1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

I ran, vũ khí hạt nhân và cuộc chiến với thế giới phương Tây

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 01/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
  2. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Mịe cái bọn Mõ sãd cả ngày đi phá đám Răng
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Những nguy cơ dẫn đến chiến tranh Iran

    Viễn cảnh Iran và các nước đối thủ phương Tây rơi vào cuộc đối đầu quân sự mà cả hai đều không muốn, có vẻ càng ngày càng khó tránh khỏi, đặc biệt sau vụ tấn công của nhóm người biểu tình quá khích Iran vào sứ quán Anh vừa qua.
    > Israel tấn công Iran?
    > Iran - Israel dọa đấu tên lửa


    Bài phân tích dưới đây của tạp chí Time chỉ ra những nguy cơ có thể đẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa Iran và các nước phương Tây.
    Nếu chiến tranh nổ ra giữa Iran và phương Tây, mỗi bên sẽ có rất nhiều bằng chứng trong tay để đổ lỗi là phía bên kia đã kích động cuộc chiến. Diễn biến mới đây nhất xảy ra trong tuần qua là một nhóm người biểu tình đã tấn công sứ quán Anh nhằm phản đối lệnh trừng phạt mà Anh nhắm vào nền kinh tế Iran. Không giống cuộc tấn công vào sứ quán Mỹ 32 năm trước tại Tehran, lần này không có bắt cóc con tin và cảnh sát Iran cuối cùng đã đẩy lui được những người biểu tình.
    [​IMG]
    Người biểu tình đập phá sứ quán Anh tại Tehran. Ảnh: AFP Bộ Ngoại giao Iran, sau đó lên án hành động này là “hành vi không thể chấp nhận của một số nhỏ những người biểu tình.” Động thái này của cơ quan đại diện chính phủ Iran ít nhất đã được lãnh đạo tối cao Ayatullah Ali Khamenei “bật đèn xanh”. Trong khi đó, một số thành viên khác trong chính quyền lại lớn tiếng ủng hộ những người biểu tình.
    Anh đã đáp trả lại bằng cách rút tất cả nhân viên sứ quán của mình ở Iran về nước và yêu cầu trục xuất tất cả quan chức ngoại giao của Iran ở London. Đức, Pháp và Hà Lan đã cho triệu hồi các đại sứ của các nước này tại Iran để tham vấn. Còn Na Uy đóng cửa sứ quán của họ ở Iran, sau đó mở lại.
    Cuộc xung đột ngoại giao này là tín hiệu về một cuộc chiến lớn hơn mang tính chiến lược đối với chương trình hạt nhân của Iran. Các nước thành viên Liên minh châu Âu đã nhóm họp hôm thứ năm để bàn về lệnh trừng phạt mới nhằm đập tan thách thức của Iran trước những yêu cầu của phương Tây trong vấn đề này. Pháp và Anh đã công khai kêu gọi hành động nhằm ngăn cản việc xuất khẩu dầu của Iran và hoạt động của ngân hàng trung ương Iran. Động thái này được cho là đang tìm cách bóp nghẹt nền kinh tế Iran buộc các nhà lãnh đạo Tehran phải xuống nước. Các biện pháp trừng phạt tương tự cũng có thể được Quốc hội Mỹ thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng.
    Nhưng giống như việc Mỹ và Israel trong nhiều năm qua luôn đe dọa sẽ có các hành động quân sự chống lại Iran, mà chưa bao giờ thực sự xảy ra, lệnh trừng phạt mới nhất cũng có thể chỉ là một lần đe dọa nữa nhắm vào Iran.
    Rốt cuộc thì, giảm lượng cung khoảng 2,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ việc cấm Iran xuất khẩu sẽ đẩy giá dầu trên thị trường thế giới lên cao và khiến cho nền kinh tế toàn cầu, vốn đang có nhiều vấn đề, rơi vào suy thoái. Nếu Iran coi lệnh phong tỏa ngân hàng trung ương được áp đặt giống như một hành động khơi mào cho một cuộc chiến tranh, quốc gia này có thể trả đũa bằng cách dùng đến lực lượng quân đội để đóng cửa eo biển Hormuz, nơi có đến 40% sản lượng dầu của vùng Vịnh Ba Tư được vận chuyển qua trước khi bán ra thị trường thế giới.
    Ở phương Tây, những lập luận nhằm một cuộc chiến quân sự rõ ràng là mạnh mẽ hơn. Các bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ trước đây và hiện nay đều cảnh báo rằng không nên áp dụng giải pháp quân sự cho thế bế tắc với Iran. Bởi vì các cuộc không kích, nếu hiệu quả nhất, cũng chỉ đơn thuần có thể làm chậm tiến bộ của Iran từ 1 đến 3 năm nhưng có thể làm tăng khả năng nước này sẽ tăng cường trang bị vũ khí hạt nhân. Kể cả các nhà xây dựng chiến lược quân sự của Israel như cựu giám đốc cơ quan tình báo Meir Dagan cũng cảnh báo rằng sẽ là một hành động chiến lược thiếu khôn ngoan nếu làm bùng nổ một cuộc chiến tranh tốn kém trong khu vực, mà chính Israel cũng khó tránh bị cuốn vào.
    Nhưng những lập luận đầy tính logic này có vẻ không ngăn cản được những phần tử ủng hộ việc chia rẽ hai bên. Những phần tử này ở cả phía Iran và phương Tây. Đó là những người, vì mục đích chính trị của họ, cố tình tạo ra những cảm giác về một cuộc khủng hoảng. Những người này tin rằng họ có thể kiểm soát được những căng thẳng chính trị giữa hai bên, và có đủ khả năng ngăn cản một cuộc đối đầu quân sự, nhưng lại khiến những người khác không cùng quan điểm với mình phải nhượng bộ. Rõ ràng, khó có một giải pháp hoàn hảo trong cuộc chơi này, đặc biệt trong bối cảnh hầu như không có đối thoại giữa hai bên.
    Tháng 12 năm trước, Đô đốc liên quân Mỹ Mike Mullen, người sắp kết thúc nhiệm kỳ của mình đã cảnh báo rằng “Chúng ta không có kênh đối thoại trực tiếp nào với Iran kể từ năm 1979. Và tôi nghĩ rằng điều đó gây ra nhiều tính toán sai lầm. Tính toán sai lầm có thể dẫn đến sự cường điệu hóa và hiểu nhầm về đối phương.” Ông còn lưu ý rằng ở vào thời điểm đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, Mỹ vẫn duy trì kênh đối thoại với Nga và điều đó giúp cho họ tránh được một cuộc đối đầu thảm khốc. “Chúng ta không có đối thoại với Iran, vì thế hai bên không hiểu nhau. Nếu có chuyện gì xảy ra, chắc chắn chúng ta không nắm được các thông tin chính xác, vì thế sẽ có những tính toán sai lầm. Điều này hết sức nguy hiểm cho cả khu vực này.”
    Và, tất nhiên, ngay cả khi các cuộc thảo luận đang trở nên sôi nổi ở phương Tây về tăng cường phong tỏa kinh tế và các hành động quân sự trực tiếp thì một cuộc chiến ngầm chống lại Iran đã được tiến hành và gia tăng rõ rệt qua các vụ đánh bom vào các cơ sở quân sự của Iran, thủ tiêu các nhà khoa học và chiến tranh trực tuyến. Những người tìm kiếm hành động quân sự của phương Tây mong rằng họ có thể tuyên bố Tehran đã khơi dậy sự thù địch. Mặc dù các lãnh đạo Iran đã rất kiềm chế trong việc đáp trả lại các cuộc tấn công bí mật, sự giận dữ đang nhanh chóng tăng lên trong các nhân vật cốt lõi của chế độ Iran. Hành động tấn công vào sứ quán Anh có thể là một động thái trả đũa có tính tượng trưng được nhà lãnh đạo tối cao Khamenei bật đèn xanh nhằm xả bớt cơn giận dữ đối với sự gia tăng các chiến dịch tấn công nhằm vào nước này.
    Ngoài ra, cuộc biểu tình có vẻ như là hành động của các phe đối lập với chính quyền Mahmoud Ahmadinejad thực hiện, với mục đích nhằm làm mất mặt ông này trước vòng đàm phán về hạt nhân tiếp theo với các thế lực phương Tây, đồng thời tăng uy tín cho phe đối lập trước cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra vào mùa xuân tới.
    Chiến dịch nhằm làm xấu đi mối quan hệ ngoại giao với Anh do chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani, một đối thủ nặng ký của Ahmadinejai, dẫn đầu. Trong khi Larijani ủng hộ cuộc tấn công vào đại sứ quán, Bộ Ngoại giao Iran lên án các hành động tấn công đó và cảnh sát trưởng, cũng là đồng minh của Ahmadinejad thề sẽ quyết tâm đưa các phần tử này ra xét xử.
    “Các đối thủ của ông Ahmadinejad hy vọng có thể loại bỏ được ông ấy bằng hành động gây ra các cuộc khủng hoảng ngoại giao mà không nhận ra cái giá phải trả cho những hành động đó đắt đến mức nào, bởi trong lúc này Iran đang chịu một áp lực lớn từ cộng đồng quốc tế,” một nhà phân tích chính trị ở Tehran nói với tờ Thời báo Tài chính.
    Trong khi một số phe phái ở Iran có lợi ích từ việc thêm dầu vào lửa trong cuộc khủng hoảng giữa Tehran với phương Tây, nhiều nước phương Tây cũng đang hành động tương tự. Họ tin rằng chỉ đe dọa phong tỏa kinh tế hay chiến tranh mới có thể buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân.
    Báo cáo gần đây nhất của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế công bố đầu tháng trước đã không gây được sự phấn khích trong giới chức phương Tây trong vai trò thay đổi tình hình, bởi lẽ lần đầu tiên báo cáo cho rằng Iran đã có các hoạt động nghiên cứu xây dựng các đầu đạn hạt nhân dù chủ yếu diễn ra từ năm 1998 đến năm 2003. Nhưng báo cáo gần như không có gì mới, không đưa ra được bằng chứng về việc hiện nay Iran đang triển khai vũ khí hạt nhân, và không dành được sự ủng hộ của phần lớn các nước khác ngoài khối đồng minh phương Tây, những nước vốn luôn hoài nghi về các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm cô lập Iran.
    Những lập luận mà Mỹ và các đồng minh đưa ra rằng chương trình hạt nhân của Iran đe dọa tới an ninh toàn cầu tương tự như việc phỏng đoán Iraq có thể làm gì một khi nước này tiếp cận được các phương tiện kỹ thuật để sản xuất vũ khí hạt nhân hơn là việc hiện nay nước này có đang sản xuất hạt nhân hay không.
    Không có lệnh trừng phạt mới nào của LHQ từ sau khi báo cáo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế được công bố. Đó cũng là lý do Mỹ và các nước đồng minh phương Tây đang ra sức tìm kiếm những biện pháp trừng phạt đơn phương mới và hy vọng dùng sức mạnh kinh tế, đặc biệt là với biện pháp trừng phạt ngân hàng, buộc các bên thứ ba phải miễn cưỡng tuân thủ.
    Trong khi đó, Israel đe dọa tấn công quân sự vào Iran nếu Tel Aviv tin rằng các biện pháp trừng phạt áp đặt của các nước phương Tây không ngăn cản được quyết tâm của Iran. Hiện còn không ít nghi ngờ về việc liệu Israel hành động một mình hay không cũng như hành động này của Israel sẽ hiệu quả đến mức nào. Nếu so với những cuộc chiến trong khu vực do Mỹ và NATO dẫn đầu thời gian qua, năng lực quân sự của một mình Israel kém xa.
    Thế giới đang theo dõi một cuộc chơi chính trị: Các cường quốc phương Tây đang tăng cường vị thế của mình, đe dọa chiến tranh kinh tế và thậm chí là hành động quân sự để buộc Iran nhượng bộ. Về phía Iran, họ tin rằng họ có thể chống đỡ bất kể những gì phương Tây và Israel nhắm vào nước này, đồng thời cũng có thể tiến hành một vài cuộc tấn công có tính cảnh báo và tượng trưng. Để tránh một cuộc leo thang xung đột có thể dẫn đến chiến tranh, cả hai bên sẽ phải tìm ra lối thoát mà không bị bẽ mặt hoặc làm mất mặt đối phương. Điều này cần các thủ thuật ngoại giao, một thứ hiện không tồn tại trong mối quan hệ giữa phương Tây và Iran.
    Cao Thu (theo Time)​
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Liệu Israel có tấn công Iran?

    Những lời thẳng thừng về biện pháp quân sự với Iran đã được Israel đưa ra, và đáp lại là các tuyên bố không kém cứng rắn từ Tehran. Một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt năng lực hạt nhân của Iran liệu có xảy ra không và hậu quả thế nào?



    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu của Israel. Ảnh: Asbarez Hôm 8/11, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra một báo cáo cùng với phụ chương 13 trang nghi ngờ Tehran đang tiến hành nghiên cứu trên mọi phương diện để sản xuất vũ khí hạt nhân, kể cả gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Điều này đó có nghĩa là những chiến dịch phá hoại của Israel nhằm làm tê liệt các cơ sở làm giầu nhiên liệu hạt nhân mà Israel dựa vào để thay thế cho các cuộc tấn công quân sự đã thất bại, không đem lại kết quả như mong muốn và Israel không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tấn công quân sự trực tiếp nếu muốn phá hủy các cơ sở hạt nhân của Iran.
    Tình hình hiện nay cũng làm người ta nhớ lại sự kiện tháng 1/2008 khi Israel thử thành công tên lửa đạn đạo tầm xa, sau khi lớn tiếng cảnh báo rằng “mọi lựa chọn” đều bỏ ngỏ trên bàn nhằm chống lại Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.
    Hiện có các thông tin cho rằng Israel đang phát triển loại tên lửa đất đối đất Jericho-3 có khả năng được trang bị đầu đạn hạt nhân, đạn hóa học hay sinh học và có tầm bắn xa đến 4.500 km. Israel cũng là nước duy nhất ở Trung Đông có lực lượng hạt nhân không tuyên bố với kho vũ khí khoảng 200 đầu đạn. Tờ Newsweek của Mỹ tháng 9 vừa qua đưa tin Mỹ đã bán cho Israel 55 quả bom phá công sự ngầm.
    Israel cũng chế tạo ra một loại bom 500 kg để công phá các mục tiêu nằm sâu dưới lòng đất. Những quả bom này có thể sẽ được dùng để tấn công các cơ sở hạt nhân được bảo vệ cẩn thận ở Iran.
    Về năng lực tấn công, Israel thiếu các máy bay ném bom tầm xa. Tuy nhiên các chiến đấu cơ F-15 hay F-16 do Mỹ chế tạo cũng có thể là công cụ để Tel Aviv sử dụng nếu tấn công các mục tiêu ở phía tây Iran, và thậm chí sâu hơn nữa trong đất liền, nếu sử dụng tiếp liệu trên không.
    Israel cũng có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Jericho với đầu đạn thông thường, theo nghiên cứu của một nhóm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế của Mỹ năm 2009. Họ đã xây dựng một kịch bản có thể nếu việc tấn công Iran xảy ra, để đo lường tình thế và hệ quả.
    Các tàu ngầm Dolphin của Israel được cho là có đủ khả năng mang các tên lửa đa mục tiêu với đầu đạn thông thường và hạt nhân. Tel Aviv có thể đưa các tàu này qua kênh đào Suez của Ai Cập, như từng làm khi căng thẳng xảy ra năm 2009 - để đến được vịnh Persian. Một khả năng nữa là các đội biệt kích tinh nhuệ của Israel có thể được triển khai đến các mục tiêu cụ thể để tiến hành các cuộc tấn công bí mật và bất ngờ. Các phi cơ không người lái tầm xa sẽ hỗ trợ về trình sát và thậm chí cả oanh kích.
    Israel cũng có thể đang phát triển "chiến tranh mạng" và sử dụng kỹ thuật cao kết hợp với các gián điệp để tiến hành chiến dịch lật đổ phá hoại.
    Câu hỏi bây giờ là liệu Israel có tiến hành một cuộc tấn công quân sự hay không?
    Và nếu câu trả lời là có, thì câu hỏi tiếp theo là khi nào? Những câu hỏi như vậy đang được giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tranh luận. Điều chắc chắn là bất cứ cuộc tấn công quân sự nào của Israel cũng mang tính đơn phương bởi vì các nước phương Tây, kể cả Mỹ, hiện không sẵn sàng ủng hộ bất cứ một cuộc mạo hiểm quân sự nào vào lúc này. Lập trường chung lúc này là: các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt Iran cần được ưu tiên để buộc Iran "hiểu chuyện" và từ bỏ các kế hoạch làm giàu nguyên liệu hạt nhân ở mức có thể chế tạo vũ khí.
    Tại Tel Aviv, giới chính trị, quân sự và tình báo Israel tin rằng một cuộc tấn công quân sự trực tiếp chống lại Iran đã chín muồi. Nếu Israel không hành động trước cuối tháng 11 thì thời tiết mùa đông đang ập đến và các đám mây dầy đặc bao phủ khu vực có thể sẽ làm cho các cuộc tấn công bằng tên lửa bị thiếu chính xác.
    Áp lực ngoại giao và chính trị từ Mỹ và các nước phương Tây khác cũng ít có khả năng có tác động đến quyết sách của Israel. Lý do là quyết định của Israel chủ yếu chịu tác động bởi những đánh giá của giới quân sự và tình báo về khả năng thắng lợi của một chiến dịch chớp nhoáng.
    Một thắng lợi đối với Israel có nghĩa là phải phá hủy được các cơ sở làm giàu hạt nhân và thắng lợi trong việc triệt tiêu khả năng trả đũa bằng chiến tranh của Iran thông qua một đòn phủ đầu. Tháng 6/1981 khi máy bay Israel ném bom lò phản ứng hạt nhân Osirak đang được xây dựng của Iraq thì nguy cơ trả đũa của Iraq không đóng một vai trò đáng ngại, bởi Iraq không có khả năng tiến hành một cuộc tiến công trả đũa đối với Israel.
    Iran ngày nay khác Iraq năm 1981. Iran có một khả năng đánh trả mạnh mẽ bằng các tên lửa tầm xa của mình. Vì lực lượng không quân của Iran tương đối yếu do nhiều máy bay không hoạt động được vì bị trừng phạt nên rất có thể Iran sẽ chủ yếu dựa vào lực lượng tên lửa trong trường hợp phải trả đũa Israel. Cho nên lực lượng của Israel phải hoặc là triệt tiêu khả năng đánh trả trước khi tấn công các cơ sở hạt nhân hoặc phải tiến hành hai chiến dịch cùng một lúc.
    Nếu Israel thành công trong việc phát hủy các cơ sở hạt nhân và triệt tiêu được khả năng trả đũa của Iran, thì Tehran chỉ còn hai lựa chọn: (i) phong tỏa Eo biển Hormuz để gây tắc nghẽn nghiêm trọng cho đường vận chuyển dầu hay (ii) tiến hành một chiến dịch phá hoại lâu dài chống lại phương Tây mà không làm ảnh hưởng đến nguồn cung dầu lửa.
    Phong tỏa Eo biển Hormuz sẽ ảnh hưởng không những đến nền kinh tế thế giới mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của Iran vào lúc mà họ đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng do bị trừng phạt. Khả năng thành công trong một chiến dịch phá hoại lâu dài cũng không chắc chắn vì Iran không chắc sẽ giành được sự ủng hộ của cộng đồng Ảrập, vì họ lo ngại cả Israel và chương trình hạt nhân của Iran. Chắc chắn họ sẽ lên án cuộc tấn công quân sự của Israel, nhưng không làm gì hơn để ủng hộ Iran.
    Các nước cân nhắc lợi hại

    Mỹ là nước tiên phong muốn “thay đổi chế độ” ở Iran với lý do nước này tiến hành chương trình hạt nhân bị nghi ngờ là nhằm phát triển vũ khí. Hiện nay quân đội Mỹ đang ở vị trí thuận lợi, dễ dàng huy động, triển khai từ ba mặt là hạm đội Mỹ ở Vùng Vịnh, quân đội Mỹ ở Iraq và từ Afghanistan. Tuy nhiên, nếu trước đây, vì một vài lý do Mỹ không thể tấn công Iran thì hiện giờ Mỹ lại càng không thể.
    Một cuộc tấn công đơn phương của Israel chắc chắn sẽ hủy hoại quan hệ Mỹ-Israel vì một cuộc tấn công như vậy chắc chắn sẽ đảo lộn chiến lược của Mỹ ở khu vực, đe dọa trực tiếp đến triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Mỹ do giá dầu tăng và khả năng tái cử của Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới và trực tiếp đe dọa tính mạng lính Mỹ.
    Bất chấp tuyên bố rút gần như toàn bộ quân đội khỏi Iraq và Afghanistan, hiện quân đội Mỹ vẫn còn rất đông ở hai quốc gia này. Do đó, bất cứ một hành động đơn phương nào nhằm tấn công Iran đều có thể đặt sinh mạng của lính Mỹ ở cả Iraq lẫn Afghanistan vào vòng nguy hiểm do nguy cơ bị người Iran trả đũa.
    Rõ ràng hành động đơn phương chống lại Iran mà không có sự đồng thuận của Mỹ sẽ hủy hoại các lợi ích của đồng minh quan trọng nhất của Israel. Giới chức Tel Aviv luôn nhận thức đầy đủ về vấn đề này.
    Tại Washington, Lầu Năm Góc cho biết lập trường của Mỹ vẫn là tiếp tục tập trung vào việc sử dụng các đòn bẩy ngoại giao và kinh tế để gây áp lực với Iran.
    Nga và Trung Quốc đều có lập trường chính thức phản đối việc phổ biến vũ khí hạt nhân, nhưng họ ủng hộ “chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình” của Iran. Cả hai đều có lợi ích chiến lược và kinh tế ở Iran. Trong khi Nga giúp Iran xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Bushehr và có chương trình bán vũ khí cho Iran thì Trung Quốc đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí ở Iran. Dầu nhập khẩu từ Iran chiếm một phần cực kỳ quan trọng trong tổng nhập nhiên liệu của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của trang tin kinh tế ETCN, mức tăng dầu nhập từ Iran so cùng kỳ lên đến 50%, đưa Iran trở thành nhà cung cấp lớn thứ ba về dầu lửa cho Trung Quốc.
    Bắc Kinh và Moscow được dự đoán sẵn sàng phản đối bất kỳ nghị quyết mới nào tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhằm tăng thêm biện pháp trừng phạt Iran. Moscow đang kêu gọi một quá trình từng phần để giảm bớt những biện pháp hiện tại nhằm đánh đổi các hành động của Iran để giải tỏa những quan ngại của quốc tế đối với chương trình hạt nhân mà Teheran nói là hoàn toàn vì mục đích hòa bình.
    Chính phủ Đức cũng gợi ý rằng cuộc tranh chấp cần được giải quyết thông qua sức ép ngoại giao. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức nói hôm đầu tuần này rằng ngoại giao "tiếp tục là biện pháp chủ yếu để đạt tiến bộ trong việc giải quyết mối đe dọa này đối với hòa bình và an ninh của khu vực và quốc tế.”
    Phản ánh mối lo ngại của khu vực đối với khả năng Israel tiến hành tấn công quân sự Iran, một quan chức của chính phủ Kuwait nói nước Vùng Vịnh này sẽ không cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bàn đạp để tấn công bất kỳ nước láng giềng nào. Năm 2003 Kuwait được sử dụng làm căn cứ cho cuộc xâm lược Iraq do Mỹ khởi xướng. Tin tức từ Trung Đông cho biết, Saudi Arabia có thể sẽ xem xét đến việc cho phép máy bay của Iran được tiếp dầu trong trường hợp Iran tiến hành trả đũa Israel.
    Một kịch bản như Iraq năm 1981 không dễ lặp lại trong bối cảnh hiện nay. Với những lời lẽ cứng rắn từ ban lãnh đạo Iran, có thể dự đoán rằng một vụ tấn công vào Iran sẽ không khác nào sẽ châm ngòi một thùng thuốc súng lan khắp khu vực, bởi Tehran có quyết tâm và phương tiện để trả đũa.
    Phạm Ngọc Uyển
  5. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
    Hé hé, anh Iran bắn rơi con RQ-170 Sentinel- máy bay do thám tuyệt mật của Mỹ. Thật ra là "tóm" được nó với hư hỏng không đáng kể, chắc ảnh quăng lưới giống CA VN mình:

    [​IMG]

    http://rt.com/news/iran-us-drone-shot-001/

    Iran's military says it has shot down a US reconnaissance drone aircraft in eastern Iran, state TV reports. According to reports, Iranian authorities managed to seize the unmanned aircraft upon being downed, which they claim received "minimum damage."
    "Iran's military has shot down an intruding RQ-170 American drone in eastern Iran," an unnamed source has reportedly told Iran's Arabic-language television network.
    The RQ-170 sentinel "is a low observable unmanned aircraft system which the United States Air Force uses to "directly support combatant commander needs for intelligence, surveillance and reconnaissance to locate targets."
    According to the semi-official Fars news agency, Iran says it will continue to respond in kind to any drones that have violated the country's airspace, even from outside the country's borders.
    The US military has yet to comment on the report.
    In July, Iranian officials also claimed a US drone was shot down while flying over the city of Qom, which authorities say was gathering intel on a nearby nuclear facility.
    Sunday’s reports of the downed drone come as the conflict between the US and Iran centering around the Islamic republic's alleged nuclear weapons program continue to intensify.
    In November, the International Atomic Energy Agency (IAEA) Board of Governors passed a resolution urging Iran to provide access to its nuclear facilities to UN experts.
    The resolution followed a November 8 IAEA report which claimed Iran had been actively developing weapons.
    While Iran has continued to maintain that their nuclear ambitions are for peaceful purposes, the US and the European Union have chosen to tighten sanctions on key Iranian industries.
    Diplomatic tensions between Iran and the West continued to intensify after dozen's of Iranian students stormed the British embassy in Tehran Tuesday in response to the unilateral imposition of sanctions.
    Britain immediately shut down its embassy in Tehran and subsequently closed the Iranian embassy in London on Wedensday, expelling all of its staff.
    Other European countries also responded in kind, as Norway closed its embassy in Tehran, while Germany, ITaly, Sweden, and the Netherlands all opted to recall their ambassadors.
    As the threats of even tighter sanctions loom over the country, Iran’s foreign ministry had responded that any attempts by the West to block oil exports would be met with a doubling of crude oil prices on the global market.
    "As soon as such an issue is raised seriously the oil price would soar to above $250 a barrel," foreign ministry spokesman Ramin Mehmanparast reportedly said.
    Iran, which received some $56 billion in the first seven months of 2011 from crude oil exports, is the world's third-largest crude exporter and heavily dependent on revenues generated from the trade.
    And while no final agreement on an oil embargo against Iran has been agreed upon within Europe, tougher sanctions could be be finalized next week, as various EU heads of state are set to meet for a summit this coming Thursday.

    Các bác dự xem là con RQ này sẽ sớm về tay ai: Nga hay Trung =))

    [​IMG]

    [​IMG]

    Không hiểu stealth kiểu gì mà bị phòng không rởm của Iản với S-300 tự chế mà còn bị hạ các bác rồ Mỹ nhỉ =)) =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Chà. kịch bản cuộc chiến Iran coi bộ rõ ràng rồi đây, Mỹ không muốn con Sentinel này vào tay Nga-Trung, lên sức ép lên Răng. Răng đ,é.o nghe, Mỹ cho đặc nhiêm vào định phá huỷ nó, Răng bắt được đòi treo cổ chặt đầu online trên mạng, Mỹ cho quân đánh Iran để cứu Seal Team của mình và phá huỷ luôn Iran (phần phá huỷ Sentinel cũng nằm trong kế hoặc phá huỷ Iran luôn)

    Mời các bác chém.
  6. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...Thử xem hàng phòng thủ của Man-chét-tơ U-ni-tét thế nào thôi, chứ trận đó đâu có "ngáng giò" nhau đâu mà có thẻ đỏ...=))
  7. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    7
    Cái của bị hư hỏng nhẹ này mang bán cho anh Tung Của được ối xèng. :))
  8. ngochai12a2

    ngochai12a2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2008
    Bài viết:
    1.861
    Đã được thích:
    906
    quả này chắc Nga với TQ tranh nhau mua [:D]

    Đọ tiền chắc Nga thua, ko thể chi đậm kiểu TQ được. Nhưng mà nếu đổi lấy một số thứ khác như quan hệ hay sự bảo hộ thì NGa lại hơn . Nga nó sát vách Iran mà . Nếu thằng Israel có ý đồ, Nga nó lại cho vài con A-50 AWACS bay chỉ điểm cho phòng không Iran táng F-15, F-16 của Israel . Thách tiền thằng Is cũng ko dám bắn mấy con A-50 đó ;))

    Mà có khả năng bọn răng nó bắt cá 2 tay. Cho bọn Nga coi trước và nếu bọn Nga thích thì lấy luôn thiết bị điện tử . Sau đó bán lại cho TQ cái xác =)).
  9. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Miềng không ủng hộ iran có vũ khí hạt nhân.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Miềng không ủng hộ iran có vũ khí hạt nhân.
  10. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Lúc đó là WW3 thiệt rồi chứ dám không dám gì nữa bác [:D];))[:D]

Chia sẻ trang này