1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cái chết của Gadafi - Libya thời hậu chiến.

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi littlemanonsmallearth, 21/10/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AndrewTran

    AndrewTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    3.135
    Đã được thích:
    80
    Phải xác nhận xu hướng chung của thế giới ngày nay thiệt là đẹp. :" Đánh cho Gà phải thành ma ống cống. Đánh chơ rợ đơn đa?ng hết lộng quyền"
  2. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Đừng cười người khác, rất có thể lượt sau lại là mình. Bản thân tôi ko ủng hộ Gaddafi, tuy nhiên tôi cho rằng đây là tai nạn nghề nghiệp.
  3. son198099

    son198099 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    17
    Để coi hồi giáo châu Phi (Libya) có khôn hơn hồi giáo châu Á (afg, Irag) không. Tụi đế quốc giúp lật chế độ cũ thôi, còn xáo trộn này nọ do tự mấy ông bản địa có thích hay không mà thôi. Hy vọng tụi đế quốc đã có ít nhiều kinh nghiệm thực hành. Chả ai hoàn hảo cả, quan trọng là qua sai lầm có học được gì hay không hay lại đi hết sai lầm này đến sai lầm khác. Lần này Libya mà "ngon" thì tốt biết mấy!
  4. cleg_1890

    cleg_1890 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Đặt gạch xem vật lợn :)
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Anh Gà ơi anh chết thảm quá. Thiếu gì chổ oai hùng để chết sao mà lại chui xuống cống để chết
  6. chau2424

    chau2424 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2010
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    tội cho Gà, mỗi năm thu nhập từ dầu mỏ trên 30 tỷ $, nếu chịu trích khoản 30-50% số tiền này kí hợp đồng mua vũ khí của đại ca Gấu thì đâu đến nông nổi thế này, ít nhiều gì cũng được đại ca bênh vực nhiều hơn và không trở mặt như vậy!

    hoặc là, cho vài công ty của Mỹ, Anh, Pháp vào khai thác dầu thì chắc kết cục cũng không thảm như vậy
  7. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    Libya sẽ là Somalia bên bờ Địa Trung Hải?
    Cập nhật lúc :6:00 AM, 22/10/2011
    Khi súng đạn nổ vang trên bầu trời Tripoli, cuộc mưu tính cho Libya thời kỳ hậu Gaddafi đã được tính toán với những câu hỏi và trở ngại lớn.

    (ĐVO) Loại bỏ một nhà độc tài là một bước đi dễ, khiến cho đất nước tự hàn gắn lại vết thương chiến tranh và đàn áp mới là bài toán khó dành cho Libya. Chile và Philippines là 2 ví dụ điển hình về một xã hội dân chủ sau khi nhà độc tài bị loại bỏ.

    Nhưng vẫn còn đó một Somalia bị chiến tranh và bạo lực tàn phá suốt 2 thập kỷ sau khi nhà độc tài Mohammed Siad Barre rời khỏi chiếc ghế quyền lực vào năm 1991.

    Mohammed Siad Barre lìa đời 4 năm sau đó tại Kenya, nhưng hàng triệu người dân Somalia vẫn phải sống trong khủng bố, đói và bạo lực cho tới ngày hôm nay.

    Khoảng trống quyền lực là một hố đen đáng sợ sau khi bất cứ nhà độc tài nào bị loại bỏ, vì vậy để Libya không trở thành một Somalia thứ hai, NTC sẽ còn phải làm rất nhiều điều.

    “Mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là Libya có thể sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và vô chính phủ. Họ có thể trở thành một Somalia thứ hai”, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cảnh báo Ủy ban quan hệ đối ngoại của quốc hội Mỹ từ tháng 3/2011.

    [​IMG]
    Nửa thế kỷ qua, Libya duy trì được sự thống nhất là nhờ vào đôi bàn tay thép này.​
    Gaddafi – mối dây liên kết đã mất

    Libya trở thành một đất nước thống nhất, hiện đại vào năm 1951. 50 năm là một quãng thời gian dài trong cuộc đời mỗi con người, nhưng chỉ là một tích tắc trong lịch sử của một quốc gia.

    Suốt 50 năm qua, 3 vương quốc Cyrenaica, Tripolitania và Fezzan hợp thành một Libya thống nhất dưới "bàn tay thép" của ông Gaddafi. Với phe nổi dậy, lòng thù ghét ông Gaddafi là chất keo liên kết nội bộ.

    >> 'Nhà nước liên bang' là lời giải cho vấn đề Libya?

    Bộ tộc Warfalla lớn nhất Libya có khoảng 1 triệu người. Họ là hòn đá tảng của chế độ cũ, chính việc bộ tộc này bỏ sang phe nổi dậy đã khiến nhà cựu độc tài Gaddafi bị lật đổ.

    Hiện nay, các thành viên của bộ tộc Warfalla đang chiếm những vị trí quan trọng trong chính phủ mới.

    NTC, chính phủ lâm thời của Libya có quyền hành và ảnh hưởng hạn chế, chỉ mang tính cục bộ. Những thủ lĩnh quân đội hùng mạnh như al-Hakim Belhaj hay Fawzi Bukatif mải theo đuổi những suy tính của riêng mình.

    al-Hakim Belhaj xuất thân là một lãnh đạo phong trào đạo Hồi, ông đã dẫn đầu cuộc tấn công khu dinh thự của Gaddafi tại Tripoli vào tháng 8/2011. (>> chi tiết)

    Còn Fawzi Bukatif đã từng từ chối sáp nhập Trung đoàn số 17 do ông chỉ huy vào quân đội quốc gia.

    Ngay chính những thành viên của NTC cũng phải công nhận những thách thức lớn lao họ sẽ phải đối mặt khi xây dựng một xã hội mới dựa trên các tư tưởng dân chủ.

    >> Nhà nước Libya mới: Thần quyền hay thế tục?
    >> Mỹ lo ngại phần tử khủng bố có trong NTC

    “Đồng hồ đã điểm. Libya không còn sự căm thù nhà độc tài Gaddafi – sợi dây đã liên kết cả quốc gia thành một khối thống nhất trong nhiều tháng nay. Để xây dựng một thể chế chính trị vững mạnh, họ sẽ phải giải quyết nhiều căng thẳng nội sinh từ xã hội”, James Fearon – nhà phân tích chính trị của ĐH Stanford nói.

    Theo ông Fearon, quyền kiểm soát nguồn dầu mỏ dồi dào chính là điểm nút cho mọi vấn đề chính trị tại Libya.

    Mâu thuẫn sắc tộc không phải trở ngại

    Theo Vincent Cornell – chuyên gia phân tích về Libya của đại học Emory, các bộ tộc tại Libya không quá mâu thuẫn như các nhà chính trị tuyên bố vì mọi “cạnh sắc” trong quan hệ đã được đại tá Gaddafi “mài nhẵn” trong suốt 42 năm cầm quyền.

    [​IMG]
    20 năm sau khi lật đổ được nhà độc tài Mohammed Siad Barre, Mogadishu-thủ đô của Somali vẫn chìm trong máu và tiếng súng.
    “Tôi còn hi vọng về một Libya dân chủ nhiều hơn cả Ai Cập”, ông Cornell so sánh Libya với Ai Cập – quốc gia đang gặp rất nhiều vấn đề bất ổn sau khi nhà độc tài Hosni Mubarak bị lật đổ.

    Dù nói bao giờ cũng dễ hơn làm, nhưng bà Manal Omar tới từ Học viện hòa bình của Mỹ cũng ủng hộ ý kiến của ông Cornell. Bà Manal Omar đã có thời gian dài ở chiến trường Libya. Bà đánh giá rất cao sự sẵn sàng và thiện chí của các bộ tộc khi ngồi vào bàn đàm phán.

    Một trong những ví dụ điển hình nhất chính là cái chết của Abdul Fatah Younis vào tháng 7/2011. Sau vụ ám sát vị chỉ huy quân đội bí ẩn này, bộ tộc của ông đã ngồi vào bàn đàm phán và thỏa thuận với NTC khi NTC cam kết một “cuộc điều tra kỹ lưỡng”.

    >> Tư lệnh quân nổi dậy Lybia bị sát hại


    [​IMG]
    Cách giải quyết vụ ám sát ông Younis sẽ là thử thách đầu tiên cho chính phủ mới.​
    Những thách thức còn ở phía trước

    “Người dân Libya mong muốn luật pháp được thực thi”, bà Omar nói. Cho tới nay, NTC vẫn chưa thực hiện được “cuộc điều tra kỹ lưỡng” về vụ ám sát Abdul Fatah Younis như đã hứa. Vì vậy, đây có thể là một quả bom nổ chậm với ngòi nổ đang âm ỉ cháy.

    Theo bà Omar, nếu NTC không thận trọng khi giải quyết tới các vấn đề liên quan đến lợi ích của các bộ tộc thì các bộ tộc này sẽ tự chiếm lấy vai trò chính trị bằng cách riêng của họ.

    “NTC phải thực hiện lời hứa lùi vào hậu trường và nhường quyền chỉ huy cho một chính phủ đại diện cho nhiều phe phái hơn. Nếu người dân không thấy sự chậm trễ của chính phủ, họ sẽ sẵn sàng hợp tác”, bà Omar cho biết.

    Không có điều gì là chắc chắn khi nói tới tương lai của Libya. Sự sụp đổ của chế độ Gaddafi đã mở ra cánh cửa để người dân Libya tự quyết tương lai của chính mình.

    Nhưng sự mở cửa cũng đồng nghĩa với nguy cơ. Điều Saif al-Islam đe dọa châu Âu và Mỹ rằng Libya sẽ biến thành một Somalia trên bờ Địa Trung Hải cũng có khả năng trở thành hiện thực.



    Nguồn: baodatviet.vn
  8. chipheovd

    chipheovd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2008
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    đúng là loại HVB điên khùng khát máu điển hình
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    nói bậy quen mồm, không có Nato thì cũng phải về nếu không muốn ăn đạn
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    số phận của Mosstasim
  10. littlemanonsmallearth

    littlemanonsmallearth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2002
    Bài viết:
    638
    Đã được thích:
    168
    Báo LE MONDE - Pháp:

    Bài viết: Rất nhiều khó khăn đang chờ đợi Libya:

    "
    Huit mois, c'est à l'évidence trop court pour mettre sur pied un cadre adéquat à la tenue d'élections libres dans un pays qui vit depuis quatre décennies sans loi fondamentale, sans presse libre, sans parti, ni association, ni scrutin d'aucune sorte. Qui rédigera la future Constitution ? Sera-t-elle fédéraliste ou centralisatrice ? Enfin, qui contrôlera le gouvernement pendant la période transitoire, alors que les fonds libyens à l'étranger vont être débloqués ? Quelle valeur auront les contrats pétroliers signés par un pouvoir sans légitimité démocratique ? L'apprentissage de la démocratie est un autre genre de bataille : nul n'en connaît la fin."


    Tạm dịch:
    8 tháng, quá ngắn ngủi để thiết lập hệ thống bầu cử trong một đất nước đã có 4 thập kỷ không có luật cơ bản (?), không tự do báo chí, không đa đảng, cũng như không có sự liên kết hay các lá phiếu của nhân dân. Ai sẽ viết Hiến pháp? Hiến pháp sẽ được viết bởi liên minh các thế lực (Libya thời còn bị đô hộ bởi Italia được chia ra 3 vùng riêng biệt) hay bởi 1 thế lực? và cuối cùng, ai sẽ cầm quyền trong thời kỳ chuyển tiếp trong khi các nguồn tiền (ngân sách) của libya đang bị phong toả? xử lý giá trị của các hop đồng dầu khí trước đây như thế nào? tiến trình dân chủ vẫn còn là một cuộc chiến: Không một ai biết được đoạn kết.

    Nguồn: http://www.lemonde.fr/libye/article...s-divises_1591829_1496980.html#ens_id=1481986
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này