1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

10 ngành học hứa hẹn thu nhập cao

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi cachua208, 06/09/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    10 ngành học hứa hẹn thu nhập cao


    [​IMG] Trong bối cảnh thị trường việc làm vẫn còn nhiều bấp bênh như hiện tại, tìm được một công việc phù hợp có thu nhập cao là điều nhiều sinh viên mới ra trường luôn mong muốn. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng.
    Trên thực tế, ở thời kỳ nào cũng vậy, trong khi nhiều ngành dư thừa lao động, thì vẫn có những lĩnh vực thiếu nhân tài một cách trầm trọng. Và lẽ dĩ nhiên, thu nhập của người lao động trong những ngành thiếu người thường khá hơn và có nhiều ưu đãi lớn hơn.
    Khoản tiền mỗi sinh viên phải đầu tư vào việc học ở trường đại học không hề nhỏ, nên việc xác định ngành học phù hợp và "có tương lai" là điều rất quan trọng. Dưới đây là 10 ngành học có tương lai ở Mỹ, theo số liệu của Hiệp hội các trường đại học quốc gia Mỹ (NACE).
    Cứ mỗi năm, NACE lại tiến hành hai cuộc điều tra đối với 900 chủ lao động và 1.800 trường cao đẳng, đại học để đưa ra danh sách những ngành học có thu nhập sau khi tốt nghiệp ở mức cao nhất. Bản báo cáo này chỉ có giá trị tham khảo.
    10. Kỹ sư hệ thống
    Lương khởi điểm trung bình: 58.909 USD
    Mức lương đề nghị dành cho sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực chuyên ngành này đã tăng 4,4% so với năm ngoái.
    9. Kỹ sư vật liệu
    Lương khởi điểm trung bình: 59.826 USD
    Đây là một trong những ngành đang cần nhiều nhân lực. Một báo cáo nghiên cứ gần đây cho biết, chỉ có 37% sinh viên học ngành này được cấp bằng tốt nghiệp.
    8. Kỹ sư cơ khí
    Lương khởi điểm trung bình: 60.345 USD
    Mức lương đề nghị dành cho sinh viên ngành cơ khi đã tăng 3,2% so với một năm trước. Chỉ có 6% sinh viên tốt nghiệp ngành này bị thất nghiệp.
    7. Kỹ sư điện và điện tử - viễn thông
    Lương khởi điểm trung bình: 61.021 USD
    So với năm ngoái, mức lương khởi điểm trung bình đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này đã tăng 2,8%.
    6. Kỹ sư phần mềm
    Lương khởi điểm trung bình: 62.738 USD
    Đây không chỉ là ngành được chuông ở Mỹ, mà còn là chuyên ngành học được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao.
    5. Khoa học máy tính
    Lương khởi điểm trung bình: 63.402 USD
    Lương khởi điểm đối với sinh viên thuộc chuyên ngành này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
    4. Kỹ sư mỏ, khai khoáng
    Lương khởi điểm trung bình: 63.969 USD
    Nhóm sinh viên thuộc ngành khai thác mỏ và địa chất này đã tăng mạnh trong phần lớn thập niên vừa qua.
    3. Kỹ sư máy tính
    Lương khởi điểm trung bình: 64.499 USD
    So với năm ngoái, mức lương đề nghị đối với sinh viên thuộc nhóm ngành này đã tăng 7,6%.
    2. Kỹ sư hóa chất

    Lương khởi điểm trung bình: 65.618 USD
    Mức lương khởi điểm với sinh viên ngành hóa chất về cơ bản không thay đổi so với một năm trước đây.
    1. Kỹ sư dầu khí
    Lương khởi điểm trung bình: 80.849 USD
    Mức lương đề nghị trung bình đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này đã tăng 8,1% so với năm ngoái.


    Kho kiến thức Khoinghiep.info
    www.vanphongtrongoi.com
  2. KOJ

    KOJ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2003
    Bài viết:
    269
    Đã được thích:
    0
    Không có ngành Luật, ây dà
  3. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Bí quyết trở thành một CEO có tài diễn thuyết


    [​IMG]
    Denise cuối cùng cũng đã đạt được mục tiêu của mình là trở thành giám đốc điều hành tại công ty của mình.

    Nhưng, cũng giống như bất kỳ một người nào khác, khi chuyển sang cương vị lãnh đạo, bà đã gặp một số khó khăn. Nếu một nhân viên bình thường, hàng ngày chỉ cần tập trung vào những công việc được giao là đủ, thì nay trong vai trò của một CEO, bà phải thường xuyên xuất hiện trước đám đông và trở thành trung tâm thu hút sự chú ý và quan tâm của nhiều người. Trong suốt tuần lễ đầu tiên ở vị trí mới này, Denise đã hạn chế tiếp xúc và né tránh các bài diễn thuyết.
    Nhưng, cũng đến lúc bà không thể tránh được nữa: đó là thời điểm bắt buộc bà phải trình bày quan điểm phát triển công ty trong vòng năm năm tới. Có nghĩa bà sẽ phải có một bài diễn thuyết, sử dụng chương trình PowerPoint để minh hoạ cho những ý tưởng của mình trước toàn thể ban lãnh đạo công ty. Bà đã bị rơi vào một trạng thái giống nhiều người trong những tình huống tương tự. Đó là sự lo ngại.

    Song dù có lo ngại đến đâu chăng nữa, thì buổi diễn thuyết cũng ngày một đến gần và khủng hoảng chỉ làm lãng phí thời gian. Denise quyết định học cách diễn thuyết hiệu quả. Nhanh chóng tập hợp 20 slide để trình chiếu, chuẩn bị thêm một số vấn đề quan trọng và thử dự đoán trước những câu hỏi có thể sẽ gặp phải và tìm câu trả lời cho chúng. Cuối cùng thì Denise đã vượt qua nỗi lo ngại của chính bản thân mình. Bà tự tin trình bày một bài diễn thuyết thành công và khá ấn tượng. Sau sự kiện này, bà đã rút ra được một bài học vô giá: có thể bạn chưa phải là người có khả năng diễn thuyết hoàn hảo nhất, nhưng để thành công khi trình bày hay phát biểu trước công chúng, dứt khoát bạn phải chuẩn bị kỹ.

    Để đảm bảo không rơi vào thế bị động vì thiếu sự chuẩn bị trước khi đứng trên bục diễn thuyết, bạn nên tránh tám lỗi thông thường sau đây:

    Lỗi thứ nhất: Đánh giá thấp tầm quan trọng của khả năng nói trước đám đông

    Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong công ty, đừng bao giờ đánh giá thấp sự cần thiết của khả năng nói trước đám đông. Khả năng này sẽ là một trong những tiêu chí quan trọng để lãnh đạo xem xét khi có ý định cất nhắc bạn vào một vị trí quản l‎ý nào đó. Tuy nhiên, khả năng nói trước đám đông không phải tự nhiên mà có, cũng như không thể chờ khi biết lãnh đạo có ý định cất nhắc, thì bạn mới tìm cách học nó. Kỹ năng này phải được rèn luyện trong suốt một thời gian dài. Vì vậy, hãy nắm giữ và làm chủ nó trước khi bạn cần đến

    Lỗi thứ 2 : Những lời có cánh
    Eric, một vị phó chủ tịch được xem như là ứng viên sáng giá nhất cho chức danh CEO tại một công ty, được yêu cầu trình bày một bài diễn thuyết trước toàn thể ban lãnh đạo công ty. Gạt hết những dự án đang làm sang một bên, anh ta quyết định tập trung sức lực để thực hiện một bài diễn văn “có cánh”. Đó là một ý tưởng tồi. Bài diễn thuyết của Eric đã thể hiện sự chau chuốt và lịch sự. Tuy nhiên, người nghe cảm thấy nhạt nhẽo.

    Điều đã khiến cho vấn đề của Eric trở nên tồi tệ hơn khi cũng trong ngày hôm đó, một ứng viên khác và là đồng nghiệp của Eric, Fred đã có một bài diễn thuyết rất thành công. Fred đã chuẩn bị rất cẩn thận ở nhà, tổ chức các ý tưởng của mình và tập diễn thuyết vào đêm trước đó. Đối lập với Eric, bài diễn thuyết này được trình bày ngắn gọn, xúc tích, thể hiện là một người có đầu óc tổ chức, tinh tế và anh ta đã trả lời các câu hỏi chất vấn một cách dễ dàng.

    Bạn hãy thử nghĩ xem, ban lãnh đạo công ty này sẽ quyết định lựa chọn ai vào vị trí CEO mới cho công ty?

    Lỗi thứ ba: Toàn bộ nội dung được “giao phó” hoàn toàn cho người chuyên viết diễn thuyết

    Nếu bạn có thể thuê một người chuyên viết diễn thuyết tốt, bạn nên làm điều đó. Một nhà diễn thuyết có thể sử dụng người nào đó để diễn đạt ý tưởng của mình. Họ sẽ vận dụng sự chuyên nghiệp để tìm cách diễn đạt một cách hay nhất những gì mà bạn phải nói. Nhưng đừng để này làm thay cho bạn tất cả.

    Bởi vì suy cho cùng, bạn phải cảm thấy thoải mái và tự tin với những gì mà bạn sẽ nói. Bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ họ, nhưng phải đảm bảo chắc chắn bài diễn thuyết đó là của mình.

    Lỗi thứ tư: Không trả lời các câu hỏi

    Hãy sẵn sàng và vui lòng trả lời một cách trung thực mọi câu hỏi được đưa ra sau khi trình bày bài diễn thuyết. Nếu như bạn cảm thấy khó có thể trả lời một câu hỏi nào đó, hãy nói thật điều đó. Nếu bỏ qua câu hỏi khó trả lời, người nghe sẽ cảm thấy bạn lừa dối họ. Điều này có thể sẽ làm hỏng danh tiếng của bạn. Còn nếu bạn trả lời là không biết, ít ra người nghe cũng sẽ cảm thấy hài lòng vì đó là một câu nói thật.

    Lỗi thứ năm: Không chú ý đến sự có mặt của người nghe

    Những người tham dự buổi diễn thuyết của bạn thường đã gác lại hàng núi công việc của họ để đến và nghe bạn nói. Vậy thì ít ra bạn cũng nên cám ơn sự có mặt của họ và biến thời gian mà họ dành cho bạn trở nên có ý nghĩa. Bất kể khi bạn nói trước ban lãnh đạo công ty hay trước toàn thể nhân viên, hoặc thậm chí chỉ là những ứng cử viên tìm việc làm, điều đầu tiên bạn nên nghĩ xem họ là ai, họ muốn biết điều gì, và điều này phải được thể hiện ngay từ những từ ngữ mở đầu trong bài diễn văn của bạn.

    Nếu cảm thấy không chắc chắn lắm về những gì bạn định nói, có thể phỏng vấn một số người sẽ trở thành người nghe của bạn để có thêm một số thông tin cần thiết. Hãy luôn nhớ đến sự có mặt của người nghe cũng như những gì mà họ muốn nghe, đó chính là cơ hội để họ nhớ đến bạn.

    Lỗi thứ sáu: Bối rối khi trả lời các câu hỏi

    Sau một bài diễn thuyết, một CEO thường tập trung sự chú ý vào các câu hỏi và nhiều người trở nên quá căng thẳng. Thậm chí có người trở nên rất lóng ngóng, vụng về trước các câu hỏi khó. Điều này khiến họ mất tự tin và khiến cho người nghe cảm thấy dường như họ chưa chuẩn bị để sẵn sàng trả lời những câu hỏi đó. Nhiều người khi đó sẽ phân vân: “Chẳng nhẽ anh ta lại không biết điều này nên trả lời như thế nào hay sao?”. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và lần lượt trả lời từ các câu hỏi dễ trước, để dành thêm thời gian suy nghĩ cho các câu hỏi khó sau.

    Lỗi thứ bảy: Không biết khi nào nên dừng bài diễn thuyết

    Khi đứng trên bục diễn thuyết, chỉ những người có ít kinh nghiệm mới đứng lâu và nói nhiều. Để tránh bị rơi vào cái lỗi chết người này, bạn nên đứng để nói và nói một cách ngắn gọn. Không nên ngồi và đọc bài diễn văn của mình vì như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó bạn cũng nên nói to, rõ ràng. Bạn nên nhớ rằng, sẽ chẳng có ai chỉ trích rằng bài diễn thuyết của bạn quá ngắn gọn.

    Lỗi thứ tám: Không biết tạo ra sự hài hước

    Sự hài hước và hóm hỉnh sẽ là chiếc cầu nối giữa bạn và người nghe. Bạn không phải là David Letterman (MC nổi tiếng của truyền hình Mỹ) hay Diễn viên Joan River – những người luôn thể hiện sự hài hước khi nói và diễn. Nhưng bạn hãy thử có một chút hài hước. Hãy kể một câu chuyện ngắn gây cười, hoặc nhận xét một cách vô tư và thoải mái về một tình huống nào đó hay là nói về thời tiết chẳng hạn. Một chút hài hước sẽ khiến cho bầu không khí với người nghe trở nên ấm áp và gần gũi hơn.

    Bất cứ ai cũng có thể mắc lỗi khi diễn thuyết trước đám đông. Vấn đề quan trọng là phải rút ra được bài học để tránh mắc phải trong lần diễn thuyết tiếp theo. Hãy nhớ đến tám lỗi thông thường mà nhiều người mắc phải trên đây và hãy cố tránh khi chuẩn bị, khi tập thử và khi đứng trên bục diễn thuyết.


    kho kiến thưc khoinghiep.info
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} www.vanphongtrongoi.com
  4. sakura_nhatrang

    sakura_nhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Đi từ "Hứa hẹn" đến thực tế thì xa lắm. Tất cả là ở cái đầu mỗi người và cái duyên với nghề thôi
  5. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.


    [​IMG] Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí, bạn hãy giữ vững niềm tin!
    Một sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể vất vả kiếm sống nhưng trong đầu vẫn nuôi hoài bão trở thành nhà văn hóa lớn, bác học hay thành công trong kinh doanh. Đó không là ảo vọng viễn vông mà là điều thiết yếu để sống tiếp một cuộc đời đáng sống. Vậy sao ta không nung nấu hoài bão, mạnh mẽ hơn mà lại sợ hãi, chán nản, đánh mất ý chí tạo dựng sự nghiệp?
    "Chúng ta làm việc để sinh tồn nhưng chúng ta trao tặng để tạo dựng đời mình”
    “We make a living by what we get, but we make a life by what we give.” ~Winston Churchill~
    Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh: Dù bạn muốn làm việc gì, nếu bạn tin tưởng là thành công thì năng lực của bạn khi làm việc ấy sẽ tăng lên mạnh mẽ. Luôn sẵn sàng có các cơ hội cho bạn, thất bại chỉ tồn tại khi bạn tin và sợ hãi thất bại… Chỉ cần bạn luôn giữ được niềm tin thành công, thì cuối cùng thành công nhất định sẽ đến.
    Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Bạn hãy giữ vững niềm tin, không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.
    Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí: Với những bạn kém may mắn đang tranh đấu vất vả để tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí. Với những bạn nhiều may mắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện, hãy cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạo và tinh thần thanh cao. Nghĩ đến những người kém may mắn, học cách chia sẻ và hành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạo đức và văn minh. Những kẻ xấu có thể đang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa.
    Niềm tin là bước đầu tiên dẫn tới thành công: Có niềm tin tích cực thì làm việc gì cũng thuận lợi hơn. Sự thành công thuộc về những người có ước mơ, có khát vọng và quyết tâm hành động. Hãy nắm chắc và làm chủ sức mạnh tinh thần của mình, hãy lạc quan tiến lên phía trước, bạn sẽ có được một cuộc sống tươi đẹp và thành công.
    Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Bạn hãy giữ vững niềm tin, không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.


    khoinghiep.info
  6. cachua208

    cachua208 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    278
    Đã được thích:
    0
    Hãy thực tế khi chọn nghề để học.


    [​IMG] Thực tế khi chọn nghề để học là chọn ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương được và ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát với yêu cầu xã hội.
    Có bạn thi lần 2, lần 3, vẫn không thể nào đậu nổi… nhưng vẫn theo đuổi “đam mê” dù gia cảnh chẳng phải là khá giả… Ngược lại, có bạn cứ học đại, học mà không hiệu quả vì ngành học không phù hợp, phí uổng thời gian, tốn tiền ba mẹ, mà cũng chẳng được gì! Bạn cũng biết điều đó và băn khoăn - không biết nên chọn trường nào, ngành học gì cho mình?
    - Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì và làm thế nào để nhận biết đâu là lời khuyên chính đáng nhất?
    Quyết định là ở nơi bạn, bạn chịu trách nhiệm về sự nghiệp và cuộc đời của mình, không thể ai khác.Sự yêu thích sẽ là động lực hổ trợ để bạn cố gắng theo đuổi một nghề nào đó, nhưng thành công chỉ đến khi bạn có đủ khả năng thực hiện nó. Bởi không đơn giản hể cứ có đam mê là “muốn trở thành gì gì…” cũng được!
    Đánh giá chính xác khả năng bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, chọn được ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương. Cũng có nghĩa là không tùy tiện đoán định bản thân học cái này không được, học cái kia cũng không được rồi chạy theo sự miêu tả, khuyến dụ của kẻ khác, hoặc tìm học theo sự tán thành của số đông. Vì thế, nếu biết chắc mình không đủ khả năng, bạn không nhất thiết phải học chuyên văn để chứng tỏ mình yêu quê hương, không hẳn cứ phải học ngành văn hóa mới là người có nhân cách hoàn hảo, cũng như không phải chỉ riêng có những người học ngành xã hội mới biết phục vụ cộng đồng (xã hội), bởi “giá trị sống” là cái có thể “tự học” suốt đời từ thực tế.
    Lắng nghe những ý kiến của người khác là đúng nhưng bạn phải có chủ kiến, tự mình quyết định cho mình. Giả như bạn xem ngành khoa học xã hội chỉ là cái nền cơ bản cho mọi ngành học chuyên sâu khác thì cũng đừng sợ ai đó chê trách là thực dụng hay không thực dụng, mà là thực tế, ngành học đó có phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình hay không? Nếu nhu cầu học chỉ để biết, để trang bị kiến thức thì bạn có thể học bất cứ gì bạn thích, nhưng nếu học một nghề để “kiếm sống” cho đàng hoàng thì ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát yêu cầu xã hội và phù hợp khả năng của mình.
    Tóm lại, xã hội với sự cạnh tranh ngày càng cao, nếu các bạn không lành nghề, sẽ không dễ tiến thân, nếu không muốn nói là “khó nhọc kiếm sống”. Mà một trong những nhân tố giúp cho bạn dễ dàng trở nên lành nghề là theo học nghề nào phù hợp với khả năng của mình nhất. Đó là biết nhìn vào thực tế bản thân khi chọn nghề để học. Vì vậy, nếu như buộc phải chọn giữa nghề nghiệp mà bạn “yêu thích” và nghề nghiệp phù hợp với “sở trường” thì bạn hãy ưu tiên chọn nghề mà mình có khả năng làm tốt nhất. Vả lại, có muốn yêu thích công việc nào đó lâu dài, hoặc muốn “nuôi dưỡng tình yêu đối với công việc” và nhiệt tình với nó để “mở lối thành công” chi chi… chăng nữa thì yêu cầu thực tiễn trước tiên là phải xem mình có khả năng học được và làm được công việc của nghề đó hay không đã.



    khoinghiep.info
  7. kokoro2442

    kokoro2442 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2008
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    oa oa 10 ngành đó không có ngành của mình. hic
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ngày tôi cắp sách tới trường, các anh chị cứ nói "Nhất Y,
    nhì Dược, tạm được Bách Khoa."
    *
    Té ra đổi đời rồi? Bách Khoa bấy giờ cưỡi lên Y, Dược, và
    Luật rồi sao?
    *
    Còn CEO có tài diễn thuyết? Mời ông cắp Micro về nuôi heo
    đuổi gà cho vợ nó diễn thuyết cho. Ở đây chúng tôi chỉ cần
    người biết làm việc thôi.
    *

Chia sẻ trang này