạn đấy thôi. Mình và có lẽ nhiều thành viên khác trong box này nữa không hề phủ nhận sự say mê và nỗ lực của bạn khi nghiên cứu, mổ xẻ lối nói "quand même" =D>

    Về văn chương Pháp, cá nhân mình chưa có điều kiện đi nghiên cứu sâu như bạn. Nhưng cũng phải nói là mình phân biệt 2 khái niệm "học"/"dạy" (apprendre/enseigner) và "nghiên cứu" (étudier). Đối với mình, hãy nên học/dạy thứ tiếng Pháp standard trước khi đi nghiên cứu argot, verlan, langage populaire/familier/soutenu, patois, etc.

    Bạn không sai, nhưng đó là diễn đạt tiếng Việt cho người Việt nghe. Chắc hẳn nếu có 1 người bạn nước ngoài đặt cho bạn câu hỏi liên quan đến tiếng Việt-tiếng mẹ đẻ của bạn (nếu mình không nhầm), chắc hẳn bạn sẽ có cách lý giải ngắn gọn, rõ ràng và gắng chọn cách diễn đạt được coi là chuẩn mực với những gì bạn đã được học trong chương trình Tiếng Việt ở bậc phổ thông của GD VN.

    Dẫu sao, mình cũng rất nể phục sự say mê tìm tòi, nghiên cứu ngôn ngữ của bạn.

    Chúc bạn khỏe!
    NPN

Chia sẻ trang này