1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiếp tục bàn xem tiềm lực quân sự nước ta và các bạn trong khu vực Đông Nam Á

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Jake_2.0, 06/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.364
    Đã được thích:
    1.265
    Trong tình trạng đang tiến hành đâ dạng hóa nguồn cung, nếu Ý mà chịu bán giá mềm thì dám có thêm 1 vụ giống như đám Su-30KN nữa lắm :))
  2. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.347
    Đã được thích:
    26.685
    Phil đang cần hàng đánh biển kiểu Su-30MK2V chứ EF2000 thì chỉ để rượt nhau bắn trên trời
  3. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.364
    Đã được thích:
    1.265
    Không, đang nói mình ấy chứ. Mig-21 sắp đúc xoong nồi hết rồi =((
  4. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Các bạn biết Troll là gì chứ nhĩ, thằng Sing là tác giả troll và nhân vật đại diện cho hình ảnh troll của nó là VN, bố láo quá :-w

    Chuyên gia quốc tế: Tàu sân bay Trung Quốc chỉ là 'mồi ngon' cho SU-30
    Một chuyên viên cấp cao của ĐH Quốc gia Singapore cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nó không có khả năng sống sót trước Hải quân Mỹ và dễ dàng bị tổn thương trước những tiêm kích SU-30 hiện đại của Việt Nam.
    Chiều 23/9, Trung Quốc đã tổ chức lễ bàn giao tàu sân bay đầu tiên của nước này cho lực lượng hải quân, dưới sự chủ trì của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, một động thái nhằm phô trương sức mạnh quân sự của đất nước này trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối mặt với những tranh chấp chủ quyền tại biển Hoa Đông và Biển Đông.
    Các quan chức Trung Quốc cho biết chiếc tàu sân bay được tân trang từ một con tàu mua của Ukraina vào năm 1998 này, có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là trong tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
    [​IMG]


    Chỉ được sử dụng để huấn luyện và thử nghiệm
    Tuy nhiên, bất chấp những lời nói phô trương và những đánh giá ‘nồng nhiệt’ của các chuyên gia quân sự Trung Quốc về tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay, trong tương lai gần nó vẫn chỉ được sử dụng cho các hoạt động huấn luyện và thử nghiệm.
    Các chuyên gia quân sự Trung Quốc và một số nước khác cho rằng số hiệu "16" trên thân tàu chỉ ra rằng nó chỉ được sử dụng cho huấn luyện. Trung Quốc chưa có máy bay hạ cánh được trên tàu sân bay và cho đến nay việc đào tạo cách thức hạ cánh này mới chỉ được thực hiện trên đất liền.
    Mặc dù vậy, sự xuất hiện công khai của chiếc tàu sân bay này tại cảng Đại Liên là một cách để khuấy động cảm xúc yêu nước, đã xuất hiện trong nhiều ngày qua khi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở lên căng thẳng.
    Chiếc tàu sân bay này sẽ “nâng cao sức mạnh tổng thể của Hải quân Trung Quốc” và giúp Trung Quốc “bảo vệ hiệu quả chủ quyền quốc gia, an ninh và các lợi ích phát triển", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
    Trung Quốc sẽ chuyển giao quyền lực tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc dự kiến diễn ra vào tháng tới và việc ra mắt chiếc tàu sân bay mới dường như là một phần nỗ lực nhằm tạo nên sự thống nhất mang tầm quốc gia trước thềm sự kiện này.
    Đối với mục đích quốc tế, sự kiện ra mắt trên dường như là để báo hiệu cho các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông, bao gồm Philippines, một đồng minh của Mỹ, rằng Trung Quốc đang ngày càng có nhiều vũ khí ấn tượng.
    [​IMG]


    Sẽ mất mặt nếu bị Su-30 của Việt Nam đánh bại
    Tuy nhiên, các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã đánh giá thấp tầm quan trọng của chiếc tàu sân bay mà Trung Quốc vừa mới công bố. Một số quan chức hải quân Mỹ khuyến khích Trung Quốc tự xây dựng các tàu sân bay vì những con tàu kiểu như này rất lãng phí.
    Các chuyên gia quân sự của nhiều nước khác cũng đồng ý với đánh giá đó. You Ji, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết: "Thực tế, chiếc tàu sân bay này vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc. Nếu được sử dụng để chống lại Mỹ, nó sẽ không có khả năng sống sót. Nếu được sử dụng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, đó là dấu hiệu của sự bắt nạt".
    Ông You cũng cho biết thêm, những chiếc máy bay Su-30 do Nga sản xuất của Việt Nam có thể là một mối đe dọa lớn đối với chiếc tàu sân bay đầu tiên Trung Quốc: "Nếu chiếc tàu sân bay này bị Việt Nam đánh bại tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ vô cùng mất mặt”.
    Cho đến nay, các phi công Trung Quốc chỉ được huấn luyện hạ cánh trên tàu sân bay mô phỏng bằng các dải bê tông với mẫu máy bay J-8, phiên bản được sản xuất dựa trên nguyên mẫu MIG-23 của Nga, loại tiêm kích đã ra đời cách đây 25 năm. Những phi công này sẽ không thể hạ cánh được trên chiếc tàu sân bay này vì Trung Quốc vẫn chưa có máy bay phù hợp. Ông You cho rằng để sản xuất những chiếc máy bay như vậy Trung Quốc sẽ cần khoảng thời gian rất dài nữa.
    Trái ngược với những hoài nghi của các chuyên gia quân sự quốc tế, Li Jie, một nhà nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Hải Quân Trung Quốc cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nhật Báo Nhân Dân (People’s Daily) rằng chiếc tàu sân bay này có thể thay đổi những suy nghĩ truyền thống của hải quân Trung Quốc và thay đổi cả về chất lượng, cơ cấu hoạt động của hải quân.
  5. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Đấy thấy chửa, ngộ nói rồi mà QĐNDVN có cần ai dậy đâu, tự tạo vũ khí tự cung tự cấp (nhưng ko biết có tốt hay ko, tỉ lệ hên xui cao) :) quá giỏi. Đúng là 1 đạo quân từ nhân dân mà ra, 1 đạo quân thần thánh anh hùng xứng đáng đứng nhất ĐNA :)

    Việt Nam cải tiến rocket Mỹ trang bị trên trực thăng Nga
    Cập nhật lúc :5:01 PM, 26/09/2012
    Các kỹ sư vũ khí hàng không Việt Nam từng thực hiện cải tiến nhỏ đưa rocket do Mỹ sản xuất lên trực thăng Nga.

    [​IMG]
    (ĐVO) Việc cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu vũ khí cho trực thăng Mi-24 chiến dịch truy quét tàn quân Khơme đỏ ở Campuchia,

    Mi-24 là trực thăng tấn công do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 1970. Đây là trực thăng vũ trang “có một không hai” vừa được trang bị vũ khí hạng nặng làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất, tiêu diệt xe tăng – thiết giáp, đồng thời, có khoang chở quân chứa được tối đa 8 lính.

    Cuối những năm 1970, Liên Xô viện trợ một số lượng nhỏ trực thăng tấn công Mi-24 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Năm 1980, Quân chủng Không quân Việt Nam chính thức thành lập phi đội trực thăng Mi-24 đầu tiên thuộc Trung đoàn 916.

    Những chiếc Mi-24 mà nước bạn viện trợ cho Việt Nam thuộc biến thể Mi-24A – thế hệ đầu của dòng trực thăng này. Mi-24A so với Mi-24D và những biến thể hiện đại có sự khác biệt chính nằm ở kiểu buồng lái.

    Mi-24A dùng khoang lái 3 người với sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi trước, phi công và hoa tiêu ngồi song song ở ghế sau. Biến thể Mi-24 trở về sau dùng kiểu khoang lái “bong bóng đôi” với sĩ quan vũ khí ngồi trước và phi công ngồi sau.

    Thân máy bay Mi-24A bọc giáp dày có thể chống lực va chạm từ những viên đạn cỡ 12,7mm. Mi-24A trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117 cho phép đạt tốc độ tối đa 335km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.500m.

    Về vũ khí, Mi-24 lắp súng máy 12,7mm ở đầu mũi và 4 cụm bệ phóng rocket (8-16 ống) cùng 4 tên lửa chống tăng có điều khiển AT-2 trên 3 giá treo nằm ở 2 cánh nhỏ trên thân.
    [​IMG]
    Phi đội Mi-24A Không quân Nhân dân Việt Nam trong một chuyến xuất kích truy quét tàn quân Khơme đỏ. Nguồn: tư liệu ảnh Bảo tàng Phòng không - Không quân.

    Trong những năm tháng sử dụng Mi-24A chi viện hỏa lực bộ đội ta truy quét tàn quân Khơme đỏ (*). Các cán bộ kỹ sư hàng không Việt Nam còn có những cải tiến nhỏ đưa kiểu đạn rocket của Mỹ lên trực thăng Nga phục vụ chiến trường.

    Vì số lượng đạn rocket của Mỹ viện trợ cho quân VNCH rất nhiều, chúng ta có thể tận dụng để mang lên các phương tiện chiến đấu Liên Xô (Nga).

    Nhưng, để giải quyết vấn đề này không đơn giản, vì rocket của Liên Xô so với Mỹ không cùng kích cỡ, không thể tùy tiện đưa đạn rocket Mỹ vào cụm bệ phóng rocket Liên Xô. Nếu dùng cụm bệ phóng rocket Mỹ, mấu để móc vào giá treo trên Mi-24 không vừa. Hơn nữa cụm bệ phóng này không dùng được nhiều lần.

    Trước tình hình đó, các cán bộ trẻ vũ khí hàng không Việt Nam đã tìm ra phương án đặc biệt để đưa rocket Mỹ lên trang bị cho trực thăng Mi-24.

    “Chúng tôi lấy ống phóng rocket của máy bay trinh sát U-17 chuyên dùng để bắn rocket khói chỉ điểm mục tiêu. Sau đó, chúng tôi dùng 2 đai bó lại thành chụm (8-16 ống), trên đai hàn một móc treo với kích thước phù hợp để móc vào giá treo trực thăng Mi-24, phải đảm bảo cho cân đối.

    Với cách làm này, đã đảm bảo được phóng rocket Mỹ trên trực thăng Nga, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần”, Đại tá Nguyễn Kim Khôi – Cán bộ vũ khí hàng không (Quân chủng Phòng không Không quân) trực tiếp tham gia công tác cải tiến đưa rocket do Mỹ sản xuất để bắn trên trực thăng Mi-24 của Liên Xô chia sẻ.

    Quá trình thử nghiệm việc dùng cụm bệ phóng tự chế này đã thành công tốt đẹp và đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật tham gia chiến đấu.
    Theo cuốn Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam (1977-1999), từ cuối tháng 10/1984, Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định điều động phi đội Mi-24 (trung đoàn 916) phối hợp Trung đoàn 917 tham gia chiến đấu trên chiến trường Campuchia. Ngày 28/11/1984, các biên đội trực thăng Mi-24 đã bắn những quả rocket, viên đạn đầu tiên vào mục tiêu địch.

    Năm 1985, phi đội Mi-24 phối hợp đơn vị trực thăng UH-1, Mi-8T và máy bay vận tải An-26 (cải tiến mang bom) chiến đấu 50 trận, xuất kích 197 chuyến, loại khỏi vòng chiến đấu 192 tên địch, 101 ca nô/thuyền, 37 lán, 2 kho vũ khí…

    Đầu tháng 8/1986, Quân chủng Không quân điều các phi đội Mi-24 phối hợp Mi-8 và trinh sát cơ U-17 đánh tàn quân Khơme đỏ ở vùng Tây Bắc Campuchia. Ngày 15/8, 2 biên đội Mi-24 xuất kích 2 đợt, bắn 482 quả rocket, hơn 1.000 viên đạn phá hủy nhiều kho tàng địch.

    Đầu năm 1987, Quân chủng Không quân quyết định tạm ngừng sử dụng Mi-24 trên chiến trường Campuchia sau một vụ tai nạn vào tháng 2/1987 làm toàn bộ tổ bay hi sinh.



    http://quocphong.baodatviet.vn/Home...g-bi-tren-truc-thang-Nga/20129/235808.datviet
  6. Dong_Phuong_Hong

    Dong_Phuong_Hong Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/08/2012
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Hên quá, lại bớt đi 1 mối họa :-ss


    Việt Nam hỏng ăn thương vụ mua Su-30K

    9/27/2012 10:33:50 AM | Lượt xem: 347 PM
    [​IMG] [​IMG]

    VietnamDefence - Nga sẽ bán cho Belarus 18 tiêm kích Su-30K cũ của Không quân Ấn Độ.


    >> Việt Nam mua tiêm kích đồ cũ?
    >> Irkut xác nhận khả năng bán 18 Su-30K cho Việt Nam

    Các máy bay tiêm kích mới mà Nga sẽ chuyển cho Không quân Belarus để bảo vệ biên giới Nhà nước liên minh Nga-Belarus mà Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko nhắc đến tuần trước chính là các máy bay Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng và đang được lưu giữ tại Baranovichi, Belarus.

    “18 máy bay Su-30K cũ của Ấn Độ mà nay thuộc về Tổng công ty Irkut (nằm trong thành phần Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất OAK, Nga) người ta có thể mua sắm để tăng cường tiềm lực của Không quân Belarus”, một nhà quản lý của OAK và một nguồn tin có quan hệ với Bộ Quốc phòng Nga cho hay.

    [​IMG] Trước đó, báo chí Nga đưa tin, Việt Nam có thể sẽ mua lại số Su-30K đã qua sử dụng này để tăng cường khả năng không chiến cho Không quân Việt Nam.

    Cuối thập niên 1990, Irkut chuyển giao 18 chiếc Su-30K này cho Không quân Ấn Độ như một biện pháp tạm thời trong khi tiêm kích tiên tiến hơn Su-30MKI chưa sẵn sàng cho sản xuất theo các hợp đồng năm 1996 và 2000 bán cho Ấn Độ 190 Su-30MKI.

    Ngày 21/9/2012, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko đã tuyên bố rằng, tại cuộc gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào ngày 15/9, “nhiều vấn đề về không quân đã được thỏa thuận; tôi đã yêu cầu sự hỗ trợ và đã nhận được nó, sắp tới, chúng tôi sẽ nhận được các máy bay hiện đại”.
    Nguồn: Vedomosti, VZ, 27.9.2012.
  7. Founding_Father

    Founding_Father Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Bài viết:
    847
    Đã được thích:
    0
    Dự báo: Việt Nam nhập khẩu vũ khí Nga vượt Trung Quốc
    Cập nhật lúc :6:11 AM, 28/09/2012
    Giám đốc Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới (TSAMTO) Igor Korotchenko cho biết, Ấn Độ, Venezuela và Việt Nam là ba nước dẫn đầu nhập khẩu vũ khí Nga giai đoạn 2012-2015.

    (ĐVO) Giai đoạn 2008-2011, kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga đạt 29,8 tỷ USD, ba quốc gia hàng đầu nhập khẩu vũ khí Nga là Ấn Độ với 8,2 tỷ USD, Algeria 4,7 tỷ USD, Trung Quốc 3,5 tỷ USD và chiếm 55,47% lượng vũ khí mà Nga bán ra.

    Dự kiến, giai đoạn 2012-2015, Ấn Độ vẫn là quốc gia dẫn đầu chi 14,3 tỷ USD để mua vũ khí Nga, vị trí thứ hai của Algeria sẽ bị “truất ngôi” bởi Venezuela với số tiền 3,2 tỷ USD và vị trí thứ ba thuộc về Việt Nam với 3,2 tỷ USD. Trong đánh giá này của TSAMTO là các hợp đồng mua vũ khí tính đến ngày hôm nay.

    Cũng theo ông Korotchenko, Ấn Độ, Venezuela và Việt Nam đã mua đến 62,43% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga.

    Theo dự báo, trong giai đoạn này, 2012-2015, Nga sẽ bán được lượng vũ khí với giá trị khoảng 32,5 tỷ USD.

    Giám đốc Trung tâm TSAMTO cũng cho biết thêm, vị trí thứ tư thuộc về Trung Quốc với việc họ sẽ chi 2,8 tỷ USD để mua vũ khí Nga trong giai đoạn này, còn vị trí thứ năm sẽ là Syria với 1,6 tỷ USD và tất nhiên là tất cả các hợp đồng phải được thực hiện.

    Thứ hạng của Trung Quốc có thể xuất phát từ nguyên nhân Bắc Kinh hạn chế mua vũ khí Nga do nhu cầu thấp và không đạt được các thỏa thuận chuyển giao công nghệ.

    Khi đó,“thị phần của năm quốc gia này sẽ chiếm 74,9 % trong tổng cán cân xuất khẩu vũ khí của Nga trong giai đoạn 2012-2015”, ông Korotchenko cho biết.
    [​IMG]
    Theo nguồn tin, giai đoạn 2012-2015, Việt Nam có khả năng mua thêm tiêm kích Su-30MK2.

    Cũng theo ông Korotchenko, Mỹ vẫn là quốc gia bán vũ khí nhiều nhất trên thế giới, vượt xa các đối thủ cạnh tranh.

    “Khối lượng xuất khẩu quân sự của của Mỹ trong năm 2012 sẽ lên đến 25,517 tỷ USD chiếm 36,54 % tổng thị trường vũ khí thế giới, theo đánh giá của TSAMTO”, ông giải thích.

    Ngoài Mỹ và Nga, thì năm quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong năm 2012 là Pháp 5,6 tỷ USD, Đức 4,6 tỷ và Anh 3,2 tỷ USD.

    Theo đánh giá của TSAMTO, quốc gia châu Á duy nhất lọt vào top 10 các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới là Trung Quốc cũng với giá trị 1,9 tỷ USD chiếm 2,8 % thị phần xuất khẩu thế giới.
    [​IMG]
    Dự báo chi tiêu mua sắm vũ khí Nga của các đối tác trong giai đoạn 2012-2015.
    [​IMG]
    Các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới 2012 (trừ Nga).
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Thái Lan chi 83,1 triệu USD nâng cấp tàu khuc trục
    Cập nhật lúc :5:39 PM, 27/09/2012
    Hải quân Hoàng gia Thái Lan muốn nâng cấp hệ thống chiến đấu trên 2 tàu khu trục H.T.M.S Naresuan và Taksin, với số tiền đầu tư là 83,1 triệu USD.

    (ĐVO) Công ty Saab đã nhận được đơn đặt hàng nâng cấp hệ thống chiến đấu trên tàu khu trục H.T.M.S Naresuan và Taksin từ Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

    Tổng giá trị đơn đặt hàng này lên đến 83,1 triệu USD. Đây là bản hợp đồng tiếp theo bản hợp đồng đã ký giữa 2 bên từ năm 2011.

    Bản hợp đồng mới sẽ tập trung nâng cấp hệ thống trinh sát và liên lạc trên tàu.
    [​IMG]
    Tàu khu trục H.T.M.S Taksin của Hải quân Hoàng gia Thái Lan

    Saab là nhà thầu chính của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và đơn đặt hàng mới, ngoài việc cung cấp các hệ thống của Saab, công ty này còn “bao thầu” luôn cả việc cung cấp thiết bị của bên thứ 3 cũng như chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các hệ thống cũ và mới.

    Bản hợp đồng mới có thời hạn 3 năm (từ 2012 đến 2015).
  8. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.435
    Đã được thích:
    3.360
    Hên quá, lại bớt đi 1 mối họa...do mua nhầm đồ cũ. Năm 2013 đến năm 2015, Việt Nam sẽ mua thêm vài chục Su-30MK2 mới nữa [r2)]
  9. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
  10. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Tàu ngầm Việt do hậu duệ cụ Phan Bội Châu chế tạo

    28/09/2012 15:32:13
    Trong buổi họp mặt Hội Biển TP.HCM, Đại tá Nguyễn Văn Lợi - Nguyên phó Viện trưởng Viện kỹ thuật Hải Quân kéo tôi đi giới thiệu: “Đây là anh An - cháu mấy đời của cụ Phan Bội Châu đấy. Anh ấy đang phối hợp cùng với hội chúng tôi chế tạo tầu ngầm mini. Chạy rất tốt”. Người đàn ông tên An cười khiêm nhường: “Chỉ mới là thử nghiệm thôi mà”.

    Ông tên đầy đủ là Phan Bộ An - Việt kiều nhưng đã trở về sống ở Việt Nam hơn chục năm nay. Theo ông An, cụ của ông là anh em ruột với cụ Phan Bội Châu và làm quan trong triều Nguyễn. Cụ được triều đình cử vào cai quản một vùng đất phương Nam mà bây giờ là vùng Dĩ An - Bình Dương. Theo chân cụ, con cháu họ Phan cũng theo vào lập thành dòng họ Phan khá lớn ở khu vực này. Sau khi cụ tổ mất, dân trong vùng đã lập đền thờ.
    [​IMG]
    Anh An ( áo trắng).
    Con tàu đầu tiên

    Cha ông An từng tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 và bị thực dân Pháp bắt giam. Sau những đòn tra tấn dã man không khuất phục được ông, chúng đành thả ông ở tình trạng tàn phế. Năm 1975, đất nước thống nhất khi ông An đang du học tại Pháp.

    Là sinh viên ngành hóa, ông được học chuyên sâu về vật liệu composit, đặc biệt là những loại composit chuyên được ứng dụng cho các thiết bị trong tàu ngầm, máy bay trực thăng. Sau khi học xong, ông An làm việc tại một hãng chuyên chế tạo tàu ngầm và có cơ hội nghiên cứu kỹ thuật chế tạo tàu ngầm.

    Từ những kiến thức đã thu thập được, ông bắt đầu tự chế chiếc tàu ngầm đầu tiên và thử nghiệm tại hồ bơi cạnh nhà. Đó là vào đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước.
    [​IMG]
    Chiếc tàu ngầm mini của ông An lúc hạ thủy.
    Ông bảo: “Hồi tôi ở nhà, tôi đã được nghe nhiều về cuộc chiến đấu của du kích Củ Chi. Con người thì ít, vũ khí thì thiếu nhưng họ đã nghĩ ra phương thức chiến đấu khá hay: chui sâu xuống lòng đất. Quân thù có thể rải quân càn quét hết mặt đất nhưng dưới lòng đất thì chúng bó tay. Nếu trên biển, chúng ta có được một phương tiện xuyên vào lòng đại dương thì ngoài việc khám phá khai thác tiềm năng biển cả, chúng ta có thể bảo vệ chủ quyền. Khởi sự nhận thức chế tạo tàu ngầm trong tôi chỉ vậy.

    Năm 1996, ông An trở về Việt Nam và mở phân xưởng nghiên cứu về composit. Ông cho rằng điều kiện ở Việt Nam đủ để có thể tự chế tạo tàu ngầm và bắt đầu tìm kiếm các phương tiện chế tạo vỏ tàu cũng như các trang thiết bị.

    Ông biến căn nhà mình thành phân xưởng chế tạo với đủ thứ máy móc thiết bị. Dù từng chế tạo con tàu lớn nhưng với điều kiện sông nước ở Việt Nam, ông chọn chế tạo một con tàu thân nhỏ- vừa một người ngồi điều khiển.

    Con tàu thử nghiệm ra đời với chiều dài chỉ có 3,2m, chiều cao 1m và ngang 1m, nặng hơn một tấn nhưng có đầy đủ tính năng của một tàu ngầm. Tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa trên 15 hải lý/giờ. Vỏ tàu được làm bằng composit nên độ bền cao hơn vỏ thép.

    Ông An cho biết: “Với vỏ thép, quá trình làm khuôn đúc rất phức tạp. Còn với vỏ composit, khuôn làm vỏ cũng bằng chính composit dễ và giá thành cũng thấp hơn”.

    Theo ông An, hơn 90% linh kiện được tìm mua hoặc chế tạo trong nước, chỉ mỗi động cơ là phải mua từ nước ngoài. “Nếu sản xuất số lượng nhiều, tôi cũng sẽ mua công nghệ sản xuất động cơ để đảm bảo 100% tàu ngầm này đạt thương hiệu Made in Vietnam” - ông khẳng định.

    Con tàu đã xong hình hài, nhưng việc thử nghiệm thực tế khá khó khăn. Ông phải liên hệ nhiều nơi có hồ, nhiều người nghe nói thử tàu ngầm thì họ lắc đầu bởi chả ai tin một người Việt Nam lại có thể chế tạo được.

    Có người lại bảo tàu ngầm thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng phải là người của Quốc phòng mới thử được… Rất may là chiếc tàu ngầm mini đã được Hội biển TP.HCM biết tới.

    Nhiều thành viên trong Hội Biển từng là những sỹ quan hải quân nên họ hiểu được tầm quan trọng của một chiếc tàu ngầm và mọi người trong hội đã nhiệt tình giúp đỡ.

    Đại tá Nguyễn Văn Lợi kể: “Chúng tôi phải liên hệ mãi mới tìm được một điểm có thể thử nghiệm được. Đó là hồ bơi thuộc trường Trung cấp kỹ thuật Hải quân TP.HCM".

    Ngoài ra còn một địa điểm khác là khu vực bãi biển thuộc Cần Giờ. Ngày thử nghiệm không chỉ có anh em trong Hội Biển mà còn có nhiều người tới xem”.

    Mai này, tàu ngầm Việt

    Ngày ấy đến. Ông An là người lái chiếc tàu. Dưới sự điều khiển của ông, con tàu nhẹ nhàng lướt trên mặt nước rồi lặn xuống chạy tới chạy lui, quay đầu đủ hướng dưới nước gần 30 phút với sự vỗ tay cổ vũ của mọi người.

    Lần thử nghiệm thứ hai tại bãi biển Cần Giờ, tàu được cải tiến đôi chút để đạt hiệu suất cao hơn. Ông An tiếp tục cho tàu lặn xuống biển, chạy ra xa bờ rồi quay tới quay lui.

    Theo ông, tàu đã đạt hiệu quả đúng như thiết kế và có thể hoạt động ổn định trong lòng biển với các loại địa hình.

    Một lãnh đạo Hội Biển cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam chưa có trang thiết bị, phương tiện cho sinh viên các ngành học chuyên sâu về lặn được thử nghiệm, xa hơn là công tác nghiên cứu khoa học, tìm kiếm cứu nạn cũng như sử dụng trong ngành dầu khí mà từ trước tới nay Việt Nam đều phải thuê hay nhập từ nước ngoài.

    Hiện nay ông An đang bắt tay vào chế tạo con tàu sẽ lớn hơn, có thể chứa được ba người, tàu sẽ gắn động cơ di-ê-zen để có tầm hoạt động rộng hơn, xa hơn và sâu hơn...

    Một tin vui đến với ông An là ngày 25/9, Trường Kỹ thuật Hải quân TP.HCM đã đề nghị cho sinh viên của trường được luyện tập, huấn luyện kỹ năng về tàu ngầm trên chiếc tàu ngầm mini do ông An chế tạo.

    “Tôi mong muốn góp chút sức lực nhỏ nhoi của mình cho đất nước. Việt Nam sẽ chế tạo được tàu ngầm và tôi sẽ làm hết sức để những con tàu ngầm Việt làm chủ lãnh hải đất nước”- ông tâm sự.

    Cụ PBC thì cũng giỏi đấy :), nhưng mà hành động rước beo cửa sau (Nhật) để trị hổ cửa trước (Pháp) của ông ta bị ***** lên án dữ dội lắm. Nói chung ông ta giỏi như họ Ngô, nhưng vẫn là 1 kẻ phản quốc [-(

Chia sẻ trang này