1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Có sách, truyện nào về VH, du lịch các nước giống "Ngón tay mình còn thơm mùi Oải hương" ko??

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi CRANBERRIES81, 17/11/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Đừng tin lời Hem. ;))

    Nguyễn Huy Thiệp là đàn ông, sống ở cái xh nào, cái cộng đồng nào, có nền tảng suy nghĩ, văn hóa là gì, so với cô Tư sống ở nơi khốn khó, đầy cái xấu nhưng cũng có nhiều cái đẹp, có nhiều tình thương, có nhiều lòng nhân ái?

    Người sống trong tình yêu thương cảm nhận về cái xấu, cái ác, cái nhẫn tâm khác với người sống trong cái xấu, cái ác, cái nhẫn tâm mà không cảm nhận đc tình yêu thương gì.

    Người nào hạnh phúc thì không thể cay nghiệt, sâu sát, trần trụi bằng kẻ bất hạnh được đâu. Tôi cảm thấy tốt đẹp là NNT may mắn hơn 1 số ng khác.
  2. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Anx nói hay quá! Rất đồng ý với bạn!
  3. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Thế nên đọc NNT em thấy rất nhanh quên, cái ác trong truyện của NNT chỉ là cái ác của phần con trong con người còn NHT lột tả đc cái ác trong phần người, cái ác tiến hoá mà chỉ con người mới có được.
  4. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    nguyễn Huy Thiệp thời kỳ đầu có một số truyện hay, chứ còn bây giờ thì chán chả buồn đọc, nhất là truyện Tiểu Long Nử hay là truyện gì về cái thằng bé nhà giàu bỏ đi bụi ấy. Đọc mà thấy nãn cho một nhà văn hàng đầu.
    tương tự thế là ông Nguyễn Nhật Ánh, đọc cho tôi xin một vé đi tuổi thơ mà thấy quá dở. Chẳng hiểu sao ai cũng ca ngợi bộ này
  5. maybeU

    maybeU Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/11/2008
    Bài viết:
    5.175
    Đã được thích:
    1
    Cũng đồng ý với bạn nốt. :D
  6. nouveau

    nouveau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/08/2005
    Bài viết:
    1.097
    Đã được thích:
    0
    Thì em đã nói là chỉ những truyện thời kỳ đấu của NHT thôi mà. Đúng là rất tiếc cho ông ấy, nếu duy trì đc thì NHT phải viết đc cỡ như Mạc Ngôn bên Tầu.
    Nguyễn Nhật Ánh thì em không nuốt nổi bộ nào, đọc thấy văn quá dễ dãi đến mức nhảm.
  7. jalanda.ngongan

    jalanda.ngongan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Truyện của Nguyễn Nhật Ánh là viết cho lứa tuổi teen, đừng ai lấy con mắt người lớn để nhận xét truyện của ông ấy.
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Có lần tôi đọc phải NNA, năm ấy tôi chừng 11-12t thì phải. Lần đầu tiên tôi biết có thứ văn bản dài mà rỗng đến vậy. Tôi sửng sốt lắm. Tôi đọc đi đọc lại, cố tìm xem cái thông điệp ẩn giấu là gì. Tôi nghĩ chắc là tại tôi dốt. Vì nghi hoặc nên tôi đọc thử quyển thứ 2. Đọc đc 1 tí thì tôi hiểu là k còn gì đáng ngờ nữa: Trên đời cũng có những ng viết rất nhiều chữ rỗng nội dung. (Trước đây tôi cứ tưởng chữ chở nghĩa.)

    May là sách mượn, không thì đã tốn mấy ngàn rồi.
  9. jalanda.ngongan

    jalanda.ngongan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2010
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Thì đó, tôi đã bảo rồi mà, truyện này dành cho tuổi teen, khi đó bạn chưa đủ tuổi teen mà đã đoc nên dung nạp chưa được là phải. Chưa bị tẩu hoả nhập ma là may đấy, giống như tôi cho bạn nghe nhạc thính phòng hoặc xem tranh trừu tượng bây giờ, nó vượt quá tầm của bạn, nên hẳn nhiên bạn chỉ thấy nhạc thính phòng bthuong như nhạc khác thậm chí ko hay bằng thứ nhạc bình dân bạn đang nghe, hay tranh trừu tượng thì như trẻ con bôi mực vào.

    Truyện NNA tôi đọc năm 9, 10 tuổi gì đó thì thấy dài khủng khiếp so với những bài đọc trong sgk hồi đó tôi học chỉ độ 1-3 trang sách, tôi nhớ là quyển Bong Bóng lên trời, Hoa hồng xứ khác... vừa đọc vừa khúc khích cười, mất độ một tuần vừa mải miết đọc vừa đánh vật để xong 1 quyển, đó là kỳ tích vể đọc sách của tôi. Sau này ở độ tuổi lớn hơn (độ vài năm sau đó) thì tôi đọc nốt các bộ khác Buổi chiều Windows, Còn chút gì để nhớ, đi qua hoa cúc... và đọc lại cả các quyển trước đây tôi đã từng đọc hồi 9, 10 tuổi và tôi đã có cảm nhận khác, tôi thấy nó hay hơn, hấp dẫn hơn, và cứ từng trang một trôi qua và quyển truyện hết lúc nào không hay, tôi thấy tiếc vì truyện đã hết.
    Năm tôi 18 tuổi, tôi đọc quyển Quán Gò Đi Lên và tôi lại có một cái nhìn khác về phong cách truyện của NNA, và bây giờ tôi đọc Lá Nằm Trong Lá, tôi lại có cảm nhận khác: đấy là sự khâm phục của tác giả dù đã lớn tuổi nhưng vẫn hiểu được tâm lý của tuổi mới lớn và cười cho bản thân mình vì cuộc sống đã làm mất đi một phần tuổi trẻ, và tôi cũng có cả hoài niệm, ít nhiều NNA là một phần tuổi thơ tôi. Tôi đã già, NNA cũng đã già, nhưng những câu chuyện của ông vẫn tràn tuổi trẻ.

    Thực ra việc bạn sợ tốn mấy ngàn mua sách là một điểm yếu của bạn. Tôi nói riêng, và tất cả chúng ta nói chung đều đối với cùng một sự việc sẽ có cách nhìn nhận khác nhau khi thời gian thay đổi.
    Cùng là một quyển sách, khi tôi đọc nó ở các độ tuổi khác nhau, lúc mức trải nghiệm của tôi tăng dần, tôi có những suy nghĩ khác nhau và nhìn nhận khác nhau. Vì tôi sở hữu quyển sách nên tôi có cơ hội đọc lại để thấy được sự trưởng thành trong nhận thức. Nếu chỉ là quyển sách đi mượn, tôi sẽ đọc xong và trả đi và sẽ không bao giờ có cơ hội nghiền ngẫm để biết được vì sao quyển sách đó lại cuốn hút nhiều người, và tôi đã cảm nhận quyển sách dưới những góc độ khác nhau như thế nào.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tôi post tạm hai truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ra đây, bạn nào chê văn của NNT còn "nông" lắm vào chỉ cho tôi xem văn cái "nông" trong văn NNT để tôi xem bạn đấy "sâu sắc" cỡ nào nhé:

    Đám đông nhỏ bé…

    Nguyễn Ngọc Tư


    Nhiều khi ớn chữ, tôi mua mấy tạp chí phụ nữ, thời trang về để… coi hình. Hững hờ để từng trang trôi qua tay mình, khuây khỏa được chút kia thì thương vương nỗi nọ. Mình không thể có trang sức này, quần áo này, bộ mỹ phẩm này hay cái túi xách, đôi giày này. Hoặc chúng quá hào nhoáng chỉ để trình diễn hoặc quá sang trọng, quý phái hoặc chúng quá đắt tiền. Giống như một mối tình không mơ mộng và hy vọng. Tôi nhớ tới má cùng chị, nghĩ, nếu cố gắng, mình cũng mua được một vài thứ bày biện trong tạp chí này để tặng hai người phụ nữ mình thương.

    Và má tôi sẽ xòe bàn tay chai sần quắt queo của mình, để quy đổi giá tiền cái túi xách ra… lúa, ra mấy giồng cải, bàng hoàng biết nó giá trị hơn cả một vụ mùa. Chị tôi chắc cũng bẽ bàng, chẳng có đôi giày nào hợp với đôi chân héo thường xuyên dầm trong nước, chẳng có bộ trang phục nào chị mặc để bưng bê trong cái quán giải khát nhỏ xập xệ bên đường. Chưa kể nội dung, chỉ giá bìa thôi, tạp chí đã là một thứ xa xỉ, với đám đông kiếm sống vất vả, tảo tần như má, chị tôi.

    Nhưng những tạp chí đó vẫn được người ta yêu thích. Những món hàng tinh tế, sang trọng, đắt đỏ và xa hoa vẫn được người ta mua. Cuộc sắm sửa của họ bình thản và nhàn tản như trẻ con mua viên kẹo, như tôi mua tờ báo, không một chút thắt lòng nào. Họ ít, nhưng là số-ít-gì-cũng-có.

    Vài lần trong đời, tôi cũng đứng về phía số ít đó, nên sau này không còn cực đoan quay quắt khi nhìn những cái sân tennis của huyện lỵ nghèo. Tập thở đều khi qua những cao ốc sang trọng những resort thơ mộng, giữ nhịp tim không đổi khi đứng trước miên man cỏ mượt sân golf. Tự nhủ, mình chẳng có lỗi gì.

    Tôi thật chẳng lỗi gì với bầy trẻ xóm chài kia, dù chúng không được vào cái bãi cát tuyệt đẹp mà tôi đứng ngắm biển chiều. Chỗ này ngày xưa, trước khi trở thành nơi nghỉ dưỡng cao cấp, đám trẻ đó đã từng chạy chơi. Và đứng ngoài rào, dì tôi sẽ không oán giận nếu tình cờ nhìn thấy đứa cháu ruột mình xênh xang trong một sân golf, nơi chỉ vài năm trước là mảnh ruộng của dì, cho đến một ngày dì bị bứt lìa đi, cỏ thay màu xanh của lúa. Không vì những điều như thế này mà người ta thôi sống và tận hưởng cuộc sống. Sáng nay tôi vẫn phải la cà quán xá dù ở miền quê xa xôi, bà ngoại tôi lụm cụm xách vài con tôm sú ra chợ xã bán, đổi chút tiền còm.

    Cũng đành, tôi đang cố rời đi nhưng những người thân tôi vẫn ở lại giữa đám-đông-nhỏ-bé. Cố cân nhắc trong mớ vốn liếng tiếng Việt của mình, tôi tìm được một cụm từ vụng về, cũng giống như mọi người vẫn đang xốc xáo từ điển để chọn những chữ thật dịu dàng cho số đông thương khó này, để lẩn tránh không phải dùng hai từ “tầng lớp…”.

    Những chuyên san phụ nữ và thời trang, chiếc Rolls-Royce, hay những sân golf là thí dụ. Chúng hiện diện, phát triển để chờ đợi người ta gọi đúng tên những khoảng cách đang ngày càng xa biệt.

    Chỉ là đôi lần chạnh nghĩ, một người viết ít nhiều đa cảm như mình mà giờ giả vờ thản nhiên rời bỏ đám đông nhỏ bé, thì những người mang chức phận, thường rất lạnh lùng và tỉnh táo, họ đứng về phía số-ít-gì- cũng-có, cũng là lẽ đương nhiên. Và đương nhiên, đám đông bị quên lãng, bị đẩy dạt đến những bìa trời. Tan tác.


    Những dấu hỏi phai…
    Cậu Ba nhắc, hồi nhỏ tao sợ chở con nhỏ này đi chơi. Nó hỏi bất tận làm tao trả lời muốn tắt thở.

    Trong ký ức của cậu, cứ đặt con bé lên yên sau xe đạp, ngay lập tức nó sẽ thẻ thọt, cậu ơi, sao cái áo cậu có màu xanh vậy, sao mồ hôi cậu có mùi chua chua vậy. Cảm hứng từ cái lưng áo to bè phần phật trước mặt nó, những câu hỏi bắt đầu tuôn tràn. Nước ở đâu mà ông trời lấy làm mưa ? Nếu cậu chở con đi tới mai thì có hết đường chưa ? Tại sao con chuồn chuồn biết bay mà người ta không biết ? tại sao con cá lội dưới nước không chết ngộp ? Tại sao cậu cười với cái dì đẹp kia mà không cười với dì xấu xấu ? Sao cậu không làm… con gái để thắt bím cho dễ thương ?

    Sau buổi đi dạo về thì cậu mệt đứt hơi. Bởi nó luôn luôn nảy ra câu hỏi mới sau khi cậu trả lời. Trả lời bừa bãi thì ân hận, quấy quá cho qua tất nhiên con bé không chịu, trẻ con thích khám phá tận cùng, đi đến tận cùng. Bởi trẻ con tin có tận cùng.

    Con bé ám ảnh cậu bằng những câu hỏi miên man, hỏi bất tận, hỏi dai dẳng… giờ đã lớn, vẫn tin có tận cùng, nhưng không hay hỏi nữa. Lâu lâu nhìn lại trong mớ đồ lưu niệm, thấy cái chân dung mà cậu Ba từng vẽ nó trên cuốn tập học trò, cậu khoanh tròn vo, sau đó đánh dấu chấm hỏi ở giữa, nó tự hỏi, đây là mình hồi nhỏ ?

    Bây giờ vẽ nó còn đơn giản hơn nữa, chỉ bằng một nét chì khoanh tròn là xong. Những câu hỏi khum khum như cái lưỡi câu nó không còn mang theo bên mình. Mười hai tuổi hỏi cô giáo sao đáp án của em giống hệt của bạn mà em ít điểm hơn. Cô cười chát như lá sung, tại bạn có đi học thêm. Nó định hỏi nữa nhưng nụ cười chát ngấm của cô giáo làm nó tần ngần.

    Con bé bắt đầu từ bỏ một khả năng thiên phú của mình, khả năng hỏi. Bởi càng lớn càng hoang mang trước cái gọi là tận cùng, hoặc không có tận cùng hoặc tận cùng là cái gì đó mơ hồ, nhưng buồn. Giống như bóc vỏ từng lớp vỏ của củ hành, để tìm ra cái chân lý nhỏ xíu ở trong, đôi khi, nó cũng héo quắt mất rồi, sau một hành trình cay xé chảy ròng nước mắt. Hồi mới đi làm cứ muốn hỏi cho bằng được, tại sao cái anh không biết chuyên môn gì hết mà ngồi vung vinh ở ghế trưởng phòng. Đồng nghiệp cười, vẽ một cái hình rộng trên đầu, hình dung như cái dù. Dấu chấm hỏi quăng ra bỗng như xóc ngược cái móc nhọn vào cổ, nghe rát.

    Thôi không hỏi như trẻ con nữa. Người ta ai cũng vậy thôi, cũng lớn lên, cũng thôi ngây thơ hồn nhiên, cũng biết ít nhiều, cũng nín… hỏi. Cơ quan quy định mặc áo đỏ không còn ai hỏi, “tôi thích màu xanh, tôi có thể mặc áo xanh ?”. Phường gọi nộp thuế thì nộp, chẳng thắc mắc, số tiền này năm ngoái các anh dùng làm những việc gì ? Đọc tin sáng thấy nói chuyện chạy chức, câu hỏi cứ nhảy nhót trên trang báo, vậy thì cái chức đó mang lại cho người ta lời lãi bao nhiêu mà họ đầu tư hàng trăm triệu, hàng tỉ ? Mà, vị công chức nọ thu vốn bằng cách nào, chứ tiền lương cộng lại sao đủ số tiền bỏ ra?

    Hỏi, ít ra sẽ làm cho người ta giật mình, toát mồ hôi tìm câu trả lời. Nhưng ngay cả chị bán vải ngoài chợ không lên tiếng hỏi, con bé kỹ sư nín thinh, cậu Ba nuôi cá dưới quê chỉ chặc lưỡi cho qua... Không hỏi vì đã ngấm ngầm biết, hoặc từng hỏi mà không nhận được câu trả lời, hoặc nhận được câu trả lời xa xa sự thật, hoặc đã đi đến tận cùng sự thật mà không được nói ra…

    Một cộng đồng cúc cung im lặng. Và những người lớn cứ viết trang đời mình bằng vài dấu hỏi ít ỏi, chỉ dấu chấm, dấu phẩy, chấm than và nhiều lắm những cái chấm lửng thẩn thơ trên giấy. Nghe trẻ con hỏi chuyện trăng sao trên trời mà nửa sợ nửa thương. Trẻ con ơi, trước khi khôn lớn giùm ơn chia sẻ ban tặng tụi người lớn chúng tôi sự khát khao… hỏi.

    Họ có làm sao thì cũng không phải lỗi của tôi. Ừ, nào phải lỗi của tôi. Không phải đâu…
  10. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    À vâng, chắc lúc ấy tôi bị đọc Hesse với Remarque nên chưa đủ độ "chín" >:) để đọc NNA. Phải có khả năng đọc văn bản dài và rỗng + rảnh rỗi tgian không có việc gì làm thì mới "cảm thụ" được NNA, chứ đọc mãi văn bản dài có nghĩa của mấy người khác thì chưa đủ. ;))

    Lúc ấy tôi còn non dại nên chỉ thấy thứ văn bản này đọc độ 2 giờ đã hết mà sao rỗng nghĩa, mất chừng ấy chữ mà không mang lại nghĩa gì. Sau này tôi mới hiểu có nhiều ng dễ dãi, sẵn sàng bôi dài cho một thứ rỗng nghĩa. Nhiều người, VD NNA, cứ tưởng có tình tiết truyện, diễn biến sự việc, vài nhân vật là đã thành được truyện. ;))

Chia sẻ trang này