1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lịch sử Bưu chính Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vnmajor, 17/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bưu cục Việt Nam thời Pháp thuộc.
    [​IMG]

    Trong cuốn "L' Indochine Moderne" (Đông Dương tân thời) của Teston & Percheron năm 1930, đã cho biết nhiều chi tiết và hình ảnh thú vị về Việt Nam, khi còn là một trong những thuộc địa của Pháp.

    Nếu tem được phát hành, nhưng không có một hệ thống phân phối từ người gửi tới người nhận thì như không (cũng như ngược lại). Để có thể chuyển thư từ, công văn, bưu kiện...Người xưa đã có những bác phát thư, thường gọi là "Phu trạm", cỡi ngựa rong ruổi từ trạm thư này tới trạm thư khác để thực hiện một trách nhiệm được giao phó, mà tôi co' thể ví von rằng, đó là một sứ mạng cao cả!

    Khi Pháp có mặt tại Việt Nam, họ đã có những cải tổ đáng kể cho ngành bưu chính ở nước ta. Mục đích duy nhất là áp dụng những phương tiện di chuyển, từ thô sơ tới hiện đại, khiến những trao đổi thông tin được thực hiện một cách an toàn và mau chóng.

    Tuy nhiên, tại thượng du Bắc Việt và Lào, Pháp vẫn còn phải duy trì một phương tiện đáp ứng cho những vùng đất này. Đó là...voi và những phu trạm khuân vác, kể cả xe ba bánh khi cần trèo đèo lội suối, băng rừng.

    Phân phối bưu chính tại Lào và cao nguyên Bắc phần:

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tại những thành phố chính từ Bắc vào Nam, hệ thống chuyển thư từ bằng xe hơi đã được tích cực phổ biến rộng rãi và nhất là: mau lẹ. Tại Việt Nam khi đó, Pháp đã cho thiết lập tới 56 tuyết đường cho xe hơi. Tới mức khi cần chuyển thư từ Saigon tới các thành phố chính, thời gian đã không quá hơn một ngày!

    Hình dưới đây là một chiếc xe của bưu cục Đông Dương, trước nhà thờ Đức Bà Saigon sửa soạn lăn bánh giao thu tới Nam Vang:

    [​IMG]

    Riêng thư từ gửi đi từ Pháp tới Đông Dương, họ đã có một đường hàng không riêng do công ty Air Orient đảm nhiệm (với chuyến bay vào mỗi ngày thứ năm, tại Marseille vào lúc 06:15). Và cứ cách một lần, thì có hãng hàng không KLM của Hoà Lan thế chỗ, cho những trạm ghé tại Bagdad và Bangkok. Những hành trình này kéo dài khoảng 11 ngày (thời gian hiện nay, khi chuyển thư bằng đường hoả xa hoặc tầu biển).

    Hình của hàng không bưu chính tại Việt Nam thời Pháp thuộc:

    [​IMG]
  2. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Để thỏa mãn một trong những nhu cầu chính đáng của binh sĩ trong thời chiến. Từ thế chiến thứ II, quân nhân Pháp đã được miễn mua tem khi cần gửi thư từ những miền đất xa xôi, về gia đình. Khi qua tới Việt Nam, chế độ ưu đãi này được tiếp tục xử dụng, với một nghị quyết được điều chỉnh lại vào ngày 25.02.1946.

    Kể từ ngày 15.05.1947, trọng lượng tối đa cho những thư từ gửi bằng đường hàng không là: 10gr, từ Đông Dương về Pháp. Còn từ Pháp gửi đi, sẽ không quá...7gr! Nhưng sau đó, có thể là bị chỉ trích quá, nên nghị quyết lạ được thay đổi, cho phép có trong lượng đều là 20gr, từ Đông Dương về Pháp (cũng như ngược lại). Ngoài ra, nếu có những thư tín nào nặng hơn mức ấn định, thì cũng được đi. Nhưng sẽ bằng...đường biển!

    Để phân biệt được những thư từ có quy chế đặc biệt này, có thể phân biệt chúng như sau: Luôn luôn có hai dấu đóng.

    1. Dấu "Poste Navale", với ngày tháng.

    2. Dấu của một bưu cục phân phối thư tín (thí dụ: Chiến hạm Arromanche; Chiến hạm Dixmude; Tầu Duguay Trouin...), với ngày tháng.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Đông Dương khi đó, dĩ nhiên là đã có những con tem riêng để xử dụng trong việc trao đổi thư tín trong dân sự. Tuy nhiên, trong các cơ quan chính phủ và quân đội, Pháp chỉ dùng duy nhất những con tem phát hành từ Pháp mà thôi!

    [​IMG]
    (Thư bảo đảm trong quân đội Pháp, được gửi từ Vĩnh Long ra Saigon. Có cả thẩy 3 dấu đóng tròn: POSTE AUX ARMEES N°402B 18-2-1953; VINH LONG VIET-NAM 19-2-1953; SAIGON RP *VIET-NAM* 20-2-1953)

    [​IMG]
    (Thư gửi từ Nam Định ra Saigon, có 02 tem: 10 c Auguste Pavie Indochine 1944 mầu xanh; 5 c La Grandière Indochine 1943-45 mầu nâu. Thêm dấu tròn của bưu cục địa phương: NAM-DINH TONKIN 24-10-45. Một điểm cần lưu ý: Hai hàng chữ đỏ phía trên đã được kèm theo, có nghĩa là: "Đả đảo bọn áp bức dân" (Chợ Lớn, tháng 09.1945). Chiếu theo dấu đóng, hàng chữ đỏ đã được đóng vào bì trước khi được gửi ở bưu điện)

    [​IMG]
    (Phong bì này đã gửi từ Hà Nội qua Paris. Có 03 tem: 4 c Auguste Pavie Indochine mầu vàng; 10 c Amiral Garnier Indochine mầu xanh; 1 c Philippe PETAIN Indochine mầu xám. Ngoài ra còn có dấu in chồng trên tem như sau: VIET-NAM DAN-CHU CONG-HOA-BUU-CHINH. Dấu tròn: HANOI CHANH-THAU-CUC BUU-TIN 24-4-46)​
  4. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
  5. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Bưu điện thời Pháp thuộc
    Cập nhật ngày: 12/06/2010
    Ngày 01/9/1858, hạm đội Pháp và chiến thuyền Tây Ban Nha bắt đầu đổ quân đánh phá Đà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Song đây không phải là vị trí thuận lợi vì vậy, Pháp nhằm sâu vào Nam Kỳ, là miền đồng bằng phì nhiêu và giao thông đường biển rất thuận lợi, có thể làm căn cứ đầu tiên cho cuộc xâm lược toàn cõi Việt Nam.

    Ngày 14/4/1859, thực dân Pháp thành lập tại Sài Gòn bưu cục đầu tiên ở Việt Nam có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc cho bộ chỉ huy quân đội Pháp giữa Sài Gòn với chính phủ Pháp.
    Cuối năm 1860, hai đường dây điện báo hữu tuyến SàiGgòn - Biên Hòa (28km), Sài Gòn - Chợ Lớn (7km) được xây dựng đảm bảo thông tin liên lạc trong nội bộ từng vùng. Để bổ sung cho thông tin điện báo, năm 1862 thực dân Pháp chú ý đến phát triển bưu chính và mở đường thư Sài gòn - Biên Hòa. Năm 1863 mở thêm đường thư Sài Gòn - Gò Công - Tây Ninh - Trảng Bàng. Thời gian này, thực dân Pháp phát hành con tem đầu tiên tại Việt Nam.
    Ngày 07/9/1863 do việc chuyển thư từ bằng đường biển không thỏa mãn nhu cầu thông tin nên thực dân Pháp sau khi thương lượng với Anh xây dựng đường cáp nối liền Singapo - Vũng Tàu vào ngày 10/6/1871 và đến 31/7/1871 quân đội Pháp tại Hà Nội liên lạc được thẳng với chính phủ ở Pháp bằng đường cáp này.
    Năm 1876, do nhu cầu thông tin liên lạc giữa bộ chỉ huy quân Pháp ở Sài Gòn với các đơn vị rải rác khắp 3 miền cùng với nhu cầu thông tin thương mại đòi hỏi Pháp mở thêm bưu cục ở một số tỉnh như Hải Phòng, Quy Nhơn.
    Năm 1883, sau khi nhà Nguyễn ký hiệp ước đầu hàng chấp nhận cho Pháp bảo hộ nước ta, do nhu cầu thông tin phục vụ công tác bình định và quản lý đất đai, thực dân Pháp đặt kế hoạch xây dựng đường hữu tuyến điện dài 2000km nối Hà Nội - Vinh - Huế - Đà Nẵng - Sài Gòn. Năm 1884 bắt đầu khởi công xây dựng dự tính đến tháng 3/1888 sẽ hoàn thành.
    Chỉ trong vòng một năm, Pháp đã tổ chức được một mạng lưới thông tin liên lạc ở khắp các thành phố lớn nhỏ trên toàn cõi Việt Nam bằng cách cho mở các bưu cục ở các tỉnh thuộc Bắc Kỳ, Trung Kỳ, xây dựng các trạm liên lạc với các đơn vị ở Cao Bằng, Lào Cai để đối phó với những cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
    Năm 1889, thực dân Pháp xây dựng mạng lưới điện thoại đầu tiên ở Hà Nội phục vụ công sở và thuê bao tư nhân. Năm 1894, Sài Gòn cũng có đường điện thoại.
    Nhiệm vụ của bưu điện thực dân không phải là phục vụ đánh chiếm đất đai nữa mà chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thông tin liên lạc trong công cuộc bảo vệ và củng cố chính quyền thực dân, chống phá phong trào cách mạng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột thuộc địa của tư bản Pháp. Tổng đài điện báo được sử dụng trong việc phục vụ các công ty buôn bán, nhiều bưu cục được mở ở những nơi tập trung buôn bán của bọn tư sản hoặc gần các đồn điền, hầm mỏ. Bưu điện còn là cơ quan vận chuyển hàng hóa loại nhẹ phục vụ xuất nhập khẩu, tiếp tế cho các đồn quân sự xa xôi. Ngoài công văn, thư báo, bưu phẩm bưu kiện lĩnh hóa giao ngân trong nước với nước Pháp. Bưu điện thời Pháp thuộc mở thêm nghiệp vụ gửi bưu phẩm, bưu kiện khai giá, chuyển tiền.
    Ngày 14/11/1901, Toàn quyền Du-me ban hành Nghị định tổ chức lại ngành Bưu điện cho phù hợp với bộ máy cai trị. Toàn cõi Đông dương được chia làm 5 khu vực bưu điện: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Lào và Cao Miên (Cambodge) đặt dưới quyền điều khiển của một Tổng giám đốc do Toàn quyền Đông dương bổ nhiệm.
    Năm 1903, lần đầu tiên lần đầu tiên thông tin vô tuyến phát đi từ tháp chuông nhà thờ lớn Hà Nội bằng máy điện báo vô tuyến.
    Năm 1904, trong cả nước thiết lập 3 sở VTĐ phục vụ quân đội ở Đồn Thủy (Hà Nội), Kiến An và Vũng Tàu.
    Năm 1906, Nha Tổng giám đốc Bưu điện Đông dương được chính thức thành lập
    Ngày 30/4/1909, chính quyền thực dân ra Nghị định thành lập Sở VTĐ. Thông tin VTĐ cùng với hệ thống thông tin liên lạc hữu tuyến phục vụ đắc lực cho công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp phong trào yêu nước ở Việt Nam.
    Năm 1917, hệ thống Bưu chính được tổ chức ở Bắc Kỳ, năm 1918 ở Cao Miên. Trong hoạt động tổ chức bưu chính nông thôn, thực dân Pháp vẫn giữ lại nhiều hình thức hoạt động của tổ chức bưu vận thời phong kiến nhà Nguyễn vì đây là hình thức tổ chức tối ưu trong điều kiện đường giao thông nông thôn và phương tiện vận chuyển căn bản chưa có gì thay đổi.
    Năm 1925, trường Cao đẳng Thương mại Đông dương ở Hà Nội mới mở một ban học chuyên môn về bưu điện với mục đích đào tạo các phó giám thị và phó kiểm soát viên Bưu điện. Sinh viên là những người đã tốt nghiệp thành chung (Trung học cơ sở bây giờ) hay tú tài (Trung học phổ thông). Các lớp Bưu điện đã đào tạo được một số chuyên viên Việt Nam có trình độ vững chắc cả lý thuyết và thực hành.
    Tháng 4/1926, trường Cao đẳng Thương mại mở thêm khoa Bưu chính và điện báo đào tạo những nhân viên tiếp nhận điện báo người bản xứ, thành lập thêm khoa điện báo vô tuyến cung cấp những kỹ thuật viên cao cấp cho việc điều hành hệ thống VTĐ của Pháp ở Đông dương.
    Tháng 1/1929, Pháp thiết lập liên lạc bưu chính qua đường hàng không giữa Pháp và Đông dương. Sau đó mới thiết lập hệ thống hàng không trong nội bộ Đông dương. Việc vận chuyển thư từ qua đường hàng không đã tăng tốc độ truyền tin trong lĩnh vực bưu chính lên nhiều.
    Từ 1920 - 1927, thực dân Pháp liên tiếp phát hành nhiều loại tem mới về văn hóa của Việt Nam.
    Về điện chính, thực dân Pháp đã xây dựng một mạng lưới điện báo, điện thoại tương đối hoàn chỉnh và ổn định đủ sức phục vụ quản lý nhà nước và công cuộc khai thác bóc lột thuộc địa tại các tỉnh tới các đồn binh, những vị trí quân sự hiểm yếu, hầm mỏ, đồn điền và nơi nghỉ mát….thiết bị điện báo dùng phổ biến là máy morse truyền bằng đường dây, chỉ khi có bão dây bị đứt mới dùng điện báo vô tuyến. Riêng Hà Nội đi một vài tỉnh lớn như Hải Phòng, Nam Định, Vinh lúc này đã có máy Hughes in thành chữ. Tuyến Hà Nội đi Đà Nẵng, Sài Gòn có máy Baudot cũng in thành chữ chuyển theo tần số.
    Thời kỳ này, Pháp sử dụng điện thoại từ thạch ở những thành phố, thị xã lớn. Ngày 15/3/1930 riêng Sài Gòn - Chợ Lớn, còn sử dụng hệ thống điện thoại tự động. Lúc này ở Hà Nội có tổng đài điện thoại 2000 số, Hải Phòng có tổng đài 500 số, Nam Định có tổng đài 200 số, các thị xã có tổng đài từ 50 số trở xuống. Thời kỳ này chỉ liên lạc được điện thoại từ Hà Nội - Huế, từ Sài Gòn - Phnôm pênh là xa nhất, không liên lạc điện thoại được Hà Nội - Đà Nẵng - Sài gòn.
    Tóm lại, thời kỳ này thực dân Pháp đã quan tâm cải tiến cơ cấu tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ khai thác, bóc lột thuộc địa, chuyển một số nhiệm vụ và phương thức thông tin liên lạc ở quân đội sang cho bưu điện dân sự quản lý và khai thác, đưa máy bay vào vận chuyển bưu chính để nâng cao tốc tốc truyền tin, phát hành nhiều loại tem và phát triển hệ thống bưu chính nông thôn. Tuy nhiên, bề ngoài thì Bưu điện là cơ quan phục vụ công cộng nhưng thực chất đó là của riêng bọn thực dân, tư sản, địa chủ chứ không nhằm phục vụ quảng đại nhân dân.
    Năm 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát, ngành Bưu điện Đông dương cũng bị ảnh hưởng nên phải cắt giảm nhân viên, sáp nhập 5 khu vực Bưu điện, chia làm 2 khu để tiết giảm chi phí:
    -Khu Bắc gồm Bắc Kỳ, một số tỉnh của Lào, một phần Trung Kỳ từ Thanh Hóa đến Quảng Nam
    -Khu Nam gồm Trung Kỳ, Cao Miên, phần còn lại của Trung Kỳ, các tỉnh còn lại của Lào.
    Trường Cao đẳng Bưu điện cũng bị đóng cửa. Bưu điện thực dân Pháp bản chất không phải là xí nghiệp hạch toán kinh doanh mà là phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu quản lý nhà nước của bộ máy cai trị và phục vụ khai thác thuộc địa, nên mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng Bưu điện vẫn được Pháp tiếp tục đầu tư những cơ sở vật chất kỹ thuật để duy trì hoạt động bằng việc mở rộng hệ thống giao thông nội địa đến quốc ngoại từ điện tín, điện thoại đến đường xe lửa, hàng không…
    Năm 1945, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Pháp quay lại xâm chiếm nước ta lần nữa, ở các vùng Pháp chiếm đóng trước hết là các đô thị, chúng cho duy trì hoạt động của bộ máy thông tin Bưu điện.
    Năm 1949, thực dân Pháp trao trả chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập giả hiệu cho chính quyền bù nhìn và bàn giao bưu điện thuộc địa cho chính quyền ngụy, gọi là ngành Thông tin Liên lạc trong vùng tạm chiếm - Nha Tổng giám đốc Bưu điện Việt Nam. Hoạt động của Tổng nha Bưu điện vẫn do người Pháp và lai Pháp điều khiển. Mật thám Pháp vẫn duy trì đều đặn chế độ kiểm duyệt thư tín và điện báo. Các hoạt động nghiệp vụ bưu điện ngụy vẫn tiếp tục rập khuôn các thể lệ của người Pháp.
    Những năm 1953-1954 nhờ nhu cầu báo chí của các hãng thông tấn nước ngoài liên lạc điện tín, điện thoại tường thuật các chiến thắng về quân sự, chính trị của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của ********************** nhất là dịp chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ, doanh thu khá lớn, đồng thời cũng rộ lên doanh thu nhờ con số lệ phí thu về ngân khoản rất lớn do số lượng ngân phiếu của các nhà tư sản mại bản và các đảng phái ********* gửi tiền sang Pháp, sang các nước trung lập vì chúng đã tiên liệu được sự sụp đổ không thể cứu vãn của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam và chuẩn bị trước cho cuộc tháo chạy.
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ, những hoạt động của Bưu điện thuộc Pháp cùng chủ nghĩa thực dân kết thúc.
    Sau năm 1954, Bưu điện thực dân Pháp còn tồn tại một thời gian rất ngắn từ vĩ tuyến 17 trở vào, khi quyền lực của thực dân Pháp ở miền Nam Việt Nam chuyển sang tay đế quốc Mỹ, Bưu điện miền Nam vẫn giữ nguyên bản chất ********* và lạc hậu về chính trị, nhưng đã trút bỏ màu sắc của chủ nghĩa thực dân cũ, thay bằng màu sắc của chủ nghĩa thực dân mới với những nét riêng.



  6. tinhco90

    tinhco90 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    1
    hay quá vẫn giữ được hình ảnh ngày xưa...thanks chủ topic đã chia sẻ..
    ________________________
    ban dat o binh duong | can ho gia re | can ho phu hoang anh quan 7 | can ho phu hoang anh |
    ban dat o long an | can ho green building | [COLOR=#000000][FONT=Arial][FONT=Arial][COLOR=#000000][SIZE=-0][FONT=Arial][COLOR=#000000][FONT=Tahoma][FONT=Arial][FONT=Arial][URL="http://muabannha.datlanhchimdau.com.vn/dat-nen-dong-nai-gia-re.html"][FONT=Tahoma][B]Dat nen dong nai[/B][/FONT][/URL][/FONT][/FONT][/FONT][/COLOR][/FONT][/COLOR][/FONT][/FONT][/COLOR][FONT=Arial][FONT=Arial][COLOR=#000000][/COLOR][/FONT][/FONT][/SIZE]
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Theo Tem Việt:

    Tìm thêm tài liệu thì chắc chắn là vào những thời gian đó, không chỉ riêng Việt Nam mà toàn cõi Đông Dương đều cho thư từ transit tại Saigon (Saigon Central). Thí dụ như postcard dưới đây, đã được gửi đi từ Vientiane (Lào) vào ngày 14.06.1905, transit tại Saigon Central ngày 22.06.1905, sau đó đã tới Saint Aubin sur Mer (tại Calvados / Pháp) ngày 28.07.1905. Ba dấu cho dùng một postcard, độc đáo thật!

    [​IMG]

    Còn hình dưới đây cho thấy cảnh những người khuân vác những bao thư tại Vientiane (Lào):

    [​IMG]

    Dạo đó (1920), phải mất ít nhất là 3 tuần lễ để gửi thư từ Saigon đi Vientiane. Nếu phải gửi tới Luang Prabang, phải thêm 2 tuần lễ nữa!
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]


    [​IMG]

    Bưu điện Huế.

    Ngày nay

    [​IMG]
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG] [​IMG]


Chia sẻ trang này