1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến bản quyền Super League: VPF&VTV vs AVG&VFF

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi BlueSea96, 29/12/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. songho99

    songho99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Ai đang cố tình hiểu sai ý kiến của Thủ tướng?

    Ngày 12/1/2012 VPCP có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc tranh chấp bản quyền TH bóng đá Việt Nam.

    Trước hết phải nói, Công văn của Thủ tướng là gửi cho Bộ VHTTDL để chỉ đạo việc thanh tra hợp đồng bản quyền truyền hình Giải bóng đá quốc gia đồng thời giải quyết vướng mắc để đảm bảo giải vô đich quốc gia được truyền hình rộng rãi đến nhân dân. Do vậy Bộ VHTTDL là đơn vị chịu trách nhiệm duy nhất đối với yêu cầu của Thủ tướng.


    Trong văn bản của TTg tuyệt nhiên không nhắc tới và nơi nhận cũng không hề gửi tới bất cứ đối tượng nào trong cuộc tranh chấp hiện nay là VPF-AVG và VFF.


    Để TTgCP chỉ đạo việc này tất cả đều hiểu việc tranh chấp đã trở nên đi quá xa, vậy trước khi có kết luận chính thức, các bên liên quan cần để sự việc không trở nên phức tạp hơn, đó chính là sự tôn trọng tối thiểu đối với mối quan tâm của người đứng đầu chính phủ về …. bóng đá.

    Tuy nhiên, hôm qua 13/01, VPF, AVG đều tung ra các phát ngôn và đều dẫn “theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng CP” để triển khai việc của mình, đặc biệt VPF có động thái cấm cửa AVG với tuyên bố mang tính …. chợ búa : "chỉ những đài truyền hình có giấy phép" thì VPF mới tạo điều kiện để làm tốt nhiệm vụ phục vụ nhân dân. "Nếu đến sân mà không có giấy phép xác nhận là đài truyền hình của Bộ Thông tin - Truyền thông, thì ngay đến AVG, VPF cũng sẽ không cho vào sân.. (trích Thanhnienonline)

    Các bên liên quan đến tranh chấp có thể xử lí theo thẩm quyền của mình, tuy nhiên, việc “mượn câu chữ và cố tình bóp méo theo hướng có lợi cho mình “ ý kiến chỉ đạo trong văn bản của Thủ tướng đối với Bộ VHTTDL để làm công cụ cho hành động của mình là cách làm vô duyên, không khôn ngoan hay có thể nói theo dân gian là “Phạm thượng”.


    Trong cuộc chiến này chưa biết ai thắng, ai thua, nhưng có thể khẳng định đây là một vết nhơ trong các hoạt động sau hậu trường bộ môn thể thao vua này, nền bóng đá Việt Nam khó có thể phát triển với cung cách điều hành thiếu về chuyên môn thừa các ngón đòn của những nhà quản lí quá khứ cũng như hiện tại môn thể thao này.

    P/S: Trong văn bản của Thủ tướng có nhắc đến nhân dân, do vậy quần chúng nhân dân nông nổi được phép bày tỏ ý kiến của mình, báo chí và các diễn đàn được phép bình luận thoải mái về sự việc này, nhưng cấm dẫn theo “ý kiến chỉ đạo”.
  2. huynhtranhot

    huynhtranhot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2009
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Đã bảo hạ cánh đi mà bác không nghe, bây giờ thì đổ bể hết roài không còn an toàn để mà hạ cánh. Mà cũng tại bác thôi, bác làm đc bao nhiêu năm mà ký cái HĐ đến 20 năm giống như bác với tay sang nhà hàng xóm hái trái ngọt thì tụi nhỏ sau này liếm láp vào đâu, phải như bác quan tâm một chút đến ĐTBĐ.VN để lấy cái cup SeaGame thì bây giờ là người có công với nước, hoặc ít ra có thêm tình tiết giảm nhẹ khi về đuổi gà nó còn chạy nữa chứ, chung quy lại là tại các bác tham quá mờ cả lý trí và kon tim.
  3. Reddman4ever

    Reddman4ever Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2003
    Bài viết:
    10.486
    Đã được thích:
    1.163
    Thể thao
    Thứ Bảy, 14/01/2012, 09:18 (GMT+7)

    Bản quyền truyền hình
    VFF bán sạch thương quyền truyền thông
    TT - Không khỏi giật mình khi phát hiện VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình bóng đá cho AVG, mà các loại hình truyền thông như báo in, báo mạng, phát thanh... đều bị bán sạch!
    Truyền thông thể thao VN bị “trói”
    Tìm hiểu về nội dung bản hợp đồng bán bản quyền truyền hình giữa Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) với Tập đoàn truyền thông An Viên (AVG), chúng tôi giật mình vì thấy câu chuyện không chỉ dừng ở bản quyền truyền hình. Nó lớn hơn nhiều khi bao trùm toàn bộ loại hình truyền thông như báo in, Internet, truyền thanh...

    [​IMG]
    Đài truyền hình VTC bị ban tổ chức sân Lạch Tray mời ra khỏi sân trong trận V.Hải Phòng - Navibank Sài Gòn cuối tuần qua - Ảnh: Quang Minh Trong văn bản 1105 của VFF do chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký ngày 30-12-2011 gửi Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) nhằm thuật lại toàn bộ quá trình làm việc để dẫn đến bản hợp đồng của VFF với AVG có nêu nội dung: “Ngày 8-12-2010, VFF đã ký hợp đồng số 08/HĐ/2010/VFF-AVG, theo đó cho phép AVG độc quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá tại VN từ năm 2010-2030”. Nhưng sự thật không chỉ như vậy, mà hợp đồng 08 này, do ông Trần Quốc Tuấn ký, đã bán thương quyền truyền thông bóng đá VN cho AVG, chứ không chỉ bản quyền truyền hình.
    Thương quyền là gì?

    Trao đổi với Tuổi Trẻ về hợp đồng VFF đã ký với AVG, ông Trần Quốc Tuấn cho biết khi đó ông chỉ là người được VFF cử làm đại diện để ký với AVG. Tất cả những vấn đề liên quan đến nội dung hợp đồng, chuyển giao thương quyền, theo ông Tuấn, hiện nay phải hỏi ông Nguyễn Trọng Hỷ và ông Lê Hùng Dũng. Tuy nhiên mọi nỗ lực để liên lạc với ông Hỷ và ông Dũng đều bất thành.
    Ở phần phạm vi hợp tác trong bản hợp đồng 08/HĐ/2010/VFF-AVG nêu rõ: “Thương quyền có nghĩa là tất cả các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như truyền hình, Internet, thiết bị thông tin cố định và di động và quyền khai thác doanh thu trên báo, tạp chí, sách...”. Đọc phần định nghĩa về thương quyền trong bản hợp đồng, chúng ta thấy rõ câu chuyện không chỉ dừng lại ở lĩnh vực truyền hình, mà AVG nắm bản quyền chi phối toàn bộ các lĩnh vực liên quan đến truyền thông. Nghĩa là báo viết, báo mạng, phát thanh... đều bị chi phối bởi bản hợp đồng này.
    Cũng trong hợp đồng, ở điều 2 (phạm vi hợp tác), khoản 5 về thương quyền của bên B (AVG) đối với các giải bóng đá và các sự kiện và thông tin bên lề theo hợp đồng này sẽ chỉ bị giới hạn bởi các trường hợp sau: Trong đó ở phần (ii) ghi “quyền được trích dẫn tối đa 10% thời lượng bất kỳ trận đấu nào trong các giải bóng đá, quyền đưa tin viết bài về các giải bóng đá...”. Một luật sư giải thích điều này có nghĩa là các phương tiện truyền thông chỉ được trích dẫn tối đa 10% thời lượng bất kỳ trận đấu nào trong các giải bóng đá ở VN khi đưa tin, viết bài.
    Từ nay đến năm 2030, khi các giải đấu thật sự hay, thu hút được đông đảo người hâm mộ, các loại hình báo chí chứ không riêng gì truyền hình khi muốn đưa tin, viết bài đều phải xin phép hoặc mua bản quyền từ AVG.
    Cả làng truyền thông thể thao VN đã bị “trói” theo bản hợp đồng của VFF với AVG chứ không riêng gì truyền hình!
    Trách nhiệm thuộc về Bộ VH-TT&DL
    Các ông bầu đang lãnh đạo VPF khẳng định chỉ mới các giải Super League, V-League (hạng nhất trước đây), Cúp quốc gia, họ sẽ thu trên 70 tỉ đồng/ba năm theo chuyện bán bản quyền truyền hình. Còn nếu được trọn gói bóng đá VN như VFF bán cho AVG, trong đó đặc biệt quan trọng là các trận đấu của các đội tuyển quốc gia, chắc chắn số tiền sẽ cao hơn nữa.
    Vậy mà VFF chỉ nhận 6 tỉ đồng + tăng 10% mỗi năm!
    Ấy vậy mà VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình, mà bán luôn cả thương quyền truyền thông!
    Tại sao VFF lại bán thương quyền truyền thông bóng đá VN với giá rẻ mạt như vậy? Trước đây, đã có lúc chúng tôi không cho rằng số tiền 6 tỉ đồng/năm là rẻ, vì trước đó VFF thu tiền từ truyền hình thấp hơn thế nhiều (cụ thể gần 4 tỉ đồng cho năm 2010). Nhưng nay khi phát hiện VFF không chỉ bán bản quyền truyền hình mà bán cả thương quyền truyền thông, quả tình cái giá 6 tỉ đồng + tăng 10% mỗi năm là quá thấp.
    Nhưng nói đi cũng phải nói lại cho đầy đủ, phần lỗi chính trong việc bán rẻ này không chỉ thuộc về mỗi mình VFF, mà trách nhiệm chính ở Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch (VH-TT&DL). Trong văn bản 1105 của VFF đã tường thuật rõ ràng thực hiện theo chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL. Vì vậy không chỉ có mỗi mình VFF, nhiều liên đoàn khác cũng bán trọn gói thương quyền truyền thông cho AVG. Cụ thể, chúng tôi xem xét hợp đồng của Liên đoàn Điền kinh VN với AVG thì thấy giống gần y chang hợp đồng của VFF với AVG!
    VFF (và một số liên đoàn khác) đã không dũng cảm như Liên đoàn Quần vợt VN thẳng thắn nói không với chỉ đạo của bộ về việc ký hợp đồng bán bản quyền truyền thông quần vợt cho AVG, với lý do “mất quá nhiều mà được chẳng bao nhiêu”!
    ***​
    Chính do mọi việc xuất phát từ Bộ VH-TT&DL, nên vừa qua các ông bầu lãnh đạo VPF đã không có niềm tin khi thanh tra bộ này vào cuộc thẩm định hợp đồng của VFF với AVG. Họ đã phải “kêu cứu” đến Thủ tướng và hi vọng mọi việc sẽ được sáng tỏ.
    HUY THỌ

    Luật sư Lê Thanh Sơn - điều hành Văn phòng Luật sư AIC: “VFF vi phạm Luật dân sự”

    [​IMG]
    Luật sư Lê Thanh Sơn - Ảnh: K.X. Đó là khẳng định của luật sư Lê Thanh Sơn về việc VFF bán bản quyền truyền hình và chuyển nhượng toàn bộ thương quyền, sự kiện thông tin của các giải bóng đá quốc gia, quốc tế được tổ chức tại VN cho AVG.
    Theo giấy chứng nhận sở hữu thương quyền truyền hình bóng đá năm 2012 được ông Nguyễn Trọng Hỷ - chủ tịch VFF - ký ngày 9-12-2011, VFF xác nhận: “AVG là đơn vị sở hữu thương quyền và khai thác bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp, các giải bóng đá quốc gia khác, các giải bóng đá quốc tế và trận đấu riêng lẻ được tổ chức tại VN và các sự kiện thông tin bên lề liên quan tới các giải bóng đá và trận bóng đá trong năm 2012. AVG là đơn vị chính thức và duy nhất được ký kết các thỏa thuận về bản quyền truyền hình và các giải bóng đá, trận bóng đá với các cơ quan truyền thông, đối tác có mong muốn truyền hình trực tiếp các trận, giải bóng đá và các sự kiện thông tin bên lề”.
    Cụ thể, thông tin bên lề ở đây được hiểu là các thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp đến các giải, trận đấu như họp báo, lễ khai mạc, lễ trao giải, bầu chọn VĐV... Thương quyền được hiểu là tất cả các quyền ghi âm, ghi hình, sản xuất và sở hữu các bản ghi âm, ghi hình, quyền công bố, phát sóng, khai thác doanh thu dưới mọi hình thức và trên mọi phương tiện như báo hình, Internet, báo in... Theo ông Sơn, việc chuyển nhượng thương quyền và các thông tin bên lề của VFF cho AVG ngoài vấn đề bản quyền truyền hình là sự lạm quyền và vi phạm nghiêm trọng Luật dân sự.
    Ông Sơn phân tích: Các giải bóng đá quốc tế và các trận đấu riêng lẻ quốc tế của đội tuyển VN được tổ chức tại VN, thương quyền do các tổ chức quốc tế quản lý. Việc AFF, AFC, FIFA cho VFF khai thác bao nhiêu phần trăm thương quyền trong các trận đấu này là quyền của họ chứ làm sao VFF có quyền bán cái đó trước cả sự cho phép của các tổ chức này cho AVG. Ví dụ, trong trận đấu giữa tuyển VN và Olympic Brazil năm 2008 trên sân Mỹ Đình, khi đó toàn bộ thương quyền là do đối tác quản lý hết chứ VFF không có quyền.
    Liên quan đến các sự kiện thông tin bên lề mà VFF cho AVG độc quyền khai thác, theo ông Sơn, với văn bản này khi các đơn vị truyền thông như báo hình, báo viết muốn khai thác cũng phải xin ý kiến hoặc trả tiền cho AVG. “Đây là sự lạm quyền của VFF, cho thấy VFF bán những thứ không phải quyền sở hữu của VFF. Các cơ quan truyền thông như đài truyền hình, đài phát thanh, báo in, báo điện tử... có quyền khai thác các thông tin bên lề như họp báo, phỏng vấn các cầu thủ, HLV tại các trận đấu, giải đấu... và đây là quyền chung chứ không phải sở hữu của ai. Tuy nhiên VFF lại tự coi mình là chủ sở hữu hợp pháp tất cả sự kiện thông tin bên lề liên quan đến các trận, giải bóng đá tại VN và bán cho AVG. Như vậy VFF vi phạm Luật dân sự. Theo giấy chứng nhận này của VFF, nếu báo Tuổi Trẻ, báo VietNamNet... muốn tham gia đưa tin về các sự kiện thông tin bên lề liên quan đến bóng đá VN cũng phải xin phép hoặc trả tiền cho AVG” - ông Sơn nói.
    Theo quy định điều lệ VFF, tất cả các đội bóng dự Super League hay hạng nhất đều là đồng sở hữu với VFF về bản quyền truyền hình. Khi VFF muốn ký hợp đồng bán bản quyền truyền hình cho một đối tác, VFF phải có được sự đồng ý của tất cả các CLB (trên cơ sở VFF phải cung cấp cho các CLB nội dung dự thảo hợp đồng để CLB biết), nếu không có giấy tờ đó thì hợp đồng này vô hiệu.
    * Người ký hợp đồng với AVG của VFF là nguyên tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn. Vậy ai là người của VFF phải đứng ra nhận trách nhiệm với hợp đồng này?
    - Hợp đồng này không phải của ông Tuấn, ông Tuấn chỉ là đại diện của VFF đứng ra ký hợp đồng này với AVG. Hiện nay chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ là người phải đứng ra giải quyết, nhận trách nhiệm với hợp đồng này. VFF không thể lấy điều lệ VFF ra để làm căn cứ ký hợp đồng với AVG như VFF phân tích, mà phải lấy các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện. Nên nhớ lúc này không chỉ VPF có quyền khởi kiện hợp đồng mà tất cả 28 CLB đều có quyền khởi kiện.
    * Theo công văn của VPF gửi Thủ tướng ngày 12-1, VPF cho biết khi ký hợp đồng với VFF, AVG vẫn chưa có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực truyền hình theo quy định của pháp luật?
    - Đây là vi phạm về mặt chủ thể. AVG ký hợp đồng tại thời điểm khi mà AVG chưa phải là tổ chức được phép ký hợp đồng đó theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng này vô hiệu toàn phần chứ không phải một phần. Tôi nghĩ dù đoàn thanh tra có biện hộ kiểu gì thì cũng phải hủy hợp đồng của VFF với AVG, vì cả VFF và AVG đều vi phạm pháp luật.
    K.XUÂN


    =================


    Vụ này để xem Hỷ mũi thanh minh thú tội kiểu gì :D
  4. Cross_link

    Cross_link Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2004
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    0
    Bay chức là chắc chắn rồi, quả này truyền thông VN không tha cho VFF, haha, đã quá:D
  5. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
  6. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    Đúng thật là chán hết chỗ nói !

    Bảo rằng VFF chuyên môn là bóng đá, không biết gì về truyền thông báo chí thì còn nghe được.
    Chứ cái cty AVG, tên của nó có chữ truyền thông trong đó, làm việc cũng trong lĩnh vực này, ấy thế mà, chậc ...

    Sao lại có 1 cái hợp đồng bán thương quyền kiểu gì đến nỗi mà báo chí đến dự họp báo, chụp hình, phỏng vấn để đưa tin mà cũng phải xin phép là sao ?

    Hoặc là bọn Tuổi trẻ phóng to sự việc ra, chứ nếu quả thật có ghi như vậy trong hợp đồng, tôi cũng chẳng hiểu ra làm sao nữa.

    Nên nhớ, luật báo chí qui định rõ, phógn viên và cao hơn là các cơ quan báo chí đều có quyền đưa tin, quyền tác nghiệp mà không phải xin phép ai cả, miễn là phù hợp với pháp luật VN hiện hành thôi. Nhà báo/báo đài phải xin phép cty tư nhân abc, xyz gì đó rồi mới được đưa tin à ? Tôi nghe rất lạ !?
  7. Dawning87

    Dawning87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    109
    Dawning87 viết lúc 00:24 - 14/01/2012
    Mình không coi thường [COLOR="Red"[SIZE=5]]báo chí Việt nói chung[/SIZE][/COLOR], nhất là rất nhiều nhà báo lão thành cách-mạng.
    Nhưng mình rất ít đọc báo thể thao Vịt, bởi vì các bài viết chất lượng và có Tâm rất ít, chỉ có ở một số nhà báo thể thao lão thành.

    [quote="songho99, post: 15315982"]Bác ít đọc báo thể thao Vịt mà bình luận như chiên da, vậy chắc bác đọc báo nước ngoài để bình luận bóng đá Vịt?
    Em cũng chưa hiểu cái chữ "Tâm" trong các bài báo nó hình thù thế nào mà bác lại cần nó thế, không có nó bác không thèm đọc báo. Hehe.
    Mà em cũng chưa thấy các vị lão thành cách-mạng viết về thể thao bao giờ, bác có cái đường link nào dẫn cho anh em trên diễn đàn mở rộng tầm hiểu biết với.[/QUOTE]

    Hôm qua out sớm k đọc được bài này của bác. Bác này thật là ... hiếu khách. Để ý thì thấy khi bác tranh luận với ai bao giờ bác cũng tranh luận đến lúc người ta phải sợ mà bỏ cuộc thì bác mới thôi.^:)^
    Xin trả lời nốt với bác cho ngày hôm qua.(tôi cũng có tính ... hiếu khách lắm)
    Mình thì học chưa nhiều nên cũng k hiểu hết nghĩa của từ Tâm nhưng cũng lờ mờ hiểu rằng Tâm trong viết báo là VIẾT ĐÚNG SỰ THẬT, VIẾT KHÁCH QUAN, CÁI GÌ NHÌN THẤY THÌ VIẾT KHÔNG NGỒI NHÀ VIẾT BÀI TRÊN SÂN, KHÔNG ĂN TIỀN TUNG HÔ QUÁ ĐÁNG.
    Nôm na là vậy, đấy là ngu ý của mình. Mình thấy đa số các cây bút bóng đá của mình không được như vậy.
    Bác nên đọc kỹ cái dòng đo đỏ của mình đi nhé (đọc kỹ nhé). Đọc xong có thấy mình bảo nhà báo lão thành cách-mạng viết về thể thao không?
  8. Dawning87

    Dawning87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2009
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    109
    .
  9. hatrang1234

    hatrang1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2010
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bài báo " VPF đã lật cờ như thế nào" của Thể thao 24h (VTC) có nội dung đại ý thế này:
    - Sau khi làm việc với TC TDTT không có kết quả, 5h chiều 11-1, lãnh đạo VPF nhấc máy gọi điện mời TTg ăn cơm.
    - 6 h chiều 11-1, TTg dùng cơm với lãnh đạo VPF.
    - 8h ngày 12-1 VPF có CV gửi TTg
    - 12h ngày 12-1 TTg có CV gửi Bộ VHTTDL.
    Đại khái là bài viết này khoe lãnh đạo VPF có quan hệ với TTg gọi điện mời cơm là TTg đi liên và xử lý công việc ngay.

    Không kỷ luật Trưởng ban biên tập thì hơi phí.
  10. songho99

    songho99 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Trong comment số 6 của chủ đề "Bùng nổ cuộc chiến pháp lí mới của VPeF" tôi có đưa ra nhận định là VPF mắc sai lầm nghiêm trọng khi dự định lôi hệ thống chính trị vào việc tranh chấp này.

    Để có thể khẳng định điều đó cần quan sát thêm động thái tiếp theo của các bên và cần có thời gian kiểm chứng, tuy nhiên, hậu quả đầu tiên của việc này là: Các ông bầu VPF sau mời Thủ tướng ăn cơm hơi bị khó. Hehe.

Chia sẻ trang này