1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[Đại Hội VI] Hợp tuyển văn học box Du lịch 2011.

Chủ đề trong 'Kho tư liệu của Box Du lịch' bởi xttran23, 03/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leeanh85

    leeanh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;}
    Đây chỉ là đôi dòng cảm xúc của một chuyến đi, xen lẫn trong nỗi nhớ để viết về một nơi tôi đã đến, chút cảm nhận riêng tư và tình cảm gửi những người lính đảo xa. Bài viết như những dòng nhật ký, như lời tâm sự, như một lá thư gửi về đất liền trong những ngày lênh đênh trên biển. Đây là hạnh phúc của cá nhân tôi, tự hào vì được tận mắt chứng kiến, đặt chân đến, chạm vào những vùng đất thiêng liêng của tổ quốc. Bản thân cũng đã trăn trở rất nhiều khi post bài viết lên đây, trong bài viết này có một số thông tin đã được lược bỏ bớt so với bài viết gốc để đảm bảo đây chỉ là những dòng cảm xúc. Xin gửi đến các anh chị em trong box bài viết:

    Biển, Nỗi nhớ và Em
    (Cảm xúc trong chuyến đi Trường Sa năm 2011 xen lẫn trong nỗi nhớ và em)
    Trong cuộc đời, ai cũng có những chuyến đi để nhớ, riêng anh, đây có lẽ sẽ là chuyến đi đáng nhớ nhất, ko phải như những chuyến đi phượt mà chúng ta vẫn đi, ko phải như những cuộc du lịch mà ta đã tham gia hay những chuyến công tác mà anh đã thực hiện, chuyến đi ghi dấu những điều thiêng liêng nhất mà bấy lâu anh hằng ấp ủ, chuyến đi đến thật tình cờ nhưng mang lại cho anh rất nhiều cảm xúc, và khi những tình yêu mới nhen nhúm anh lại có những ngày xa em, mỗi ngày qua đi là dài thêm nỗi nhớ, mỗi ngày qua đi anh sẽ viết ra những cảm xúc về nơi anh đến.



    Ngày 1:
    Ngày mai anh sẽ lên tàu, đến với nơi ngàn con song vỗ, nơi cả nước yêu thương ôm ấp vào lòng, ở nơi đó có những người chiến sỹ ngày đêm quên mình bảo vệ biên cương tổ quốc, nơi những người dân âm thầm bám biển bám trời, nơi những cây phong ba hiên ngang chắn gió, nơi nhà giàn sừng sững giữa đất trời Việt Nam… cái cảm giác sẽ được đến nơi này khó tả đến lạ kỳ, và khó tả hơn khi mang theo hình bóng em trên mỗi bước đường anh sẽ đi.


    Ngày 2:
    Sáng dậy sớm, 5 giờ các anh lính đã gõ cửa phòng đánh thức, đang mơ màng trong cái cảm giác lâng lâng khi vượt ngàn con sóng thì giật mình tỉnh giấc. Ăn sáng khi trời còn chưa sáng làm anh thấy khó chịu em ạ. Xong xuôi cả đoàn lích kích chuyển đồ lên xe, tất nhiên là các anh lính trẻ nhiệt tình và xông xáo giúp hết, chiếc xe đưa mọi người đi đúng đặc trưng của quân đội mang theo cả đống đồ đạc của mọi người và quà tặng lính đảo thân yêu.
    Chiếc tàu HQ957 do thuyền trưởng Hưng điều kiển (người đã trực tiếp tham gia trận chiến năm 1988, người có nụ cười thân thiện và gần gũi) chờ cả đoàn tại lữ đoàn 125 nằm gọn trong cảng Cát Lái. Sau khi nhận phòng theo sự sắp xếp của thuyền trưởng, anh cùng mọi người lên tàu chụp ảnh kỷ niệm, lúc nào về sẽ cho em xem những con tàu hải quân Việt Nam đang từng ngày hiện đại hóa để ngày đêm bảo vệ vùng biển quê hương.
    Nghi lễ tiễn chân đoàn công tác đơn giản nhưng trang nghiêm, các anh lính xếp thành hàng dài nghiêm trang chào các đại biểu, khoảng khắc ấy anh thấy mình thật vinh dự, giống như những người lính lên đường làm nhiệm vụ.
    Con tàu nhẹ nhàng lướt trên sông Sài gòn, cả đoàn háo hức nhìn xung quanh, thành phố cứ dời xa, những con tàu tấp nập vào ra, contener như những chiếc hộp nhỏ xíu khuất dần trong sương mù buổi sáng. Mỗi người tìm cho mình một góc, có người xuống phòng độc chiếm chiếc giường, người ngồi trên boong hóng gió, mấy cô văn công cũng thôi không còn pose hình nữa rồi, người thì lăn lóc ngủ trên boong. Anh lại tìm cho mình một góc, view cũng đẹp nhé, ngồi tranh thủ chút sóng điện thoại còn có, nói với em những câu chuyện gần gũi quanh anh. Bốn bề vẫn là rừng ngập mặn, nằm trong hệ sinh thái rừng ngập mặn của Cần Giờ, bạt ngàn những cây đước, cây sú, vẹt, vẫn vươn mình ra biển, cắm rễ sâu vào lòng đất, chở che cho đất mẹ hiền từ. Như tình yêu muôn đời vẫn thế.
    Ở Hà Nội giờ này, bạn bè của chúng ta, những người cùng chung một niềm đam mê khám phá đã dục dịch lên đường, những cung đường mới, đường cũ, nhưng nơi anh đã qua và những nơi anh chưa đến, thèm lắm cái cảm giác phóng xe trên những con đường đèo quanh co, thèm lắm những ánh đèn xi nhan trong đêm và màu vàng phản quang trên mũ. Rồi một ngày, ta sẽ cùng đến nơi ấy, cùng dắt tay nhau đi trên những con đường đầy hoa, những đỉnh đèo cao vút, hay những con đường đầy sỏi đá. … Mỗi nơi ta đến sẽ hóa những bài ca, những kỷ niệm, sẽ thành bất tử.
    Biển chiều, cả mặt nước xanh như dát vàng, một màu huyền ảo, mặt trời lơ lửng phía đuôi tàu nhuộm không gian một màu nhớ nhung, cả đoàn có một bữa tối ấm cúng trên boong tàu trong buổi chiều nhuốm hồng ấy. Sau bữa ăn là chương trình văn nghệ của đoàn Lâm Đồng, với lời ca tiếng hát sẽ mang đến cho những người lính đảo, cả đoàn sâu lắng với những ca khúc về biển và cuồng nhiệt với những ca khúc tây nguyên bất khuất. với những điều giản dị, chút thơ tình người lính biển, thuyền và biển, cho đến ly cà phê ban mê, langbiang, giữa biển khơi hát vang những ca khúc ngợi ca tình yêu, non sông, đất nước.
    Đêm trên biển dường như tấp nập quá, bốn bề là biển, những chiếc tàu đánh cá mặc sức buông lưới với những dàn đèn bừng sáng một góc trời, nhìn đâu cũng thấy thứ ánh sáng ấy, như những ngọn đèn thành phố rực sáng giữa biển khơi. Bầu trời đầy sao cao đến vời vợi. giờ này ở HN vẫn mưa phải không em, những cơn mưa vô tình làm ướt áo em, làm ướt tóc em, giá như anh gửi chút nắng xua tan đi mây đen, giá như có anh che mưa cho em, nâng bước em về.


    Ngày 3:
    Một sáng mưa, dường như những hạt mưa thương nhớ của miền bắc em gửi cho anh. Mưa trên biển không buồn lê thê như những cơn mưa bên hiên cửa sổ mùa thu, nắng vẫn vàng và mưa vẫn trải thảm trên mặt biển. Con tàu vẫn đi về phía mặt trời, nước biển mỗi lúc một thẫm, và sóng mỗi lúc một dữ dội, một vài người không chịu được đã có dấu hiệu say sóng sau một đêm biển động và con tàu chòng chành trong sóng lớn. Lại thêm một ngày nữa, chỉ ăn, ngủ, loanh quanh trên boong tàu rồi lại trầm ngâm nghĩ vẫn vơ về cuộc sống. Cuộc sống cũng như con tàu, vượt muôn trùng sóng lớn, bão táp mưa xa, để mong cập bến bờ hạnh phúc.
    Biển chiều nay ảm đạm quá, những áng mây như gần ngay trước mặt, đâu đó chỉ còn những vệt nắng cuối trời, con tàu vẫn lầm lũi tiến về phía trước. Một ngày thật buồn tẻ, anh chẳng biết làm gì để vơi đi nỗi nhớ em, hết lên boong rồi lại xuống phòng, lúc ôm máy tính, khi thì xem một vài ván cờ, dường như ai cũng có vẻ uể oải với cuộc hành trình này.
    Sau bữa tối mọi người tập trung xem phim truyền thống của Hải Quân Việt Nam với tinh thần quyết tâm bảo vệ vùng biển tổ quốc, những gian khó và thiếu thốn ở nơi đảo xa nhưng ai ai cũng một lòng vì nước quên thân, rất cảm động hình ảnh những đứa trẻ nơi đảo xa đến với cái chữ, và đẹp biết bao người lính áo trắng ôm cây súng đi trên biển lúc ánh chiếu, rồi ngày mai kia, anh sẽ được gặp những tấm gương ấy, ngày đêm ôm sung canh giữ biển trời.
    Biển về đêm lại dữ dội, chỉ có tiếng gió rít và tiếng sóng vỗ mạn tàu, bất chợt sâu lắng với tiếng đàn guitar thánh thót, những anh lính ngồi trên boong ôm đàn ca hát cho vơi nỗi nhớ nhà, có anh đi chuyến đầu, có anh năm nay đã là chuyến thứ 4, có anh gắn bó với tàu 2 năm rồi, có người thì vợ con chờ đợi, có người còn trẻ lắm, mỗi người một nơi, tất cả cùng chung sức trên con tàu mang sứ mệnh phục vụ. Họ cứ đàn, cứ hát, giữa biển mênh mông và trời đầy sao, những ngôi sao gần hơn trong tưởng tượng, nhiều hơn bất kể ở nơi đâu, lập lòe như đom đóm bay khắp không gian. Lúc này lại ước có em kề bên, ngồi tựa vai anh, nhẹ nhàng những yêu thương bên anh, ngắm muôn vì sao và cùng hát những bài ca bất tận.
    Thêm một ngày trôi qua là một ngày thương nhớ…


    Ngày 4:
    Khi bình minh tỉnh giấc, tàu đã đến với điểm dừng chân đầu tiên, Đảo Đá Lát hòn đảo chìm nằm trong Quần đảo Trường Sa, nơi gần đất liền nhất, xung quanh bốn bề chỉ là nước, trạm canh của hải quân nổi lên xừng sững giữa biển trời không cô độc mà luôn vui tươi.
    Cả đoàn háo hức xuống xuồng di chuyển từ tàu lên đảo, chiếc xuồng như hạt đậu đỏ lăn lông lốc trên mặt biển, chòng chành, lắc lư đưa cả đoàn lên dảo. Trên đảo các anh lính hải quân niềm nở, vui vẻ đón nhận những tình cảm từ đất liền, đoàn văn công hát say mê như chưa bao giờ được hát, những lời ca mang đậm tình thân yêu gửi lính đảo trường sa, ngày đêm canh giữ biên cương. Trên đảo bây giờ đời sống đã khá hơn trước nhiều, các anh luôn được sự quan tâm từ đất liền, giờ đã có điện, có sóng điện thoại, có ti vi, máy nghe nhạc, cả đời sống tinh thần và vật chất đã tốt hơn nhiều. Vườn rau thanh niên cứ xanh mơn mởn, những cụm rau muống hiên ngang mọc giữa biển trời cung cấp cho lính đảo những mầm xanh hi vọng, tiếng hát văn công vẫn vang vọng giữa biển trời mênh mông, thấm đẫm tình cảm chứa chan, từ trường sa thân yêu đến đà lạt mù sương. Cuối cùng cả đoàn hát vang bài ca nối vòng tay lớn và như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, bai bát cứ vang mãi, những cái nắm tay, những ánh mắt, những bức ảnh kỷ niệm, dường như chẳng muốn dời xa, trong đôi mắt người lính trẻ như muốn gửi gắm những điều yêu thương, những tình cảm thiêng liêng từ nơi biên cương tổ quốc, gửi các mẹ, các chị, những người thân yêu ngày đêm mong ngóng, có anh mới xa nhà vài tháng, không khỏi bùi ngùi khi đoàn rời xa. Vội vàng đấy, nhanh chóng đấy, vồn vã đấy, nhưng Đảo hôm nay vui lắm, đông lắm, chẳng biết đến bao giờ lại được đông vui như thế, rồi ngày mai đây, chỉ còn tiếng sóng, tiếng gió và tiếng những con tàu vận tải hú còi đâu đó ngoài xa và hình ảnh anh lính hải quân vẫn ngày đêm ôm súng giữ biên cương.
    Xa xa kia là nhà đèn của hàng hải, ngày đêm vẫn đứng đấy, chơ vơ giữa biển, nằm trên con đường huyết mạch giao thông vận tải quốc tế, ngọn đèn biển lẻ loi nhưng mang trong mình giá trị to lớn. Ngày đêm những người làm nhiệm vụ vẫn tận tụy với ánh sáng lẻ loi, một chút quà thăm hỏi động viên và những can nước ngọt gửi các anh phần nào vơi đi nỗi cô đơn.


    Ngày 5:
    Trường Sa lớn chào đón cả đoàn bằng một trận mưa lớn, biển động hơn, con tàu tiếp cận cầu cảng một cách chậm dãi, từ xa, đảo như một viên ngọc bừng lên giữa biển đông với màu xanh cây phong ba, những mái ngói đỏ tươi và những chiếc tu bin đón gió hiên ngang. Cuối cùng tàu cũng cập bến, Trường Sa lớn là một trong những đảo lớn trong Quần đảo Trường Sa trên đảo có khá đầy đủ về vật chất, có các lực lượng hải quân, biên phòng, khí tượng thủy văn. Bước xuống tàu là sự đón tiếp của các đơn vị trên đảo từng anh chiến sỹ bắt tay thân mật chào đón, cả đoàn tập trung ở cột cờ Trường Sa, nơi đánh dấu chủ quyền biển đảo quê hương thân yêu, mọi người tranh thủ ghi dấu những kỷ niệm nơi đây. Có người đã từng đến với Trường Sa, nay trở lại, đổi thay nhiều quá, những mái nhà đỏ thắm mới xây, nhà tưởng niệm Bác Hồ khang trang và uy nghi, ngôi chùa mới xây trang nghiêm và an bình, đài tưởng niệm các liệt sỹ hiên hang bất khuất, những cột phát sóng, máy phát điện từ gió. … Đảo giờ đầy đủ và sung túc lắm, đời sống người dân và các chiến sỹ nơi đảo xa ngày càng được cải thiện đáng kể, trẻ em được đến trường, được trang bị những kiến thức làm hành trang cho tương lai phía trước.
    Bước đi trên con đường băng rộng thênh thang giữa đảo, lòng anh chợt lâng lâng sung sướng, thấy mình hạnh phúc và vinh dự biết nhường nào, được đến nơi đây, nơi biển trời thiêng liêng của tổ quốc và tận mắt chứng kiến những điều kiện ăn, ở sinh hoạt và tiếp xúc với những người lính nơi đảo xa. Tự hào và vinh dự hơn nữa, khi chính nơi đây, anh cùng mọi người trong đoàn công tác được nhận huy hiệu chiến sỹ đảo xa, huy hiệu thiêng liêng của những người đến thăm Trường Sa. Giờ phút ấy, dòng máu dân tộc chảy trong mỗi người cuồn cuộn, nguyện đem sức mình vì non sông tổ quốc.
    Đi dạo một vòng quanh đảo, nhìn ngắm những cây phong ba, bão táp, những cây tra rắn chắc đưa mình che chở cho đảo nhỏ, lòng anh không khỏi bồi hồi, trào dâng một niềm kiêu hãnh, giá như giờ đây có em kề bên, bước cùng anh trên con đường dọc nơi biên cương tổ quốc, dưới bãi cát trắng san hô là con sóng ngày đêm vỗ bờ, ôm ấp đảo xa, ngoài kia là nước biển xanh vời vợi và đâu đó tiếng gió thì thầm, hạnh phúc biết bao.
    Những cơn mưa bất chợt luôn làm ta xao xyến, mưa ở đảo mùa này lạ lắm, chợt đến rồi chợt đi, đến vô tình và đi cũng vô tâm. Ào ạt, xối xả rồi lại dịu êm. Sau cơn mưa, cầu vồng hiện lên đẹp lung linh em ạ. Anh lại nhớ đến chuyện tình ngư lang chúc nữ, mỗi năm chỉ một lần gặp mà tình yêu vẫn trọn vẹn, rồi gặp nhau để rồi những niềm vui nỗi buồn hóa mưa ngâu gieo trần thế. Cầu vồng lung linh trên biển, không sặc sỡ, rực rỡ nhưng cũng đủ tô điểm cho biển một ngày mưa.
    Trời chiều trên đảo nhuộm một màu nhớ nhung, cả không gian như thấm đẫm nỗi nhớ, lính trường sa nhớ nhà, những người dân xa quê mong ngóng quê hương, những người chồng nhớ vợ, chàng trai trẻ nhớ người yêu, bao tâm tình người trên đảo gửi cả về đất liền thương nhớ. Muốn một lần được đắm mình trong vị mặn chát của biển khơi xa, các anh lỉnh đảo vẫn nói đùa, lính trên đảo về đất liền không sợ bị ươn, ngày ra đây cũng trắng trẻo, khôi ngôi lắm chứ, nhưng nắng gió trường sa và những ngày miệt mài trên thao trường hay từng đêm canh giữ biên cương, hứng chịu hết nắng gió nên làn da đen xạm đi nhiều. Vị mặn mòi thấm dần vào da thịt, rồi mai đây, khi về với đất liền yêu dấu, anh sẽ mang theo những lời ca tâm tình, những sóng gió trên đảo xa, và khí thế anh hùng bất khuất với trái tim yêu thương dân tộc. Sẽ sống sao cho xứng đáng với những gì lớp cha để lại.
    Buổi tối giao lưu đậm chất lính và tinh thần xung kích của thanh niên, những lời ca, tiếng hát và tâm tình nơi đảo xa, tình cảm của những người lính dành cho các chị em văn công thật nồng ấm, những tràng pháo tay, tiếng hò reo, và những bài hát cùng chung lời của lính đảo, tất cả chan hòa trong niềm vui, niềm thân ái.
    Cuộc vui nào rồi cũng đến hồi kết, phút chia tay bao giờ cũng bịn dịn, lời ca, tiếng hát cứ ngân dài tưởng chừng không thể dứt. Đưa chân cả đoàn ra tận cầu cảng, bao điều tâm tình dường như chưa nói hết, các anh lính trẻ e thẹn trao vội những món quà của đảo, tinh nghịch với những bức ảnh kỷ niệm, lời hỏi thăm, động viên, và gửi gắm những điều thầm kín. Những trái bàng vuông vốn rất hiếm nay bỗng đâu xuất hiện, anh lính đảo vội vàng trao những cô gái trẻ như ấp ủ điều gì xa lắm. Lá phong ba làm quà gửi người ra đi, bịn rịn lắm, đơn sơ lắm mà thắm đượm yêu thương. Anh nhớ mãi hình ảnh những người lính, áo trắng, áo xanh, những sỹ quan, chiến sỹ cùng khoác vai nhau, ca vang những bài hát trong giờ chia tay, những nụ cười, cái vẫy tay, dường như chẳng muốn rời xa.


    Ngày 6:
    Buổi tối chẳng biết làm gì, đang nghĩ vẫn vơ thì bất chợt lại nghe tiếng đàn, lúc này không có nó chắc anh điên mất, rồi mấy anh em ngồi quây quần bên boong tàu, vừa nhâm nhi lon bia, vừa đàn, vừa hát, hết ca khúc này đến tình khúc khác, từ Phú Quang đến Trịnh Công Sơn, những bài hát thời sinh viên, rồi cả nhạc sến nữa, dù ho hắng liên tục, ngồi dưới trời đầy sao và gió lớn, nhưng không hát anh biết làm thế nào để xua đi cái ý nghĩ tồi tệ rằng sẽ chẳng còn em chờ anh nơi đó.


    Ngày 7:
    Vậy là đã một tuần, với 5 ngày lênh đênh trên biển, và thêm một đảo nữa anh ghé thăm, nơi anh đến là một hòn đảo nỏ dài rộng chưa đầy trăm mét, mỗi tấc đất, mỗi khoảng không đều được tận dụng triệt để, nơi xây nhà, nơi trồng cây, nơi tăng gia sản xuất, rau xanh được trồng trong những chậu nhỏ, màu xanh mơn mởn, tốt tươi, những cây bàng vuông mỗi ngày một nhiều trên đảo, với sức sống mãnh liệt và trường tồn, hàng ngày vẫn vươn lên trời cao xanh ngắt. Trái bàng vuông lạ lắm, đẹp lắm, đặc biệt lắm, lúc nào cũng được mọi người chú ý. Trên đảo Phan Vinh những cây bàng vuông nhiều quả hơn ở nơi khác, có lẽ ở đây ít được mọi người đến thăm nên không bị hái nhiều. Mỗi người cũng tự kiếm cho mình một trái, anh cũng mang về cho em một quả, quà nơi đảo xa, sản phẩm của tinh hoa trời đất và là điều đặc biệt nhất ở Trường Sa mà bất kể ai cũng háo hức một lần được thấy và có được nó. Những bong hoa bàng vuông sau một đêm khoe săc đã tàn, nhưng vẻ đẹp của hoa thì vẫn như vẹn nguyên, vẻ mảnh mai nhưng hiên ngang giữa gió biển sẽ cho ra những trái bàng vuông to như những trái táo, là kết tinh của đất trời nơi đây như khẳng định sự trường tồn nơi đảo xa.
    Trời hôm nay vẫn âm u lắm, những đám mây cứ bám diết lấy đảo, gió như vô tình vẫn thổi nhưng lời ca tiếng hát của văn công và chiến sỹ thì vang vọng đất trời. Những anh lính trẻ măng, nhiệt tình và xông xáo, hát từ trái tim, với những màn nhảy hiphop ấn tượng, những vần thơ làm ngay tức khắc, hay bài hát tự sáng tác với tình cảm chân chất mộc mạc mà gần gũi thương yêu dành cho người vợ vẫn chờ nơi quê nhà.
    Anh lại ngồi bên bờ biển, nghe sóng vỗ dì dào dưới tán cây Tra mát rượi, biển vẫn dịu êm dù trời xám xịt. Lại được nói chuyện với em, dù cái giọng còn ngái ngủ cộng với tiếng loa, tiếng gió và sóng biển rì rào làm anh đôi lúc chẳng nghe thấy rõ. Vẫn vui như nắng hạn gặp mưa, dù biết em còn giận anh nhiều lắm.
    Chuyến hành trình đã qua được quá nửa quãng đường, chỉ thêm vài ngày nữa thôi là kết thúc, những nơi anh đã qua, những nơi anh sẽ đến vẫn một màu xanh biếc của biển trời, vẫn một màu áo trắng canh giữ biên cương và một màu đỏ tươi dòng máu lạc hồng và một màu thương nhớ.


    Ngày 8:
    Thêm một điểm dừng chân, điểm thứ 6 trong cuộc hành trình dài đằng đẵng, một đảo chìm với cái tên rất thân thuộc: Thuyền Chài, nghe như một làng nhỏ nằm ven biển với nghề cá truyền thống, vẫn ngôi nhà kiên cố như một pháo đài như bao đảo khác, bốn bề vẫn là biển xanh, những mảng màu xanh thẫm, xanh dương xen kẽ nhau tạo nên một bức tranh sinh động, đẹp đến lạ kỳ. Những người lính lại hân hoan đón khách, hân hoan nhận những món quà và tình cảm từ đất liền, niềm nở và thân thiện với nụ cười ngời sáng trên môi. Buổi giao lưu văn nghệ diễn ra nhanh chóng, những người lính, cán bộ và anh chị em trong đoàn văn công vẫn cất cao tiếng hát vang vọng giữa đất trời. Những tiếng cười giòn tan hòa trong tiếng gió, rồi mai đây khi chỉ còn các anh ở lại với biển trời mênh mông, sẽ nhớ lắm ánh mắt, nụ cười, cái bắt tay và những cái ôm thật chặt. Tất cả sẽ còn mãi trong ký ức của những người lính và trong anh, người được một lần đặt chân đến nơi đây.
    Trở lại tàu sau những phút hân hoan ấy, anh lại đắm mình trong màu xanh của biển, ngồi trên boong tàu và nhớ về em, thêm một ngày nữa qua đi, ngày về càng gần hơn. Đang mơ màng với những áng mây trắng và trời xanh thăm thẳm lại nghe đâu đó những tiếng vỗ tay, những chú cá heo lại tung tăng bơi lội, đây là lần thứ 3 trong cuộc hành trình mọi người được trông thấy cá heo, những chú cá thoăn thoắt nhô lên rồi lại lặn xuống, đôi khi ngẫu hứng nhảy tung tăng, thoắt ẩn, thoắt hiện, đẹp vô ngần em ạ.
    Sau bữa cơm trưa, tàu đã đến điểm tiếp theo trong cuộc hành trình, đảo thứ 7, An Bang, một đảo nổi có chiều dài hơn 70m, trong điều kiện sóng to, gió lớn, cả đoàn không thể vào đảo, chỉ ưu tiên một số người là lãnh đạo, phóng viên, nhà báo và văn công vào thăm hỏi và tặng quà, chiếc xuồng nhỏ đưa mọi người vào dập dềnh theo sóng nước, lúc nhô lên khi thì lấp dưới con sóng, chòng chành và nguy hiểm, việc tiếp cận bờ đảo cũng thật nan giải, những con sóng bạc đầu vỗ mạnh vào thân tàu, nước theo cửa vào bên trong, cuối cùng cũng cập được vào bờ. Bao nỗi mong ngóng, hơn 50 chiến sỹ trên đảo ra cả bờ biển để đón đoàn, những món quà vội trao, cái bắt tay vội vàng thăm hỏi. Chiếc xuồng nhỏ gặp sự cố, nước vào khá nhiều nên phải quay lại tàu lớn, thêm một chiếc xuồng phao được tăng cường để chuyển người từ đảo ra xuồng. các anh chiến sĩ cứ thoăn thoắt và đầy chắc chắn trong từng khâu, chiếc xuồng phao được hạ thủy nhằm hướng đảo làm nhiệm vụ. Quá trình đưa mọi người về tàu lớn còn nan giải, sóng mỗi lúc một dữ dội, thêm một chiếc xuồng nữa được tăng cường để đưa người về tàu. Trong lúc chờ đợi, đoàn văn công vẫn hát, như chưa từng có hiểm nguy, như chưa từng có sự cố, như sóng vẫn dịu êm và tàu vẫn lướt nhanh trên mặt biển.
    Cuối cùng quá trình vận chuyển cũng hoàn thành, những người mang theo tâm tư tình cảm từ đất liền gửi đảo, trở về từ đảo, có người thở phào nhẹ nhõm qua những hiểm nguy, có người xúc động với những tình cảm của lính đảo, đối với mỗi người đấy là những kỷ niệm chẳng thể nào quên trong đời. Không có phong ba, không có sóng lớn thì chẳng phải là biển cả, vượt trên tất cả là tình cảm thiêng liêng của những người con trên cùng một quê hương tổ quốc, những tình cảm ấy vượt qua tất cả. Còn rất nhiều người trên tàu muốn được ra thăm đảo, dù biết sóng lớn, dù biết có nguy cơ lật thuyền, dù phải bơi giữa biển. Anh cũng vậy, mong muốn lắm, nhìn chiếc xuồng ngụp lặn trên biển để vào đảo mà lòng bồi hồi. Nhưng tất cả đều phải tuân theo sự sắp xếp của thuyền trưởng, an toàn của mọi người được đặt lên tất cả. Đứng trên tàu nhìn về phía đảo, trời vẫn xanh, mây vẫn trắng, màu trắng áo lính vẫn phất phơ trong gió, nhìn những cái bắt tay của những người trên đảo mà lòng không khỏi bồi hồi.
    Tàu lại rời đi, đảo nhỏ cứ mờ đần trong màn sương chiều, biển nhuộm một màu trắng.


    Ngày 9:
    Sau một đêm mưa gió, biển động dữ dội, con tàu tiếp tục chòng chành trên cuộc hành trình đến với nhà dàn DK1. Hôm nay anh được ngủ nướng, dậy muộn hơn mọi ngày, sau bữa ăn sáng lại tranh thủ ngủ tiếp đến 9h mọi người tập trung trên boong tàu làm lễ tưởng niệm các liệt sỹ đã hi sinh trên thềm lục địa phía nam.
    Trời vẫn đầy mây sau một đêm mưa, màu trắng đến xám xịt làm cả không gian trở nên mịt mù, buổi lễ tưởng niệm diễn ra trong không khí trang nghiêm, bàn thờ và vòng hoa được chuẩn bị đơn sơ nhưng chan chứa tình cảm. Trong không khí đau thương ấy, cả đoàn cùng hướng về biển, nơi đây những người lính, những sỹ quan đã ngã xuống, đã hi sinh một phần máu thịt vùi mình dưới biển kia để bảo vệ biên cương tổ quốc. Khi nghe bài diễn văn của phó Đoàn, cả đoàn không cầm được nước mắt, thấm đượm tình cảm thiêng liêng của những người còn sống dành cho những người đã mất. Tinh thần bất diệt của các đồng chí còn mãi trong tâm trí mỗi người, những người lính dưng dưng nước mắt khi nhớ về những người đồng đội thân yêu đã chống chọi với phong ba, bão tố, kiên cường với kẻ thù để canh giữ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của tổ quốc. Hình ảnh các anh kiên cường trong phong ba khi nhà dàn ập đổ như ngay đây, ai cũng xúc động bồi hồi, từng nén hương được thắp lên, giữa không gian bao la ấy khói hương lan tỏa đến nao lòng. Những bông hoa gửi tặng các anh, cầu chúc cho linh hồn các anh được ngậm cười nơi chín suối, trong lòng đại dương sâu thẳm ấy, vẫn ngày đêm phù hộ cho những người đồng đội, những người thân yêu vững cây súng, vững niềm tin.
    Trong giờ phút ấy, mỗi một người mang trong mình những tâm tư tình cảm riêng, giữa biển trời thiêng liêng của tổ quốc, từng nhánh hoa trôi theo từng con sóng, gửi gắm nỗi niềm tiếc thương vô bờ bến, những tình cảm của những người con trong cùng một dân tộc, như một phần máu thịt của chính mình nằm lại nơi đây. Mỗi người trên chuyến tàu này, rồi sẽ về với cuộc sống bình yên ở nơi đất liền thương nhớ, nhưng vẫn đau đáu một nỗi niềm gửi lính đảo thân thương.
    Sau lễ tưởng niệm, anh cùng mọi người lại được đưa lên nhà dàn DK1/8, một trong những nhà giàn nằm chơi vơi giữa biển khơi. Giữa cái khoảng không gian bao la của biển cả là khoảng không nhỏ bé của các chiến sỹ trên nhà giàn. Ngày đêm vẫn chắc tay súng giữ lấy chủ quyền biển đảo. Cuộc sống của những người lính trên đảo dù còn nhiều thiếu thốn, nhưng đời sống tinh thần luôn được quan tâm đầy đủ. Dù nước có nhiều hạn chế, các anh vẫn miệt mài tăng gia sản xuất với những luống rau xanh được tận dụng trồng mọi nơi có thể. Cuộc sống dù thiếu thốn, nhưng ngày đêm các anh vẫn hát vang bài ca ngợi ca tổ quốc thân yêu và vững vàng trong chiến đấu.
    Có đến nơi đây, em mới thấy hết những vất vả, gian truân của người lính, cuộc sống tù túng trong gian phòng chật hẹp không làm nao núng tinh thần của những người lính trẻ. Giữa biển khơi bao la, nhà giàn DK vẫn sừng sững hiên ngang, dù có sóng to, gió lớn, vẫn kiên cường bất khuất bám biển giữ vững biên cương chủ quyền của đất nước. Ở nơi phồn hoa ấy, mỗi chúng ta đừng quên, nơi hải đảo xa xôi, có những người con, người đồng đội, người anh em vẫn cống hiến hết mình cho tổ quốc thân thương, để sống sao cho có ý nghĩa với bản thân và với tổ quốc.


    Ngày 10:
    Điểm đến cuối cùng trong cuộc hành trình là nhà dàn DK1/19, nơi đây cũng như bao nhà giàn khác, chơ vơ giữa biển khơi. Khi cả đoàn đến là dịp các chiến sỹ nơi đây đang háo hức với cuộc bầu cử đại biểu quốc hội, ngày họ được lựa chọn cho mình những người con ưu tú đại diện cho nhân dân. Cái không khí bầu cử ấy đến sớm hơn ở đất liền, ko cờ hoa rực rỡ, không băng rôn khẩu hiệu rợp trời chỉ có danh sách những cử tri, tiểu sử của từng người, một vài áp phích cho ngày hội bầu cử quốc hội. Nhưng không khí nơi đây vẫn nô nức lắm, chiếc tàu làm nhiệm vụ tổ chức bầu cử cứ đi hết đảo này, đến nhà giàn khác làm công tác bầu cử, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của từng công dân là chiến sỹ, những người công nhân trên nhà giàn, cả ngư dân đang tham gia khai thác đánh bắt hải sản trong khu vực.
    Vậy là điểm dừng chân cuối cùng cũng kết thúc, chuyến đi đã qua được 6 đảo, 2 nhà giàn, ngoài một đảo do điều kiện sóng to không thể vào, còn lại tất cả anh đều đặt chân đến, mặc dù còn nhiều đảo nữa trong quần đảo này anh chưa được ghé qua, nhưng từng ấy cũng đủ để thấy mình may mắn nhường nào khi được đến nơi đây.



    Trở về với cuộc sống hàng ngày sau chuyến đi, những giây phút lại được bên em, hạnh phúc nhưng lúc đầu, trải qua muôn trùng sóng gió vẫn vẹn nguyên một nỗi nhớ. Giờ về đây, ngắm trời mây giữa Thủ đô hoa lệ, lại nhớ vô cùng những hòn đảo, những nhà giàn, những người lính, những cây phong ba, bão táp, bàng vuông, những nụ cười trẻ nhỏ thân thương, những cái bắt tay thật chặt, và những con người rạn dầy sương gió. Cảm ơn những người lính, những người đã cống hiến cuộc đời mình gìn giữ biên cương tổ quốc, gìn giữ biển trời quên hương, để cho ngày hôm nay yên bình, anh lại bên em.
  2. ngoc_ngot

    ngoc_ngot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Đêm Y Tý mơ Khúc hát chim trời

    Ở Y Tý ấy, mây bay ngang rồi đi qua. Một thoáng hoàng hôn gặp những người bạn lang thang, rồi gặp những người dân địu củi, địu rau về nhà, nhìn xa xa như đang bồng bềnh trên mây vậy. Lật đật lấy máy ra chụp, một chốc thấy mình tan vào mây. Mây Y Tý như đùa với người...

    Đêm Y Tý, trong lúc chờ mọi người đánh răng, mở cửa nhà chị Mỷ bước ra ngoài một tẹo. Mây thấm đẫm ngôi nhà ấy đã bao nhiêu năm, thấm vào những con người nơi ấy bao tháng, bao ngày, và lúc đó thấm cả vào mình, thấy nôn nao buồn, buồn lắm.
    Thế rồi đêm ấy giấc ngủ chạy trốn. Bên ngoài có người bật Trịnh, giọng Khánh Ly vẫn thế mà sao thấy cô độc giữa chốn này. Ai đó chuyển bài đúng lúc mọi người ngừng nói chuyện, là "Khúc hát chim trời". Trong khoảnh khắc nước mắt cứ thế chảy thấm đẫm vai áo người yêu.

    "Gót xuân mềm người tim sang ta lúc vui, lúc buồn,
    người thất thường mưa nắng..."

    Nghĩ lại, vui cũng đi, buồn cũng muốn đi, lúc thênh thang muốn đi, khi nặng trĩu càng muốn gửi lòng về núi, một mình muốn đi, hai mình càng muốn phiêu du cùng nhau mãi.

    Anh ko xóa đi được trong em hình ảnh lúc anh đi một mình, ngồi một mình cô đơn nhìn ngựa sắt. Anh say nơi này, anh nhớ núi nhớ mây, nhớ hoàng hôn biên giới, nhớ khói lam chiều nhuộm ám tím những thửa ruộng bậc thang, anh nhớ phiên chợ vùng cao, nhớ hình ảnh người con gái bản thấp thoáng sau những cây lau buổi ban chiều, nghiêng nghiêng phủ vàng cả mảng kí ức. Nỗi nhớ ấy vốn đã có trong em, nay lại càng đầy thêm sau những ngày mình rong ruổi. Nước mắt lăn dài khi nhớ về những ngày đã qua, vừa muốn giữ chặt, vừa muốn thả tự do bay như đúng con người vốn có. Một cái siết vai ôm chặt hơn, đủ để ngăn những giọt nước mắt ấy lại.

    Những ngày mai...
    "Bóng dáng người lại tìm về trong ta,
    khúc ca chim trời ríu rít giữa hồn ta"
  3. chipchina

    chipchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2007
    Bài viết:
    1.287
    Đã được thích:
    0
    GỬI THÁNG BA TÂY NGUYÊN

    ( Tặng cho những người bạn trong chuyến đi Tây Nguyên T3/2011 : Có một ngày thức dậy, chúng ta không chỉ đơn giản là những người bạn đồng hành, hơn hết, đó là tình bạn, tình anh chị em... thân thương )


    Tháng ba vội vã tìm về
    Trốn vào những con đường bụi đỏ
    Và cái nắng vàng sóng sánh mật ong
    Tháng ba tóc thơm hương gió
    Ướp hoa cà phê trắng muốt những dải đồi
    Có một tháng ba rong chơi
    Như cánh diều lững lờ trên dòng sông trời xanh ngọc
    Mây trắng nghiêng chao trong mắt
    Trong ly cà phê đen không đường
    Ngan ngát nhớ thương…

    Dòng Sesan rơi lệ trước hoàng hôn
    Nhưng những vệt rừng thì cứ mê mải cháy
    Khói lẫn vào chiều
    Cay lẫn vào đêm
    Pleyku lầm lũi thở

    Giật mình nghe tiếng cồng chiêng quá khứ
    Trong một giấc mơ hoang
    Có còn đâu một ngọn núi đào rực lửa
    Nỗi đớn nỗi đau
    Sót lại trong đôi mắt Biển Hồ ngân ngấn nước

    Chiều nay nghe em hát
    Võng ru ngàn thông reo!
  4. chewxinh

    chewxinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    He he. Em xin ứng cử một bài cho vui cùng anh chị em ạ. Bài này viết về chuyến đi Cô Tô của em cách đây 3 năm, cũng chỉ mới tả được có ngày đầu thôi, có thể mới đọc vào sẽ khó hiểu đôi chút, chắp tay mong mọi người tặc lưỡi "Thôi cho nó qua vòng gửi xe" nhé :)

    Hà cớ gì cửu tiên quá hải du nhàn đến Cô đảo này ?

    [​IMG]

    Gió xuân đầm ấm,
    Ngàn liu xanh tươi,
    Hoa phô sắc thắm,
    Hương nức lòng người.
    ....

    Hồi I: Tứ hải giai huynh muội,
    Cái Rồng Rồng cái nương tựa lẫn nhau.


    Lập Lòe đại huynh đứng trước đại môn của bến xa Mỹ Đình, phóng mắt nhìn sang hai bờ của đại lộ Phạm Hùng, khẽ nhíu mày vểnh mông, thò tay rút Ai-phâu, giọng sang sảng: " Chew mụi mụi à, xe xuất phát sớm 1 canh giờ, sao mụi lại nhắn tin cho cả bọn là tụ tập lúc 12h thế hả, 11h chớ, 11h30 xe chạy rùi mờ !!"
    Lập Lòe đại huynh niên kỷ ước chừng 25, thân hình cao gầy, tay chân đều dài, thần sắc lạnh lùng, đôi nhãn thần thâm sâu mạt trắc, đem lại cho người ta ấn tượng y là kẻ lãnh tâm vô tình. Hồi sau mới hay còn là hạng người có một thứ bá khí trấn nhiếp lòng người, đặc biệt là các bà hàng tôm hàng cá. Cửu tiên nhờ vào người này mới được no say chè chén trên Cô đảo, âu cũng là duyên may trời định.

    1 canh giờ sau, ngũ vị hương, lộn, ngũ vị tiên khác lục tục tụ họp, rốt cục vào giờ Ngọ (12h kém 15) đã yên vị được trên xe. Tuy bị hối thúc như giun, lại phát hiện ra không vị nào mang ka-mê-ra đi-di-tản (digital camera) nhưng ai nấy vẫn cười nói ầm ĩ, mắt long lanh, tay vỗ bồm bộp, quần là áo lượt, ngực nở lưng ngay, đến tận khi lâm vào cảnh say nhè vẫn còn giữ nguyên được vẻ oai phong, quả thật phong độ lắm lắm.

    Bôn tẩu trên cao tốc Thăng Long được một chốc, Chew cô nương cựa mình hé mắt nhìn vào vật cầm tay, áp nó ngang tầm nhĩ, một giọng ré đặc chủng Hưng Yên cất lên: " Đang đâu rồi đới ?!" Thóang chốc giật mình, "Con hàng này lè nhè mãi với mình là đi chuyến chiều cùng Lulu cơ mà"- vị cô nương thầm nghĩ, chúm chím nhỏen cười hỏi lại " Sao? đang trên cao tốc Thăng Long rồi" - " Cái gìiiiii, bảo với ngta 12h30 xe chạy cơ mà !!! .. &^*^*(%&%^$%#$@#$@^*(*(^&%@&%... KỤP ". Thấy vị cô nương mặt thóang biến sắc, Lập Lòe đại huynh ngồi sát cạnh nhỏm dậy "Đưa đây cho ta". Đoạn ấn số call back, dịu dàng cất tiếng: " Sói yêu à, đệ đang ở đâu đấy, uh, lên chuyến xe sau ngay đi nhé, huynh chờ ", đầu dây bên kia hình như cất được một tiếng "vâng" yếu ớt, rồi thì chỉ còn nghe những tiếng tim đập bồi hồi của 2 ***g ngực...

    Sau khi lục vị hảo hớn gặp nhau được ở 1 tửu quán bên đường, chuyện chẳng còn gì đáng kể nữa cho đến khi cả bọn dừng chân tại bến cảng Cái Rồng- tương truyền là bến tàu đi ra đủ các thể loại đảo ở quần đảo Vân Đồn. Sau khi nghỉ ngơi, cả bọn mang đồng phục dép cao su hồng dạo quanh, hay còn gọi là "chơi tới bến".

    Tiết trời vào buổi đang xuân, gió mát nhẹ rong ruổi trên khắp bến cảng.

    Trên đường phố, nổi lên một tòa nhà, cách kiến trúc thật là hùng vĩ. Mặt tiền thụt vào độ dăm mét, phóng khóang trồng cỏ mọc um tùm trong vườn, bốn phía tường bao kín mít bằng tre nứa, trước cửa có treo một tấm mành lấp lánh ánh xanh lục, bên trong phía tả trang trí đèn hồng tỏa ánh mờ mờ, phía hữu treo cao một chiếc đèn ***g đỏ, một thiếu niên áo trắng tóat đang vén tóc chải bên hè. Lại nói, phía trước có người nhìn thấy một biển đề mấy chữ : "Karaoke kính mời".

    Cả bọn nhìn thấy thì chớp mắt lia lịa, nước mắt nước mũi chảy ràn rụa, chân trước tay sau kéo nhau vội vã bước vào trong. Không nói gì một lúc lâu, chỉ thấy tay lật lật liên hồi một đống giấy tờ, bấm lia lịa một vài con số, đoạn sau tung tăng nhảy múa hát ca. Một vị tiên nam bồi hồi nêu cảm xúc: " Không đi thì thôi, đi mới biết có loại rồng uốn éo còn hơn giun, quẫy còn hơn cá chép như vậy, quả thực bình sinh chưa từng thấy bao giờ. Sáng mắt ! Sáng mắt !" rồi nắm tay Chew cô nương lắc lắc, ra vẻ cảm động lắm. Người thiếu nữ này thấy vậy thì nhếch mép cười, mắt lúng liếng, trong đầu đột nhiên toàn tà ý, định nói vài câu nhưng lại thôi, quay sang cả bọn, khóat tay bảo: "Về thôi, Luloa thiếu hiệp đang chờ trong lữ quán rồi".

    Về đến nơi, cả 6 vị tiên giật thót mình. Cửa phòng mở toang, đồ đạc bị bới lộn xộn, lại nghe có tiếng "khò khò" văng vẳng. Linh Diệu tiếu thơ hung hăng xông vào, liền chạy dạt ra, khóc lóc: " Trên giường có con gì kỳ lạ lắm, lông nâu vàng, mắt đen, da trắng môi hồng, chỉ ngước mắt lên chớp chớp vẫy tay chào helo, đuổi thế nào cũng không nhúc nhích " Chew cô nương cả cười, vỗ vai vuốt tóc ha hả bảo " Vậy đích thị là Luloa thiếu hiệp rồi đó" đoạn kéo cả đoàn vào gặp Luloa.

    Trên giường quả có một thiếu niên ước chừng hai mươi, ba mươi tuổi. Mắt sáng long lanh, da trắng phau phau, dáng người khắc kỷ, thần sắc ngây thơ mắt chớp lia lịa, phía vai bên tả đeo một khẩu canon 30D, tay hữu cầm một khẩu canon khác tí tóay, cổ quàng một vòng khăn bẩy sắc cầu vồng, dáng nằm xải lải như con cá chuối, nhìn là biết không phải loại tầm thường.

    Chew cô nương nén nỗi buồn cười bước tới, tươi cười chìa tay: " Mạn phép cho hỏi, vị đây có phải là Luloa thiếu hiệp - vị thiếu niên tương truyền khi mới sinh ra đã làm được thơ 7 chữ đó chăng?" Chàng thiếu niên vội nhỏm dậy, thẹn thùng bắt tay, quả quyết: " Không dám, chính là tại hạ đó ạ." Chew cô nương thấy vị thiếu hiệp tướng mạo to cao đường bệ e thẹn như vậy thì trong bụng lấy làm ưng ý lắm, liền quay sang pr với sáu vị còn lại :" Đây chính là Luloa đệ đệ, người tương truyền khi mới sanh ra đã cất tiếng làm thơ 7 chữ, 2 câu thơ " Oe oe oe oe - Oe oe oe" quả thực đã được chúng sinh khen ngợi không biết kể bao nhiêu cho xiết, các vị có dịp gặp tác gia rồi đó ". Lũ còn lại thấy vậy thì quý lắm, nhe nhởn chào, sau vài câu xã giao thì nước lã tự dưng tựa keo sơn, cả bọn tưởng như đã thân thiết lắm. Tầm nửa đêm kéo nhau đi ngủ giao lưu, gọi là để chuẩn bị cho hôm sau dậy sớm lên thuyền vậy.
    Đến giờ Dần đêm ấy, lây-đi Gà Gà - tên tục là Gà Cô Cô cũng đã cưỡi Giang đẩu xa đến được bến cảng. Phân thận, lại nhầm, Thân phận người này ra sao, hồi sau sẽ rõ.
  5. thino015

    thino015 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    0
    Còn vấn đề mất thời gian email qua lại xin ảnh sau khi bài được chọn vào hợp tuyển thì theo em BTC quy định mỗi bài dự thi gửi kèm 1-3 ảnh liên quan đến chuyến đi, rồi chọn cái nào để đưa vào hợp tuyển thì do BTC chọn. Như thế là tiết kiệm được thời gian hơn rồi.
  6. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Tks Chiu muội muội đã pót bài mua vui, ta mạn phép cóp nốt hồi 2 lên đây để bàn dân thiên hạ được dịp sảng khoái, tiếc là muội muội không viết thêm ngày đẹp nhất trong chuyến đi :D :D

    Hồi II: Đại họa lâm đầu. Cô Tô đảo phát sinh biến cố


    Cái Rồng cảng bắt đầu nhiệt náo.
    Hải quan bắt đầu mở từ giờ mão, thương nhân, lữ khách, nông dân lên xuống tàu như mắc cửi.
    Hàng hóa những chiếc thuyền tối qua cập bến chở tới đều xếp trên bến tàu, nhân lúc này cũng được chuyển vào trong thành, nhất thời tiếng xe ngựa ồn ào, huyên náo cả một góc thành.

    Đoàn cửu tiên đã thức dậy từ sớm, điểm qua có Lập Lập đại ca, Anh Tuấn nhị ca, Lu Loa hiền đệ, Tiểu Linh Nữ, Tiểu Linh Nam, Chew tiểu thơ, Gà Cô Cô (thường gọi là lây-đi Gà già), lại có người ngoại quốc tóc thẳng ánh vàng lông mũi đỏ tên Lee Di Hu (tên An Nam là Lê Diệu Hương), một vị cô nương nữa có vai vế trong giới gẩy ốc luộc sò là Hoàng Giang tiểu thơ - hôn phu của Mạnh Linh đại địa chủ, tất thảy đều đang rất phấn khích.

    Từ tờ mờ gà gáy đã bật dậy để tô vẽ, năm vị thiên tiên đã khoác lên người những bộ xiêm y rực rỡ nhất, làm lóa mắt các vị nam nhân đi cùng. Chỉ nghe thấy tiếng thở dài lắc đầu ngán ngẩm: "Kiểu này lại sắp bị hành chụp ảnh rồi" . Năm cô nương nghe vậy thì giả điếc, cứ tung tăng chạy nhảy, kêu lớn: " Chúng ta mau từ biệt Giang Mai thiên xế, nhanh chóng lên tàu ra đảo xa đi nào".

    Giang thiên xế nhỏ hơn Lập Lập Lòe ba tuổi nhưng lại thấp hơn hắn nửa tấc, vai rộng cơ dày, thân hình tương đối tráng kiện. Tuy hắn không có vẻ anh tuấn ôn nhu của Anh Tuấn nhị ca, không có vẻ mỹ nam lai nữ của Luloa đệ đệ, nhưng lại có mặt vuông tai lớn, thân hình tràn đầy khí khái của nam tử hán, và thần thái tựa như không hề để ý đến hết thảy mọi sự trên đời, quả thật hấp dẫn phi thường. Gà Gà Cô đầu đứng bên cạnh hắn lại là một mỹ nhân hoa dung nguyệt mạo. Dáng người mảnh dẻ, cao không quá năm thước, to không quá ba tấc, nhìn xa trông nhỏ nhắn yêu kiều, lại gần thì thấy thật là liễu yếu đào tơ trác tuyệt. Ấy vậy mà phân thận thực sự là Cốc chủ Lâu-Ly-Cốc, vang danh lừng lẫy với các tuyệt chiêu " Chiết khấu quá nửa", " Tích kê miễn phí ba-đê-phim "... nhờ vào mấy chiêu này mà thu phục thiên hạ, bá tánh kéo đến mỗi ngày xin nước về uống đông vô kể. Vô chiêu rồi hữu chiêu, cuối cùng vẫn là hiệu ứng bá kình vậy!

    Phút biệt ly không khí có chút dị dạng. Tuyệt nhiên không thấy chút gì bịn rịn phân ly, chỉ thấy Gà Cô Cô liếng thoắng:"Đây này cầm hộ cái mũ bảo hiểm này, áo mưa này, cái đôi tất này nữa, ấy, thêm cái này nữa..này nữa.. về nhé" . Rồi một làn bụi mờ mờ bay lên, thóang chốc đã thấy Giang đại hiệp bịt mũi quay xa chạy mất.

    Về phần bọn kia, kẻ nào cũng nôn nóng quá quan, thúc nhau rảo bước đến một con tầu trắng tóat, không buồm không ngư phủ, chỉ độc một tên thảo khấu chìa tay xin 75 đồng một vị mới cho bước lên tầu. Tính tóan hồi lâu, Chew cô nương vất vả mãi mới xòe ra đc 675 đồng, âu cũng vì " Ngày xưa em nhảy cóc cấp I, nào có đc học hành tử tế chi. Nhờ vào lợi thế ngoại hình mới được Ngoại Thương Quốc Tự nhận vào đấy chớ".

    Sau khi cả bọn yên vị trên boong tàu rồi thì chợt nhận ra hôm ấy là sát ngày rằm, sóng yên bể lặng, gió Bắc hiu hiu, sứa bơi dập dìu, con thuyền cứ nhè sóng mà lướt đi băng băng. Tất thảy hỉ hả yên trí về một cuộc du ngoạn tốt đẹp.

    Bỗng...

    "Xin chào quý zị và các hảo hớn wuynh đệ, sau đây là bản tin thời tiết đến từ doanh trạm khí tượng thủy "zăn", ngày hôm nai trong zùng zịnh Bắc Bộ sẽ xuất hiện mưa rào, biển động mạnh, tầm nhìn xa dưới 10 cây chuối. Ngoài ra còn có lốc xóay và chớp giật. Khuyến cáo bá tánh ngư dân cẩn trọng. Quay đầu là bờ đó mà !!! Hết rùi nhaa ! "

    Ợp Ợp. Chew cô nương thốt ra 2 tiếng như ễnh ương mùa hạ.

    Con ễnh ương giả hiệu nghĩ thầm trong bụng: " Phen này chả lẽ 5 nữ 4 nam 3 ngày 3 đêm nằm trong phòng bài bạc rượu chè thâu đêm suốt sáng sao ?! Còn ra cái thể thống cống rãnh gì nữa cơ chứ, đâu có ..đủ cặp mà chia !! " Lòng bấn loạn, nhưng sau vài cái liếc mắt đưa đẩy, vài câu tâm tình với Lập Lòe đại ca, mọi sự bỗng trở nên yên ổn như chưa từng có cái bản tin chết dẫm kia. Âu cũng là nhờ vị huynh đài này ngoác mồm ra thóa mạ: " Cbn chứ !! Muội muội tin làm ếch j cái bọn đài báo An Nam!! Cứ xõa đi, bất quá trời mà không đẹp thì các muội cứ đè Sói Sói tiểu đệ ra mà bôi tro trát trấu ".

    Cả bọn trợn mắt nhìn nhau, lúc ấy quả thực 18 con mắt lồi như 18 con ốc sên tuột vỏ. 8 cái đầu gật gù: "Tạm được tạm được. Sói đệ đệ nhìn vậy chứ cũng có da có thịt. Xơi tạm cũng có tí vui". Gật xong lại hớn hở chạy khắp nơi pâu ảnh. Về phần Tiểu Sói thì cả đời chỉ mong có lần được sống đúng với giới tính của mình, nay nghe đến sự được tô son trát phấn thì trong bụng 10 phần lấy làm vui thích lắm, miệng la bai bải nhưng sự la có phần yếu ớt, được một hai tiếng rồi quay đi cười thầm vậy. Riêng Gà Gà Cốc chủ và LuLoa hiền đệ nhất nhất nằm bẹp ở sàn tàu nghe ngóng, quyết không chịu rời mông đít đi đâu, có đập đánh búng cắt thế nào cũng "k dậy, k dậy".

    Lúc tàu cập bến Cô Tô, trời còn ưng ửng sương, tinh nguyệt trên trời ảm đạm thất sắc, chẳng mấy chốc mây đen kéo đến che kín bầu trời, từng hạt mưa lộp độp lộp độp rơi, cảnh trí rơi vào thế ảm đạm.
    Chín con người vẫn lầm lụi bước đi, bỏ ngoài tai những tiếng chào mời của bọn phu xe, chỉ đến khi Chew tiện tì ngước con mắt đỏ ngầu về phía thủ lĩnh của bọn lâu la đó, buông mấy lời sau: " Chở free đến đấy thì đi, k thì thôi các bác ạ " thì những lời mời mọc mới chấm dứt. Để kiếm kế làm ăn lâu dài, 5 chiếc kiệu vội khênh 9 thiếu niên lên, nhanh nhẹn phóng như bay về lữ quán ở trung tâm đảo - nơi có Thanh Minh đại hiệp đứng chờ sẵn cả bọn tự bao giờ.

    Thanh Minh đại hiệp lúc này mặc áo cam quần xanh chuối, tay cầm quả mít đứng dưới mưa đón cả bọn, cảnh tượng thật lãng mạn độc đáo vô cùng. Theo thiển ý của tại hạ (tức tác gia ta đây) thì có thể gọi là "trái cây đại hiệp" cũng được, mà "đèn giao thông đại hiệp" cũng xong. Người này cả giang hồ kẻ ngu biết ít người khôn biết nhiều, ở đây k cần miêu tả thêm nữa.

    Sau khi về phòng nghỉ trong lữ quán, tất thảy quăng mình ra nằm la liệt trên giường, có muốn đi đâu cũng k cựa mình mà đi được, thêm nữa ngoài trời giông bão sấm chớp đùng đùng, ra ngoài lúc này đúng là xàm ý. Cả bọn lắc đầu ngao ngán nhìn nhau, một lát sau lại thấy nắng to oi ả, đợi một lúc nữa cơm nước xong xuôi thì cuồng phong phần phật thổi tới. Tuy là ban đầu nhẹ nhàng hiu hiu như trêu đùa nghịch ngợm, nhưng một lát sau khi cả bọn đã đặt mông lên 5 chiếc chiến xa, vít ga tăng tốc lên đến Hải đăng Cô đảo thì phong thần không còn nể tình ái mộ gì nữa, gió quần quật thổi như muốn ném cả bọn 9 người xuống dưới làm phân bón cho cây trong vườn. Mở miệng ra cười còn sợ bị bay răng vào họng, huống hồ ngả ngớn chụp chẹc trên đỉnh cao.

    Nói đoạn cả lũ mau chóng tháo lui, quay xe tháo chạy về lữ quán. Thế nhưng trời không chiều lòng người, người mắng không bằng trời lừ mắt,"Tự nhiên hnay dự báo lại đúng thế chứ !! " 1 vị mặt đỏ tưng bừng gắt lên, rồi cả bọn tranh nhau quành xe vào một trà quán ven đường, nghỉ ngơi đợi mưa ngớt. Chính tại đây, giáo phái "Áo mưa ngắn" đã được phát sinh, với giáo chủ (lại) là Độc cô cầu Chiu. Trong sắc phục vàng kiêu hãnh đầy nhuệ khí, Chiu Chiu lãnh tụ quy phục được vài chục mạng làm lâu la, lại thâu nạp thêm 2 gia nô phục vụ cho giáo phái, bọn khác thấy vậy thì phục lắm, quỳ mọp xuống mà xun xoe nịnh nọt mấy tuyệt chiêu "Sợi Chiu" và câu thần chú " Xin lỗi, em chỉ là con Chiu" của giáo chủ.

    Tối đó sau khi cả bọn chè chén no say, dạo biển với nhau đến tận mít-nai mới kêm-bách-rum thì sự vụ chả có j đáng kể ngoài màn đánh bài thơm nhau của 8 vị (riêng Gà bà bà do chủ quan đã lâm sàng sớm, hôm sau thức dậy nghe kể thì lấy làm tiếc chết, quyết phục hận vào đêm sau). Luật chơi thay đổi liên tục nhằm tăng độ thỏa mãn của từng tiện nhân một, đại loại bét thơm nhất nhất kít bét, chỉ đâu kít đó, vưn vưn và vưn vưn..

    Trong đêm ấy đã xảy ra những gì chỉ có người trong cuộc mới biết được. Tóm lại trời biết, bọn này biết, các bạn muốn biết thì... lần sau nhập hội cùng đi thì biết, hé !

    Ngày 3 của chuyến du ngoạn thế nào, hồi sau sẽ rõ.
  7. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẻ với các bạn bài cảm xúc lần đầu đi du lịch bụi (của Tramy Nguyen - TREKKING FAN) - Gà e***ed

    -------------------------------------

    Pù Luông - Một cảm nhận


    Chuyến đi này có lẽ xuất phát điểm của tôi không giống như mọi người. Ngay như tiêu đề Pù Luông tìm lại cảm xúc đã nói lên tất cả, chuyến đi là chuyến đi kỷ niệm của một số thành viên trong đội Trekking, còn lại là các bạn mong muốn được khám phá, chinh phục những vùng đất mới, bị quấn hút bởi những gì đã được nghe, được xem qua ảnh của những thành viên cũ. Tôi vô tình biết được cung đi Pù Luông này và sau khi đọc qua hành trình dự kiến, đã mạnh dạn đăng ký nhưng chẳng hề nghĩ là mình sẽ đi theo đoàn đến phút cuối. Chỉ nghĩ là cứ đăng ký thôi, chắc gì đã được, vì thấy các thành viên đăng ký đông quá, mình lại đi lần đầu, chẳng có xế, có xe. Thật lòng mình, tôi không có cái cảm giác của một người sắp lên đường đi phượt, không có cái cảm giác háo hức để đánh dấu rằng tôi đã đến đây, đã vượt qua bao nhiêu con đường, bao nhiêu khó khăn để đến đây. Tôi chỉ muốn đi, đi đâu cũng được, đi để quên, để bắt đầu lại, chỉ muốn chìm mình vào trong một cái không gian mới, một hơi thở mới, một tập thể mới với những người bạn mới. Tôi đã xem đi xem lại các thông tin về Pù Luông, các ảnh về cung này, đường đi gập ghềnh, khó khăn, mưa rừng, ngã xe, tất cả...... Và quyết tâm lên đường.

    Thật ra cái hành trình này dài quá, di chuyển nhiều quá, các địa danh trên đường tôi không nhớ được hết tên, chỉ nhớ được một số tên địa danh chính mà chúng tôi nghỉ lại thôi. Và cái điều mà tôi không ngờ được là hình như cái sự máu mê chinh phục đã ngấm sang tôi từ lúc nào không biết. Ngồi làm ôm anh Bồi, tôi cũng không dám trò chuyện, hỏi han gì nhiều, vì biết anh là trưởng đoàn, phải tập trung cao độ lái xe và nhìn đường nữa. Hơn nữa, chúng tôi lại đi vào buổi tối, đường cũng nhiều đoạn dốc, trên đường lưu thông rất nhiều xe tải, có xe tải phóng rất ẩu, trong lòng cũng hơi ghê ghê. Từ trước đến giờ, tôi cũng đi khá nhiều nơi, xa có, gần có. Nhưng toàn đi ô tô hoặc tàu hỏa, cứ lên xe là vứt balo xong là ngủ, sáng mở mắt là đã đến nơi rồi. Mà nếu có đi xe máy thì cũng chỉ gần gần thôi, chưa bao giờ đi xe máy xa như vầy. Tôi nói với mẹ là con đi Hòa Bình, chắc tầm 80km thôi...

    Ngày hôm thứ sáu, cơ quan mất điện phải chạy máy nổ, ung hết cả đầu, tôi không được ngủ trưa nên tối vừa đi vừa ngáp, may mà ngồi sau lại đeo khẩu trang, tối mù mù chẳng ai nhìn. Mà tôi thấy rợn rợn nên chẳng dám nhắm mắt ngủ, cứ phải căng hết cả mắt ra để nhìn đường. May là ăn tối ở Xuân Mai xong, trời bắt đầu lạnh, nên cũng tỉnh táo được đôi chút.

    Khi lên đèo, thật ra cũng ko nhớ tên là đèo gì, chỉ nhớ là ở Hòa Bình rồi thì phải, tôi đi đầu tiên nên quan sát được tất cả mọi người trong đoàn. Và cảnh ấn tượng nhất đối với tôi trong chuyến đi vừa rồi là hình ảnh cả đoàn nối đuôi nhau trên đèo. Quá đẹp! Trên trời là sao, sao gần đến mức tưởng chừng như với tay được. Chưa bao giờ tôi thấy nhiều sao đến thế (Ở cái bầu trời phố Hàng Chuối bé xíu nhà tôi chẳng mấy dịp được nhìn ngắm sao thỏa thích thế bao giờ). Còn phía dưới đèo là một hàng dài ánh sáng đèn xe máy nối đuôi nhau uốn lượn theo độ cong của con đường. Đoàn kết và kỷ luật, tôi thật sự khâm phục. Có đoạn một xe chạy lên trước, tôi mới có dịp ngắm nhìn từ đằng sau cái ánh sáng của miếng dán phản quang, đẹp thật. Cái điều đơn giản đến thế mà cái phút giây này tôi cũng thật đẹp kinh khủng...

    Và cũng chính từ lúc đó, tôi đã chú tâm hơn rất nhiều vào chuyến đi, để cảm nhận, để lưu lại trong lòng, trong tim những kỷ niệm, những trải nghiệm mới. Những giọt mồ hôi giữa cái nắng tháng 5 trên con đường đất đang làm đường dở dang, khói bụi mù mịt, có lúc tưởng chừng như không nhìn thấy gì. Những tiếng cười giòn tan của những người bạn mới, những lúc hú hồn vì những khúc cua, con dốc, đường gập ghềnh, thắt lại còn bé xíu. Những cơn gió mát bất chợt, từng đàn chi m trắng ùa trong không trung. Rồi cùng nhau đi trekk các bản, các hang động, cùng nhau ra tắm suối..., những người bạn thật tuyệt vời. Và khi đứng giữa cái thiên nhiên hiền hòa, trong lành ấy, thấy lòng thanh thản, nhẹ bẫng. Tôi thích cái cảm giác sáng sớm ra giữa ruộng lúa để tận hưởng cái không khí lành lạnh, ươn ướt, chạm tay vào từng bông lúa còn ướt đẫm sương. Lúa vẫn xanh rì, nhưng đôi chỗ đã xen lẫn vệt vàng rồi. Nhưng lúa xanh hay chín cũng không ảnh hưởng gì lắm. Chìm mình trong cái bát ngát, mênh mông, rì rào đó, thấy mình quá nhỏ bé, thấy rằng phải cố gắng tận hưởng thật hết mình những giây phút thư thái này. Đến lúc về Hà Nội rồi, sẽ chẳng còn được như thế, lại bị những vòng xoáy công việc cuốn đi, rồi những gì những gì nữa ai mà biết được.......

    Tôi đi phượt lần đầu, chẳng biết mô tê gì, cũng không có kinh nghiệm gì, cứ thế là xách ba lô lên đường. Và đúng là chọn mặt gửi vàng, tôi thấy đoàn rất chuyên nghiệp, kỷ luật, đoàn kết. Ai cũng vui tính nhưng khi lên đường thì rất nghiêm túc và chấp hành tốt. Tôi chỉ có những cảm nhận chân thật nhất để chia sẻ thôi, những gì đã đọng lại thật sâu lắng. Nó ấm áp tình bạn bè dù chỉ là những người bạn mới quen, ấm áp bởi cái lau mồ hôi của cô bạn, cái đấm lưng của Xế đại ca, cả lúc chia nhau gói dầu gội đầu và kem đánh răng nữa...

    Hy vọng là sẽ có thật nhiều, thật nhiều, thật nhiều dịp hơn nữa để đi cùng mọi người...

    Những bước chân không mỏi…!
    We're Trekkingfan (TKF)
    facebook Trekkingfan: http://www.facebook.com/Trekkingfan
  8. ga_ru_21

    ga_ru_21 Du lịch Moderator

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    2.319
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo mạch cảm xúc về Pù Luông là bài viết của anh Bồi nhà Trekking Fan - Gà e***ed.

    Những lời nguyền hang Nủa...!

    ... Buổi chiều ở bản Nủa, anh Hoàng - chủ nhà - đưa chúng tôi đến với hang Nủa. Qua câu chuyện anh tôi tin chuyện về cái hang huyền bí là có thật. Anh chỉ về một ngọn núi nhỏ phía cuối bản, không cao lắm, đứng từ xa nhìn lại như nấm đất mọc sau làng. Theo lời Hoàng, hang động nằm trong lòng quả núi này. Từ khi phát hiện ra chưa một ai đi hết được chiều dài của nó. Đời ông, đời cha truyền lại rằng ở trong đấy đã từng có nhiều người sinh sống, họ lập mộ, giấu vàng, rồi yểm bùa, nên hễ ai xâm phạm vào cái hang đó, đào bới lấy đi những đồ vật ở trong như chén, bát, tiền xu lập tức gặp thảm họa.

    Hỏi về sự tích hang Nủa, anh Hoàng nói: ông cố nội tôi là người lưu giữ rất nhiều câu chuyện xa xưa của người Thái ở đây, để tôi tìm lại những cuốn sách mà cụ đã dày công ghi chép. Theo như các ghi chép của cuốn sách này thì hang Nủa rất thiêng, vì nó gắn với truyền thuyết "xanh kiếm" (theo cách nói của người Thái) về một thanh kiếm xanh bí ẩn.

    "Chuyện kể rằng, cái thời điểm người Thái chuyển về Pù Luông sinh sống, lập bản đã lâu lắm rồi, cũng không ai nhớ nổi nữa. Lúc ấy, rừng thiêng nước độc, cuộc sống của họ còn cực kỳ khó khăn, nhiều người còn phải trốn vào trong hang núi tránh thú dữ. Có hai anh em mồ côi nọ, gia cảnh cực kỳ khó khăn, người anh quanh năm đi làm thuê vẫn không đủ nuôi em. Trong một lần buồn chán người anh bỏ vào trong hang, ngồi khóc cho thân phận mình. Bỗng anh nhặt được một khối sắt xanh biếc, dài, không rõ hình thù gì. Anh lẩm bẩm: Nếu là linh vật thì hãy giúp tôi xây dựng cuộc sống cho gia đình, cho bản làng, tôi nguyện sẽ không làm bất cứ một điều gì xấu xa. Lạ thay, khối sắt bỗng vụt sáng và hóa thành một thanh kiếm xanh biếc, chém sắt như chém bùn, bay xuống rơi vào lòng bàn tay. Từ đó, người anh dùng thanh kiếm đó trừ gian diệt ác, trừ thú giữ, làm cho cuộc sống của người Thái ở bản Nủa ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất. Người em cũng muốn được như thế, nằng nặc đòi mượn anh thanh kiếm. Nhưng người em có tâm địa đen tối, lại có kẻ xấu xúi giục nên đã giết nhiều người vô tội.

    Chuyện đến tai anh, người anh đau khổ tìm đến hang Nủa cầu nguyện: Xin linh vật hãy trở về, và hãy diệt trừ những kẻ tàn ác gây họa cho bản làng. Lời cầu xin chưa dứt, thanh kiếm bỗng vọt lên không trung, bay lượn chém chết người em bất nghĩa, rồi như một cơn gió cuốn trở về hang Nủa. Cùng lúc ấy là một trận động đất xảy ra, trời đất rung chuyển và bao nhiêu đất đá đổ xuống chôn vùi cửa hang cùng người anh tội nghiệp bên trong. Phải rất lâu sau nữa, người ta mới tìm được lối đi khác xuống hang, và cây kiếm chỉ còn dấu tích là một cột đá xanh biếc trong hang.

    Cho đến bây giờ, hàng năm, dân bản vẫn tổ chức cúng tế, ngay cạnh chiếc cột đá kia, cầu cho mùa mang tươi tốt, cuộc sống ổn định."


    Khám phá động thiêng….!

    Trước khi tới hang Nủa, anh Hoàng không quên dặn trước chúng tôi đừng gây ồn ào khi vào trong hang. Tôi không hiểu nên chỉ nói với các bạn trong đoàn nếu nói to đá rơi vào đầu đấy! Anh Hoàng còn lấy ra từ túi một cái khăn mầu đỏ, rồi tự cuốn vào tay trái của mình. Tôi tò mò và hỏi lý do thì được anh trả lời vì mê tín một chút. Tôi cũng lấy chiếc khăn rằn hỏi có cuốn vào tay được không? Anh Hoàng cười và bảo chắc chắn là không.

    Sau một hồi len lỏi qua nhà dân, lên lưng chừng núi, anh Hoàng dừng chân trước một bụi cây rậm rạp, và chỉ cho chúng tôi cửa hang. Đó là một lối đi rất nhỏ đã bị bụi cây che khuất, phải nhẹ nhàng lắm mới lọt vào được mà không bị xây xát. Vì nhóm đi khá đông nhưng vì địa hình khó khăn chỉ còn lại 7 bạn vào trong hang Nủa gồm: Tôi, anh Lý A Sáng, Hải, Ngọc, Linh và Hương cùng với anh Hoàng là người dẫn đoàn, còn lại các bạn ở bên đập Nủa.

    Chúng tôi tụt từng người xuống một. Bên trong tối om, nhưng càng vào sâu thì cái hang càng rộng ra, kéo dài. Với 2 cái đèn pin mang theo, chúng tôi mò mẫm đặt chân lên từng phiến đá để chui xuống bên dưới. Không thể diễn tả nổi cảm giác lúc đó đối với một người ưa khám phá, một chút rờn rợn, một chút phấn khích, nhất là khi anh Hoàng nói nhỏ với tôi rằng từng có rất nhiều người thấy một con rắn cực to xuất hiện trong hang.

    Lòng hang khá rộng rãi nhưng ghồ ghề.

    Sau một lúc vất vả, mò mẫm đi ước chừng cũng được vài trăm mét, một hồ nước ngầm xuất hiện loang loáng dưới ánh đèn pin. Trên đỉnh hang, nước róc rách chảy, giọt từng giọt xuống các phiến đá và hồ nước. Anh Hoàng bảo trước cũng đã từng có người mang theo cơm nắm, lội nước quyết tâm đi đến tận cùng của hang, nhưng đi mãi mấy ngày không hết đành quay trở ra. Đợt ấy dân bản tưởng anh ta đã bỏ xác trong hang thiêng, đã chuẩn bị hậu sự và cho thanh niên đi tìm. Sau nghe kể lại cái hang ngầm dài lắm, dễ mà kéo đến tận trong bản Kịt, bản Bá, cách Nủa 10km, kéo sát tới Mường Khến, Hòa Bình.

    Anh Hoàng rọi đèn pin vào một cái hốc lớn bên phải hang, hiện lên một cột đá sừng sững, cạnh đó có một khối đá phẳng lỳ, trông giống như một chiếc bàn thiên nhiên tạo ra. Anh nói đó là thanh kiếm báu trong truyền thuyết mà chúng tôi đã được nghe, và bên cạnh là chiếc bệ rồng. Mỗi dịp năm mới, các bô lão trong bản bao giờ cũng tổ chức cúng bái thần linh ngay trên cái bệ rồng ấy.
    Khi ra đến ngần cửa hang, anh nhặt mảnh gốm vỡ không còn nguyên vẹn cho tôi xem. Nhìn kỹ, vẫn thấy hoa văn được chạm khắc một cách tinh xảo, giống như là trên những chiếc bình gốm cách đây mấy trăm năm mà tôi đã được xem trong một buổi trưng bày cổ vật. Mấy chúng tôi ngồi còn nói chuyện với nhau, người thì bảo mang từ Hà Nội lên, người thì bảo thời Lý, thời Trần… ai cũng đóng góp một câu! Vì chúng tối cùng chẳng biết gì.

    Và anh Hoàng nói trước đây dân bản đã tìm thấy nhiều dấu tích chứng tỏ rằng trước đó đã từng có người sinh sống trong hang đá. Những hiện vật được tìm thấy thường là chén, bát, đồ sành sứ cổ, cả những đồng tiền xu đã rỉ nát mà chưa xác định được niên đại, một số kẻ hám tiền lén lút mang ra ngoài bán lập tức mang họa (?!). Nhìn xem đồng hồ thấy khá muộn không thể đi tiếp được nữa, chúng tôi quyết định quay trở ra, để các bạn ở bên ngoài không phải đợi, Và tôi nói với anh phải một lần nữa tôi sẽ đến Pù Luông và chuẩn bị vật dụng đầy đủ, sẽ làm một chuyến thám hiểm tìm điểm cuối của cái hang thần bí này...

    Link http://ttvnol.com/f_233/1341122/page-5

    Những bước chân không mỏi…!
    We're Trekkingfan (TKF)
    facebook Trekkingfan: http://www.facebook.com/Trekkingfan
  9. imemun

    imemun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2009
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi là bài viết ko viết về 1 địa danh cụ thể, chỉ là cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về các chuyến đi thì có được ko ạ?
    Nếu đc thì em cũng mạn phép post bài để các bạn lựa chọn ạ [:D]
  10. LastWalkman

    LastWalkman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    4.483
    Đã được thích:
    7
    Bạn cứ thoải mái gửi những dòng cảm xúc của mình, việc lựa chọn sẽ không bó hẹp về một thể loại nào cả miễn là cảm xúc trên đường lang thang.

    Cũng thông báo, tất cả các bạn có bài viết đăng trong tuyển tập 2011 sẽ có một phần quà mang đậm dấu ấn của Đại hội từ một nhà tài trợ.

    Cảm ơn các bạn!

Chia sẻ trang này