1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

I ran, vũ khí hạt nhân và cuộc chiến với thế giới phương Tây

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vnmajor, 01/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alansaint

    alansaint Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2009
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    350
    Tướng Nga: 'Chiến tranh Iran diễn ra trước mùa hè'

    Giới quân sự Nga tiên liệu một cuộc xung đột lớn giữa Iran và các nước phương Tây có khả năng xảy ra trước mùa hè này và lan tỏa đến các khu vực phía nam của nước Nga.
    Đại tướng Nikolai Makarov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga vừa phát biểu trong một cuộc họp báo tại Moscow cho hay: "Rõ ràng Iran là một điểm nhạy cảm. Tôi nghĩ rằng một vài quyết định có thể sẽ được đưa ra trước mùa hè tới". Ông nói thêm rằng Iran có khả năng “đáp trả sắc bén” đối với cuộc tấn công như vậy.

    Một tướng cấp cao khác của Nga, Đô đốc Vladimir Komoyedov, cũng nói rằng với tình hình các bên tăng cường lực lượng quân sự ở Vịnh Ba Tư như hiện nay, bất kỳ một mồi lửa nào cũng châm ngòi cho một cuộc xung đột mang tính toàn khu vực.

    Đô đốc Komoyedov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Nga, đã nói với các tùy viên quân sự nước ngoài tại Moscow rằng giờ đây Mỹ có thể tấn công Iran vào bất kỳ thời điểm nào, bằng một cuộc pháo kích đồng loạt của 450 tên lửa Tomahawk từ các tàu chiến của họ đang được triển khai trong khu vực.

    Nga lo ngại rằng một cuộc xung đột trong Vịnh Ba Tư có thể lan đến khu vực Kavkaz phía nam nước Nga.

    Tướng Makarov cho biết, Bộ tư lệnh Nga đã thành lập một “Trung tâm tình hình” để theo dõi những phát triển mới “trên thực tế” ở Vùng Vịnh. “Chúng tôi đang phân tích tình hình 24/24 và không loại trừ bất cứ một khả năng nào", ông nói.

    Giới truyền thông Nga trích nguồn tin bộ Quốc phòng nói rằng các căn cứ quân sự của Nga trong khu vực Kavkaz ở Armenia, Nam Ossetia và Abkhazia, đã được thông báo tình hình. Các chuyên gia quân sự dự đoán rằng Mỹ có thể sẽ tiến hành các cuộc tiến công qua đường Thổ Nhĩ Kỳ, và như vậy thì rất có thể Gruzia và Azerbaijan cũng bị cuốn vào cuộc xung đột.

    Tờ Nezavisimaya Gazeta đưa tin các tàu chiến của Nga tại Hắc Hải đã được triển khai đến khu vực gần với Gruzia để chuẩn bị đối phó nếu có chiến tranh, trong khi hạm đội ở biển Caspian được tái điều động từ Astrakhan tới các hải cảng gần Azerbaijan.

    Chương trình tập trận hàng năm của quân đội Nga trong năm nay sẽ được nâng cấp từ mức chiến thuật huấn luyện lên mức chiến lược. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các kế hoạch tiếp viện thêm 40 máy bay và phiên chế thêm hai đơn vị đặc nhiệm cho Quân khu Nam.

    Nguy cơ về một cuộc chiến nhằm vào Iran đang được nhắc tới trong những ngày qua, sau khi Israel công khai việc sẵn sàng có hành động quân sự nhằm vào quốc gia Hồi giáo. Hải quân Mỹ và các nước khác mới đây có cuộc tập trận đổ bộ ở bờ đông nước Mỹ, theo kịch bản nhằm vào một đối phương giả định có nhiều điểm tương đồng với Iran. Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ mới đây vượt qua eo biển Hormuz, nơi Iran từng đe dọa phong tỏa và yêu cầu các tàu sân bay của Mỹ không tiến vào.

    Iran trong thời gian qua tiến hành hàng loạt cuộc tập trận hải quân, và vừa công bố việc chế tạo thành công các thanh nhiên liệu và đưa vào một lò phản ứng. Động thái này được dự đoán là sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây.

    Vnexpress.net
  2. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.953
    Đã được thích:
    481
    có thể Iran sẽ dở trò đột kích táo bạo bằng đường không có lực lượng abc nhảy dù xuống Ixrael ...
  3. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Israel có thể qua mặt Mỹ để đánh Iran

    Theo nguồn tin tình báo rò rỉ của Mỹ, các quan chức Israel nói rằng nếu như họ quyết định tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân Iran, họ sẽ làm vậy mà không cần Mỹ có biết hoặc thông qua việc này hay không.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-15 của Israel
    Thông điệp trên do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak truyền tải với một số quan chức cấp cao của Mỹ trong chuyến đi công du. Hãng tin AP đã trích lời của quan chức tình báo Mỹ. Vị quan chức này nói về các thỏa thuận chiến lược nhạy cảm về điều kiện giấu tên. Cả Mỹ và Israel đều từ chối đưa ra bình luận liên quan. Tel Aviv khăng khăng rằng, chiến lược của họ là rất quan trọng để bảo vệ Washington không bị chỉ trích vì đã không thể ngăn chặn cuộc tấn công của Israel nếu như điều này xảy ra. Nhưng cách làm này cũng cho thấy Israel đã vỡ mộng như thế nào trước quan điểm của Mỹ về cuộc xung đột này.
    Mỹ đã nói với đồng minh của mình ở Trung Đông rằng họ sẽ không tiến hành hành động quân sự chống lại Iran, cũng như hậu thuẫn cho hành động đơn phương của Israel. Washington ủng hộ các lệnh trừng phạt cứng rắn như một cách để ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
    Thông tin về các dự định đơn phương của Israel bị lộ ra trước chuyến thăm quan trọng của ông Netanyahu tới Mỹ vào đầu tháng Ba này. Thủ tướng Israel được cho là đã yêu cầu các bộ trưởng của mình không công bố nội dung thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran vì lo ngại ảnh hưởng tới chuyến đi sắp tới.
    Báo cáo về "yêu cầu khóa miệng" này công bố một gnày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Barak có một bài phỏng vấn dài trên truyền hình, mà trong đó ông này nói vê các mối đe dọa mà Iran mang lại.
    Các quốc gia phương Tây và Israel đều tin rằng chương trình làm giàu uranium của Iran là nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân. Israel dự định không để cho điều này xảy ra. Iran kiên quyết nói rằng chương trình của họ chỉ nhằm mục đích dân sự.
    Các căng thẳng lại bùng phát vào hồi cuối tuần qua khi báo cáo giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc bị rò rỉ cho biết "các lo ngại nghiêm trọng liên quan tới các tầm cỡ quân sự tiềm năng đối với chương trình hạt nhân của Iran".
    Trong nỗ lực cuối cùng để cản bước tham vọng của Iran, Mỹ và EU đã ban hành lệnh trừng phạt lên ngành công nghiệp dầu lửa của Iran. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt này đã thất bại do các khách hàng dầu lửa truyền thống và chủ yếu của Iran vẫn không thể không mua dầu của nước này. Trong khi đó, Thủ tướng Nga lại tuyên bố ủng hộ việc Iran có hạt nhân và cho rằng các nỗ lực của phương Tây thời gian qua chỉ nhằm thay đổi chế độ tại Iran.

    • Lê Thu (theo RT)
  4. thanhpr0

    thanhpr0 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2012
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    46
    Mấy hôm nay đưa tin Israen và Iran rầm rộ thế mà các bác chả thấy bản luận gì cả
    Chọn lựa nào cho Israel nếu tấn công Iran?

    [​IMG] - Lực lượng không quân Israel đang cân nhắc các chọn lựa tấn công khác nhau chống Iran.

    Cuối mùa hè năm 1961, Tổng thống John F.Kennedy đã yêu cầu lực lượng không quân lên kế hoạch về một vụ tấn công hạt nhân đầu tiên vào Liên Xô. Kế hoạch này bao gồm 55 máy bay ném bom B-52 đánh 80 mục tiêu nhằm làm suy yếu 80-90% lực lượng không quân tầm xa và lực lượng rocket chiến lược của Liên Xô.

    Do các căn cứ hầu hết ở những vùng xa xôi của Liên Xô, nên ước tính con số thương vong chưa đầy 1 triệu người. Đã mất hơn 20 triệu người trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại gần đây, tư duy chung là Moscow không thể phản ứng, đặc biệt kể từ khi lực lượng hạt nhân của họ bị suy giảm, lỏng lẻo và không hiệu quả trong khi Mỹ vẫn giữ lại được một lực lượng tác chiến có thể tiêu diệt Liên Xô. Tổng thống Kennedy đã nghĩ về điều không thể ấy từ 51 năm trước đây.

    [​IMG]
    Các máy bay chiến đấu Israel. Ảnh: mideastposts


    Ngày nay, lực lượng không quân Israel (IAF) đang cân nhắc các chọn lựa tấn công khác nhau chống Iran. Điểm nổi bật khi đánh Iran mà IAF phải đối mặt là hoạt động tác chiến nhằm vào các mục tiêu cách xa cả ngàn km ngay ở không phận thù địch. Israel không có máy bay ném bom tầm xa, chỉ có máy bay ném bom chiến đấu F-15 và F-16 tương đối nhỏ, sẽ phải tiếp dầu ít nhất một lần trong hành trình đi lại hơn 3.000km.

    Khoảng cách chỉ là một phần của vấn đề. Để tới được Iran, lực lượng tác chiến Israel sẽ phải bay qua lãnh thổ thù địch. Một lộ trình có thể là đi qua Syria, và có khả năng sẽ bị đáp trả. Lộ trình khác đưa IAF đi qua Ảrập Xêút; người Ảrập Xêút có thể chấp nhận vì e ngại một Iran có vũ khí hạt nhân. Một khả năng khác là bay qua Iraq, nước có lực lượng không quân không đủ khả năng ngăn chặn một hoạt động như vậy, nhưng Baghdad có thể sẽ cảnh báo Tehran về những gì diễn ra.

    Các tài sản không quân của Iran có F14 của Mỹ và MiG29 của Nga, thế hệ tương đương như F-15 và F-16 của Israel. Iran cũng còn ít F4 F-4 Phantom và F-5 cũ kĩ của Mỹ. Máy bay Isarel thì mới hơn, được nâng cấp các khả năng, vì do phi công “đẳng cấp” hơn điều khiển. Trong khi đó, Iran lại sở hữu cả một mạng lưới tên lửa đất đối không, bao gồm SA-5 cho các mối đe dọa độ cao, SA-15 thì xuyên qua mục tiêu thấp hơn và cả các tên lửa Super Hawk của Mỹ. Họ còn có các tên lửa phòng không mới nhất của Nga S-300. Kể từ khi Israel không có các nguồn lực để vô hiệu hệ thống phòng không này, họ sẽ phải đối mặt với chúng trong một cuộc chiến và IAF sẽ không tránh khỏi tổn thất lớn.

    Chọn lựa hạt nhân

    Hơn thế nữa, một số nhỏ các máy bay tiếp dầu Boeing KC-135 mà Israel sở hữu (cùng là gót chân Achilles của IAF) sẽ cần có đội máy bay chiến đấu hộ tống, trừ khi việc tiếp dầu diễn ra trước khi tiến vào Syria hay không phận Ảrập Xêút. Trong trường hợp này, các máy bay chiến đấu của Israel sẽ không gặp thuận lợi để tác chiến trên không dọc trên đường tới hoặc ngay ở Iran. Mặt khác, việc tiếp dầu lại phải tiến hành ngay ở không phận có khả năng thù địch.

    Với Israel, các mục tiêu Iran trải rộng từ ngoài Tehran ở phía bắc tới Busheher ở phía nam, nghĩa là cuộc tấn công nhiều hướng có thể là điều cần thiết. Thêm vào đó, một số mục tiêu lại nằm sâu trong lòng đất. Mỗi chiếc F-15 có thể mang một quả bom “phá hầm ngầm” GBU-28 do Mỹ sản xuất. Khó có thể chắc chắn rằng chúng có thể đạt hiệu quả khi công phá ở mục tiêu rất sâu chưa kể các lực cản đá, đất, và bê tông.

    Dù thành công hay không, Israel sẽ đối mặt với sự chỉ trích quốc tế. Mỹ cũng sẽ như vậy, kể cả khi bên lề. Ở đây có thêm hai chọn lựa:

    Đầu tiên, Mỹ có thể tham gia cùng với Israel trong một cuộc tấn công thông thường toàn diện. Khác với Israel, Mỹ có thể làm suy yếu khả năng phòng không của Iran như đã từng làm với Libya năm ngoái. Hơn thế nữa, B-2 - loại máy bay ném bom lớn hơn có thể tác chiến mà không bị phát hiện. Người Israel có thể gặp rủi ro cao về mặt chiến thuật, nhưng với sự ủng hộ tích cực của Mỹ, rủi ro sẽ bớt đi khi họ sẽ ít bị cản trở ở Syria hay Ảrập Xêút. Một cuộc tấn công lớn hơn làm suy yếu các khả năng quân sự của Iran cũng sẽ làm giảm khả năng các nỗ lực trả đũa như đặt mìn ở Hormuz hay tiến hành chiến dịch khủng bố trên thế giới.

    Thứ hai, với Israel, một cuộc tấn công thông thường có rủi ro cao thì ít mang lại ích lợi. Sự thất bại của chiến dịch Dieppe trong Thế chiến II là minh chứng rõ ràng. Vì thế, trong tư duy của một số nhà hoạch định, sử dụng vũ khí hạt nhân có thể được tính tới. Nó có thể giải quyết được vấn đề xuyên sâu trong lòng đất. Tác động thêm nữa là làm cho các địa điểm ấy trở nên không an toàn trong nhiều năm. Các vụ nổ trong lòng đất cũng giảm thiểu khả năng phát tán phóng xạ.

    Hầu hết các quốc gia và dân tộc đều “co mình” trong tư duy về sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công phủ đầu. Lịch sử đối mặt với sự hủy diệt từ các nước láng giềng của Israel lại mang lại cho người dân nước này suy nghĩ khác hẳn. Nhân tố “Không bao giờ lần nữa” tạo ra một “mệnh lệnh” văn hóa của người Israel. Điều không thể vẫn tồn tại bất biến trong một phần lịch sử Do Thái.

    Một cuộc tấn công như vậy, nếu được mở rộng để vô hiệu hóa khả năng phản ứng của quân đội Israel sẽ cho thấy Israel không dung thứ cho bất kỳ sự trả đũa nào từ những đại diện của Tehran tại Lebanon, Syria hay đồng minh Hamas ở Gaza. Israel đã minh chứng bằng việc sẵn sàng đáp trả ở mọi nơi, với mọi phương tiện mà họ tự chọn lựa.

    Nếu Mỹ đứng ngoài cuộc, Israel có thể buộc phải hành động với vô vàn hậu quả và chia rẽ. Và đó là hậu quả từ chính sách chiến lược của Washington khi dẫn dắt từ phía sau.

    Thái An(theo wilsoncountynews)
    -----------------------------------------------

    Toyota Fortuner máy dầu: 878.000.000 VNĐ,
    Toyota Fortuner máy xăng 1 cầu, số tự động: 934.000.000 VNĐ, Toyota Fortuner máy xăng 2 cầu, số tự động: 1.039.000.000 VNĐ T
  5. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Iran không có vũ khí hạt nhân

    Cũng giống như các đồng nghiệp người Mỹ, tình báo Israel Mossad đều biết rằng không có bằng chứng gì cho thấy Tehran đang thực hiện chương trình vũ khí hạt nhân.

    [​IMG]


    Tờ New York Times trích nguồn tin từ tình báo Mỹ. Một cựu quan chức tình báo Mỹ giấu tên đã cho biết: “Mossad không hề mâu thuẫn với Mỹ về chương trình vũ khí [của Iran]”. Các cơ quan tình báo Mỹ đều nhất trí rằng Iran đã chấm dứt nghiên cứu vũ khí hạt nhân vài năm trước đây.
    “Các nhóm tình báo của Mỹ và Israel không có nhiều bất đồng về các thực tế này” – vị quan chức tiếp lời.
    Tuy nhiên, thông tin này lại trái ngược hoàn toàn với chính sách của Israel hiện nay đang áp dụng với Iran. Tel Aviv vẫn muốn tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Tehran với mục tiêu ngăn Iran gây ra “mối đe dọa tới sự sống còn” đối với nhà nước Do Thái.
    Việc đánh giá nguồn tin tình báo là một chìa khóa để Israel quyết định xem nên tiếp tục chiến tranh hay là một nền hòa bình tiến thoái lưỡng nan với Iran. Suốt nhiều năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ đã tìm kiếm các bằng chứng để chứng minh rằng Iran đang phát triển đầu đạn hạt nhân và các loại tên lửa đi kèm.
    Và với các rắc rối trên, những gì mà tình báo Mỹ phát hiện ra là chương trình này đã bị chấm dứt từ năm 2003.
    Cho tới nay, dữ liệu tình báo về Iran vẫn không có thay đổi đáng kể.
    “Iran là một mục tiêu tình báo khó khăn nhất. Thậm chí còn khó khăn hơn nhiều so với Triều Tiên” – một cựu quan chức tình báo khác thừa nhận. Lý giải cho điều này, ông giải thích đó là vì Mỹ không có các đặc vụ xác nhận các thông tin này.
    Có các báo cáo cho thấy Mỹ sử dụng các cảm ứng phóng xạ gần cơ sở hạt nhân của Iran để giám sát tình hình.
    Mặc dù nguồn tin tình báo cho thấy Iran không có xu hướng đạt được vũ khí hạt nhân, các lệnh cấm vận vẫn được ban hành nhằm vào Iran.
    Trước nay, Mỹ và phương Tây vẫn nghi ngờ Iran quân sự hóa chương trình hạt nhân nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân. Còn Iran vẫn kiên quyết rằng chương trình hạt nhân của họ vì mục đích hòa bình và bằng mọi giá không từ bỏ tham vọng của mình.

    • Lê Thu (theo Truyền hình Nga)
    Truyền hình Nga vẫn lừa đảo dân Nga như hồi còn LX à?
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang LB Nga đã vạch kế hoạch hành động trong trường hợp bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iran. [​IMG]

    .
    Người đứng đầu ủy ban quốc phòng của Hội đồng Liên bang Victor Ozerov thông báo về điều này. Theo lời ông, Bộ tổng tham mưu trong thời gian thực tại theo sát tình hình trên thế giới, và đặc biệt trên những hướng bị đe dọa, tức là ở phía nam biên giới của chúng ta, xung quanh Iran, nơi tình hình theo từng tháng đang căng thẳng tột độ, và đã vạch kế hoạch hành động để giảm thiểu các mối đe dọa liên qua đến Nga. Ngay cả tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng cảnh báo rằng xung đột quân sự có thể nổ ra trong thời gian sắp đến. Ông đánh giá rằng, mặc cho mọi cố cắng nổ lực của Mỹ, không gian giải quyết ngoại giao cho vấn đề đang thu hẹp lại.

    Người đứng đầu Bộ ngoại giao Iran Ali Akbar về phía mình cũng tuyên bố rằng trong trường hợp Israel tấn công Iran, đòn đánh trả sẽ đưa ra với sức mạnh đầy đủ nhất. "Đó là tận thế của Israel", - ông nói.
  7. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Nga thừa nhận mối đe dọa từ Iran, Triều Tiên


    Ngày 24/4, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov, đã lần đầu tiên thừa nhận về mối đe dọa hạt nhân từ Iran và CHDCND Triều Tiên.

    Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia Today, Tướng Makarov nói rằng mối đe dọa hạt nhân luôn tồn tại, bởi vậy Nga đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển tiềm năng hạt nhân của nhiều quốc gia. Nga và Mỹ đã cùng nhau tiến hành phân tích, và kết quả thu được cũng xác nhận có tồn tại mối đe dọa hạt nhân từ Iran và CHDCND Triều Tiên, do đó Nga nhất trí cần thiết phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD). Tướng Makarov nhấn mạnh sẽ là cực kỳ nguy hiểm đối với an ninh thế giới nếu vũ khí hạt nhân rơi vào tay các phần tử cực đoan, vì vậy Mátxcơva sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để giải quyết vấn đề này.



    [​IMG]
    Xe chở tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên diễu hành trong lễ duyệt binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành ngày 15/4. Ảnh: AFP-TTXVN

    Tuyên bố trên của Tướng Makarov được đưa ra trong bối cảnh truyền thông quốc tế đưa tin Triều Tiên đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân thứ ba. Trước đó, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga cho rằng không tồn tại mối đe dọa hạt nhân đối với châu Âu và Nga từ các nước này, vì Iran và Triều Tiên chưa có đủ tiềm lực để chế tạo vũ khí hạt nhân.

    Liên quan tới kế hoạch của Mỹ triển khai NMD tại châu Âu, theo Tướng Makarov, Mátxcơva và Oasinhtơn còn lâu mới tìm được tiếng nói chung về vấn đề này, đồng thời tái khẳng định Nga có thể triển khai tổ hợp tên lửa Iskander tại tỉnh Kaliningrad để đáp trả việc Mỹ triển khai NMD tại châu Âu.

    Oasinhtơn đang triển khai kế hoạch xây dựng NMD tại châu Âu với lý do để bảo vệ nước Mỹ và đồng minh trước nguy cơ tấn công tên lửa từ các nước như Iran và Triều Tiên, tuy nhiên Mátxcơva cực lực phản đối vì cho rằng nó đe dọa an ninh quốc gia Nga. Tại hội nghị thượng đỉnh Hội đồng Nga - NATO, diễn ra tháng 11/2010 ở Lixbon (Bồ Đào Nha), Nga và NATO đã đạt thỏa thuận hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu, song cho đến nay Nga và Mỹ vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung về cấu trúc của lá chắn tên lửa này. Mátxcơva kiên quyết đòi tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu do Mỹ và NATO xây dựng, đồng thời yêu cầu đưa ra bảo đảm pháp lý rằng hệ thống này không nhằm chống lại Nga, song Oasinhtơn tỏ ra chưa sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trên. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã công bố một loạt biện pháp mang tính kỹ thuật - quân sự và ngoại giao để đáp trả việc Mỹ và NATO triển khai lá chắn tên lửa gần biên giới nước Nga.

    Trong khi đó, một số chuyên gia vũ khí Đức cho rằng không có bằng chứng nào để khẳng định Bình Nhưỡng sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Trong bài phân tích phổ biến trên mạng sáng 24/4, hai chuyên gia Markus Schiller và Robert Schmucker của Viện Kỹ thuật Schucker nói rằng cả sáu tên lửa mà Chính phủ Triều Tiên đưa ra giới thiệu trong buổi duyệt binh hôm 15/4 vừa qua đều là mô hình chứ không phải hỏa tiễn thật.


    TTXVN/Tin tức

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nga quên rằng bọn Checnya cũng là hồi giáo cực đoan
  8. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Lục quân, Không quân, Hải quân, các đơn vị tình báo và các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt Mỹ trên toàn khu vực Trung Đông cùng Châu Âu tiến hành tập trận nhằm chuẩn bị phản ứng thích hợp một khi Mỹ và Do Thái tấn công Iran.

    Đồng thời, những chiếc F-22 thuộc Phi đoàn chiến đấu 302 đóng quân tại căn cứ Elmendorf-Richardson ở Alaska cũng đã di chuyển đến căn cứ Al-Dhafra của UAE. Căn cứ này vốn đã có sẵn Không đoàn chiến đấu 104 vệ binh quốc gia Massachusett trú đóng, không đoàn này sử dụng F-15. Cộng thêm 2 tàu sân bay đang có mặt sẵn, khu vực vịnh Persian đang lúc nhúc máy bay Mẽo. Theo nguồn tin của Debka.

    ??? Chẳng biết bọn Mẽo định gây sức ép trên bàn đàm phán với Iran hay thực sự định choảng nhau đây?

    Cũng có thể là bất lợi về mặt thời gian có thể thúc ép Mẽo phải ra tay sớm. Một mặt là Iran đang dần hoàn thiện quá trình làm giàu Uranium, mặt khác là gã béo Sergey Lavrov đã thỏa thuận với Armenia để bố trí giàn radar hiện đại của Nga tại đây. Tiếng là để đối trọng với radar của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng một khi giàn radar này đi vào hoạt động thì con đường tấn công Iran từ phía Bắc xem như nằm hoàn toàn dưới tầm kiểm soát của Nga vốn đứng về phía Iran.

    Cũng có thể đám Zionist tại Washington đang ra sức lobby buộc Obama phải làm theo ý Do Thái.
  9. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208
    Việc phi đoàn F-22 của Mẽo kéo quân đến UAE làm Iran nổi giận. Tehran tuyên bố đây là 1 âm mưu của bè lũ Mỹ-Do Thái. Nhưng lại không thông báo sẽ trừng phạt Mỹ và Do Thái như thế nào, chỉ thông báo sẽ trừng phạt.. UAE bằng cách chính thức sát nhập 3 hòn đảo tranh chấp lâu nay giữa hai nước vào Iran.

    3 hòn đảo này, trong đó quan trọng nhất là Abu Musa trấn ngay giữa con đường hàng hải eo biển Hormuz, vốn được tương đối giữ nguyên hiện trạng nhằm tránh xung đột. Cả hải quân Ba Tư lẫn hạm đội 5 Mỹ trước giờ vẫn tuần tra đan xen lẫn nhau trên khu vực này.
  10. nobita1102

    nobita1102 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    5.394
    Đã được thích:
    655
    Giống kiểu TT tuyên bố: "thằng nào chọc tức ta, tao sẽ đánh thằng Hàn Quốc" :))

Chia sẻ trang này