1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai và cơ quan nào có thẩm quyền truy vấn lại nội dung thư thoại, điện tín

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi JWalker, 25/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    Một điều chắc chắn là tất cả các tin nhắn (SMS), các nội dung cuộc gọi qua các dịch vụ viễn thông đều được ghi lại, mã hóa và lưu trữ. Khi cần thì cơ quan, cá nhân có trách nhiệm và quyền hạn có thể truy vấn lại.

    Điều em đang tranh cãi với một vài đồng chí đó là, ai mới nắm quyền kiểm soát những dữ liệu này.

    Có bạn thì nói Bộ Thông tin - Truyền thông và các Công ty Viễn thông nắm quyền, bạn thì lại nói là Bộ Công an, người thì bảo Bộ Nội vụ, người thì cho là bên Bộ Quốc phòng nắm giữ, ...

    Ai có hiểu biết về điều này thì trả lời giúp em 2 điều sau nhé:

    1. Cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền
    2. Thông thường trong những trường hợp nào thì dữ liệu sẽ được truy vấn?

    Em xin cảm ơn!
  2. uyenftu

    uyenftu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/11/2008
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    2
    1, nhân viên tổng đài các mạng điện thoại có thể đọc được tin nhắn của người khác
    2, Khi nó liên quan đến 1 vụ án nào đó đang điều tra.
  3. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Quyền được bảo mật thư tín, điện tín là quyền hiến định. Tuy nhiên thư tín, điện tín vẫn được thu giữ theo thẩm quyền thu giữ điện tín trong tư pháp được thực hiện bởi quyết định của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan điều tra ký khi xét cần thiết cho việc điều tra. Cơ quan điều tra gồm các cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra VKSND tối cao, Lực lượng kiểm lâm, Cảnh sát biển.
  4. anhminhk42

    anhminhk42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1
    Chú nhầm cơ bản rồi. Nội dung cuộc gọi qua các dịch vụ viễn thông chỉ được ghi log (thời gian bắt đầu, kết thúc, số gọi đến, gọi đi.v.v..) chứ không có ghi âm lại. Trong trường hợp cần thiết bên an ninh cài thiết bị nghe lén thôi.
  5. xoanquay68

    xoanquay68 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2009
    Bài viết:
    1.222
    Đã được thích:
    0
    Duy nhất CA, tình báo, quân đội đc fép. Bây h có bộ ghi nội dung roài.
  6. vitxau

    vitxau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/04/2010
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    chỗ em mới nhập 2 xe hay lắm, lắp trên khung của mitsu pajero với mer sprinter, bác nào thích nghe với ghi nào :-"
  7. cunyeuanh

    cunyeuanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    1
    Tớ có đồng quan điểm với bạn này.

    Vấn đề nội dung sms, tớ ko nghĩ họ biết nội dung được.
  8. KoPhaiEmSpam

    KoPhaiEmSpam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Quyền được giữ bí mật điện thoại và thư tín, điện tín của công dân là quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân, được pháp luật bảo vệ. Trong các trường hợp thông thường, xem trộm nội dung tin nhắn, nghe trộm nội dung điện thoại của công dân là vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp đang tiến hành điều tra thì các cơ quan điều tra vẫn phải làm đúng theo quy định của nhà nước về hoạt động điều tra. Làm trái với các quy định của hoạt động điều tra tức là vi phạm pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự, có thể bị khởi tố và xét xử, tùy vào mức độ vi phạm. Điều 125 bộ luật hình sự có quy định về tội này:

    Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
    1. Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Phạm tội nhiều lần;
    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    đ) Tái phạm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
  9. JWalker

    JWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.351
    Đã được thích:
    0
    Trời, đến vị trí điện thoại viên cũng có thể xem được nội dung thông tin sms cơ à, thôi mai em bỏ học em đi làm điện thoại viên đây...
  10. hoainamvuong

    hoainamvuong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    20/06/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    95
    cơ quan công an không bao giờ công khai việc truy vấn nội dung, nhưng thực tế vẫn làm, đặc biệt khi điều tra các vụ án quan trọng

Chia sẻ trang này