1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mình hỏi 1 câu sau về vấn đề pháp luật ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour0, 12/01/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traveltour0

    traveltour0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Bài viết:
    390
    Đã được thích:
    1
    Một cán bộ hoặc nhân viên tín dụng ngân hàng làm hợp đồng tín dụng cho doanh nghiệp vay chẳng hạn; doanh nghiệp có ý muốn "lại quả" 1 khoản tiền gọi là cám ơn:

    Trường hợp 1: Nếu có đứa xấu tính ngầm báo công an, thì khi doanh nghiệp đưa tiền cho cán bộ tín dụng đó mà công an ập vào thì cán bộ đó có bị khép tội "nhận h ối lộ" hoặc "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" hoặc 1 tội gì đó ko?

    Trường hợp 2: Cán bộ tín dụng đó đã gợi ý doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng đồng ý là sẽ "lại quả" 1 khoản nho nhỏ cho cán bộ. Nhưng nếu doanh nghiệp trở mặt và ngầm báo công an và dàn dựng để công an theo dõi thì khi trao tiền mà công an ập vào thì cán bộ đó có bị khép tội "nhận hối lộ" hoặc "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" hoặc 1 tội gì đó ko?
  2. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Cái này không phải hối lộ. Đây chỉ là doanh nghiệp muốn cảm ơn thôi, làm quan thì gọi đây là lộc. Mình làm đúng phận sự của mình, không tổn hại tới lợi ích của tập thể, nhà nước, cá nhân. Việc bạn làm không trái với pháp luật thì không sao.
  3. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Trường hợp 1: Đây là tội cấu thành hình thức nên đòi hỏi khoản tiền "lại quả" đó phải có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, và bên đưa và bên nhận phải có thoả thuận với nhau từ trước về việc "lại quả" để làm hợp đồng tín dụng đó thì tội phạm mới hoàn thành. Nếu có đủ 2 điều kiện trên thì doanh nghiệp phạm tội đưa hối lộ, và nhân viên tín dụng phạm tội Nhận hội lộ.

    Trường hợp 2: Doanh nghiệp được miễn trách nhiệm hình sự, và được trả lại tài sản dùng để đưa hối lộ.
  4. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Chuyện này tương đối nhạy cảm và ranh giới tội/không tội rất mong manh.
    Có tội hay không còn phụ thuộc các tình tiết trong vụ việc, cái này là việc của cơ quan điều tra.
    Nếu chứng minh được nhờ có khoản cám ơn đó mọi việc mới trôi chạy thì cấu thành tội đưa/nhận hối lộ.
  5. daigia001

    daigia001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    thằng nhận nó không cầm trực tiếp đâu mà bắt
    và trong lúc soạn hợp đồng có thoả thuận hay không thì cũng khó lấy nó làm bằng chứng được
  6. guest090

    guest090 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    0
    Tốt nhất làm gì cứ ngó trước ngó sau cẩn thận vào.
  7. KoPhaiEmSpam

    KoPhaiEmSpam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Những trường hợp bạn đặt ra rất hiếm khi xảy ra, vì những hoạt động như vậy đã thành lệ rồi, rất ít khi có sự can thiệp vào từ bên ngoài. Cán bộ tín dụng thường thì sau khi làm việc 1 thời gian tại ngân hàng, sẽ dần dần biết và theo những thông lệ của cấp trên và những người cùng làm việc. Theo những thông lệ đó là khá an toàn, an toàn thì cấp trên và những đồng nghiệp khác mới làm, họ là những người đi trước, và họ đã "làm" 1 thời gian dài rồi vẫn không sao, "làm" theo họ sẽ khá là an toàn rồi dần dần tìm hiểu xem vì sao lại an toàn cũng ko muộn :D

    Còn về quy định thì bạn có thể tham khảo điều 279 bộ luật hình sự như sau:
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Điều 279. Tội nhận hối lộ

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
    b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
    c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Phạm tội nhiều lần;
    d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
    đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
    g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
    a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
    a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

    5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Thường thì cả doanh nghiệp và cán bộ tín dụng đều không muốn phiền phức, không muốn hình sự hóa quan hệ của họ làm gì, lại phải dính vào điều tra, xét hỏi, ra tòa, mệt lắm. Hơn nữa, việc lại quả của doanh nghiệp cho cán bộ tín dụng thường là việc nhỏ, chẳng ai muốn điều tra làm gì, mà cũng có ai đi điều tra đâu, có thấy án nào như bạn nói đâu :D. Ngay cả trong trường hợp như bạn lo xa, doanh nghiệp chơi xấu cán bộ tín dụng, nhưng trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra lắm, vì chơi xấu như thế thì còn gì là uy tín của doanh nghiệp, còn ai dám cho doanh nghiệp vay nữa, doanh nghiệp cũng tiêu luôn :D .
    Hoạt động tín dụng thường dựa vào uy tín, cả cán bộ tín dụng và doanh nghiệp đều muốn giữ uy tín với nhau, nên lại quả 1 khoản nho nhỏ là bình thường, doanh nghiệp lại quả thì cán bộ tín dụng cứ thoải mái mà cầm :D . Người ta chỉ muốn giữ uy tín trong làm ăn chứ không muốn chơi xấu đâu, hơn nữa, việc đấy cũng bình thường, ở đâu chẳng có. Trong trường hợp có thằng nào xấu tính báo công an, có khi công an lại bảo: Cái thằng hâm, báo cái việc vớ va vớ vẩn, tao đang còn 1 đống việc cướp của, giết người, cháy xe ... đây này ...

    Tóm lại, nếu bạn là cán bộ tín dụng thì bạn có thể yên tâm vì việc này nhỏ lắm và đã thành lệ rồi, chẳng ai hơi đâu đi bới ra làm gì đâu ^^

Chia sẻ trang này