1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HOT TOPIC!! English Tips For The Day

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tiếng Anh Sài Gòn (Saigon English Club)' bởi kelcmtiu_9999, 17/08/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Kì 1: Những câu tục ngữ hay thường dùng trong Tiếng Anh


    Theo nguồn: http://genx.vn/hot-news/english-tips-for-the-day-proverbs-nhung-cau-tuc-ngu-hay-trong-tieng-anh/

    Trong dân gian Việt Nam chúng ta có rất nhiều câu tục ngữ mà chúng ta luôn ghi nhớ và được xem đó như là bài học trong cuộc sống hằng ngày. Và tiếng Anh cũng tương tự như thế.
    Cùng liếc qua những câu tục ngữ hay trong tiếng Anh nhé!
    Beauty is only skin deep

    [​IMG]

    “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là điều người Việt ta thường tự nhủ mỗi khi đánh giá vẻ đẹp của con người hay sự vật. Người Anh cũng có một câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự “Beauty is only skin deep” .
    Câu tục ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta nên cân nhắc kỹ càng mỗi khi đánh giá con người bởi vì tính cách, tâm hồn, trí tuệ quan trọng hơn diện mạo. Sự quyến rũ bề ngoài dễ làm cho chúng ta bị mê hoặc và lầm lẫn. Những thứ trông có vẻ hào nhoáng, đẹp đẽ có thể không thực sự tuyệt vời như thế.
    Eg :
    + She may not be conventionally pretty but you know what they say, beauty’s only skin deep.
    Nhìn cô ấy có thể không xinh đẹp như bao cô gái khác nhưng bạn biết người ta hay nói đó, tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
    + Mother used to say that beauty was only skin deep so I have tried to improve myself.
    Mẹ tôi đã nói rằng tốt gỗ hơn tốt nước sơn nên tôi đã cố gắng hoàn thiện mình hơn.
    Ý nghĩa của câu tục ngữ “Beauty is only skin deep” lần đầu tiên được phát biểu trong bài thơ “A wife” của Sir Thomas Overbury sáng tác vào năm 1613 : All the carnall beautie of my wife, is but skinne-deep. (Vợ tôi có dung mạo tuyệt vời nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài)
    Ngày nay, “skin-deep” là tính từ để chỉ sự hời hợt, nông cạn hoặc các vết thương nhẹ, ngoài da .
    + His wounds are seldom above skin-deep.
    Các vết thương của anh ta chỉ là vết thương ngoài da thôi.
    Ngoài ra, người Anh cũng dùng nhiều câu nói khác để ca ngợi vẻ đẹp bên trong : All that glitters is not gold hoặc Handsome is as handsome does, đều có ý nghĩa tương tự.

    Practice makes perfect
    “Có công mài sắt có ngày nên kim” là câu tục ngữ Việt Nam có ý nghĩa rằng trong bất kỳ công việc gì nếu bạn kiên trì, quyết tâm, chăm chỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn. “Practice makes perfect” cũng có ý nghĩa như vậy.
    Từ “practice” có nghĩa là: Luyện tập (do something regularly); “perfect” mang ý nghĩa: kết quả mỹ mãn nhất mà bạn đạt được (the best you can be).
    “Practice makes perfect” muốn truyền đạt đến chúng ta một thông điệp rằng :Con đường dẫn đến thành công chính là luyện tập thường xuyên.
    Câu tục ngữ “Practice makes perfect” được sử dụng phổ biến nhất ở Mỹ. Ông bà, ba mẹ thường dùng câu nói này để động viên con cháu họ khi chúng bắt tay vào làm công việc mới hay khi chúng gặp khó khăn và muốn từ bỏ.
    Eg :
    + I know these math problems are frustrating, John, but keeping trying. Practice makes perfect.
    John, ba biết những bài toán này làm con nản trí, nhưng hãy cố gắng lên con. Có công mài sắt có ngày nên kim mà .
    + See how fast you are getting better at the guita? Practice makes perfect.
    Em có nhận thấy em tiến bộ nhanh như thế nào trong việc chơi ghi-ta không? Có công mài sắt có ngày nên kim đấy .
    Câu nói phổ biến “No pain, no gain” cũng có cùng ý nghĩa.

    When in Rome, do as the Romans do

    [​IMG]
    Khi nói về sự hoà nhập trong môi trường sống, tiếng Việt thường có câu “Nhập gia tuỳ tục”, ý nói khi sống trong môi trường, hoàn cảnh nào, chúng ta phải biết tự điều chỉnh bản thân để phù hợp với môi trường sống. Cũng nói về vấn đề đó, tiếng Anh có câu “When in Rome, do as the Romans do” .
    Câu tục ngữ này có từ “Rome” là thành phố La mã, và “Romans” là người La Mã. “When in Rome, do as the Romans do” nghĩa đen là khi sống ở La mã thì cũng hành động như người La mã, tức là nhập gia tùy tục.
    Thành ngữ này xuất hiện từ năm 1530 khi một tu sĩ từ thành phố Milan đến thăm một tu sĩ khác ở La mã, và hỏi ông ở La mã là có nên ăn chay vào ngày thứ bảy hay không vì phong tục này khác với phong tục của ông ở Milan. Ông được chỉ dẫn là khi ở La mã thì nên hành động như người La mã (“When in Rome, do as the Romans do”)
    Câu tục ngữ này cũng muốn nhắc nhở chúng ta khi đi đến một vùng, một đất nước khác hoặc là một môi trường sống mới thì phải biết học hỏi và làm quen với môi trường sống, cũng như phong tục, tập quán và con người nơi đó.
    Eg :
    + Are you sure we have to eat this with our hands? – Why not? All of these people are. When in Rome, do as the Romans do.
    Anh có chắc là chúng ta phải ăn bằng tay không? – Tại sao không chứ? Ai cũng vậy à. Nhập gia tuỳ tục thôi.
    + As a recent immigrant to the U.S., I’ve noticed a lot of different customs. When the Smiths invited me for Christmas dinner, they served turkey. Although I didn’t grow up eating it, I figured, When in Rome, do as the Romans do . I rather like it now.
    Mới di dân đến Mỹ, tôi nhận thấy có nhiều phong tục khác lạ. Khi gia đình ông bà Smith mời tôi ăn tiệc Giáng sinh, họ dọn món gà tây. Tuy từ nhỏ tới lớn tôi chưa ăn món này bao giờ nhưng tôi biết rằng nhập gia thì phải tùy tục. Bây giờ thì tôi lại khá thích món này.

    Meimei – GenX.vn
  2. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    HÔM NAY NHÀ MÌNH HỌC THÊM 1 CHỦ ĐỀ MỚI NỮA NHÉ XD

    Essay Common Mistakes – Lỗi sai thường gặp khi viết luận (P1)

    Trong Tiếng Anh, kĩ năng viết luận là một kĩ năng rất khó và để không phạm sai lầm là một thách thức đối với người học.
    Loạt bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi sai thường gặp khi viết bài luận và cách để tránh lặp lại chúng.

    [​IMG]

    1. Lỗi sai về nội dung (Mistakes in content)
    Nhiều người mới viết bài luận thường mắc lỗi sai về nội dung và làm bài viết lạc đề. Những lỗi sai về nội dung thường thấy như :
    - Nội dung không thực sự phản ánh và phát triển chủ đề .
    Nhiều sinh viên nghĩ rằng nếu họ viết một bài luận có một cái gì đó liên quan đến chủ đề, nó sẽ đủ để hoàn thành nhiệm vụ. Thật không may, nó không phải là sự thật. Nội dung của bài luận trước hết phải phản ánh được nhiều mặt của vấn đề, sau đó phát triển và tốt hơn nữa là giải quyết được vấn đề đưa ra. Sinh viên Việt Nam thường có thói quen viết loanh quanh mà không đi vào được vấn đề chính, đó là điều tối kỵ khi làm bài luận tiếng Anh. Để tránh phạm lỗi này, trước khi bạn bắt đầu viết, hãy đọc các câu hỏi một cách cẩn thận, tìm ra các từ khóa và xây dựng ý tưởng rõ ràng về những gì bạn nên viết.

    - Phần mở bài tệ
    Hãy nhớ rằng phần mở bài là phần thực sự trình bày những ý tưởng then chốt của bạn về chủ đề, làm nền cho những phần còn lại của bài luận. Hiển nhiên, khi đọc phải một phần mở bài tệ, người đọc sẽ nghĩ nếu bạn không thể viết nổi một phần mở thú vị, bạn cũng sẽ không có được những kiến giải hay ho cho vấn đề. Ngoài ra, phần mở của người Anh luôn đi vào trực tiếp vấn đề và khá súc tích, đừng bao giờ vòng vo Tam Quốc như bạn vẫn thường viết văn Việt nhé.

    - Viết bài luận không có luận điểm hoặc luận điểm không phát triển được
    Khi lập kế hoạch bài luận của bạn, suy nghĩ cẩn thận liệu bạn đã có luận điểm rõ ràng hay có thể phát triển đầy đủ luận điểm của mình hay không. Thật là tệ nếu một luận điểm được đưa ra mà không có bất kỳ ý tưởng phát triển nào thêm .Nếu bạn không chắc chắn, hãy bỏ qua và cố gắng xây dựng những luận điểm khác.

    - Đưa ra ý kiến mà không có dẫn chứng hoặc ví dụ
    Bất kỳ ý kiến nào đưa ra đều cần được làm rõ và chứng minh bằng bằng chứng, dẫn chứng hoặc ví dụ thích hợp. Nếu bạn không cung cấp những điều đó, bài luận của bạn chỉ như “thùng rỗng kêu to” mà không có chiều sâu. Hơn hết, sẽ không có ai bị thuyết phục chỉ bởi những lời nói suông.

    - Không có kết luận.
    Nhiều sinh viên viết phần mở và phần thân bài rất tốt, nhưng lại quên hoặc vì không đủ thời gian mà bỏ mất phần kết. Kết luận là điều cần thiết, nó là một bản tóm tắt và khái quát lại những ý tưởng của bạn. Do đó, giúp củng cố lại những gì bạn đã viết. Cũng đừng nên viết kết luận quá dài dòng hoặc sáo rỗng. Một phần kết luận tốt có thể chỉ trong vòng 2-3 câu nhưng nêu bật được vấn đề.

    2. Lỗi sai về từ vựng (Mistakes in vocabulary)
    Điều hiển nhiên là bài ​​luận không thể được viết với ngôn ngữ hàng ngày mà phải được chăm chút về từ ngữ . Nó không nên chứa văn nói, tiếng lóng, biệt ngữ…Để tránh những lỗi về từ vựng, cách tốt nhất là bạn nên thường xuyên nâng cao vốn từ của mình và luôn cẩn thận khi viết. Nhớ là phải luôn luôn kiểm tra lại nhiều lần bài viết của mình.

    - Những từ dễ gây nhầm lẫn
    Trong tiếng Anh có khá nhiều từ có hình thức và cách dùng tương tự nhau, vì thế sinh viên thường dễ nhầm lẫn khi sử dụng. Ví dụ : see và watch, lie và lay, accident – incident, then-than,lose-loose, house-home… Bài luận luôn đòi hỏi ngôn từ rõ ràng và chính xác. Vì vậy, điều quan trọng là phải luôn cẩn thận để chắc chắn rằng bạn đã sử dụng những từ ngữ chính xác. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lại từ vựng của mình để tránh lỗi sai. Bạn có thể tham khảo cách phân biệt một số từ dễ nhầm lẫn tại đây.

    - Sai về hình thức từ
    Khi viết nhanh ,chúng ta rất dễ sử dụng nhầm hình thức từ ,đặc biệt về lọai từ. Ví dụ, một sai lầm phổ biến của người Việt viết một động từ thay vì tính từ, mà có thể thay đổi đáng kể ý nghĩa : ‘disable people’ (vô hiệu hoá mọi người) thay vì viết đúng là ‘disabled people’ (người khuyết tật)

    - Dùng từ vựng không chuẩn xác
    Nếu bạn không có một vốn từ phong phú thì rất dễ dùng từ ngữ không đúng với ý tưởng của mình và hơn hết dễ gây hiểu lầm cho người đọc. VD : ‘fun’ có nghĩa là vui vẻ, nhưng ‘funny’ mang nghĩa buồn cười. nếu bạn muốn giới thiệu một buổi tiệc hoặc một nơi thư giãn nhiều niềm vui thì đừng bao giờ dùng từ funny nhé, trừ khi ở đó bạn cùng những chú hề hoặc những chú khỉ để làm trò.
    Có rất nhiều người Việt có thói quen dịch nghĩa từng từ một trong tiếng Việt rồi nối chúng lại với nhau. Không những những từ đó không chuẩn xác mà đôi lúc còn hoàn toàn không có trong tiếng Anh. Ví dụ, ngườ Việt hay nói ‘đẩy cửa vào’ -’đẩy cửa ra’ và rất nhiều người dịch là ‘push in’-'push out’ . “Push out” là từ sai. Đơn giản vì người bản ngữ tiếng Anh không nói như vậy, người bản ngữ chỉ dùng “pull out” cho cửa ra vào, chứ không bao giờ dùng “push out”.

    - Dùng từ trong văn nói
    Tiếng lóng, biệt ngữ, từ nói tắt (như gonna, wanna…) không thể dùng trong văn viết, đặc biệt là bài luận.
    (còn tiếp)

    Theo nguồn: http://genx.vn/hot-news/essay-common-mistakes-–-loi-sai-thuong-gap-khi-viet-luan-p1/
    Website Giáo Dục dành cho giới trẻ
  3. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    [Thuật ngữ chuyên đề] – Marketing : “Word of mouth”

    Trong thị trường toàn cầu ngày nay, nơi mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ kinh doanh thương mại quốc tế, việc học hỏi từ vựng chuyên ngành là yêu cầu cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.
    Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa các thuật ngữ liên quan đến một số hình thức tiếp thị (Marketing)


    [​IMG]

    Word of Mouth (WOM) - Hình thức Marketing truyền miệng
    Là một hình thức tiếp thị được thực hiện dựa trên thói quen trao đổi, giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của con người.

    Buzz Marketing – Marketing bằng tin đồn
    Là việc dùng tin đồn để tác động vào đối tượng muốn hướng đến của doanh nghiệp. Đây là hình thức sử dụng những chương trình giải trí hay tin tức , tin đồn để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm – dịch vụ, thương hiệu của bạn.

    Viral Marketing – Marketing lan truyền
    Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng tương tự như cách thức virus (Viral) lan truyền từ người này sang người khác với tốc độ cấp số nhân. Đây là hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trong trình duyệt web, các mạng xã hội, các quảng cáo đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng.

    Community Marketing – Marketing cộng đồng
    Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng để từ đây, các thành viên mặc sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm – dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Community Marketing thường có mặt tại các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích…

    Evangelism Marketing – Marketing kiểu truyền giáo
    Là một hình thức tiên tiến của từ tiếp thị miệng (WOM), trong đó công ty phát triển những khách hàng tin tưởng mạnh mẽ vào một sản phẩm hay dịch vụ của công ty rồi từ đó họ tự cố gắng thuyết phục người khác mua và sử dụng nó. Các khách hàng này sẽ trở thành những người ủng hộ tự nguyện, tích cực truyền thông cho nhãn hàng.

    Guerrilla Marketing - Marketing du kích
    Guerrilla Marketing là một cách hay để giới thiệu việc kinh doanh tới các khách hàng tiềm năng mà không tốn nhiều chi phí. Hình thức tiếp thị này chủ yếu thiết kế cho doanh nghiệp nhỏ và các nhà kinh doanh độc lập, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận. Do ngân sách hạn chế, các nhà tiếp thị phải sử dụng biện pháp thông minh hơn, bằng việc sử dụng hết thời gian, công sức, thông tin, kiến thức, nhất là trí tưởng tượng, khám phá các ý tưởng, quảng cáo sáng tạo, và phát sinh các ý tưởng gây sự chú ý và tranh luận từ phía khách hàng.

    Product Placement – Quảng bá thương hiệu trong điện ảnh
    Product Placement là cách sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền thông giải trí. Nói một cách dễ hiểu hơn, Product Placement là khi nhà quảng cáo chi trả một số tiền cho nhà sản xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm của mình trong phim.

    Social Marketing – Marketing xã hội
    Social Marketing là các hoạt động marketing làm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu và đem lại lợi ích cho xã hội. Social Marketing khác với các hình thức marketing khác ở chỗ là không chỉ nhằm vào mục tiêu bán sản phẩm, hàng hoá cho doanh nghiệp, mà marketing xã hội là sự kiếm tìm những ảnh hưởng đối với cách ứng xử của cộng đồng, không làm lợi cho nhà tiếp thị mà gây dựng lợi ích cho những nhóm khách hàng mục tiêu và xã hội nói chung. Điều này có thể bao gồm việc kêu gọi mọi người không hút thuốc,bảo vệ môi trường, đội mũ bảo hiểm…
    Ambient Marketing: Phương pháp tiếp thị bao quanh
    Ambient Marketing được hiểu là phương thức marketing sử dụng các phương tiện truyền tải phi truyền thống nhằm gây sự bất ngờ và chú ý của người tiêu dùng, từ đó tạo sự kết nối tới nhóm khách hàng mục tiêu. Không như tiếp thị và quảng cáo truyền thống, Ambient Marketing không bị hạn chế về không gian hay hình thức thể hiện và các nhà quảng cáo thường sử dụng các phương tiện sẵn có trong môi trường xã hội “bao quanh” nhóm khách hàng mục tiêu. Tùy thuộc sức sáng tạo của các marketer, mọi hình thức truyền thông có thể được huy động, từ những tuyến phố đông người qua lại, bến xe điện ngầm, vỉa hè, hệ thống thang cuốn trong siêu thị, xe buýt cho đến những vật dụng như túi xách, vé… Do đó, nhiều người coi phương thức truyền thông này là một dạng quảng cáo ẩn (Stealth ads hay Ambient media).

    Affiliate Marketing : Marketing liên kết
    Affiliate Marketing là chia sẻ lợi nhuận giữa một chủ sở hữu trang web với một công ty bán hàng trực tuyến. Nói cách khác, Affiliate Marketing là phương thức tiếp thị trong đó một website sẽ quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhiều website khác mà được hưởng hoa hồng từ phương thức quảng bá này thông qua CPC (cost per click - thanh toán theo số lần nhấp chuột), CPA (cost per action -thanh toán theo hành động : đăng ký,điền form…), CPS (cost per sale -thanh toán theo doanh số bán hàng)…
    Online Seeding/Forum Seeding : Marketing kiểu gieo mầm
    Online/Forum Seeding là chỉ những sự truyền thông – “gieo” thông tin trên các diễn đàn, trên các cộng đồng mạng, trên các phương tiện mà máy tính và mạng có thể vươn tới nhằm một mục đích truyền đạt thông điệp có lợi cho thương hiệu. Đồng thời, qua đó có thể lấy ý kiến của mọi người về sản phẩm để phản ánh lại cho nhà cung ứng.

    Theo nguồn: http://genx.vn/english-town/thuat-ngu-chuyen-de-–-marketing-word-of-mouth/
  4. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Essay Common Mistakes – Lỗi sai thường gặp khi viết luận (P2)

    Theo nguồn: http://genx.vn/english-town/english...mistakes-loi-sai-thuong-gap-khi-viet-luan-p2/

    Trong Tiếng Anh, kĩ năng viết luận là một kĩ năng rất khó và để không phạm sai lầm là một thách thức đối với người học.
    Loạt bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi sai thường gặp khi viết bài luận và cách để tránh lặp lại chúng.


    3. Lỗi sai về văn phong (Mistakes in style)

    Văn phong của các bài luận cũng như bài văn học thuật nói chung có tính đặc thù nhất định mà những sinh viên mới bắt đầu viết luận thường không để ý vấn đề này. Ngay cả khi bạn có những ý tưởng thú vị,bài viết của bạn vẫn có thể không để lại ấn tượng gì nếu bạn không có văn phong tốt.
    Các vấn đề thường gặp có thể kể đến :
    Lặp từ
    Lỗi lặp từ thường là kết quả của một vốn từ nghèo nàn và ý định muốn nhấn mạnh một ý tưởng nào đó. Việc sử dụng các từ ngữ lặp đi lặp lại sẽ làm cho bài luận của bạn nhàm chán và trẻ con. Một cách tốt trong trường hợp này là sử dụng từ đồng nghĩa. Một cách hiệu quả là sử dụng loại từ thay thế như ‘one’, ‘the former’, ‘the latter’ …, để tránh lặp lại của các danh từ.
    Cách viết quá đời thường hoặc quá bác học
    Vấn đề thường gặp nhất là sinh viên có xu hướng quên rằng một bài luận học thuật đòi hỏi phải có văn phong hoàn toàn khác với cách nói viết trong cuộc sống hàng ngày. Để làm cho bài luận của bạn hay hơn, bạn nên học những từ vựng và những cách diễn đạt trang trọng (formal) . Vd : Dùng ‘would like’ thay cho ‘want’, ‘commence’ thay cho ‘begin’, ‘obtain’ thay cho ‘get’…Tốt nhất bạn nên cùng từ điển kiểm tra từ vựng và tuyệt đối không vừa viết vừa dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
    Tuy nhiên, không kém phần quan trọng là bạn cũng không nên cố làm cho bạn bài luận của mình quá bác học hoặc chỉn chu đến như các văn bản pháp lý . Điều đó chỉ làm cho bài viết của bạn khó hiểu và buồn cười . Vì vậy, giữ cân bằng và tham khảo từ điển nếu bạn không chắc chắn về những gì mình đang viết.
    Quá nhiều cấu trúc bị động
    Nhiều sinh viên nghĩ sử dụng thể bị động như một điều kiện bắt buộc không thể thiếu khi viết bài luận. Điều đó không sai, vì thể bị động làm cho câu của bạn có tính khách quan hơn. Tuy nhiên, câu bị động thường khó và mất thời gian để đọc hơn câu bình thường, và do đó, có thể cản trở người đọc hiểu tường tận ý tưởng của bạn. Ngược lại, câu bình thường lại rõ ràng hơn và trực tiếp hơn.
    Vì vậy, để tạo được sức thuyết phục cho văn bản, bạn nên sử dụng cả hai loại, nhưng nên chắc chắn rằng bạn sử dụng câu bị động không quá 20% bài và chỉ dùng trong các trường hợp nhấn mạnh là hành động,kết quả…hoặc trong trường hợp bạn muốn câu của mình khách quan hơn.
    Câu quá dài hoặc quá ngắn
    Việc sử dụng các câu quá dài hoặc quá ngắn có ảnh hường rất nhiều đến khả năng bạn truyền đạt ý tưởng của bạn cho người đọc. Nếu một câu là quá dài dòng, cồng kềnh, nó có thể dễ dàng làm rối ý tưởng của bạn và gây ra khó hiểu. Ngược lại, nếu những câu quá ngắn, nó sẽ phá huỷ sự kết nối của các ý tưởng và làm cho bài viết của bạn như bị cắt ra từng khúc và có vẻ như không hoàn chỉnh. Vì vậy, hãy cố gắng kiểm soát độ dài ngắn của câu.
    Bắt đầu câu bằng liên từ
    Đây là vấn đề phổ biến của người Việt khi bắt đầu câu bằng ‘and’, ‘but’, ‘yet’, ‘as’, ‘or’, ‘for’…. Liên từ chủ yếu được sử dụng để liên kết ý tưởng trong cùng một câu. Tuy đôi khi chúng cũng có thể được sử dụng để bắt đầu một câu nhưng khi văn bản có quá nhiều câu như vậy sẽ thiếu sự kết nối trơn tru giữa các câu. Vì vậy, chỉ sử dụng chúng khi bạn muốn nhấn mạnh ý gì đó.
    Những quy tắc này nghe có vẻ khó khăn . Nhưng nếu bạn cố gắng để áp dụng chúng vào văn phong của mình, bạn sẽ sớm thấy rằng bài luận của bạn được cải thiện đáng kể.
    4. Lỗi chính tả (Mistakes in spelling)
    Đây là lỗi sai khó tránh khỏi khi bạn phải viết một lúc vài trăm từ. Nếu bạn sử dụng máy vi tính thì sẽ dễ hơn cho bạn khi sử dụng phần mềm kiểm tra lỗi chính tả. Tuy nhiên,khi bạn viết tay hoặc trong nhiều trường hợp, phần mềm của bạn cũng bỏ sót (VD như ‘where’ viết thành ‘were’ sẽ không phát hiện được) , bạn nên kiểm tracẩn thận lại bài viết của mình bằng cách đọc đi đọc lại kỹ lưỡng hoặc nhờ một người khác xem qua. Một mẹo để cải thiện lỗi chính tả là bạn nên ghi nhớ những lỗi mình đã từng sai và lưu giữ chúng trong một quyển sổ tay chẳng hạn. Mỗi khi viết xong bài, bạn hãy lấy ra để kiểm tra lại.
    (còn tiếp)

    Meimei - GenX.vn
    Website Giáo Dục dành cho giới trẻ
  5. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    [Thuật ngữ chuyên đề] – Marketing : “PR”

    Theo nguồn: http://genx.vn/english-town/thuat-ngu-chuyen-de-marketing-pr/

    Trong thị trường toàn cầu ngày nay, nơi mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ kinh doanh thương mại quốc tế, việc học hỏi từ vựng chuyên ngành là yêu cầu cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.
    Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa một số thuật ngữ liên quan đến Quan hệ công chúng (PR).

    PR (Public Relations) – Quan hệ công chúng
    Là một hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp/truyền thông và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng. Bản chất của nghề quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.Các hoạt động quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng bá , giảm nhẹ ảnh hưởng của các thất bại, công bố các thay đổi, và nhiều hoạt động khác.

    Communication Message – Thông điệp truyền thông
    Là điều mà bạn muốn truyền tải đến công chúng của mình .Bằng cách tìm hiểu đối tượng sau đó là lựa chọn ý tưởng, bạn sẽ “định vị” cho kế hoạch PR của mình một thông điệp truyền thông có hiệu quả. Một thông điệp tốt sẽ đi vào suy nghĩ, có được vị trí trong tâm trí đối tượng khách hàng.

    Communications Objectives – Mục tiêu truyền thông
    Mục tiêu truyền thông là điều bạn muốn đạt được qua một chương trình truyền thông. Mục tiêu truyền thông có thể là xây dựng một hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm, một dịch vụ; thông báo về một chương trình khuyến mại; giới thiệu một sản phẩm mới cùng những lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng; uốn nắn những nhận thức lệch lạc về một thương hiệu, một công ty .v.v.. Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể, giúp bạn có cơ sở để đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.

    Media Relation – Quan hệ truyền thông
    Cốt lõi của PR chính là Media Relation – bao gồm tất cả những nỗ lực để thông báo về sản phẩm hoặc công ty đến các đối tượng truyền thông: báo, đài, tạp chí, thư ngỏ, Internet, Radio, TV…
    Employee Communication – Truyền thông nội bộ
    Đối với nhiều công ty truyền thông với các nhân viên là điều quan trọng trong việc giúp nhân viên am hiểu các chương trình hợp tác, thúc đẩy bán hàng, hỗ trợ cập nhật sản phẩm… Employee Communication dùng những công cụ khác nhau như : Intranet, Email, online. Bộ phận PR sẽ làm việc với bộ phận nhân sự để đưa ra những chương trình và chính sách phát triển nhân sự.
    Community Relation - Quan hệ cộng đồng
    Là những hoạt động của công ty nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ cùng tốt đẹp với cộng đồng khi tích cực chấp hành trách nhiệm công dân và có những quan tâm tích cực tới xã hội. Hiệu quả của việc làm này là giúp đỡ công ty khắc phục những hình ảnh xấu hoặc trong tình huống khủng hoảng không mong đợi phát sinh bởi những vẫn đề của sản phẩm, vi phạm cư xử đạo đức hoặc ngay cả khi bị những tin đồn.

    Crisis Management – Quản trị khủng hoảng
    Là một công việc của người làm PR, nhằm phản ứng nhanh chóng trước những thông tin không tốt về công ty.
    Media Kit / Press Kit – Bộ tài liệu dành cho báo chí
    Một bộ tài liệu đính kèm, là phần mở rộng của thông cáo báo chí. Nó thường là một tập tài liệu có chất lượng cao bao gồm các thông tin cần gửi đến cho báo chí: thông cáo báo chí, brochure, các tài liệu phụ thêm, bản giới thiệu về công ty, tổng hợp thông tin báo chí (news clippings), ảnh (nếu phù hợp), thông tin liên lạc và những tài liệu cần thiết khác.
    Những tài liệu này được dùng thường xuyên để thu hút những đối tượng mới. Chúng cũng đồng thời luôn cung cấp sẵn cho giới truyền thông những thông tin thêm mà bất chợt họ có thể cần về công ty bạn.
    EPKs (Electronic Press Kits) - Bộ tài liệu điện tử
    Là bộ Press Kit bao gồm video hoặc những thông tin liên quan (ví dụ quảng cáo, điểm tin…)
    Press Releases – Thông cáo báo chí.
    Là một văn bản ngắn nhằm mục đích kêu gọi nhận thức và sự quan tâm tới một sự kiện hoặc một vấn đề có giá trị tin tức của công ty bạn, được gửi đến tất cả mọi loại hình: báo in, phát thanh và truyền hình. Nếu thông báo báo chí bạn gửi đi được giới truyền thông cho là thực sự có giá trị tin tức, nó có thể đem đến một nhận thức đáng kể của công chúng về sự kiện/vấn đề của công ty bạn.

    Newsletter – Thư ngỏ
    Là hình thức rút ngắn của tờ báo hoặc thư thông tin. Nói chung là một ấn phẩm định kỳ về những thông tin, hoạt động trong giai đọan gần của doanh nghiệp được phân phát đến danh sách những đọc giả đã đăng ký nhận (Subscriber). Newsletter thường được sử dụng bởi các tổ chức, doanh nghiệp, hoặc chủ sở hữu một trang web để giao tiếp với các đọc giả của họ.
    Newsletter có thể được phân phát (phát hành) theo nhiều cách như: qua đường bưu điện, Fax (Printed Newsletter) hoặc qua Email, Website (Online Newsletter/ E-Newsletter/ eNewsletter).
    Special Events – Sự kiện đặc biệt
    Những sự kiện nhằm thu hút được sự quan tâm của công luận và báo chí. Ví dụ, công ty bạn tổ chức đi bộ để quyên tiền cho hoạt động xã hội nhân đạo ở địa phương.
    Press conference – Họp báo
    Các công ty thường tổ chức họp báo khi sắp sửa tung SP mới, khi cty gặp khủng hoảng cần đưa tuyên bố chính thức của cty ra dư luận..
    Public service announcements/ads (PSAs): Quảng cáo hay Tuyên bố về dịch vụ công cộng
    Là một loại quảng cáo nhằm thay đổi lợi ích công cộng, bằng cách nâng cao nhận thức về một vấn đề, gây ảnh hưởng đến thái độ của công chúng. Ví dụ : nhắc nhở việc vừa uống rượu vừa lái xe, kêu gọi không hút thuốc lá…PSAs không phải với mục đích bán sản phẩm mà để gây thiện cảm và hữu ích cho việc bán hàng.

    Meimei - GenX.vn
    Website Giáo Dục dành cho giới trẻ
  6. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Kỹ năng viết thư thương mại – Business letter (P2)



    Theo nguồn: GenX.vn - website giáo dục dành cho giới trẻ
    http://genx.vn/english-town/ky-nang-viet-thu-thuong-mai-business-letter-p2/

    Viết thư thương mại là một trong những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả hơn và thực tế hơn trong thị trường toàn cầu ngày nay, nơi mà tiếng Anh trở thành ngôn ngữ kinh doanh thương mại quốc tế.
    Lần trước chúng ta đã tìm hiểu về một số quy tắc khi viết thư thương mại. Bây giờ, hãy cùng học về cấu trúc của một lá thư nhé !

    Cấu trúc của một bức thư (cho dù là thư thương mại hay thân mật) đều được chia thành 6 phần cơ bản. Bao gồm :
    1. Letter head (Heading) : Tiêu đề
    2. Date : Ngày tháng
    3. Inside address : Địa chỉ người nhận
    4. Salutation : Lời chào
    5. Body : Nội dung
    6. Closing : Phần kết - Bao gồm : Signature (chữ ký), Complimentary close (lời chúc cuối thư), Typed name (Họ tên)

    [​IMG]

    1. Letter head
    Phần tiêu đề của bức thư sẽ là địa chỉ của người gửi. Nếu đó là địa chỉ riêng của bạn, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin gồm : số nhà, tên đường , mã vùng, thành phố (bang),quốc gia, điện thoại và không bao gồm tên của bạn ở đây. Trong thư tiếng Anh, phần tên chỉ đặt ở cuối thư.
    Đối với người Anh, phần tiêu đề đặt ở trên cùng của trang giấy đầu tiên, gần với lề bên phải.

    [​IMG]

    Còn đối với người Mỹ, địa chỉ của người gửi thường được đặt ở góc trên bên trái, bên dưới ngày tháng hoặc ở cuối lá thư, bên dưới chữ ký.
    [​IMG]

    Ngoài ra, bạn hãy lưu ý canh sao cho phần tiêu đề không quá gần phần trên cùng của trang giấy và cũng như phần lề giấy. Nếu để phần tiêu đề quá sát như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan của bức thư và khiến người nhận thư khó quan sát.
    Trong trường hợp địa chỉ đã được in sẵn trên giấy hoặc cài đặt sẵn trong phần viết thư (địa chỉ công ty, văn phòng), bạn có thể được đặt nó ở giữa .
    2. Date
    Ngày tháng trong những lá thư của người Anh sẽ viết theo quy tắc : ‘Ngày’ ‘tháng’ ‘năm’ (12 August 2011) và được đặt ở góc bên phải, bên dưới địa chỉ của người gửi (với địa chỉ in sẵn, ngày tháng cũng có thể được đặt ở góc trên cùng bên trái)

    [​IMG]

    Đối với người Mỹ, ngày tháng viết theo quy tắc : ‘Tháng’ ‘ngày’, ‘năm’ (August 12, 2011) và được đặt ở trên cùng bên trái (thỉnh thoảng cũng có thể đặt ở giữa)
    [​IMG]

    3. Inside address
    Trong phần này, tên và địa chỉ của người nhận thư sẽ được đặt ở phía bên trái của tờ giấy, nằm dưới phần tiêu đề.
    Phần địa chỉ bên trong nên bao gồm :
    Ms / Miss / Mrs / Mr / Dr …(tên người nhận)
    số nhà, đường phố
    thành phố (bang)
    mã vùng
    QUỐC GIA (viết chữ in hoa)
    Trong tiếng Mỹ, ‘mã vùng’ thường nằm cùng dòng với ‘thành phố’ (bang), cách nhau bằng dấu phẩy.
    Cũng có những trường hợp các bạn có thể bỏ phần tên bang hoặc quốc gia ví dụ như thư trao đổi giữa những cá nhân hoặc công ty cùng làm việc ở một thành phố.
    Trong tiếng Anh, địa chỉ của người nhận bắt đầu trên cùng một dòng hoặc dưới một dòng so với dòng ngày tháng.

    Trong tiếng Mỹ, địa chỉ của người nhận bắt đầu dưới 2 dòng so với địa chỉ của người gửi (hoặc so với dòng ngày tháng nếu địa chỉ của người gửi không được đặt ở góc trên bên trái)

    4. Salutation
    Phần câu chào sẽ được đặt ở dưới phần địa chỉ bên trong và cách lề trái cùng khoảng cách như phần địa chỉ.
    Những cách viết lời chào :
    - Trong trường hợp bạn biết tên của người nhận :
    Dear Ms / Miss / Mrs / Mr / Dr + họ người nhận
    VD : Dear Mr Miller
    Bạn cũng có thể viết tên đầy đủ của người đó và bỏ qua các tiêu đề (Mr/Ms). Viết bằng cách này sẽ rất thuận tiện nếu bạn không biết giới tính của người nhận.
    VD : Dear Chris Miller
    - Nếu bạn không biết tên của người nhận :
    Có rất nhiều cách viết lời chào trong trường hợp này
    + Người nhận là nam : Dear Sir (đối với người Anh) - Gentlemen (đối với người Mỹ)
    + Người nhận là nữ : Dear Madam (người Anh) – Ladies (người Mỹ)
    + Nếu bạn không biết giới tính người nhận : Dear Sir or Madam (người Anh) - Ladies and Gentlemen / To whom it may concern ( người Mỹ)
    Lưu ý :
    + Đối với người Anh, sau lời chào sẽ dùng dấu phẩy, hoặc không dùng dấu câu gì cả : Dear Mr Miller hoặc Dear Mr Miller,
    Còn người Mỹ sử dụng dấu 2 chấm (dấu phẩy dành cho thư thân mật) : Dear Mr. Miller:
    + Tiêu đề Mr/Ms/Mrs sẽ được viết Mr (không có dấu chấm) trong tiếng Anh và Mr. (có dấu chấm) trong tiếng Mỹ.
    (còn tiếp)
  7. kelcmtiu_9999

    kelcmtiu_9999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    HÔM NAY CHÚNG MÌNH QUAY LẠI PROVERBS NHÉ ^^

    Theo nguồn: http://genx.vn/cam-nang/english-tips-for-the-day-proverbs-2-nhung-cau-tuc-ngu-hay-trong-tieng-anh/

    English tips for the day : Proverbs 2 (Những câu tục ngữ hay trong tiếng anh)

    Trong dân gian Việt Nam chúng ta có rất nhiều câu tục ngữ mà chúng ta luôn ghi nhớ và được xem đó như là bài học trong cuộc sống hằng ngày. Và tiếng Anh cũng tương tự như thế.
    Cùng liếc qua những câu tục ngữ hay trong tiếng Anh nhé!

    Blood is thicker than water

    Khi nói về quan hệ máu mủ, người Việt thường dùng câu nói “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” , ngụ ý những người có quan hệ máu mủ,huyết thống với nhau thì lúc nào cũng quý trọng hơn người xa lạ. Tiếng Anh cũng có câu nói tương đương “Blood is thicker than water”.
    Câu tục ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt có cấu trúc khá giống nhau. “Blood” có nghĩa là “máu”, “water” là “nước”.
    Như vậy, câu tục ngữ ngày đề cao giá trị huyết thống gia đình, đồng thời cũng khuyên nhủ chúng ta phải xem trọng, đề cao tình nghĩa giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau.
    Câu nói này xuất hiện lần đâu tiên vào năm 1815 trong tác phẩm “Guy Mannering; or the astrologer” của Sir Walters Scott : “Weel, blude’s thicker than water; she’s welcome to the cheeses and the hams just the same.”
    Eg :
    + When my best friend and my brother got in a fight I had to help my brother; blood is thicker than water.
    Khi bạn thân nhất của tôi và anh tôi đánh nhau thì tôi phải giúp anh tôi thôi, vì một giọt máu đào hơn ao nước lã mà.
    + Friends will come and friends will go but your family is always there for you; blood is thicker than water.
    Bạn bè đến rồi đi nhưng gia đình thì luôn ở bên bạn, một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã.

    A golden key can open any door
    “Có tiền mua tiên cũng được” là câu tục ngữ mà người Việt thường dùng để nói đến sức mạnh của vật chất , của đồng tiền. Người Anh cũng có câu “A golden key can open any door” , ngụ ý tiền bạc có thể mua được mọi thứ, có thể biến những điều ko thể thành có thể.
    Nội dung câu tục ngữ có ý đề cao giá trị đồng tiền, tiền bạc đóng vai trò quyết định, có thể làm được mọi chuyện, cũng như nhiều người thường nói “đồng tiền là vạn năng”.
    Tuy nhiên, trong cuộc sống, câu nói này thường bị phản biện hoặc dùng để phê phán. Cuộc sống luôn muôn màu muôn vẻ và không phải lúc nào cũng có thể dùng tiền bạc, vật chất để giải quyết, như sức khoẻ, hạnh phúc, ước mơ đều được cho rằng không thể mua bằng tiền bạc.
    Câu tục ngữ này xuất hiện trong tiếng Anh từ trước những năm 1500, nhưng người đầu tiên sử dụng câu này trong văn viết là nhà viết kịch người Anh John Lyly. Trong tác phẩm “Euphues and his England” , năm1580, ông đã viết : “Who is so ignorant that knoweth not, gold be a key for euery locke” (Những người ngu ngốc thì không biết, vàng là chìa khoá để mở mọi ổ khoá)
    Eg :
    + You should try your best to earn as much money as possible. A golden key can open any door.
    Anh hãy cố gắng kiếm tiền cho thật nhiều đi. Có tiền mua tiên cũng được.
    + You know, some people think that a golden key can open any door. However, money can be everything but anything can’t be created by money.
    Bạn biết đó, một số người nghĩ có tiền mua tiên cũng được. Nhưng mà, tiền có thể là tất cả nhưng có những thứ không thể tạo ra bằng tiền.

    Love is blind
    [​IMG]

    “Tình yêu là mù quáng” là câu nói người Việt hay dùng khi nói về sự ảnh hưởng của tình yêu. Người Anh cũng có câu “Love is blind” với ý nghĩa tương tự.
    Câu tục ngữ này ý nói khi quá si mê một ai đó thì bạn sẽ không còn có thể nhìn thấy ai ngoài người đó nữa và sẵn sàng làm tất cả mọi chuyện vì người đó bất chấp là đúng hay sai. Trong cuộc sống, câu nói này cũng được dùng đối với những người có những hành động ngu ngốc trong tình yêu.
    “Love is blind” được đặt ra bởi Shakespeare và là một trong những câu viết yêu thích của ông. Nó xuất hiện trong khá nhiều vở kịch của Shakespeare, điển hình như Two Gentlemen of Verona, Henry V và The Merchant Of Venice.
    Eg :
    + Love is blind, and lovers cannot see the pretty follies that they themselves commit. (Shakespeare)
    Tình yêu là mù quáng, và những kẻ yêu nhau không thấy được hành vi điên rồ của chính mình.
    + Love is blind and those that follow it too often lose their way.
    Tình yêu là mù quáng và những kẻ đi theo nó thường lạc lối.

    Meimei
    GenX - Website giáo dục, hướng nghiệp dành cho giới trẻ

Chia sẻ trang này