1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh có thể bạn chưa biết trong Kháng chiến chống Pháp

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 17/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Bác vạch đầu gối ra mà nói còn hơn nói với nó.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    Đồng chí Phạm Hùng (người đi trước), Trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quân đội nhân dân Việt Nam
    trong Ban Liên hợp đình chiến Nam Bộ đi dự hội nghị (1954)
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Bức hình phất cờ trên nóc hầm do đạo diễn Liên Xô Roman Carmen dàn dựng để quay phim "tài liệu nghệ thuật" sau khi chiến thắng ĐBP đã diễn ra, cho cảnh chiến thắng thêm "hoành tráng" đúng bài bản! Sự thực thì trong trận đánh kết thúc trận ĐBP đã không có màn "phất cờ" này (đọc bài: "Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát" trên báo LAO ĐỘNG, ngày 24-4-2004). Trường hợp của bức hình này cho thấy: có nhiều sự kiện lịch sử đã không được ghi lại qua hình ảnh, nhưng ngược lại cũng có những hình ảnh được gọi là "hình ảnh lịch sử" nhưng thật sự trong đó không có gì là sự thật!
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Về lá cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờ Cát

    Trận Điện Biên Phủ là một chiến thắng vĩ đại, chấn động địa cầu. Việc không có cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát không hề giảm một chút nào ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn của chiến thắng này.

    [​IMG]
    Đồng chí Hoàng Đăng Vinh được
    Bác Hồ gắn huân chương và huy hiệu
    sau chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Từ một bài báo...

    Tôi đọc tạp chí "Lịch sử quân sự" số 5-2001 trang 19 có bài của đại tá Trần Quang Vĩ, viết: "14 giờ chiều ngày 7.5.1954, Đại đội 360 vượt hàng rào bùng nhùng, bất ngờ tiến công cứ điểm 507. Địch chống cự yếu ớt rồi bỏ súng giơ tay hàng. Không đầy 15 phút, cứ điểm 507 đã bị đánh chiếm. Ngay sau đó, đài quan sát trung đoàn báo cáo phát hiện có cờ trắng cả hai bên sông Nậm Rốm. Thời cơ đã đến, Ban chỉ huy trung đoàn hạ quyết tâm phải thừa thắng xông lên, lệnh cho Tiểu đoàn 130 và 154 vượt qua các cứ điểm 508, 509, cầu Mường Thanh tiến thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát.

    Nhận lệnh của trung đoàn, Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật chỉ huy trung đội của Chu Bá Thệ vượt cầu Mường Thanh, mặc cho khẩu đại liên 12 ly 7 của địch đang khạc đạn, tiến thẳng vào hầm Đờ Cát. Lúc đầu có đồng chí Vinh và Nhỏ, sau đồng chí Luật tới thì cả năm người (Luật, Vinh, Nhỏ, Lam, Hiếu) xông vào hầm. Đồng chí Luật nói tiếng Pháp bắt tướng Đờ Cát đầu hàng cùng toàn bộ ban tham mưu của ông ta".

    Như vậy không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát như trong phim, ảnh. Sự thực thì khi đó mỗi tiểu đoàn chỉ được phát một lá cờ đỏ sao vàng dưới có thêu chữ "Quyết chiến quyết thắng" và không phải chỉ có Đại đội 360 được giao nhiệm vụ đánh vào sở chỉ huy của địch nên đại đội cũng không có lá cờ nào để cắm trên nóc hầm Đờ Cát lúc đó. Ông Vinh cho biết chưa bao giờ, khi kể chuyện bắt sống Tướng Đờ Cát, lại nói đến việc đã cắm cờ trên nóc hầm chỉ huy. Ông cũng đã báo cáo với Tổng cục Chính trị tháng 5.1984, nói với cán bộ Viện Lịch sử Quân sự VN khi về làm việc năm 1983 và trước Hội nghị các nhà báo họp tại Điện Biên tháng 3.1994 về vấn đề này. Ông nói: Sự việc diễn ra vào lúc 5 giờ chiều, ở miền núi đã hết bóng nắng nên cũng không ai cắm cờ để chụp ảnh. Việc chụp ảnh và quay phim là do nhà điện ảnh Karmen (Liên Xô) phối hợp với điện ảnh ta quay phim. Khi quay, kịch bản có cảnh cắm cờ để làm rõ chủ đề chiến thắng. Ba chiến sĩ được chọn ra để phất cờ và vác súng trên nóc hầm Đờ Cát như lâu nay ta thường thấy trong ảnh không phải là nhóm chiến sĩ của đồng chí Luật mà là các chiến sĩ của Đại đoàn 316 dựng lại giờ phút vinh quang của chiến thắng".

    ... đến việc cố gắng ghi dấu khoảnh khắc lịch sử
    Từ bài báo trên, tôi rất băn khoăn về việc có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát hay không? Vì từ năm 1954 đến nay, trong ảnh, tranh, cho đến cả con tem bưu chính và các văn hoá phẩm khác khi nói đến chiến thắng Điện Biên Phủ đều lấy cảnh cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát của Karmen quay làm hình ảnh tiêu biểu. Riêng tem bưu chính phát hành 20 mẫu tem trong 6 đợt về Điện Biên Phủ, thì có đến 9 mẫu tem có vẽ hình ảnh cắm cờ. Để tìm hiểu sâu thêm về vấn đề này, tôi đã đi tìm nhân chứng sống là Tạ Quốc Luật, Đại đội trưởng, Hoàng Đăng Vinh và đồng chí Nhỏ, Đào Văn Hiếu và đồng chí Lam ở Đại đội 360, Tiểu đoàn 130, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 hồi ấy thì được biết nay đồng chí Nhỏ và đồng chí Luật đã mất, đồng chí Lam từ khi vào chiến trường miền Nam không rõ nay ở đâu, chỉ còn xác định được địa chỉ của đồng chí Đào Văn Hiếu ở Ngọc Hưng - Nga Sơn - Thanh Hoá, Hoàng Đăng Vinh nay là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị xã Bắc Ninh. Tôi đến gặp ông Vinh và được ông Vinh kể lại toàn bộ diễn biến trận đánh và khẳng định: "Không có chuyện cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát vì thứ nhất tiểu đội chúng tôi không mang theo cờ, đại đội của tôi cũng không mang theo cờ, thứ hai là lúc đó đã chiều rồi, cả khu trung tâm đó không có một nhà nào, toàn giao thông hào, tù binh đã được áp giải ra hết và đơn vị chúng tôi cũng rút ra theo".

    Như vậy, giờ phút cuối cùng của cuộc chiến này, bộ đội ta chỉ xông vào hầm sở chỉ huy của địch bắt sống Đờ Cát và toàn bộ đội ngũ sĩ quan của ông ra rồi áp giải đi, không có chuyện các chiến sĩ xông lên phất cờ trên nắp hầm Đờ Cát, mà đó là cảnh nhà quay phim Karmen dựng thêm khi quay phim.
    Nguyễn Đoàn

    http://www1.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail%2899381%29
  4. theanh_vnpt

    theanh_vnpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    696
    Đã được thích:
    0
    Bi kịch của biệt kích dù Pháp ở Điện Biên Phủ


    Quân đội Pháp đã mất gần như toàn bộ lực lượng biệt kích dù tinh nhuệ nhất của họ tại Điện Biên Phủ.

    Bán đảo Đông Dương vào cuối năm 1945, người Pháp đã phải đối mặt với tình hình khác hoàn toàn trước kia. ********* đã tổ chức được một đội quân lớn có khả năng chiến đấu cao và tổ chức các chiến dịch tấn công thường xuyên.

    Tình hình quân sự bắt đầu có vẻ như là thành công đối với người Pháp. Giữa năm 1945 và 1946 các đơn vị quân đội Pháp dưới sự chỉ huy của Tướng Leclerc dễ dàng đánh bại các lực lượng vũ trang ********* và chiếm quyền kiểm soát các vị trí chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, chiến thắng dễ dàng lại là phần mở màn cho cuộc chiến khó khăn kéo dài.

    Binh lính Pháp mệt mỏi truy đuổi đối phương trong các khu rừng rậm dày đặc, trong khi đó, bộ tham mưu đi đến kết luận, đối phương không có khả năng đấu tranh mạnh mẽ hơn. Đó là một sai lầm chết người.

    Đến năm 1951 phía Việt Nam đã có hơn 120.000 quân nhân chính quy và có sự hỗ trợ của một số lượng gấp đôi con số đó đến từ các lực lượng địa phương. Cũng trong năm này, đội quân viễn chinh Pháp có khoảng 152.000 người và khoảng 120.000 lính thuộc địa.

    Như vậy, ********* vượt trội quân viễn chinh Pháp về quân số và ý chí chiến đấu, ngay cả với vũ khí pháo binh ********* cũng có ưu thế hơn nhờ nguồn viện trợ quốc tế. Người Pháp có lợi thế duy nhất trong lĩnh vực hàng không, không quân, nhưng con át chủ bài này không được sử dụng thành công trong thực tế.

    [​IMG]
    Biệt kích dù Pháp trong chiến tranh Việt Nam. Trong hai thập niên đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Anh (nhất là các lực lượng đặc biệt) ngay cả trong những thời kỳ đỉnh điểm nhất ở Malaysia chưa bao giờ phải đối mặt với một lực lượng trên 8.000 quân du kích.​
    Các đơn vị lính dù không chuyên

    Nhớ lại hồi tháng 10/1947, trong chiến dịch Việt Bắc, các phi đội Ju-52 cũ của quân Đức (máy bay vận tải duy nhất ở Đông Dương), đã được sử dụng trong chiến dịch tấn công chớp nhoáng quân đội ********* tại Bắc Cạn và thả xuống đây 3 đại đội biệt kích dù.

    Tận dụng yếu tố bất ngờ, người Pháp dễ dàng đánh bại hệ thống phòng ngự Việt Nam. Pháp bắt giữ một số quan chức cao cấp của *********, tuy nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp rời khỏi nơi làm việc an toàn.

    Bắc Cạn trở thành bài học đối với cả hai bên. Người Pháp đã không thành công trong mục tiêu tiêu diệt đầu não của *********, dù biệt kích đã tới rất gần mục tiêu. Nguyên nhân được giải thích là lực lượng biệt kích dù như hiện tại là không đủ. Cần phải tăng số lượng của họ để có thể giải quyết được các nhiệm vụ khó khăn, trong khi Hiến pháp của nước Pháp ngăn cấm tuyển quân cho chiến trường Đông Dương.

    Do đó, giải pháp là tăng cường các đơn vị biệt kích dù thông qua việc tổ chức lại lực lượng lính lê dương. Lính lê dương đã tán thành nhiệt tình ý tưởng này.

    Tiểu đoàn biệt kích dù lê dương số 1 được thành lập với sự hỗ trợ huấn luyện của các sĩ quan biệt kích dù cao cấp người Anh. Sau đó, Tiểu đoàn này nhanh chóng được đưa vào tham chiến vào năm 1948 dưới sự chỉ huy của Đại úy Segretena.

    Đến năm 1950, Pháp đã có bốn tiểu đoàn biệt kích dù lê dương, được tổ chức thành hai trung đoàn. Trong thành phần đội lính lê dương, đặc biệt là sau năm 1945, chủ yếu là người Đức. Thời gian đầu họ chiếm hơn 2/3 quân số Tiểu đoàn biệt kích dù lê dương số 1, và trong số họ có nhiều cựu lính dù của Tướng Shtudent (Trung tướng và là người sáng lập lực lượng biệt kích dù của quân đội Đức quốc xã).

    Các phương pháp huấn luyện hà khắc được áp dụng với các lực lượng này đã biến các đơn vị biệt kích dù lê dương thành một lực lượng có sức mạnh ghê ghớm. Một tình nguyện viên người Anh từng tham gia lực lượng này, đã viết: “Lính lê dương nổi tiếng với hai nghệ thuật: thu gom và giết. Đó là những gì mà lính lê dương thường làm và làm rất ấn tượng”.

    Dù biệt kích dù lê dương đã thành công trong một số chiến dịch kiểu như: Eben Emael, Arnhem và Corregidor, họ không thích hợp để trấn áp cuộc chiến tranh du kích mà được tiến hành bởi phong trào đấu tranh vì độc lập của Việt Nam.

    Khi họ bắn phá làng mạc, họ dọn sạch tất cả những gì xung quanh, cứ mỗi một lính dù lê dương bị chết thì họ giết chết 10 người Việt Nam. Lính lê dương không hiểu, hoặc không muốn hiểu những mục tiêu của các nhà lãnh đạo *********. Lính dù lê dương không ngu ngốc, nhưng chiến lược thiết lập hòa bình của họ thông qua sự sợ hãi đã mang lại kết quả ngược lại với những gì họ mong đợi. Sợ hãi thường kèm theo sự không phục tùng và thù hận.

    Cùng với lính biệt kích dù lê dương ở bán đảo Đông Dương còn có các đơn vị lính lê dương khác, mà dẫn đầu là thành viên ưu tú của các lực lượng vũ trang tự do Pháp – bán lữ đoàn số 13 lừng danh.

    Từ lực lượng này người ta chọn ra hai nhóm lính đặc biệt với quân số 24 người mỗi nhóm. Được trang bị vũ khí, phương tiện thông tin và một ít thực phẩm họ ẩn náu hàng tuần lễ trong rừng rậm và theo dõi các chuyển động của Quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của họ trở nên vô ích vì các tướng lĩnh Pháp ở Hà Nội không thèm đọc các báo cáo họ gửi về.

    Thảm họa tại Điện Biên Phủ, 1954

    Lính biệt kích dù Pháp và lính lê dương tạo thành lực lượng tinh nhuệ của đoàn quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương, nhưng các chiến dịch với sự tham gia của họ thường kết thúc bằng những thành tích mà không ai có thể sử dụng được.

    Dù là đội quân tinh nhuệ, nhưng cũng không ít lần lực lượng này gặp trường hợp tổn thất nặng nề. Tháng 10/1950 Tiểu đoàn lính dù lê dương số 1 hầu như bị xóa sổ trong quá trình giải cứu đoàn xe cơ giới Pháp, bị bao vây khi rút lui trên đường số 4 ở phía Tây Bắc Hà Nội. Mỗi cuộc hành quân đều biến biến thành các cuộc giao tranh bất tận.

    Trong số đó, trận đánh nổi tiếng nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam bắt đầu ngày 20/10/1953 bằng cuộc đổ bộ và chiếm giữ một sân bay cũ do người Nhật xây dựng trong thung lũng Điện Biên Phủ, trên tuyến biên giới Việt – Lào.

    Chỉ huy Pháp, Đại tá Christian de la Croix de Castries đã bắt đầu xây dựng ở đây một tập đoàn cứ điểm phòng thủ kiên cố, mệnh danh là "pháo đài bất khả xâm phạm". Ông này chia khu vực này thành những vị trí phòng thủ vững chắc như một pháo đài, bao quanh quanh sân bay trung tâm, và đặt cho mỗi vị trí đó một cái tên của một người phụ nữ: Claudine, Ellen và Dominic, Beatrice, Gabrielle, Anna Maria, và Isabel Hyuget... Những người ác ngôn nói rằng, đây là cách ngài Đại tá de Castries tưởng nhớ những người phụ nữ của mình.

    Tập đoàn cứ điểm phòng thủ này nằm ở trung tâm lãnh thổ của đối phương rõ ràng là một việc làm đáng ngờ, đặc biệt, nếu như tính đến việc cung cấp hậu cần chỉ có thể thực hiện được bằng đường hàng không.

    Khi lập kế hoạch vành đai phòng thủ và triển khai pháo binh đã phạm phải nhiều lỗi nghiêm trọng, chẳng hạn như có những ngọn đồi có khả năng không chế toàn bộ long chảo Điện Biên Phủ đã không được kiểm soát. Bộ Tham mưu Pháp tin rằng Quân đội Việt Nam hiện tại không thể để đặt các vũ khí hạng nặng trong khu vực này. Họ đánh giá thấp chỉ huy *********, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã hóa giải thành công vấn đề này và chỉ trong năm tuần đầu năm 1954 đã đưa vào đây 200 khẩu pháo và bố trí bốn sư đoàn chính quy trên các ngọn đồi xung quanh lòng chảo Điện Biên Phủ.

    Ngày 13/3/1954 quân đội Việt Nam đã nổ súng tấn công Điện Biên Phủ và trong tám tuần sau đó những vụ đánh bom diễn ra liên tục. Bom đạn đã phá hủy sân bay, buộc người Pháp phải tiếp tế thực phẩm và đạn dược bằng dù. Đó là một hành động tuyệt vọng, vì các đơn vị phòng không Việt Nam đã bắn hạ và làm hư hỏng 169 máy bay - gần một nửa số máy bay của Không quân Pháp lúc bấy giờ.

    Trong khi bị bao vây người Pháp đã thả xuống Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hết tiểu đoàn này đến tiểu đoàn khác, dù rõ ràng rằng cuộc chiến của họ đã bị bại. Những người lính thực hiện các mệnh lệnh một cách nhẫn nhục nhờ tinh thần đoàn kết đặc trưng của các đơn vị tinh nhuệ trong chiến đấu.

    Đặc biệt, Tiểu đoàn lính dù lê dương số 1 đã đổ bộ được xuống Điện Biên Phủ trong làn đạn của Quân đội Việt Nam, và bị tổn thất phần lớn binh lực. Dù tổn thất nặng nề, Tiểu đoàn này ngày hôm sau đã phải tham gia cuộc phản công chiếm lại pháo đài Helen bị ********* chiếm từ cuối tháng 3/1954.

    Cuộc chiến đã diễn ra rất khốc liệt, khi hai bên đều quyết tâm chiếm và giữ cho bằng được cứ điểm này, và cuối cùng người Pháp đã chiếm giữ được.

    Sau 2 tuần của tiểu đoàn thứ hai đã cố gắng chiếm lại pháo đài Hyuget, nhưng bị tổn thất mất 150 người và đã được sáp nhập thành một đơn vị duy nhất với những tàn quân còn lại của Tiểu đoàn số 1.

    [​IMG]
    Hơn 11.000 lính Pháp đã bị bắt làm tù binh trong trận Điện Biên Phủ Đến ngày 7/5, ********* tấn công trên quy mô lớn đã phá vỡ sự kháng cự của Điện Biên Phủ. Nhiều binh lính của Tập đoàn cứ điểm hơn 15.000 người đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh, ngoại trừ 75 người trong Ban Tham mưu.

    Hơn 4.000 binh lính và sĩ quan Pháp đã thiệt mạng trong trận chiến, 11.000 người bị bắt làm tù binh. Lính lê dương từ các nước Đông Âu được gửi đến Liên Xô . Hàng trăm người khác đã chết vì bị thương, đói, bệnh sốt xuất huyết, và rắn cắn.

    Những mất mát này chẳng thấm tháp gì khi tính đến tổng quân số quân đội Pháp trên toàn Đông Dương (hơn 152000 quân chính quy), nhưng nó đã chạm đến màu sắc của quân đội. Những quyết định ngu ngốc của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp là một trong những nguyên nhân đã dẫn đến thảm họa ở Điện Biên Phủ, đặc biệt là tổn thất gần như hoàn toàn các đơn vị biệt kích dù tinh nhuệ nhất của quân đội Pháp. Tinh thần của quân Pháp đã bị mất hoàn toàn, và họ không thể thắng nổi nếu tiếp tục cuộc chiến tranh.

    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...-du-Phap-o-Dien-Bien-Phu/20125/208586.datviet
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các loại pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ


    Trong chiến dịch Điên Biên Phủ năm 1954, các đơn vị pháo binh đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đối đầu giữa Quân đội nhân dân Việt Nam và thực dân Pháp.

    Sau đây là một số loại pháo của quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp sử dụng:

    Lựu pháo 105 mm M2A1

    Pháo 105 mm M2A1 (hay còn gọi là M101A1) do nước Mỹ thiết kế trước thế chiến thứ hai.

    Từ năm 1941 pháo 105mm được đưa vào sản xuất hàng loạt, nó nhanh chóng triển khai chống lại quân phát xít Nhật ở khu vực Thái Bình Dương và tại đây loại pháo này được ca ngợi là có độ chính xác cao và uy lực mạnh mẽ.

    Pháo 105 mm có tổng trọng lượng khoảng 2,2 tấn, dài 5,94 m, cao 1,73 m. Pháo này có thiết kế khóa nòng theo phương ngang, thiết bị chống giật khí thủy lực. Loại này có tầm bắn khoảng 11 km, sơ tốc đầu đạn 472 m/giây.

    [​IMG]
    Lựu pháo 105 mm M2A1 tại bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ.
    Ảnh: quansuvn.net​
    Lựu pháo 10 5mm M2A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ được trang bị cho cả quân Pháp và Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Phía ta được viện trợ từ Trung Quốc (do Mỹ viện trợ cho quân Tưởng, khi quân Tưởng thua thì Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thu lại được), còn phía Pháp nhận trực tiếp từ Mỹ.

    Lựu pháo 155 mm M1

    Pháo 155 mm M1 do Mỹ thiết kế sản xuất và sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.

    [​IMG]
    Lựu pháo 155 mm M1. (Ảnh: quansuvn.net) Tổng trọng lượng chiến đấu của pháo nặng 5,6 tấn, dài 7,3 m và cao 1,8 m. Pháo có tầm bắn gần 15 km, sơ tốc đầu đạn 563 m/giây. Tốc độ bắn duy trì liên tục 40 viên/giờ. Một khẩu đội pháo gồm 11 người.

    Tại Điện Biên Phủ, quân Pháp chỉ có 4 khẩu loại này.

    Sơn pháo 75 mm kiểu 41

    Sơn pháo 75 mm kiểu 41 do Nhật sản xuất và được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới thứ hai.

    Loại pháo này có trọng lượng 544 kg, dài 4,3 m. Pháo có tầm bắn 7.000 m, sơ tốc đầu đạn 435 m/giây. Trong quân đội Nhật Bản thì một khẩu đội pháo 75 mm kiểu 41 gồm 13 người.

    [​IMG]
    Sơn pháo 75 mm kiểu 41 tại bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Quân đội ta chủ yếu thu được pháo 75 mm từ tay quân Nhật năm 1945, có thể sau này phía Trung Quốc cũng viện trợ cho ta một ít (Trung Quốc thu được của Nhật sau thế chiến lần thứ hai).

    Súng cối 120mm M1938

    Súng cối 120 mm M1938 do Liên Xô thiết kế sản xuất được sử dụng rộng rãi cho Hồng Quân trong thế chiến thứ hai chống lại quân Đức.

    [​IMG]
    Súng cối 120 mm M1938 do Liên Xô sản xuất. Trong thế chiến thứ hai, quân Đức phát xít tỏ ra “hâm mộ” loại súng cối này nên đã tự sản xuất cối 120 mm tương tự mang tên Granatwefer 42. Sau chiến tranh nó vẫn tiếp tục được chế tạo cho hồng quân Liên Xô và mang bán hoặc viện trợ cho các nước đồng minh.

    Tổng trọng lượng pháo cối 120 mm M1938 là 280kg, chiều dài nòng 1,8 m. Sử dụng cơ chế nạp đạn bằng đầu nòng súng. Cối 120mm có tầm bắn khoảng 6.000 m, sơ tốc đầu đạn 272 m/giây.

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị pháo binh của ta được trang bị một ít loại này, có thể được viện trợ trực tiếp từ Liên Xô hoặc từ Trung Quốc.

    Ngoài ra, trong biên chế các tiểu đoàn pháo (thuộc các trung đoàn của đại đoàn công pháo 351) có pháo cối 82 mm M1937 cũng do Liên Xô sản xuất.

    Pháo phản lực H-6 75 mm

    H-6 là loại pháo phản lực phóng loạt cỡ 75 mm do Trung Quốc thiết kế sản xuất và viện trợ cho Việt Nam.

    [​IMG]
    Pháo phản lực H-6 cỡ 75 mm. (Ảnh: quansuvn.net) H-6 bao gồm sáu nòng cỡ 75 mm. Nó được đưa vào sử dụng trong những ngày cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ 13/3 tới ngày 7/5/1954 và trải qua ba giai đoạn.

    Ngay trong giai đoạn đầu, pháo binh quân ta đã làm cho quân Pháp phải kinh hồn bạt vía, tên chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã tự sát.

    Trong suốt các giai đoạn sau, pháo binh luôn đóng vai trò yểm trợ bộ binh xung kích, tấn công tiêu diệt các mục tiêu quân địch tại Điện Biên.

    Sau 55 ngày đêm chiến đấu anh dũng, đúng 17h30 quân ta chiếm sở chỉ huy địch bắt sống tướng Đờ Cát và toàn bộ ban tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Geneva, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Tìm hiểu loại xe tăng 'phơi xác' trên đồi A1


    Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 đã thấm không biết bao nhiêu xương máu của các anh bộ đội. Nơi đây diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và Pháp. Hiện còn những vật chứng về một thời chiến tranh.

    “Nhân chứng” lịch sử vẫn rải rác khắp vùng Mường Thanh. Điển hình là chiếc xe tăng nằm bất động trên đồi A1. Đây là loại xe tăng M – 24 “Chaffe” do Mỹ sản xuất viện trợ cho quân đội Pháp tại Đông Dương.


    [​IMG]
    Xác tăng M - 24 bị bộ đội ta tiêu diệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 trên đồi A1. (Ảnh: quansuvn.net)​

    M – 24 thuộc dòng xe tăng hạng nhẹ do Mỹ sản xuất để thay thế xe tăng hạng nhẹ M – 5 trong thế chiến lần hai. Sở dĩ nó có thêm biệt danh “Chaffe” là để tưởng nhớ đến vị tướng Adna R. Chaffe, người đã có công phát triển M – 24 trong quân đội Mỹ.

    Tổng trọng lượng của xe khoảng 18 tấn, dài 5,56 m (bao gồm cả chiều dài pháo chính), cao 2,77 m và rộng 3 m.

    Toàn thân xe được bọc giáp dày 9 - 25 mm. Với lớp giáp này thì chiếc M – 24 gần như không thể chống lại các cuộc tấn công của xe tăng Đức hoặc vũ khí chống tăng.

    [​IMG]
    M - 24 ra đời nhằm thay thế vai trò của loại tăng hạng nhẹ M - 5, có nhiệm vụ hỗ trợ bộ binh, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.​

    Kíp lái của M – 24 gồm 5 người: trưởng xe, lái xe, phụ lái, pháo thủ và nạp đạn.

    Trong đó, ở đằng trước xe, người ngồi bên trái là lái xe, bên phải là người phụ lái kiêm liên lạc. Trong tháp pháo thì người nạp đạn và pháo thủ ngồi bên phải, còn trưởng xe ngồi bên trái.

    Hỏa lực chính của M – 24 là pháo cỡ 75mm M6 với 48 viên đạn. Ngoài ra, có một súng máy 12,7 mm (440 viên đạn) trên nóc tháp pháo và hai súng máy cỡ 7,62 mm (3.750 viên đạn).

    M – 24 trang bị động cơ Cadillac 44T24 tám xi lanh, 300/220 mã lực. Xe có tầm hoạt động khoảng 160 km và tốc độ hành trình trên đường bằng 56 km/h, trên đường ghồ ghề 40 km/h.

    [​IMG]
    M - 24 và binh lính Pháp.
    [​IMG]
    Binh lính Pháp, Việt trong quân đội Pháp trên một chiếc M - 24.
    Sau thế chiến thứ hai, M – 24 được Mỹ viện trợ cho các nước đồng minh, trong đó có Pháp.

    Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Pháp có một đại đội 10 chiếc M – 24, được tháo rời và vận chuyển bằng đường không lên lòng chảo nay nhằm hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh.

    Hầu hết những chiếc M – 24 tại Điện Biên Phủ bị hỏa lực của đại đoàn công pháo 351 và bộ đội ta tiêu diệt.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Đánh trận Điện Biên Phủ bằng tiếng hát


    "Bản hùng cả ròng rã viết mười năm, câu hát cuối buông như tiếng bão!" (Trần Dần)

    Nếu võ công Điện Biên Phủ chấn động địa cầu là “câu hát cuối buông như tiếng bão” của “bản hùng ca ròng rã viết mười năm” thì trong “câu hát cuối” đó, chắc chắn có phần hòa thanh của nghệ sĩ ưu tú Kim Ngọc, người nữ văn công đầu tiên của quân đội có mặt trên chiến trường Điện Biên Phủ.

    Sau 57 năm kết thúc trận đánh lừng lẫy năm châu của dân tộc, chúng tôi đã gặp lại nghệ sĩ Kim Ngọc, giọng ca vàng của Sư đoàn 312 anh hùng năm nào. Từ cuộc trò chuyện thân mật với bà, Đất Việt xin giới thiệu với bạn đọc những mẩu chuyện xúc động của người đã tham gia đánh trận Điện Biên bằng tiếng hát.

    [​IMG]
    Nghệ sĩ ưu tú Kim Ngọc.
    Ảnh chụp năm 1991. ​
    Học nghề y để được làm văn công


    Lớn lên giữa lúc đất nước vừa giành được độc lập rồi bước ngay vào cuộc đối đầu lịch sử với thực dân Pháp, nghệ sĩ Kim Ngọc, khi đó là mới là cô bé 13 tuổi, đã theo các chiến sĩ vệ quốc chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Với chất giọng mượt mà, quyến rũ bẩm sinh, người con gái làng Mọc đi kháng chiến đã biểu diễn không mệt mỏi, ngay trên các “lũy hoa” của Hà Nội, động viên tinh thần chiến đấu của đồng đội ở Tiểu đoàn 523, Trung đoàn 48 Thăng Long, giành giật từng căn nhà, góc phố với kẻ địch trong suốt 60 ngày đêm khói lửa.

    Năm 1948, khi cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, nữ đội viên đội tuyên truyền Kim Ngọc được cử đi học nghiệp vụ cơ yếu, công tác tại Bộ Tư lệnh Liên khu 3. Tuy nhiên, cái duyên với “nghiệp hát” không vì thế mà bị đứt đoạn. Dù làm cơ yếu nhưng cô Kim Ngọc vẫn kiêm nhiệm thêm công tác văn nghệ. Một lần, một thủ trưởng quân đội gặp lại, thấy cô dịch mật mã, đã không khỏi ngạc nhiên nói: “cô phải làm công tác văn công chứ”. Để không phí hoài năng khiếu của cô Kim Ngọc, vị thủ trưởng này tìm cách hướng cô Kim Ngọc phục vụ kháng chiến bằng văn nghệ.

    Tuy nhiên khi đó, để được chuyển về đơn vị mới, tổ chức yêu cầu cô phải biết nghề y. Vì vậy, cô Kim Ngọc đi học nghiệp vụ y tá một thời gian và công tác ở Phân viện 4, Cục Quân y. Một thời gian sau, cô mới được điều về Sư đoàn 312 để làm nhiệm vụ phù hợp với năng khiếu của mình.

    Mới về đơn vị, chủ nhiệm chính trị Văn Phác đã giao ngay cho cô nhiệm vụ quan trọng: Tuyển thêm nữ chiến sĩ cho đội văn công. “Từ trước tới giờ, nam diễn vai nữ mãi rồi, đẹp thì có đẹp nhưng cũng chỉ là nam thôi”, đồng chí Văn Phác nói. Sau đó, bằng tài năng ca hát và vận động của mình, cô Kim Ngọc tuyển cho đội mười mấy nữ văn công. Đích thân cô dạy họ múa, hát và quản lý sinh hoạt chung.

    Đội văn công mà cô phụ trách đã tham gia nhiều chiến dịch quan trọng trong kháng chiến chống Pháp như Hòa Bình, Lý Thường Kiệt, Thượng Lào, Đông Xuân 1953-1954… và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

    Kỷ niệm về lời hứa của anh hùng Phan Đình Giót

    Bước vào mùa xuân 1954, cả nước dồn sức cho trận quyết chiến chiến lược với quân Pháp xâm lược. Đây cũng là lúc cô Kim Ngọc được trên tuyển chọn, cùng hai nữ đồng đội khác để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những ngày này, các chiến sĩ Sư đoàn 312 không thể quên tiếng hát Kim Ngọc cất lên giữa chiến hào, cách trận địa chưa đến 1km.

    Ấn tượng nhất, có lẽ là bài hát “Bức thư bà mẹ gửi chiến sĩ Điện Biên” với ca từ âu yếm nhưng không kém phần thúc giục: “Mẹ biết máu các con đã đổ để cho bông lúa vàng ngát hương hòa bình. Các con ơi, biết chăng lòng mẹ đây, chỉ mong ước tin các con diệt nhiều Tây, tin các con lập nhiều công”. Lời ca bay theo tiếng hát Kim Ngọc như hòa vào dòng máu nóng đang sôi sục chảy trong huyết quản người lính trước giờ nổ súng tấn công đồn Him Lam, trận mở màn của chiến dịch Điện Biên Phủ.

    Nhắc tới trận đánh này, không thể nhắc tới anh hùng Phan Đình Giót, người chiến sĩ đã dũng cảm lấy thân mình lấp lỗ châu mai địch, tạo điều kiện cho đồng đội vượt lên tiêu diệt kẻ thù. Tấm gương chiến đấu của anh Phan Đình Giót để lại niềm tiếc thương trong toàn quân, toàn dân.

    [​IMG]
    Anh hùng Phan Đình Giót, lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
    Riêng với cô Kim Ngọc, nhắc tới anh hùng Phan Đình Giót là nhắc tới kỷ niệm về lời hứa được thực hiện dù anh đã hy sinh. Đó là ở đại hội mừng công trước chiến dịch, anh Giót nói với cô: “Các cậu nghèo lắm, quần áo chẳng có màu sắc gì. Nếu lần này tôi vào trận địa mà lấy được vải dù, vải vóc màu sắc, son phấn sẽ dành tặng hết cho văn công”. Vậy mà, ngay trong trận đánh đầu tiên, anh Phan Đình Giót đã hy sinh.

    “Anh Giót hy sinh, những tưởng lời hứa của anh không thực hiện được. Thế nhưng, trái lại, đồng đội của anh không hề quên. Mấy hôm sau, đội văn công nhận được chiếc đàn gió chiến lợi phẩm do đơn vị anh gửi về tặng văn công 312”, nghệ sĩ Kim Ngọc nghẹn ngào nhắc lại. Với chiếc đàn này, nhạc sĩ Thanh Phúc đã đệm nhạc cho nghệ sĩ Kim Ngọc hát động viên chiến sĩ trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ.

    [​IMG]
    "Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng" (Tố Hữu)​
    Tiếng hát cũng là viên đạn đuổi thù

    Cũng trong những ngày ấy, cô Kim Ngọc không chỉ làm nhiệm vụ văn nghệ mà còn là người lính, nữ y tá quân y thực sự, trực tiếp tải thương, đào hầm trú ẩn, chăm sóc thương binh... “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non…”, lúc nào cô cũng đeo bên người 1 cái xẻng công binh và một ống nước bằng tre. Xẻng để sẵn sàng đào, vét đất cứu thương binh ra khỏi các ngách hầm bị sập. Còn ống tre thì để ra suối hứng nước lau rửa cho anh em thương binh. “Mỗi lần đón các thương binh về thấy thương lắm. Người lấm lem, chân tay mặt mũi bê bết bùn, chỉ hở mỗi đôi mắt, khổ sở lắm”, cô Kim Ngọc nhớ lại.

    Còn có những lần, vừa đạp bình điện chạy đèn cho bác sĩ thực hiện ca mổ, vừa khóc thương đồng đội chịu đau đớn vì bệnh viện dã chiến hết thuốc gây mê, nghệ sĩ Kim Ngọc vô thức hát như muốn xoa dịu vết thương ghê gớm của người lính. Sự việc sau này được Cục trưởng Cục Thông tin Hoàng Đạo Thúy viết lại: “Trong mấy chục ngày trời ở Điện Biên, chỉ có bom đạn và máu lửa, không tìm ra đâu một bông hoa để tặng cô Kim Ngọc. Nhưng chính cô Kim Ngọc là người đưa bông hoa từ Điện Biên đến cho nhân loại và nhân dân”. Còn về phần mình, nghệ sĩ Kim Ngọc cho biết, sau này càng ý thức rằng, tiếng hát của mình đứng trước kẻ thù là viên đạn, còn với đồng đội là liều thuốc.

    Là người nghệ sĩ cống hiến sự nghiệp cho cuộc kháng chiến, là nguồn động viên tinh thần quý báu đối với chiến sĩ, cô Kim Ngọc luôn được đồng đội yêu mến. Thậm chí, có người còn nhại lời loài chim “bắt cô trói cột”, đùa rằng: “Bắt cô Kim Ngọc, bắt cô trói cột”. Vì vậy, suốt cả cuộc đời mình, nghệ sĩ Kim Ngọc không muốn rời quân ngũ và phục vụ trong quân đội cho tới khi về hưu.
  5. theanh_vnpt

    theanh_vnpt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2006
    Bài viết:
    696
    Đã được thích:
    0
    Điện Biên Phủ - mẫu mực về vận dụng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trong hoàn cảnh chiến đấu

    Theo qdnd.vn - 3 giờ trước
    QĐND - Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” có nêu 3 vấn đề, trong đó có vấn đề thực hiện nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
    Nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7-5-1954/7-5-2012), tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài học kinh nghiệm về vận dụng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” trong hoàn cảnh chiến đấu. Bài học còn nguyên giá trị trong hoàn cảnh hiện nay, góp phần vào việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI).
    Với quy mô lớn của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiều tình huống khẩn trương cấp bách diễn ra liên tục, song bất luận trong hoàn cảnh nào, nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” vẫn được vận dụng linh hoạt, sáng tạo.
    Nghị quyết số 51/NQ-TW của Bộ Chính trị (khoá IX) xác định: “Khi có tình huống khẩn trương, người chỉ huy phải chủ động quyết đoán, xử trí kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ, sau đó phải kịp thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước cấp uỷ, người chỉ huy cấp trên và cấp uỷ cấp mình”.
    Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khẩn trương của Chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” vẫn được thực hiện đầy đủ ở cả 3 cấp: Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật. Thực tế lịch sử này cung cấp một mẫu mực về vận dụng nguyên tắc lãnh đạo của Đảng trong hoàn cảnh chiến đấu khẩn trương để chúng ta cùng nghiên cứu.

    Các cuộc họp của Bộ Chính trị và “Tướng quân tại ngoại”

    Đầu tháng 10-1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đến nơi ở của Bác Hồ tại bản Tỉn Keo (huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên) để dự cuộc họp của Bộ Chính trị bàn về đề án tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Dự cuộc họp này có Bác Hồ, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Đồng chí Nguyễn Chí Thanh đang mệt, không đến họp được. Cuộc họp có triệu tập thêm đồng chí Hoàng Văn Thái. Khi nghe đồng chí Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình: Na-va - Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động lớn chưa từng có trong chiến tranh Đông Dương để hòng giành lại chủ động, Bác Hồ ngồi nghe, thái độ bình thản, bàn tay Bác đặt ở trên bàn bỗng giơ lên và nắm lại. Bác Hồ nói:
    - Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh. Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán ra thì sức mạnh đó không còn.
    Bàn tay Bác Hồ mở ra, năm ngón tay mỗi ngón trỏ về một hướng.
    Năm ngón tay của Bác Hồ ứng với năm đòn tiến công chiến lược trước Điện Biên Phủ.
    Năm đòn tiến công chiến lược ấy là: Giải phóng Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ; phối hợp với quân đội Pa-thét Lào giải phóng nhiều địa phương ở Trung Lào và Hạ Lào; giải phóng Kon Tum và miền Bắc Tây Nguyên; giải phóng Phông Sa Lỳ và lưu vực sông Nậm Hu, tiến sát Luông Phra-băng; thắng lợi của các chiến trường phối hợp ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, Trung Trung Bộ, cực Nam Trung Bộ, Nam Bộ. Các đòn tiến công chiến lược này đã buộc Na-va phải phân tán lực lượng đối phó và kế hoạch Na-va bước đầu bị phá sản.
    Hạ tuần tháng 12 năm 1953, Bộ Chính trị họp hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 1 tháng 1 năm 1954, Bộ Chính trị quyết định thành lập cơ quan lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được chỉ định là Chỉ huy trưởng kiêm bí thư Đảng uỷ Mặt trận Điện Biên Phủ.
    Trước khi lên đường, đồng chí Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ, Bác hỏi:
    - Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại không?
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp trả lời:
    - Các đồng chí Tổng tham mưu phó, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đều đã có mặt trên đó. Sẽ tổ chức cơ quan tiền phương của Bộ Tổng tư lệnh. Việc ở nhà có anh Nguyễn Chí Thanh và anh Văn Tiến Dũng. Chỉ ngại là ở xa, không thường xuyên xin được ý kiến Bác và Bộ Chính trị.
    Bác Hồ trả lời:
    - Tổng tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại”. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.
    Như vậy, ở cấp chiến lược, Bộ Chính trị vận dụng nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”: Tập thể Bộ Chính trị thảo luận thông qua đề án tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954, giao cho cá nhân phụ trách là đồng chí Võ Nguyên Giáp chịu trách nhiệm thi hành, chỉ đạo tác chiến các chiến trường toàn quốc và trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Trong điều kiện ở xa Bộ Chính trị, Bác Hồ cho phép “Tướng quân tại ngoại”, trao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp toàn quyền quyết định, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, bảo đảm đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chỉ thị này của Bác Hồ đã giúp đồng chí Võ Nguyên Giáp xử trí tình huống “quyết định khó khăn nhất”.

    Quyết định khó khăn nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Ngày 5-1-1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường ra mặt trận. Đồng chí nhận thấy nhiệm vụ lần này rất nặng nề. Đồng chí đã suy nghĩ rất nhiều về cách tiêu diệt tập đoàn cứ điểm. Căn cứ vào trình độ tác chiến và trang bị của bộ đội ta lúc đó, chỉ có thể tiêu diệt một tập đoàn cứ điểm mạnh bằng cách đánh dần từng bước. Nhưng khi lên tới mặt trận thì bộ phận đi trước chuẩn bị chiến trường, cả phía ta và phía bạn (cố vấn Trung Quốc) đều đề nghị nên dùng cách đánh nhanh để tiêu diệt địch. Điện Biên Phủ là một cánh đồng khá rộng, nhưng vẫn nằm giữa địa hình rừng núi, thuận lợi cho ta. Bộ đội ta đã tập kết quanh Điện Biên Phủ. Lúc này, địch không thể rút lui mà không bị thiệt hại. Địch ở Điện Biên Phủ hoàn toàn bị cô lập về đường bộ, vận tải tiếp tế đều trông vào máy bay. Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ có 10 tiểu đoàn. Chúng đã ra sức xây dựng công sự nhưng chỉ mới làm được công sự dã chiến, một số mặt của tập đoàn cứ điểm còn sơ hở. Về phía ta, các đơn vị bộ đội đều sung sức, tinh thần chiến đấu lập công rất cao. Sự xuất hiện của pháo binh và pháo cao xạ sẽ tạo cho địch một bất ngờ. “Đánh nhanh, giải quyết nhanh”, bộ đội đang còn sung sức, sẽ đỡ tổn thất và không phải đối phó với khó khăn rất lớn về cung cấp cho hàng vạn chiến sĩ và dân công trong một cuộc chiến đấu dài ngày.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp triệu tập hội ý Đảng uỷ Mặt trận. Các đồng chí đảng uỷ viên (gồm các đồng chí: Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng chiến dịch, Lê Liêm - Chủ nhiệm chính trị chiến dịch, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm hậu cần chiến dịch) đều nhất trí cần đánh địch ngay trong lúc chúng chưa kịp tăng quân và củng cố công sự, ta có khả năng giành chiến thắng trong vài ngày. Mọi người lo nếu để địch tăng cường tập đoàn cứ điểm quá mạnh sẽ bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt địch lớn trong Đông Xuân này, và cũng lo chiến dịch kéo dài sẽ không giải quyết được vấn đề tiếp tế trên một con đường dài 500km từ hậu phương ra mặt trận thường xuyên bị máy bay địch đánh phá ác liệt.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp suy nghĩ. Đồng chí cho rằng, đánh nhanh không thể giành thắng lợi, nhưng đồng chí chưa đủ cơ sở thực tế để bác bỏ phương án đã được các đồng chí đi trước và các cố vấn lựa chọn. Không có điều kiện và thời gian để báo cáo xin chỉ thị Bác Hồ và Bộ Chính trị, đồng chí Võ Nguyên Giáp đồng ý triệu tập hội nghị triển khai kế hoạch chiến đấu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho đồng chí Cao Pha - Cục phó Cục Quân báo điều tra thật cẩn thận những vị trí địch trên cánh đồng hướng Tây, nơi được đánh giá là sơ hở và ta sẽ dùng mũi thọc sâu đánh vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm. Đồng chí Võ Nguyên Giáp yêu cầu đồng chí Cao Pha phải báo cáo hằng ngày, nếu có những hiện tượng tăng quân hoặc rút quân thì phải báo cáo ngay.
    Ngày 14-1-1954, hội nghị phổ biến kế hoạch chiến đấu được triệu tập tại hang Thẩm Púa. Trước một sa bàn lớn, có mặt đông đủ các đồng chí tư lệnh đại đoàn: Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn, Lê Quảng Ba, Đào Văn Trường, Nam Long; các đồng chí chính uỷ: Trần Độ, Chu Huy Mân, Phạm Ngọc Mậu, rất nhiều cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn các mũi thọc sâu và đơn vị chủ công. Nhiệm vụ thọc sâu được giao cho Đại đoàn 308, đánh từ hướng Tây thọc thẳng vào sở chỉ huy của Đờ Cát-xtơ-ri. Đại đoàn 312 đột kích ở hướng Bắc. Đại đoàn 316 đột kích ở hướng Đông, nơi có 5 ngọn đồi trọng yếu. Một đơn vị của Đại đoàn 304 chia cắt địch ở vị trí Hồng Cúm phía Nam.Trước mắt, tập trung lực lượng hoàn thành đường kéo pháo và kéo pháo vào trận địa dã chiến.
    Trước mỗi trận đánh, đồng chí Võ Nguyên Giáp thường khuyến khích cán bộ nói hết khó khăn để cùng bàn cách khắc phục. Nhưng lần này, các đơn vị đều hăng hái nhận nhiệm vụ, chỉ hỏi rõ thêm, không có ai thắc mắc gì. Sau này, đồng chí Võ Nguyên Giáp được biết là có những đồng chí chỉ huy cảm thấy nhiệm vụ của đơn vị quá nặng nề, nhưng trong không khí chung, không ai nói những ý nghĩ thực của mình.
    Ngày nổ súng được quyết định là 25-1, giờ G là 17 giờ. Sau hoãn 24 tiếng nên ngày N là ngày 26-1-1954. Từ sau khi phổ biến nhiệm vụ chiến đấu, suốt 11 ngày đêm theo dõi tình hình địch, ta, đồng chí Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở suy nghĩ đến mức đầu đau nhức, bác sĩ phải buộc trên trán Đại tướng một nắm ngải cứu. Đến sáng ngày N (ngày 26-1), đồng chí Võ Nguyên Giáp quyết định triệu tập cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận. Trong khi chờ đợi cuộc họp, đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho đồng chí Hoàng Minh Phương - Trưởng đoàn phiên dịch, chuẩn bị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp gặp đồng chí Vi Quốc Thanh - Trưởng đoàn cố vấn quân sự của bạn.
    Đồng chí Vi Quốc Thanh là một cán bộ cách mạng lâu năm, từng trải, lịch lãm, chín chắn. Từ Chiến dịch Biên Giới (1950) đến Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quan hệ giữa ta với các chuyên gia quân sự bạn rất tốt đẹp. Bạn đã giúp ta nhiều kinh nghiệm quý báu từ chiến tranh cách mạng của Trung Quốc và chiến tranh kháng Mỹ viện Triều. Quan hệ giữa đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Vi Quốc Thanh rất cởi mở, chân tình. Trước ngày về nước, đồng chí Vi Quốc Thanh đã nói: Những năm công tác tại Việt Nam là thời kỳ “hoàng kim” trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí. Đồng chí Vi Quốc Thanh đã tặng đồng chí Võ Nguyên Giáp một bức tranh có con chim đại bàng với cây tùng và 5 chữ: “Đông phong nghênh khải hoàn”.
    Thấy nắm ngải cứu trên trán đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Vi Quốc Thanh ân cần hỏi thăm sức khoẻ và nói:
    - Trận đánh sắp bắt đầu. Đề nghị Võ Tổng cho biết tình hình lúc này ra sao?
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp đáp:
    - Đấy cũng là vấn đề tôi muốn trao đổi ý kiến với đồng chí. Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn ở trong trạng thái lâm thời phòng ngự nữa, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy, không thể đánh theo kế hoạch đã định. Về phía ta, có ba khó khăn lớn của bộ đội:
    Thứ nhất, từ trước đến nay, bộ đội chủ lực ta chỉ mới tiêu diệt được cao nhất là một tiểu đoàn địch trong công sự vững chắc, nay tập đoàn cứ điểm có tới 12 tiểu đoàn và có tới 49 cứ điểm.
    Thứ hai, từ trước đến nay chưa có tác chiến hiệp đồng binh chủng bộ binh với pháo binh trên quy mô lớn, mà cũng chưa qua diễn tập, vừa qua đã có trung đoàn trưởng xin trả bớt pháo vì không biết phối hợp thế nào.
    Thứ ba, từ trước đến nay bộ đội ta quen đánh đêm, trên những địa hình dễ ẩn náu, nay đánh liên tục ngày đêm trên địa hình bằng phẳng, kẻ địch lại có ưu thế về máy bay, pháo binh, xe tăng.
    Tất cả những khó khăn này ta chưa bàn cách giải quyết. Nếu đánh theo kế hoạch “đánh nhanh giải quyết nhanh” sẽ thất bại.
    Đồng chí Vi Quốc Thanh hỏi lại:
    - Vậy nên xử trí thế nào?
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp đáp:
    - Ý định của tôi là ra lệnh hoãn cuộc tiến công ngay chiều hôm nay, thu quân về vị trí tập kết, chuẩn bị lại theo phương châm “đánh chắc tiến chắc”.
    Sau giây lát suy nghĩ, đồng chí Vi Quốc Thanh nói:
    - Tôi đồng ý với Võ Tổng. Tôi sẽ làm việc với các chuyên gia.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp nói tiếp:
    - Thời gian gấp, tôi cần họp Đảng uỷ để quyết định. Và tôi dự kiến cho Đại đoàn 308 tiến về phía Luông Phra-băng bộc lộ lực lượng chừng nào, kéo không quân địch về phía đó, không để chúng gây khó khăn khi ta lui quân và kéo pháo ra.
    Sau cuộc trao đổi ý kiến với đồng chí trưởng đoàn cố vấn quân sự bạn, đồng chí Võ Nguyên Giáp trở về sở chỉ huy, các đồng chí trong Đảng uỷ Mặt trận đã có mặt đông đủ.
    Cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận bắt đầu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp trình bày những suy nghĩ đã có từ lâu chung quanh cách đánh tập đoàn cứ điểm, những thay đổi quan trọng về phía địch từ sau hội nghị Thẩm Púa tới nay, ta vẫn giữ vững quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, nhưng phải thay đổi cách đánh.
    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại chiến trường xưa. Ảnh: internet Mọi người im lặng một lúc. Đồng chí Lê Liêm - Chủ nhiệm chính trị phát biểu:
    - Đã động viên sâu rộng bộ đội về nhiệm vụ rồi, anh em đều rất tin tưởng, quyết tâm chiến đấu rất cao. Giờ nếu thay đổi thì giải thích cho bộ đội làm sao?
    Chủ nhiệm hậu cần Đặng Kim Giang nói:
    - Tôi thấy cứ nên giữ vững quyết tâm. Hậu cần chuẩn bị tới bây giờ đã khó khăn, nếu không đánh ngay, sau này lại càng không đánh được!
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp nói:
    - Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm phải có cơ sở. Hậu cần là điều kiện tiên quyết, nhưng cuối cùng quyết định là phải có cách đánh đúng.
    Đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng nói:
    - Anh Văn (tức đồng chí Võ Nguyên Giáp) cân nhắc cũng phải. Nhưng lần này, ta có ưu thế binh lực, hoả lực, lại có kinh nghiệm của bạn, tôi thấy nếu đánh vẫn có khả năng giành thắng lợi…
    Trao đổi một hồi chưa đi đến kết luận, cuộc họp tạm dừng một lát.
    Khi cuộc họp tiếp tục, đồng chí Võ Nguyên Giáp nói:
    - Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Với tinh thần trách nhiệm trước Bác và Bộ Chính trị, tôi đề nghị các đồng chí trả lời câu hỏi: Nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không?
    Đồng chí Chủ nhiệm chính trị nói:
    - Anh Văn nêu câu hỏi thật khó trả lời. Ai dám bảo đảm là sẽ chắc thắng trăm phần trăm.
    Đồng chí Chủ nhiệm hậu cần nói tiếp:
    - Làm sao dám bảo đảm như vậy!
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp:
    - Tôi nghĩ, với trận này, ta phải bảo đảm chắc thắng trăm phần trăm.
    Bấy giờ đồng chí Tham mưu trưởng mới nói:
    - Nếu yêu cầu cần phải chắc thắng trăm phần trăm thì khó…
    Lát sau, Đảng uỷ đi đến nhất trí là trận đánh có thể gặp nhiều khó khăn mà ta chưa có biện pháp cụ thể để khắc phục.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp kết luận:
    - Để bảo đảm nguyên tắc cao nhất là “đánh chắc thắng”, cần chuyển phương châm tiêu diệt địch từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nay quyết định hoãn cuộc tiến công. Ra lệnh cho bộ đội trên toàn tuyến lui về địa điểm tập kết và kéo pháo ra. Công tác chính trị bảo đảm triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân như mệnh lệnh chiến đấu. Hậu cần chuyển sang chuẩn bị theo phương châm mới.
    Đảng uỷ biểu quyết đồng tình trăm phần trăm.
    Trong ngày hôm đó, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thực hiện một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của ông.
    Không thể dùng điện đài, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết thư hoả tốc gửi về báo cáo Bộ Chính trị. Ít ngày sau, đồng chí Võ Nguyên Giáp nhận được thư của đồng chí Trường Chinh cho biết, Bác Hồ và các đồng chí Bộ Chính trị nhất trí cho rằng, quyết định thay đổi phương châm là hoàn toàn đúng đắn. Trung ương Đảng và Chính phủ sẽ động viên toàn dân, toàn lực chi viện tiền tuyến cho tới khi bộ đội giành toàn thắng tại Điện Biên Phủ.

    Quân lệnh như sơn

    Đồng chí Võ Nguyên Giáp phân công đồng chí Hoàng Văn Thái ra lệnh cho các đơn vị bộ binh, còn mình ra lệnh cho pháo binh và giao nhiệm vụ mới cho Đại đoàn 308.
    Đồng chí Võ Nguyên Giáp gọi điện cho pháo binh:
    - Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (mật danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh! Không giải thích.
    Đầu dây đằng kia, tiếng đồng chí Phạm Ngọc Mậu - Chính uỷ pháo binh đáp:
    - Rõ! Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.
    14 giờ 30 phút, mới có liên lạc điện thoại với đồng chí Vương Thừa Vũ - Tư lệnh Đại đoàn 308.
    - Chú ý nhận lệnh: Tình hình thay đổi. Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Phra-băng tiến quân, dọc đường gặp địch tuỳ điều kiện cụ thể mà tiêu diệt. Giữ vững lực lượng, có lệnh, trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến điện. Khi được hỏi mới trả lời.
    - Rõ! - Đồng chí Vương Thừa Vũ đáp.
    - Triệt để chấp hành mệnh lệnh!
    - Xin chỉ thị về sử dụng binh lực như thế nào?
    - Toàn quyền quyết định, từ một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn. Hậu cần tự giải quyết. Đúng 4 giờ chiều nay xuất phát.
    - Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh!
    Tại các đơn vị, mặc dù mỗi người còn có những băn khoăn suy nghĩ khác nhau, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân, biểu thị một niềm tin, một tinh thần kỷ luật tuyệt vời.
    Đại đoàn 312 cùng các chiến sĩ pháo binh trong bảy ngày đêm ròng rã, đã kéo pháo ra an toàn trên con đường hiểm trở bị máy bay và pháo địch biến thành con đường lửa.
    Đại đoàn 308 lúc đầu được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu vào Sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Khi Đảng uỷ Mặt trận quyết định thay đổi phương thức tác chiến từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, thì Đại đoàn được lệnh cấp tốc tiến quân sang hướng Luông Phra-băng, tạo điều kiện cho quân ta kéo pháo ra và xúc tiến mọi việc chuẩn bị để “đánh chắc thắng”.
    Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn: Chiến trường chưa được chuẩn bị, tình hình địch cụ thể chưa rõ, khó nhất là không có bảo đảm hậu cần.
    Nhận lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua điện thoại, Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ hiểu rằng, nhiệm vụ của Đại đoàn thay đổi đột ngột, nhất định phải có sự thay đổi ở tầm chiến lược, bây giờ chưa rõ thì sau sẽ tìm hiểu. Vấn đề trước mắt là suy nghĩ về quyết tâm tác chiến và triệu tập hội ý Thường vụ Đảng uỷ Đại đoàn. Thời gian rất gấp, lúc nhận lệnh là 14 giờ 30 phút mà 16 giờ đã phải xuất phát. Đi toàn Đại đoàn hay đi một trung đoàn? Đi toàn Đại đoàn thì có đủ lực lượng để tạo hiệu quả lớn và chủ động ứng phó với mọi tình huống bất trắc, nhưng khó khăn về hậu cần là không dễ giải quyết.
    Thường vụ Đảng uỷ Đại đoàn hội ý cấp tốc, hạ quyết tâm đi toàn Đại đoàn, đúng 4 giờ chiều xuất phát, vừa đi vừa làm công tác chính trị giải quyết tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ. Sở chỉ huy nhẹ do Đại đoàn phó Cao Văn Khánh đi trước, có nhiệm vụ nắm tình hình địch và liên hệ với bộ đội Pa-thét Lào để phối hợp tác chiến. Đại đoàn phó Cao Văn Khánh chỉ huy Trung đoàn Thủ Đô 102 hình thành một mũi tiến quân về Mường Sài. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ và Chính uỷ Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm Chính trị mặt trận được cử xuống Đại đoàn 308 thay Chính uỷ Song Hào bị ốm không đi chiến dịch) chỉ huy mũi chủ yếu: Trung đoàn 36 tiến trước hướng về phía Luông Phra-băng, Trung đoàn 88 còn bận tham gia kéo pháo của mặt trận, sẽ tiến sau, làm dự bị.
    Toàn Đại đoàn chia làm hai cánh quân lập tức lên đường, mỗi người chỉ có năm lạng gạo, tiến quân thần tốc, gặp địch là đánh, tự giải quyết hậu cần, sau 10 ngày đã giải phóng toàn bộ lưu vực sông Nậm Hu, tiến sát đến Luông Phra-băng. Được lệnh quay về, lại thần tốc trở lại, kịp tham gia đợt đầu cuộc đại tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
    Bài học sâu sắc về vận dụng nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trong Chiến dịch Điện Biên Phủ cho ta thấy:
    - Trong tình huống chiến đấu khẩn trương, ở tất cả các cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật đều có thể vận dụng nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách".
    - Đồng chí Võ Nguyên Giáp - Tư lệnh chiến dịch vừa nêu cao trách nhiệm cá nhân vừa tôn trọng sự lãnh đạo tập thể của Đảng uỷ Mặt trận, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như “giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
    - Quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh giải quyết nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” là một quyết định sáng suốt đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã xuất phát từ tình hình thực tiễn địch, ta, tìm ra quy luật và hành động đúng quy luật. Khi thực tiễn thay đổi, đã kịp thời thay đổi quyết sách.
    - Các đồng chí Tư lệnh, Chính uỷ Đại đoàn và toàn thể cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận Điện Biên Phủ đều có tinh thần triệt để chấp hành mệnh lệnh, “quân lệnh như sơn”.
    Mười năm sau, nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, một số đồng chí phụ trách các đại đoàn nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp ý nghĩ của mình. Chính uỷ Đại đoàn công pháo Phạm Ngọc Mậu nói: “Khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là: Được lời như cởi tấm lòng!”. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ”. Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ nói: “Ở Thẩm Púa, khi nghe phổ biến pháo binh của ta bắn hai ngàn viên đạn pháo 105mm, ai cũng trầm trồ, cho rằng quân địch sẽ tan nát. Nhưng tôi hoàn toàn không tin như vậy! Ở Tu Vũ, địch đã bắn năm nghìn quả pháo mà đồn địch vẫn bị Trung đoàn 88 tiêu diệt. Hai ngàn quả pháo với một tập đoàn cứ điểm rộng nhiều cây số vuông như Điện Biên Phủ có là bao! Tôi nghĩ, nếu lần đó cứ “đánh nhanh giải quyết nhanh” thì cuộc kháng chiến có thể lui lại mười năm!”.
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Câu chuyện trẻ lai ở Đông Dương thuộc địa

    Trong một hành động tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, chính quyền Pháp ở Đông Dương đã chia lìa các gia đình hai chủng tộc, và cách ly những người mẹ Việt, Lào và Campuchia khỏi con của họ.

    [​IMG] Trẻ lai được sắp chỗ ngồi không chỉ theo tuổi mà theo cả làn da, màu tóc

    Chính quyền thực dân Pháp rất quan tâm đến những trẻ em lai của thuộc địa, đặc biệt những trẻ có mẹ người Đông Nam Á và bố người da trắng, da đen, hoặc gốc Ấn – nhiều người vốn là lính lê dương Pháp. Trong nhiều trường hợp và vì nhiều lý do – qua đời, ly dị, chuyện tình chấm dứt, quay lại Pháp, hoặc vì đứa con là kết quả của vụ hãm hiếp – người cha để con lại cho các bà mẹ người Việt, Campuchia, hay Lào.

    Các quan chức Pháp - viện dẫn luật của Pháp năm 1889 về tội từ bỏ trẻ em, và nói việc để trẻ lớn lên ở Đông Nam Á ngang bằng việc bỏ bê các em – tìm cách giữ lại các bé lai “bị bỏ rơi”. Từ khoảng 1890 đến 1956, các viên chức dân sự, quân sự và chính phủ Pháp tiến hành tìm kiếm các em bé này ở vùng nông thôn Việt

    Nam, Lào và Campuchia. Cảnh sát tách các em khỏi mẹ, rồi đưa vào trại mồ côi nhà nước để trở thành, như lời một nhà quản lý Pháp, “những người Pháp nhỏ”.

    Vũ lực

    Người Pháp có nhiều giải thích cho hành động của họ, mà phổ biến nhất là xem các bà mẹ người Việt, Campuchia và Lào có đạo đức thấp kém.

    Một số bà mẹ chạy trốn trước khi nhà chức trách kéo đến làng. Có những người lại không trốn, và giới chức phát chút tiền cho những bà mẹ đồng ý trao con. (Nếu đứa trẻ vẫn trong giai đoạn bú mẹ, nhà chức trách cho họ tiền với thỏa thuận rằng nhà nước sẽ kiểm soát nhà và lấy đi đứa trẻ ngay khi nó thôi bú mẹ.) Những người mẹ chấp nhận thường là xuất phát từ sự khó khăn tài chính và những hứa hẹn đổi đời và nền giáo dục Pháp cho con. Trong những trường hợp khác, người Pháp dùng vũ lực cướp đứa trẻ khỏi mẹ. Mặc dù không thể có thống kê chính xác, nghiên cứu của tôi trong kho tài liệu Pháp và Việt Nam cho thấy trong thời kỳ thuộc địa, hàng chục ngàn phụ nữ Việt, Campuchia và Lào đã bị tách lìa khỏi con. Nhiều người không bao giờ còn nhìn thấy con của họ nữa.

    Người Pháp có nhiều giải thích cho hành động của họ, mà phổ biến nhất là xem các bà mẹ người Việt, Campuchia và Lào có đạo đức thấp kém. Đánh đồng bản sắc Pháp với đạo đức, giới chức lấy bằng chứng là các em không được thụ hưởng nền giáo dục và ngôn ngữ Pháp. Chuyện phụ nữ quan hệ với người khác chủng tộc còn bị xem là bằng chứng lang chạ hoặc ******* – cho dù nhiều cô gái đã yêu, thậm chí kết hôn với lính Pháp hoặc lính lê dương, và nhiều người có thai sau khi bị cưỡng hiếp. Dĩ nhiên một số người mẹ là gái *******, nhưng nghề của họ không ngăn cản họ yêu thương con mình trong lúc cố gắng sống còn. Có một số trường hợp bỏ bê con cái, nhưng hồ sơ, trong phần lớn sự vụ, vẽ nên bức tranh về những người mẹ lo lắng cho hạnh phúc của con.

    Trong các trại mồ côi nhà nước, văn hóa Việt, Lào, Campuchia của các em sẽ bị xóa đi. Các em được dạy ngôn ngữ và văn hóa Pháp, cùng những kỹ năng giúp các em tìm việc làm và kết hôn. Thực tế, mục tiêu tối hậu của các trại này là chuyển hóa trẻ lai thành những phụ nữ, đàn ông Pháp, là thành viên đóng góp kinh tế cho xã hội thuộc địa Pháp và là thần dân thuộc địa trung thành. Các văn bản thực dân Pháp cho thấy, những “người Pháp nhỏ” này rồi sẽ là một phần của “dân số thuộc địa Pháp lâu dài”, làm bớt lo ngại rằng dân số thực dân Pháp tại Đông Dương đang tụt giảm.

    Nguyên do


    [​IMG] Một trại mồ côi ở Hải Phòng

    Có bốn lý do khiến viên chức Pháp và chính quyền thuộc địa dành nhiều công sức để lấy đi các em bé lai. Trước hết, người Pháp tin rằng các em – đặc biệt những người có vóc dáng “da trắng” – là đe dọa tiềm ẩn cho uy tín da trắng và trật tự thuộc địa. Nếu các em gái dính vào mại dâm và quan hệ ******** với đàn ông châu Á, điều đó sẽ làm các công dân da trắng bẽ mặt. Nếu những người con trai tham gia hoạt động chống thực dân, nó sẽ khiến uy quyền của người Pháp bị nghi ngờ.

    Lý do thứ hai: là vì chính quyền thực dân Pháp nghi rằng các em này dễ tiêm nhiễm ảnh hưởng chống thực dân. Có gốc châu Âu nhưng bị luật pháp xếp vào “thần dân” thuộc địa hay “người được bảo hộ”, các em có thể trông đợi những đặc quyền mình không được hưởng, và rồi sẽ nổi loạn chống chính quyền thực dân. Nỗi lo của người Pháp gia tăng năm 1931 khi có tin đồn Hoàng thân Cường Để kêu gọi những người mang hai dòng máu tham gia phong trào chống thực dân.

    Lý do thứ ba: những nhà cai trị muốn tăng dân số người định cư da trắng (hoặc trông có vẻ da trắng). Tin rằng trẻ em lai đóng vai trò quan trọng cho sự có mặt của Pháp tại thuộc địa, giới chức đặc biệt kiếm tìm những em có vóc dáng da trắng để tăng dân số Pháp và củng cố quyền lực Pháp.

    Cuối cùng, trong những năm cuối của chế độ Pháp, giới chức quân đội cũng lấy đi những trẻ mang dòng máu nửa Á nửa Phi hoặc Ấn – những em không có gốc da trắng Pháp – vì họ tin rằng nếu các em còn có mặt ở Đông Dương, thì đó sẽ nhắc người ta nhớ về thất bại của quân Pháp ở Đông Dương và có thể làm bẽ mặt đế chế thuộc địa Pháp.

    Theo sau Hiệp định Geneva 1954, những quan chức cuối cùng của chính quyền thuộc địa Pháp rời khỏi Việt Nam, Campuchia và Lào năm 1956 – thời điểm quân Pháp di tản phần lớn trẻ lai sang Pháp. Một số người mẹ thực tế yêu cầu việc di tản vì tin rằng con của họ sẽ có tương lai tươi sáng hơn ở Pháp. Có những người thì không cho chính quyền Pháp đưa con họ ra khỏi Việt
    Nam. Một số trẻ em lại tự trốn khỏi các trại mồ côi và vì thế không đến Pháp.

    Ngày nay, đa số các trẻ được đưa tới Pháp đã là những người trưởng thành có giáo dục tốt, hòa nhập vào dân số Pháp. Nhiều người kết hôn với các đàn ông, phụ nữ Pháp, trở thành bác sĩ, y tá, luật sư, nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ có tài. Nhiều người vẫn nói tiếng Việt, cho dù phần lớn từ vựng của họ không thay đổi từ thời thuộc địa và vì thế là sự nhắc nhở hoàn cảnh ra đi khỏi Việt Nam của họ. Có những người mẹ sau này di cư sang Pháp và tìm thấy con, trong khi một số trẻ khi đã lớn, lại đi thăm Việt Nam, Campuchia hay Lào để tìm gia đình.

    Đa số trẻ lai nay đã lớn vẫn không biết về hoàn cảnh khiến họ bị tách khỏi mẹ. Chính phủ Pháp và những cựu viên chức thuộc địa không tham dự thảo luận công khai về việc tước đoạt trẻ lai khỏi mẹ trong thời thuộc địa. Một viên chức đã già mà tôi gặp, từng làm ở các trại trẻ mồ côi ở Lào, vẫn khẳng định việc tách mẹ khỏi con là tốt cho nhà nước thuộc địa Pháp và cho hạnh phúc của các em.

    Đạo lý

    Câu chuyện về những trẻ em lai bị bỏ rơi ở Việt Nam thuộc địa không chỉ là một mẩu quan trọng của lịch sử Việt Nam, Campuchia và Lào mà còn là một mẩu lịch sử quan trọng của Pháp và lịch sử chủ nghĩa thực dân.

    Pháp không phải là nước duy nhất đã tách trẻ khỏi mẹ. Ví dụ, các chính phủ thực dân của Mỹ, Canada và Úc cũng cách ly trẻ lai và trẻ thổ dân khỏi gia đình và văn hóa nhằm ngăn cản cái bị xem là đe dọa tương lai cho chính quyền thuộc địa. Trẻ em có một bố/mẹ là thổ dân
    Mỹ, Canada hay Úc bị đưa tới các trường nội trú hay trại mồ côi. Tại đó, họ được giáo dục theo văn hóa thực dân và theo kế hoạch, được dạy dỗ để trung thành với chính quyền, tương tự trải nghiệm của trẻ lai ở Đông Dương thuộc địa.

    Là những người học sử, chúng ta phải đặt câu hỏi về đạo lý của việc tước trẻ khỏi tay mẹ, dù hoàn cảnh ra đời của các em có thế nào. Bằng chứng tôi có từ dữ liệu cá nhân của hơn 1000 trẻ lai cho thấy đa số người mẹ rất lo lắng cho con họ. Không phải người phụ nữ nào quan hệ luyến ái với ngoại nhân đều giống hình ảnh người phụ nữ tham tiền, lạnh lùng như trong truyện kinh điển “Kỹ nghệ lấy Tây” của Vũ Trọng Phụng. Trong nhiều trường hợp, những người mẹ này yêu người đàn ông Pháp mà họ cưới hay sống cùng và thề duy trì quan hệ lâu dài. Nhiều người khác bị cưỡng hiếp – một thực tế rõ rệt cho dù ít khi được thảo luận của thời kỳ thuộc địa. Như được thể hiện trong thư của những người mẹ viết cho chính quyền thuộc địa cùng các văn bản chính quyền khác, rất nhiều người mẹ cho phép chính quyền lấy con đi là vì bản năng yêu thương của người mẹ và sự tuyệt vọng kinh tế - họ hy vọng chính quyền sẽ cho con họ thức ăn và nền giáo dục mà mẹ khó đem lại.


    [​IMG] Hình chụp trẻ lai Campuchia được tuyển mộ vào lính tham chiến ở Thế chiến thứ Nhất

    Khi tình hình tài chính khá hơn, một số bà mẹ viết thư cho giới chức, khẩn nài trả con lại cho họ. Theo phong tục Việt Nam đầu thế kỷ 20, khi gặp khó khăn tài chính, việc cho con hay gửi người khác nuôi hộ là giải pháp tạm thời. Khi cha mẹ đã khá hơn về tiền bạc, họ có thế lấy lại quyền nuôi con. Nhưng trong trường hợp các trẻ lai, người Pháp hiếm khi đồng ý trước yêu cầu của những người mẹ này.

    Câu chuyện về những trẻ em lai bị bỏ rơi ở Việt Nam thuộc địa không chỉ là một mẩu quan trọng của lịch sử Việt Nam, Campuchia và Lào mà còn là một mẩu lịch sử quan trọng của Pháp và lịch sử chủ nghĩa thực dân. Như chuyện kể đau đớn này cho thấy, chủ nghĩa thực dân là một sứ mạng gắn liền bạo lực. Chính sách tách trẻ lai khỏi mẹ - dù cưỡng bức hay không – phản ánh quan niệm đế quốc và gia trưởng rằng phụ nữ Việt, Lào và Campuchia không xứng đáng nuôi dạy con của họ.

    Khi nghiên cứu giai đoạn thuộc địa trong lịch sử Việt Nam, Lào, Campuchia và Pháp – hay bất kỳ nước nào – chúng ta phải rất thận trọng chú ý ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dân lên phụ nữ và trẻ em, những người ít được bàn đến hơn trong nghiên cứu về thuộc địa và hậu thuộc địa. Vai trò nuôi dạy trẻ của phụ nữ khiến họ trở thành quan trọng về chính trị và chủng tộc cho dù vai trò của họ trên chính trường không được công nhận hay ca ngợi. Mượn một ý của Nira Yuval Davis và Floya Anthias, phụ nữ thường được xem là người tái tạo sinh học của dân số. Tương tự, trẻ em được xem là tương lai quan trọng của dân số và vì thế thường là đối tượng để chính quyền lôi kéo. Khi các chính quyền thực dân tìm cách tái tạo chủng tộc và quốc gia, giống như cố gắng của người Pháp, phụ nữ và trẻ em thường bị nhắm đến và có vai trò cốt yếu cho chính trị thực dân của việc tái tạo dân tộc. Những người học sử có trách nhiệm nhận ra tầm quan trọng của phụ nữ, trẻ em và tình cảm chủng tộc trong chính trị, và sự phức tạp trong trải nghiệm của họ dưới sự cai trị của thực dân, tân thực dân và chiến tranh nói chung.

    Tiến sĩ Christina Firpo là giáo sư dự khuyết (Assistant Professor) ngành Lịch sử tại Đại học CalPoly ở San Luis Obispo, California. Tác giả hiện đang viết cuốn sách có tựa đề "Những em bé 'bị bỏ rơi': Việc tách rời trẻ lai ở Đông Dương thuộc địa, 1870-1956." Độc giả có thể liên lạc với bà qua địa chỉ: christina.firpo@gmail.com [​IMG] Tiến sĩ Christina Firpo
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Từ Bắc vô Nam 1954

    [​IMG] Cầu nguyện trước khi vào Nam. [​IMG] Đi tìm "tự-do" - di cư vào nam

    [​IMG] [​IMG] Xe tải từ các tỉnh đổ người di cư xuống ga Hàng Cỏ.

    [​IMG] Rất đông phụ nữ và trẻ em. [​IMG]

    [​IMG] Chiếu chăn mang theo [​IMG] cho biết họ đã qua một chặng đường dài trước khi về đến Hà nội

    [​IMG] Chờ lên tàu dưới sự hướng dẫn của binh sĩ Pháp. [​IMG] Một quang cảnh vội vã, cuống quít, nhằm chạy thoát "lũ-cộng-sản-vô-thần" [​IMG] Chuẩn bị lên tầu vào nam [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ra phi trường Gia Lâm [​IMG] [​IMG] Phi trường Gia Lâm [​IMG]

    [​IMG] ********* và Pháp bàn giao bót Hàng Trống [​IMG] Bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống,[​IMG] lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội [​IMG] [​IMG]Lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, [​IMG] chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.

    [​IMG] Những ngày cuối cùng ở Hà Nội

    [​IMG] Bộ đội tiến vào Hà Nội [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] Hải Phòng 1954 [​IMG] Bốn thủy thủ hải quân căng biểu ngữ đón chào người Di Cư lên chiến hạm USS Bayfield (APA-33) từ bến Hải Phòng để đi Saigòn vào ngày 3-9-1954 [​IMG] Lên tầu vào Nam[​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] Một thủy thủ hải quân Mỹ giúp một phụ nữ miền Bắc (di cư) nặng gánh lên tàu [​IMG] Vị tuyên úy Hoa Kỳ, thiếu úy Francis J. Fitzpatrick giúp người di cư trên con tàu USS Bayfield vào khoảng tháng 9 năm 1954. Trên suốt chuyến hành trình từ Bắc vô Nam, vị tuyên úy này cũng là người thông dịch giữa người Mỹ và Việt Nam di cư. [​IMG] Một y tá đang điều trị cho một người phụ nữ miền Bắc (di cư) có cánh tay bị thương vào ngày 7-9-1954 [​IMG] Một bệnh nhân khác cũng được điều trị thuốc. [​IMG] Người di cư nhận phần ăn trên tàu. [​IMG] Một người di cư xếp hàng nhận phần ăn. [​IMG] Một em bé di cư giúp anh lính hải quân cạo sơn trên tàu, ngày 7-9-1954. Để ý bên cạnh có bình khí oxygen. [​IMG] Có lẽ đây là lần đầu tiên, người di cư này thử dùng nước lạnh từ máy lọc nước. [​IMG] Các em bé di cư giơ tay đón lấy kẹo Mỹ… [​IMG] Tàu USS Bayfield (APA-33) cập bến Saigòn vào tháng 9 năm 1954 [​IMG] Mỗi người di cư nhận gói gạo, chai nước mắm khi rời tàu Bayfield (APA-33) ở cảng Saigòn vào tháng 9 năm 1954
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]

    Hà nội 1954

    [​IMG]
    Ảnh này chắc ở Sài gòn?
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]
    Vietnam,Vietnamese protest againt French occupation,soldiers,1950,signs
    Biểu tình chống sự chiếm đóng của Pháp 1950
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Vô đến Nam:

    [​IMG]

    [​IMG]

    Trại tạm cho bà con
    [​IMG]

Chia sẻ trang này