1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại thọ tròn 102 tuổi

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi su_30, 21/08/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    vâng may mà ông nhà báo này không phải người nhà bác giáp >:) tổ chức quốc tang không chỉ để tưởng nhớ người đã mất mà để thể hiện sự biết ơn của nhà nước với bậc lão thành cách mạng như bác giáp [-X
  2. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    GS.Hoàng Tụy nói về lo lắng thường trực cuối đời Tướng Giáp

    (Chính trị Việt Nam) - “Đại tướng ra đi là sự mất mát lớn. Bản thân tôi xin ghi nhớ vai trò đặc biệt của Đại tướng, một nhà trí thức lớn, uyên bác, đối với công cuộc chấn hưng giáo dục – mối quan tâm lo lắng thường trực của Đại tướng những năm cuối đời”.
    Giáo sư Hoàng Tụy rưng rưng chia sẻ với Đất Việt khi hay tin dữ Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời: “Tôi bàng hoàng, thấm thía nỗi mất mát vô cùng to lớn không chỉ cho riêng mình mà cho cả dân tộc chúng ta”.

    Tại nhà riêng của ông dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng ông vẫn cố dành thời gian chia sẻ tâm tư về vị tướng già có nhiều tâm nguyện với công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

    Trên bàn làm việc của Giáo sư là những tờ báo vời tràn ngập hình ảnh về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Run run cầm tờ báo trên tay, Giáo sư Hoàng Tụy nói: Dù biết Đại tướng tuổi đã cao nhưng cái tin ra đi mãi mãi này thật bất ngờ. Bởi mới cuối tháng 8/2013 thôi, khi bạn bè thân thiết và nhiều người ngưỡng mộ Đại tướng đến dự buổi mừng sinh nhật 103 tuổi, chúng tôi đã rất vui vì được biết Đại tướng tuy đã yếu nhiều nhưng vẫn tỉnh táo.

    “Thế mà nay Đại tướng đã vĩnh biệt chúng ta”, Giáo sư Tụy thảng thốt.

    Theo Giáo sư Hoàng Tụy, công lao của vị anh hùng dân tộc rồi đây sẽ có nhiều người trong các thế hệ nhắc đến. Nhưng với cá nhân Giáo sư thì Đại tướng có một vai trò thật đặc biệt. Một nhà trí thức lớn, uyên bác, đối với công cuộc chấn hưng giáo dục – mối quan tâm lo lắng thường trực của Đại tướng những năm cuối đời.

    Giáo sư Hoàng Tụy nhớ lại: “Mãi mãi tôi không quên được một buổi chiều năm 2004, bỗng nhiên tôi nhận được cú điện thoại thân thiết, bất ngờ của Đại tướng thúc giục tôi đứng ra tập hợp một số trí thức tâm huyết trong nước và Việt kiều ngồi lại cùng nhau bàn bạc, thảo luận để có những kiến nghị chính thức với Trung ương nhằm cải cách, chấn hưng giáo dục”.

    Theo lời đề nghị đó Giáo sư Hoàng Tụy đã liên tục có nhiều cuộc họp bàn bạc với các trí thức nước nhà, kiên trì đưa ra ý kiến góp ý chấn hưng hiện đại hóa giáo dục của nước ta.

    “Nhờ sự quan tâm thúc giục đó của Đại tướng và tinh thần cương quyết đấu tranh vì nền giáo dục lành mạnh đáp ứng yêu cầu của đất nước. Cá nhân tôi và nhiều nhà giáo cảm thấy trách nhiệm của mình. Cho nên dù gặp nhiều khó khăn chúng tôi vẫn kiên trì góp ý”, Giáo sư Hoàng Tụy chia sẻ.

    Riêng phần mình, Giáo sư Hoàng Tụy không ngại ngần nói thẳng: Sau rất nhiều năm thất vọng vì nhiều ý kiến kiến nghị hầu như không được cơ quan hữu trách lắng nghe. Sau nhiều năm tôi vẫn kiên trì.

    “Một người như Đại tướng đã chinh chiến trên chiến trường thời loạn thành công, nay đất nước trong thời bình ông quan tâm tới giáo dục như vậy thì không có lý gì những người trong ngành lại dễ dàng bỏ cuộc”, GS Tụy chia sẻ.

    Có lẽ sự quyết tâm đó phần nào cũng được đáp lại. Giáo sư Tụy cho biết: “Rất mừng gần đây đã có chuyển biến rõ rệt. Đề án đổi mới giáo dục mới đây được đưa ra có thể nói rất phù hợp với ý kiến chúng tôi đã nhiều lần đóng góp và có thể nói là đề án tốt nhất. Tôi rất ủng hộ và hy vọng đây là bước đầu chuyển biến và những năm tới đây giáo dục sẽ có những bước chuyển biến đột phá, từ đó thoát ra khỏi thế trì trệ như tôi vẫn gọi là “điểm chết” của hệ thống”.

    Dù cho rằng hiện nay còn nhiều khó khăn nhưng nhiều lãnh đạo đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, song Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng, sự ra đi của Đại tướng khiến ông và những người trí thức có trách nhiệm với nước nhà càng phải thể hiện vai trò của mình hơn nữa.

    “Sự ra đi của Đại tướng lại càng nhắc nhở anh em chúng tôi và tất cả những ai quan tâm đến giáo dục phải hết sức cố gắng thực hiện lời khuyên, sự quan tâm, góp ý tâm huyết của Đại tướng đối với giáo dục”, Giáo sư Hoàng Tụy nhấn mạnh.

    Thay cho lời vĩnh biệt vị tướng già, Giáo sư Tụy muốn thể hiện sự quyết tâm thực hiện ý nguyện rằng: vẫn còn rất nhiều việc, tâm nguyện của Đại tướng căn dặn mà ngành giáo dục phải làm. Phải chấn hưng được nền giáo dục, thực hiện bằng được ước mơ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh mà thế hệ Cách mạng tháng Tám đã ấp ủ và không ngừng phấn đấu.

    Em Bích Ngọc
    http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-h...lang-thuong-truc-cuoi-doi-tuong-giap-2356564/
  3. lytramphong6789

    lytramphong6789 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2012
    Bài viết:
    609
    Đã được thích:
    8
    Thi hài Đại tướng sẽ chuyển về an táng tại Quảng Bình - Quê nhà Đại Tướng, có thể Quốc Tang sẽ được tổ chức tại đây. Chuyện chuẩn bị cho ngày này có lẽ TW đã tính cách đây mấy năm rồi.
  4. binhnhat

    binhnhat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    7
    Cố dằn lòng, không muốn mọi người thấy mình khóc, nhưng sao mắt vẫn cay cay ...

    Vĩnh biệt Đại tướng!
  5. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Tiễn biệt vị Đại tướng của nhân dân!
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - con người toàn tài và thượng đỉnh -Nguồn ảnh Báo Dân Trí

    Khó có thể diễn đạt nỗi đau mất mát đối với một bậc hiền tài, một con người mà công lao, tầm vóc gắn với những bản anh hùng ca, những chiến công giữ nước chói lọi trong lịch sử dân tộc, một tên tuổi gắn liền với đất nước, với thời đại: Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp.

    Ông là vị tướng của chiến tranh, của hòa bình, là vị tướng của trận mạc và trong lòng dân. Nơi ông, ta cảm nhận được nhiều điều về lẽ sống, về niềm tin, về một con người có sức cảm hóa, có sức sống kỳ diệu và tiềm ẩn, đã sống qua trăm năm và sẽ sống mãi nơi cõi nhớ một cách vĩnh hằng.

    Với độ lùi của thời gian, lịch sử, nhân dân, người đời sẽ nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về ông nhưng với tất cả những gì có được, ông xứng đáng là người được tôn kính, vinh danh. Ông đã để lại cho đời nhiều bài học quý giá, không chỉ ở lĩnh vực quân sự mà trên nhiều lĩnh vực, ông thật sự là một con người tài - đức vẹn toàn.

    Sinh ra ở làng An Xá, Lệ Thủy, Quảng Bình, trong một gia đình nhà nho yêu nước, vào Huế học ở trường quốc học, rồi tham gia đấu tranh, biểu tình, để tang cho cụ Phan Chu Trinh và bị bắt. Ông xác định, muốn tiếp tục làm cách mạng thì phải có trình độ học vấn càng cao, phục vụ cách mạng càng có hiệu quả. Sau đó học tú tài, rồi tốt nghiệp cử nhân luật ở Hà Nội, trở thành thầy giáo dạy sử, viết sách, viết báo cổ động cho Mặt trận dân chủ Đông Dương… Ông từ chối học bổng của chính quyền thực dân cho sang Pháp học để về làm việc cho họ mà dấn thân vào phong trào yêu nước. Năm 1940, ông đã cùng đồng chí Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc gặp Bác Hồ, rồi sau đó được giao nhiệm vụ trở về xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, Bắc Cạn… tiến tới thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.

    Ông là một vị tướng tài, người chỉ huy quân đội từ ngày đầu thành lập, từ 34 chiến sĩ với vũ khí thô sơ trở thành những trung đoàn, đại đoàn thiện chiến làm nên một Điện Biên Phủ lẫy lừng - trận đánh kinh điển đem lại độc lập cho dân tộc và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn cõi Đông Dương và thế giới. Vị tướng đã có công xây dựng đội quân cách mạng từng bước tiến lên chính quy, hiện đại, với những sư đoàn, quân đoàn… hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn làm nên mùa Xuân toàn thắng 1975. Với tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng, nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân, vị tổng tư lệnh tài giỏi đã có những đóng góp xuất sắc vào chiến công chung của toàn dân tộc đánh bại những đội quân xâm lược hùng mạnh, với nhiều đại tướng sừng sỏ.

    Ông là một nhà hoạt động chính trị, một con người văn - võ song toàn. Là một học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Người, không đề cao cá nhân, luôn giữ gìn tổ chức kỷ luật, giao việc gì, cố làm cho tốt việc đó. Mặc dù không trải qua trường lớp, học viện quân sự nào nhưng ông luôn tự học, luôn trân trọng di sản quý báu của dân tộc, của nhân loại và đã trở thành một thiên tài quân sự. Thượng tướng - Giáo sư Hoàng Minh Thảo cho rằng: “Võ Nguyên Giáp là bậc thầy về cách đánh - ông luôn tìm ra cách đánh độc đáo, sáng tạo, vừa đảm bảo thắng lợi cao nhất cho trận đánh, mà hạn chế thấp nhất thương vong cho tướng sĩ. Ông là vị thống soái có tài thao lược kiệt xuất”.

    Ông được tin yêu, ngưỡng mộ hầu như tuyệt đối của toàn quân, toàn dân và được sự kính trọng của bạn bè quốc tế. Ducan Townson, tác giả cuốn “Những vị tướng lừng danh” xuất bản ở Luân Đôn, coi Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua. Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay trong tác phẩm “Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam” đã nhận xét: Ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và là một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhân cách lớn, một cái tâm trong sáng. Ông luôn có quyết định đúng trong những hoàn cảnh khó khăn, ông là một nhà chỉ huy luôn yêu thương lính, luôn trọng nghĩa, vẹn tình. Một con người ở đỉnh vinh quang mà không nói về công trạng, về mình.

    Khi được giao nhiệm vụ phụ trách khoa học kỹ thuật, giáo dục, ông đã có những đóng góp quan trọng, đã lập Viện Hạt nhân Đà Lạt, đã giúp cho hoạt động của Viện toán, Viện cơ học, Viện vật lý… đã miệt mài với những công việc, những đề tài nghiên cứu và có những đóng góp hữu ích, thiết thực. Cho tới những năm tháng cuối đời, ông vẫn luôn quan tâm theo dõi tình hình trong nước và quốc tế, tích cực góp ý cho những vấn đề quan trọng, những vấn đề cần tiếp tục đổi mới, về chiếc lược phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, chiến lược bảo vệ Tổ quốc, về xây dựng chỉnh đốn Đảng… Ông đã viết hàng trăm tác phẩm, trong đó nhiều tác phẩm về khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

    Là kiến trúc sư cho những chiến thắng vang dội nhưng ông sống khiêm nhường, giản dị, không có thái độ bề trên, không nói to, nổi nóng… dù trong thâm tâm nhiều lúc cũng không vui. Ông sống một cuộc đời nhân hậu, vị tha và bao dung. Với nước, với dân, ông dành cả cuộc đời và sự nghiệp; với đồng chí, đồng đội cũng như với gia đình, người thân ông luôn hướng tới sự chu đáo, như luôn nhớ tất cả và lo cho tất cả.

    Đất nước, thời cuộc, Đảng và Bác đã giao cho ông giữ những trọng trách lớn lao và ông đã đáp lại một cách vuông tròn. Có lần ông đã bộc bạch: Không có chiến tranh chắc tôi vẫn làm nghề giáo. Đấy là một nhà giáo nguyên mẫu, ông không chỉ dạy bằng lý thuyết mà chính bằng cả cuộc đời mình.

    10 lời thề vinh dự về lòng trung thành, về mối quan hệ quân - dân từ ngày thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân như vẫn còn đây.

    Mệnh lệnh “Đánh chắc thắng chắc” vang lên ở Chiến dịch Điện Biên năm xưa như vẫn còn đây.

    Mệnh lệnh “Thần tốc! Thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng” trong Chiến dịch Hồ Chí Minh như vẫn còn đây.

    Một cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, một con người bình dị, một tượng đài trong lòng dân mãi mãi vẫn còn đây.

    Vẫn còn đây, trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè thế giới một võ tướng oai phong, rạng ngời khí phách. Vẫn còn đây, một nhân tướng mà nhân cách và tâm hồn luôn tỏa sáng một lòng yêu nước, thương dân, luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ công vi thượng”, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”…

    Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, xin được kính tiễn vị đại tướng tài ba Võ Nguyên Giáp!

    PHẠM PHƯƠNG THẢO
    http://sggp.org.vn/theodongthoisu/2013/10/329546/
    Xin mượn bài viết này để tưởng nhớ, tri ân tiễn biệt vị Đại Tướng của Nhân Dân
    Cả Đất Nước và toàn thể nhân dân Việt Nam bàng hoàng lệ cứ rơi và lòng tiếc thương khi hay tin Người mất!
    Chúng con xin tiễn biệt Vị Đại Tướng Nhân Dân Võ Nguyên Giáp...!
  6. Molotov

    Molotov Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2013
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    1 trong những kiến trúc sư trưởng của đất nước Việt Nam, người hùng cuối cùng đã ra đi...

    Đại Tướng đã ra đi về bên Bác và các đồng chí của Đại Tướng...Bỏ lại người dân đất Việt bơ vơ với 1 bầy chó dại.
  7. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Ở quê bác Giáp có phong tục chết trong vòng 24 tiếng là chôn rồi.
    Nếu làm theo ở quê thì 12 - 13/10 là đúng rồi, rất khít thời gian.
    Cũng theo phong tục, chỉ phát tang khi đưa người vào hòm liệm quách cẩn thận.
  8. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    vui lòng không đùa ở nơi đây để tôn kính một vĩ nhân đã khuất! muốn giả khựa thì qua chủ đề khác dùm. Đừng làm cái gì đó quá lố. Nước Việt mỗi khi có giặc ngoại xâm lại xuất hiện người tài, họ đánh bại khựa cả thiên niên kỷ, cho nên không thể nói là học khựa vì chả có cái gì để học
  9. huyphuc_ttvnol

    huyphuc_ttvnol Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2012
    Bài viết:
    1.490
    Đã được thích:
    1.047
    mõ xóa đi toàn bộ những bài của mình trước khi cả nước mặc định công nhận tang lễ nhân dân. Các bạn đã biết, báo Nhân Dân đăng cáo phó sau những Anh Mỹ Pháp Nga Tầu, và cả vnexpres. Đến hôm nay thì chính thức thế này: CT nước và TTg BCS chưa từng chính thức chia buồn với quân dân chúng ta, trong khi hai ông tưng bừng nhận lời chia buồn của thế giới.





    Bạn Jenna đã nói về đám tang nhân dân, nay điều đó đã thành sự thật.

    Mình nhắc lại những điều này vì có bạn muốn đọc lại ! mình có lưu đâu, mình đang trên đường đi, nếu ở nhà thì có thể save vào nháp .

    Đại ý là mình đã phân tích về từng viên tướng mà dư luận đã so.

    Napoleon: ông ta là một viên tướng kiểu Mỹ hôm nay. Cho đúng ra, cái cấu tạo chính phủ Mỹ được các nhà xã hội học Tây Âu thiết kế theo khuôn mẫu nước Pháp Napoleon và sau đó. Đó là cái chính quyền lừa đảo, vô hiệu hóa các cơ cấu dân chủ hoàn thiện khoa học nhà nước, biến nhà nước thành một con rối trong tay mafia , và nguồn lợi quan trọng nhất của mafia là quân sự. Napoleon đánh để thua, đúng hơn là đánh để tiêu thụ những sản phẩm lạc hậu của giun sán giòi bọ bâu quanh 9 cái quân xưởng truyền thống Pháp. Napoleon sinh ra để Cách Mạng Pháp không phải dùng máy hơi nước tiên tiến lúc đó. Sau Napoleon, chính phủ Pháp được kiến tạo và duy trì bởi các nước thắng trận muốn vô hiệu hóa chính quyền Pháp, hay nói đúng hơn là muốn thâu tóm chính quyền Pháp. Cái thiết kế kết cấu chính quyền đó được xuất khẩu sang Mỹ, và được thiết kế từ khuôn mẫu Ai Cập cổ đại.

    Vì thế, Napoleon đã bỏ lại toàn bộ quân đội ở Ai Cập khi Anh khống chế đường biển, không một ai trở về. Napoleon bỏ quân đội đang chết trên tuyết Nga, để về tranh ngôi vua những món thầu quân sự. Trở lại 100 này, nước Pháp vừa qua cơn chết đi sống lại, nhưng Napoleon đánh tiếp, còn một giọt máu ông ta còn chiến đấu vì những món thầu cung cấp vũ khí. Những nhà thầu đó đến nay vẫn bên Anh-Pháp-Mỹ, vẫn ngày đên đúc tượng Napoleon.


    Nguyên Soái Georgy Konstantinovich Zhukov có phải người đã chiến thắng Đức không. Dạ thưa không. Người có công đầu trong chiến thắng Đức là Alexei Nikolayevich Kosygin-người lính của Stalin, ông đã lãnh đạo công nghiệp Liên Xô vừa cõng nhau chạy vừa sản xuất ra các binh đoàn thép nghiền nát châu Âu. Nếu nói về vị trí lãnh đạo và tài của Zhukov thì có Kursk, ông ta đòi đánh trước, thậm chí là hiểu ý sai ở mức ngược cách đặt các tập đoàn quân của Stalin. Alexei Nikolayevich Kosygin và phái của ông đã được Stalin thiết kế để kế tục thế hệ. Sau chiến tranh, giới quân sự lạm quyền, Zhukov liên minh với Nikita Sergeyevich Khrushchev, lật đổ phái Kosygin , đặc biệt dã man là bắn chết và vu khống nhà lãnh đạo tài ba Lavrentiy Pavlovich Beria , đưa các tướng quân sự lên lãnh đạo Liên Xô, đẩy thối nát đến cực điểm 1991. Zhukov tài giỏi đến mức, sau khi hết việc thì Khrushchev đá ông, lo sợ hậu thế, Zhukov viết "nhớ lại và suy nghĩ" một lòng ca tụng Stalin, phản lại chính ông trước đó. Khrushchev như là Thành Tế giết Tào Mao, sau đó các khai quốc công thần cử Kliment Yefremovich Voroshilov làm minh chủ, trảm Thành Tế, và nhờ đó phái các tướng quân sự yên ổn thống trị bởi Leonid Ilyich Brezhnev.

    Semyon Konstantinovich Timoshenko là người thân cận và sau là thông gia với Stalin, chính vì vậy sau chiến dịch thất bại, Timoshenko không tham gia nhiều, khiêm tốn làm trợ lý ở Kavkaz. Nhưng quân Đức bị chặn ở Kavkaz. Timoshenko là tướng lần đầu tiên phản công, tái chiếm Kharcov, nhưng khi ông tiến mạnh thì Khrushchev bọc hậu bị chọc thủng, mấu lồi này sau là Kursk. Nếu nói công tâm thì lần này Timoshenko đã hành động đúng, ông khẩn cấp bất chấp mọi giá xua Hồng Quân tấn công vượt vòng vây, nhờ đó mà phần lớn mũi tiến quân được cứu thoát với giá rất đắt-thay cho mất hết. Sau đó, vì "quan hệ rộng" của Khrushchev, nên Timoshenko chấp nhận lùi nước trong sự nghiệp chính trị-để Stalin tập hợp được đông đảo. Nhưng Timoshenko vẫn là linh hồn của các mặt trận mà ông công tác như Kavkaz. Phải nói rằng, vì vị trí thông gia sau đó (1944), nên Stalin và Timoshenko phải chấp nhận nhiều điều tránh tai tiếng. Và Stalin và Timoshenko là những nhà kiến tạo của chiến thắng. Những nếu đánh giá mọi mặt thì Timoshenko cũng thất bại về chính trị, chỉ được mặt "hy sinh quên mình"-tất nhiên bên cạnh đó là tài năng quân sự.

    Cũng có lẽ phải nói rằng Đại Tướng của chúng ta chưa thể sánh với một vị tướng như Stalin. Stalin to hơn một viên tướng, nhưng ông thường nhận ông là tướng, nên tính vào đây.

    Erich von Manstein. Cũng như Bành Đức Hoài, nếu có thể mà nói thì họ sinh ra không hợp thời. Đứng trên góc độ khác mà nhìn thì họ không biết chọn chủ mà thờ. Erich von Manstein không ở trong đảng Quốc Xã, cái hài hước này cùng với đảng Hitler đã đưa quân Đức đến thất bại. Thật ra, Hitler không đại diện cho nước Đức, mà ông ta tụ tập đám công nhân-công nghiệp phá sản, những cặn bã của nước Đức. Sau chiến tranh, quân Đức thua, nhưng nước Đức đạt mục tiêu công phá thuộc địa, và cũng tẩy được đám Hitler. Erich von Manstein thất sủng sớm trước khi chiến tranh kết thúc, đơn giản là vì cái Quốc Xã và Hitler không thể chấp nhận thất bại, đừng nói là một viên tướng giỏi biết tấn công và biết thất bại. Nếu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp ở vị trí Erich von Manstein lúc đó, thì Đại Tướng ngậm bút dạy sử thay cho đăng lính. Còn nếu ***** làm Hitler lúc đó, thì Đại Tướng không đánh Liên Xô, mà hàn gắn lại đồng minh 240 năm, bị Nga Hoàng phản bội khi đánh vào sau lưng Phổ cứu Pháp năm 1914, điều mà Hitler sử dụng để xây dựng chính trị chó dại. Rất đơn giản để hiểu nếu như Đại Tướng ngồi ghế Erich von Manstein - và Bác Hồ lãnh đạo nước Đức lúc đó, thì họ sẽ dừng lại sau khi chiếm Pháp như dừng lại năm 1954, thuộc địa cũng tan vỡ, nước Đức cũng có thị trường, và tiếp tục "giải phóng Luân Đôn", hay hơn nữa, hay là dừng lại ở Paris... tùy địch, cũng giống như ta.

    Erich von Manstein là Nguyên Soái đặc biệt nhậy cảm với vị trí tướng quân. Chính Erich von Manstein phát hiện ra thiên tài chuyên bại trận Khrushchev , và Erich von Manstein đã sử dụng điều này không chỉ một lần với những cách hết sức thiên tài.

    Nguyên Soái Bành Đức Hoài trong sáng nhìn thấy đường tiến lên cho Cách Mạng tầu, vì thế ông ta không hợp với nước Tầu. Bành Nguyên Soái bại trận chỉ hơn một tháng sau khi ông chiếm Hàn Thành, vì ông muốn thắng mà không hiểu rằng chủ của ông không muốn thắng. Về nước, Nguyên Soái phấn đấu xây dựng quân Tầu hiện đại, vì thế ông bị làm nhục đến chết.

    Mao Trạch Đông dẫn 1 triệu quân chạy trốn trước một đối thủ không lấy gì làm mạnh, chỉ 1/20 số người đó sống sót, họ hy sinh để các lãnh đạo được bám vào váy Liên Xô, sau đó làm vua hưởng phú quý.

    Tôn Tử sau sự nghiệp chinh chiến phải bỏ trốn khỏi nước Ngô. Cả đời ông chỉ có vài thành công bắt nạt vài nước nhỏ. Trong đó, việc ông bắt nạt nước Việt dẫn đến sau này Việt diệt Ngô. Tôn tử dẫn quân Ngô cướp phá Sở, Tần viện trợ Sở, 10 trận Tôn thua cả 10. Rồi quân Sở dẫn 25 vạn quân báo thù Ngô, Tôn tự phụ là kháng được, nhưng lỗi là tại ai .

    Hàn Tín bách chiến bách thắng, nhưng đó là ông ta dùng quân của Lưu Bang, tất nhiên khi Lưu Bang đã có nước có dân có quân. Lúc Lưu Bang xây dựng Hán Triều Tuyên Tuyền Giải Phóng Quân, thì Hàn Tín luồn trôn. Vì thế khi đã thành công, thì còn ai đe Hán Triều nữa ngoài viên tướng bách thắng, Lưu Bang tru di Hàn Tín để con cháu họ Lưu phú quý yên ổn.

    Alexander. Quả thực, Đại Tướng của chúng ta chưa thể là vị vua vĩ đại thế kỷ thứ 3 trước công lịch. Lúc đó đất nước ta đang nước dâng, cùng với toàn bộ các dân tộc trồng lúa nước nhiệt đới đang suy vong. Nếu như đặt Đại Tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta vào vị trí của Alexander Đại Đế, thì khó có thể nói Đại Tướng làm được như thế, nhưng ngược lại cũng vậy. Vào thời đó thế giới quá đơn giản và lạc hậu, Alexander Đại Đế đã truyền bá một thứ nhà nước tiên tiến, khoa học. Nhưng những vùng Alexander Đại Đế đi qua là sa mạc thưa dân. Mình chỉ ví dụ thế này, khi tiến vào vùng đông dân Ấn Độ, Alexander Đại Đế phải quay lui không bao giờ trở lại, như là giới hạn đế quốc của ông, vì bệnh tả. Bệnh dịch nhiệt đới lại là đồng minh muôn thủa của quân ta khi đánh lớp lớp các cường địch.

    Nhiều bạn ít biết những viên tướng đã làm nên những lịch sử lớn, vì đa phần những vị tướng nói trên danh vọng quá nhiều mà không có thực lực, ánh sáng của họ làm chói mắt những bộ não ít động đậy. Thành Cát Tư Hãn cũng chỉ đi sau Atila. Piotr Đại Đế đã tiến hành cuộc Đại chiến cách mạng đầu tiên của châu Âu, đi trước các chiến tranh Napoleon-ww1-ww2. Cũng vào thời Napoleon, quân Nga đã hành quân qua Ý, sau đó đánh bại Napoleon, mở đường thành lập châu Âu hiện đại. .... và nhiều người khác.




    Đại Tướng của chúng ta như vậy. Thế giới này có nhiều tướng, mỗi người mỗi vẻ. Có rất nhiều tướng tài mà Đại Tướng cuả ta không sánh được. Nhưng những vị tướng mà Tây Âu đánh bóng như Napoleon, thì , nói ngắn gọn là họ không đánh để thắng. Và những Nguyên Soái Bành Đức Hoài không biết chọn chủ mà thờ, thì nên đem tài ấy ra Hồng Công Đài Loan Thượng Hải mà buôn mà bán, rồi về nhà tậu vườn đất ở Úc Mỹ mà yên hưởng vui vầy, đừng có làm tướng rồi chết nhục chết nhã chết đau chết đớn. Đó cũng là bài học cho những kẻ lấy giun sán giòi bọ làm chủ, đem chó lợn mà thờ, có tài chuyển trời xê đất, thì cũng chỉ đến thế.


    =======




    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland ?[/FONT] Là viên bại tướng trước Đại Tướng của chúng ta , tư lệnh quân Mỹ chiến bại trước quân ta. Không làm tướng được thì đương nhiên như mọi người Mỹ nổi tiếng-hay tai tiếng khác, ông ta về nhà kể chuyện về quân ta kiếm ăn. Quân ta nổi tiếng, [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland đã được gặp quân ta, thì ông ta được hưởng cái lợi tức đó, ai ngăn cản được[/FONT]. Có ai ngăn được các hót gơ sâu hàng. Một viên bại tướng thì kể gì mà chẳng được, và những viên bại tướng ông nào chẳng kể địch có thiên binh địa tướng.... muôn mặt địch đều thiên thời địa lợi, nên các bại tướng đều bại trận đâu phải vì kém.

    Mình chỉ dẫn một điều [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland đã nói, điều này Đại Tướng đã dẫn để nói về [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland , mình cúi đầu trước linh cữu của Người xin nhắc lại. [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland nói, trận nào Gen Giap cũng tập trung quân ít nhất gấp 3 lần quân Mỹ (nên [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland thua là phải). Thế binh pháp là gì, có phải cái tối thiểu của binh pháp là điều quân không cân bằng, không dàn hàng ngang. Nếu như cứ dàn hàng ngang mà đánh nhau thì cần gì Tướng, hay chỉ cần Tướng làm cái nhiệm vụ trảm những kẻ nhát gan quay lùi. Từ việc điều quân không cân bằng, mới có Tướng điều quân đến đâu đi đâu, ưu tiên chỗ nào ta chiếm đồn, giảm nhẹ chỗ nào[/FONT][/FONT] lừa địch lấn, mới có bàn cờ quân sự. [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland khi bay có trực thăng, đi bộ có thiết giáp. Quân ta cuộc bộ ngàn km mới cõng được từng mẩu hàng ra mặt trận, còn mỗi B52 chở vèo 30 tấn từ hậu phương cách mấy ngàn km đến ném vào đầu quân ta mất vài tiếng.[/FONT] Thế tại sao [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland không dồn được quân như ta mà đối đầu, mà tấn công .... Còn gì để nói ngoài việc [/FONT][FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland kém chức năng làm Tướng, kém đến mức không biết đến cốt lõi nhất của binh pháp là gì.[/FONT]

    Không bao giờ quân chính quy ta đông hơn giặc, thậm chí vào thời điểm Mỹ có 60 vạn đại quân, không kể mấy lần như thế tay sai, thì quân chính quy ta chỉ bằng phần nhỏ quân Mỹ, đơn giản là ta không đủ sức cõng hàng vào tiếp thế. Hơn 1 triệu lính Mỹ dính miểng ra quân. Quân Mỹ có máy bay cấp cứu nên ít chết hơn ta, nhưng so với 3 triệu quân Mỹ tham chiến thì tỷ lệ đó quá lớn, đừng nói là thêm các tay sai.


    ============



    Trong cái post mà các bạn muốn đọc lại như mõ đã xóa đi có nói đến chiến tranh Triều Tiên. Chỉ một tháng rưỡi sau khi tái chiếm Hàn Thành Seoul, Nguyên Soái Bành Đức Hoài đã bại trận để mất thành phố. Tại sao ? Vì các chó dại quân Tầu ở hậu phương không muốn chiến thắng, không muốn Trung Quốc hiện đại hóa. Vì như thế các chó dại còn đâu chỗ đứng trước các phi công lái máy bay phản lực, các sỹ quan xe tăng tên lửa, các thủy thủ chiến hạm hiện đại.... trước các kỹ sư, trước các công nhân lành nghề.... nên mới có Đại ***************** vô sản tận diệt tri thức, mới có Công xã đại trại, mới có Toàn dân làm gang thép.... Các chó dại muốn duy trì chiến tranh, nước Tầu không bao giờ có hòa bình, để chúng còn có công ăn việc làm, còn lên chức.

    Cụ thể hơn , Bành Nguyên Soái và quân của ông đã không được tiếp tế đầy đủ, đặc biệt là đạn pháo.

    Nguyên Soái Bành Đức Hoài quá trong sáng, hay quá điên rồ.... Sai trận đó, ông cũng ngượng lại được bảo vệ được chiến tuyến, rồi hai bên đình chiến, ông về nước. Nhưng chính Nguyên Soái Bành Đức Hoài không muốn nhận nguyên nhân đã làm ông dừng bước, hay ông biết điều đó nhưng quyết tâm làm Trung Quốc hiện đại nhưng không thành.... Nguyên Soái Bành Đức Hoài về nước đã tô tô lên sự thật nông dân chết đói từ "đại tiến vọt" , để mà "đại ***************** vô sản" đấm đá ông nghĩa đen, làm nhục ông nghĩa đen.... cho đến khi ông chết thảm thương nhục nhã đau đớn.


    =========




    Mình đã nói về 17-2-1979. Đó là trận đánh siêu tuyệt diệu của Đại Tướng và các cộng sự. Lúc đó quân ta gần như bỏ ngỏ miền Bắc trước 60 vạn đại quân Hứa Thế Hữu. Không ai tin nổi là Hữa Thế Hữu không thể đến Hà Nội trong 24 giờ. Chỉ có điều là ít người dám nói lên sự thật về điều đó.

    Tại sao ?

    Trước đó, Đại Tướng đã nói với các sinh viên: "...chiến tranh... không thể tránh khỏi....", và câu sau có hàm ý là ông sẽ thắng để mở đường cho thế hệ sau hưởng hòa bình vĩnh viễn, mình ko muốn nhắc lại nữa, vì điều đó sẽ làm mõ và một số bạn khác lên cơn dại lần nữa. Đối lập với đại tướng là có con lợn định nhảy lên máy bay chạy trốn, đến nay con cái nó vẫn thanh minh cho bố.

    Ông sẽ thắng bằng gì ? bằng bỏ ngỏ Hà Nội ? sự thật là như thế. Vì ông biết Đặng xua quân đánh lấy thua, chứ không lấy thắng, đơn giản thế thôi. Quân ta chỉ có 2 sư đoàn hơi hơi chính quy để phòng bất trắc, quá hài hước trước 60 vạn đại quân.

    Đặng Tiểu Bình không phải là người xây dựng lên cuộc quyết chiến đó từ mấy chục năm, mà đó là Lâm Bưu, và lớp lớp các phái chó bên tầu thừa kế. Nhưng Bình đã rút chốt cuộc chiến tranh đó.

    Nước Tầu được bốn hiện đại hóa là nhờ chiến tranh đó, là nhờ Đại Tướng biết địch biết ta trăm trận trăm thắng.
    Chuyển từng chiến tranh lập quốc - đoàn kết đánh địch, sang đấu tranh hoàn thiện chính quền - người và chó đối đầu nội bộ, và hệ quả là liên minh người-người đối liên minh chó-chó, đó là bản chất của Hòa Bình.

    Lúc đó, bộ chính trị và quân ủy ta đặc kịt gián điệp tầu, mỗi bước quân ta đi địch đều biết rõ. Những đám lợn đó đã nỗ lực hết mức dồn Đại Tướng và các cộng sự phải đưa gần hết quân sang Cam. Ừ, thì Đại Tướng đưa quân đi. Bên Cam, quân ta mấy năm đánh nhau tạo ra cái túi bẫy, Polpot dồn toàn lực theo thầy Tầu đánh trận cuối, để trắng tay, về đại thể kết thúc mặt trận Cam.

    Những [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]Westmoreland đánh vì những chuyến tầu ma sang Việt nam bằng giấy, mà đỉnh phát triển là thỏa thuận với du kích Iraq để duy trì chiến tranh ăn tiền ngân sách. Những Napoleon và Hứa Thế Hữu đánh chỉ để thua.... Những kẻ đó không chấp về quân sự. Nhưng đứng đằng sau chúng là ai, làm thế nào để giành thắng.... thì thời Alexander có lẽ chính trị quá đơn giản.



    =============
    [/FONT]



    Hòa bình hoàn toàn chỉ có thể đến với chúng ta 10 năm sau.

    Đoàn thủy thủ đứng trên đảo chìm, nước triều đang dâng, không một người nào không có vẻ thản nhiên, lá cờ cuối cùng vẫn dương lên, địch chĩa pháo 37mm thay cho súng máy, những lời chiêu hàng cuối cùng của địch bay qua. Tất cả những điều đó chúng ta mãi về sau mới biết, vì không một ai còn sống.

    Hồi mình trong bệnh viện, mình có nghe một con chó dại-bí thư chi đoàn huyện. Nó nhảy xơi nơi lên: sao ko đánh lại đi...
    Lấy AK ra bắn lại tầu chiến giặc ? Bây giờ bọn chó dại nó gào lên thế.
    http://www.youtube.com/watch?v=munnVp7dUoU


    Sau này quân ta chỉ được xem clip của giặc post lên mạng. Nhưng chúng ta đã có hòa bình. Từ xương tủy quân giặc kinh sợ truyền đời vẻ mặt đó của đoàn thủy thủ. Những người lính *****, những thủ hạ của Đại Tướng. Đại Tướng đã xây dựng nên Quân Đội từ từng tế bào, từ từng Cụ Cắm, từ Phai Khắt, cho đến Hòa Bình.

    Quân ta đâu có chiến đấu thắng lợi bằng súng lớn quân nhiều.
  10. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    Mịa, lâu lắm mới can đảm đọc hết một bài của bác Phúc. phê vãi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này