1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ký Quảng Trị 1972

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi hoaphuongdo1954, 30/03/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaphuongdo1954

    hoaphuongdo1954 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Đình Trà



    NHỮNG KHOẢNH KHẮC
    [FONT=border=]QUẢNG TRỊ NĂM 1972[/FONT] <FONT face=[/IMG]

    Cuối năm 1971 là những ngày tháng ở vào cuối học kỳ I lớp 10 của tôi – trong “làng” học sinh trường chuyên của thành phố. Trước khi sang học kỳ II, thày chủ nhiệm lớp thông báo một tin, trong học kỳ II chúng tôi vừa phải thi tập huấn học sinh giỏi toàn quốc nhưng, vẫn phải thi tốt nghiệp phổ thông.
    Ôn thi tập huấn đã là vất vả rồi, lại phải ôn thi tốt nghiệp phổ thông, gian nan tăng gấp bội. Bọn con gái – chúng thì bình thường, vốn chúng là ngoan ngoãn và chăm chỉ. Riêng bọn con trai chúng tôi, phải nói là cực kỳ lo! Thời gian đâu mà chơi bời nữa.. Tưởng rằng, thi tập huấn là được miễn thi tốt nghiệp!
    Cũng những ngày tháng cuối năm ấy, không khí sôi động cả nước. Miền Nam chiến sự ác liệt. Tin tức chiến thắng liên tục trên đài, báo. Còn ngoài miền Bắc, các địa phương liên tục có đợt tòng quân lên đường đi chiến đấu. Thời kỳ tổng động viên mà!
    Trong đầu tôi chợt lóe lên ý nghĩ. Rằng cơ hội đấy. Tình nguyện xung phong lên đường, là khỏi phải thi thố gì hết mà vẫn đỗ tốt nghiệp – tốt nghiệp đặc cách. Rõ là một công đôi việc (ích nước, lợi nhà)

    * * *

    Công việc thật suôn sẻ cho tôi. Chỉ một lá đơn tình nguyện gửi khu đội đầu tháng. Lập tức, có giấy gọi nhập ngũ cuối tháng. Và, thế là lên đường nhập ngũ. Hồi ấy, các địa điểm giao nhận quân thường tổ chức hoặc ở sân đình hoặc sân vận động, hay một sân trường học nào đó. Khi tôi nhập ngũ địa điểm là một sân trường ở một xã rìa thành phố.
    Một buổi tiễn đưa tân binh thật đông đúc và náo nhiệt. Đủ các tổ chức đoàn thế.. Có một ấn tượng hôm tụi tôi lên đường được đoàn dũng sĩ ở miền Nam ra nói chuyện. Nào là họ kể về sự kỳ vĩ của dãy Trường Sơn. Tôi còn nhớ một câu nói trong họ :
    “Có bao nhiêu tiền đi nữa cũng chẳng thể đến được dãy Trường Sơn nếu không lên đường đi chiến đấu”
    Cũng chính từ câu nói đó đã gây nên sự hào hứng trong anh em chúng tôi. Họ cũng kể về những trận đánh ác liệt mà chiến thắng thuộc về họ,.. Chúng tôi ngưỡng mộ và nhiệt liệt vỗ tay, quyết tâm lên đường không ngại gì khó khăn gian khổ cả. Đó là ý chí lúc đó của chúng tôi có được.
    Ngay ngày hôm sau là công tác tổ chức biên chế tổ, tiểu đội, trung đội.. Rồi phổ biến nội quy, học điều lệnh kỷ luật quân đội. Rồi được nghỉ ngơi vài ngày để chuẩn bị hành quân lên địa điểm huấn luyện mà chúng tôi đã biết. Đó là núi rừng Yên Tử - Trung đoàn 5!
    Trước khi hành quân đi huấn luyện chúng tôi có một buổi để nhận quân trang. Nghĩ lại buổi đó! Không thằng nào trong tụi tôi là không tức cười!.. Quân nhu cung cấp đủ thứ là ba lô, giày, dép, chăn màn, chiếu cói… cái điều tức cười ở đây muốn nói là quân phục !
    Ôi trời! Lính thì 100 người 100 kiểu khổ người.. Vậy mà quân phục chỉ vẻn vẹn có 3-4 số cỡ gì đó (to, nhỏ và vừa) vận vào, có mấy thằng là vừa đâu? còn đều là buồn cười hết khi nhìn. Ai đã từng đi lính những ngày đầu – thời đó, thì biết đấy! Phải sửa lại quân phục. Không quần thì cũng áo. Đua nhau đi sửa. Thằng bóp quần, đứa bóp áo.. Có biết đâu? Nào ngờ, sửa xong vận lại, trông lại càng buồn cười hơn..
    Cuối cùng cũng phải gần một tuần mới hành quân lên đường đi huấn luyện ở Yên Tử. Mặc dù quãng đường chỉ là tỉnh nọ sang tỉnh kia thôi. Ấy thế mà cũng phải gần một tuần mới lên tới Yên Tử. Vừa đi vừa nghỉ, đi vòng vèo, xa tít.. Về sau này tôi mới biết, sở dĩ như vậy là do khâu bí mật chuyển quân.
    Nhưng, cũng phải nói, cả quá trình hành, chuyển quân ngày đó thật xúc động. Đội ngũ hành quân qua đâu, gặp dân, họ đều ra chào đón và động viên chúng tôi. Tất cả chỉ một câu :
    - “Các con lên đường mạnh khỏe và chiến thắng trở về”
    Đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in lời động viên đó!
    Dẫu gì chúng tôi cũng lên tới Yên Tử. Bước vào ba tháng huấn luyện. Đại đội tôi là C2 D557 đóng quân tại Khe Châm – chân dốc cô Hiền. Hiền mà chẳng hiền gì. Dốc dựng ngược lên, quanh co khúc khuỷu mỗi khi vượt dốc để (nói những lúc trốn về thăm bu, và tất nhiên là cả người yêu rồi..)
    Cũng trong dãy Yên Tử, còn phải nhắc đến một địa danh. Đó là “Năm Mẫu”- thủ đô của Trung đoàn 5 (có trung đoàn bộ đóng quân) và cũng gọi là thủ đô của lính lúc bấy giờ. Phải nói rằng gọi như vậy là đúng nghĩa đó? – Vì ở đó đâu cũng là lính và những hoạt động của lính. Các đơn vị trung đại đội, tiểu đoàn, lán trại san sát từng dãy, từng dãy thẳng hàng thành khối như “ô bàn cờ” bên kia suối. Phía trước các đơn vị huấn luyện là thao trường, bãi tập để huấn luyện tân binh chúng tôi. Suốt ba tháng ròng huấn luyện tân binh. Có gì đâu? Mà chỉ là :
    - Sáng thao trường, chiều bãi tập
    - Làm bạn vũ khí các loại ...
    Ngày mưa to, lúc gió rét mướt. Tất cả lên hội trường để học tập, sau là thảo luận chính trị..
    Chỉ những buổi tập hành quân dã ngoại là vui. Tuy rằng có vất vả, mệt nhọc một tý. Còn vì sao vui? Đơn giản là trên đường đi thi thoảng gặp được tốp các bạn thanh niên nam nữ địa phương đi sinh hoạt đoàn về. Thế là lính ta được tán tập thể.. Rồi hò, hát đối.. Mà chỉ là khoái những ông tướng biết hát hò thôi. Nhưng vui đáo để. Ấn tượng mãi đến bây giờ trong tôi.
    Còn nữa, những ấn tượng không thể quên. Chắc rằng, không một lính huấn luyện nào quên được là những ngày chủ nhật. Cứ là từ thứ 6, thứ 7. Ai nấy khấp khởi, mong đợi đón người thân lên đơn vị thăm. Người thì mong bố mẹ, anh chị em…Người thì mong bạn bè! Bạn bè thì ít thôi mà chủ yếu là người yêu không cũng phải là bạn gái thân hơn thân gì đó.. Phải nói rằng những ngày chủ nhật hồi đó, ở đơn vị huấn luyện chẳng khác gì “ngày hội” nào đó bây giờ?
  2. hoaphuongdo1954

    hoaphuongdo1954 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2012
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Ba tháng huấn luyện đã thấm thoát trôi qua. Đủ để mỗi chiến sĩ chúng tôi thấm nhuần và nghiệm thu mấy điều như là : “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường đổ rơi xương máu
    Tại chiến trường trong chiến đấu thì : “Trước là bảo vệ mình, rồi là bảo vệ gia đình Tổ quốc mình”..<FONT class=imageattach onload=[/IMG]Cũng còn một suy nghĩ nữa mà không ai nói ra trong chúng tôi là: “Đồng đội đây! Đồng hương đây! Hãy in hình bóng của nhau vào tâm trí” Để rồi mai đây trên khắp mặt trận nhớ tìm nhau kể cả mãi về sau nữa..
    Một ngày thật bình thường như bao ngày. Buổi sáng tập trung ra thao trường tập lại mấy bài chiến thuật bộ binh rồi về nghỉ sớm hơn. Để rồi đến hội trường nghe phổ biến kế hoạch đi dã ngoại dài ngày. Đâu nghe nói cũng phải hàng tuần hàng tháng gì đó.. Hình như có vấn đề gì đây? Bí mật quân sự mà. Nếu là lên đường chiến đấu âu cũng là nhiệm vụ tất yếu mà thôi.
    Đúng kế hoạch. Lệnh hành quân dã ngoại phát ra. Chẳng phải chuẩn bị gì cầu kì kỹ lưỡng mà chỉ là ba lô ba lô, quân tư trang mang hết. Thế là đủ! Ròng rã 3 ngày đội hình thành hàng 1, dài tít tới gần một cây số, nối đuôi nhau đi qua bao đèo núi Yên Tử. Rồi qua bao nhiêu làng mạc trung du mà chúng tôi chẳng biết được địa danh. Mà chỉ là đoàn quân đi đến đâu cũng được nhân dân đón tiếp hồ hởi phấn khởi với bao nhiêu lời cầu ước cho chúng tôi: “Mạnh khỏe và chiến thắng trở về”. Để rồi, một buổi chiều ngày thứ ba của cuộc hành quân, chúng tôi tập kết tại một ngôi chùa lớn trên quả đồi rộng. Cả đơn vị được nghỉ nguyên một ngày thoải mái. Cho đến cuối buổi chiều lệnh tập trung tiểu đoàn và “lễ hạ sao”… Bấy giờ biết chắc là đi B rồi. Sau buổi lễ, một công việc thằng nào cũng phải thực hiện là lập tức kiếm giấy bút viết thư. Công việc đó nó diễn ra vô cùng cấp bách và khẩn trương. Nói đúng ra là chúng tôi vi phạm về bí mật quân sự đó. Vậy mà, các thủ trưởng không ai nói năng gì.. Ngày hôm sau điểm danh ra ga lên tàu 100% quân số đầy đủ, không thiếu một người. Ga chúng tôi lên tàu là ga “Phố Tráng”. Chúng tôi coi đây là điểm xuất phát đầu tiên- không bao giờ quên được!
    Biết rằng vào Nam quãng đường là muôn trùng vạn điệp rồi dài xa, vất vả.. Trong mong muốn chỉ là làm sao được đi tàu, ngồi xe dài dài một tý. Thế là phấn khởi lắm! Chúng tôi cũng xác định được : Được như thế là quả là khó. Bởi, lúc đó, chiến tranh phá hoại của Mỹ đang thời kỳ cực kỳ ác liệt. Đường xá, cầu cống bị Mỹ oanh tạc ngày đêm. Nhất là những con đường, tuyến đường huyết mạch vào Nam. Thôi thì có tàu đi tàu, có xe đi xe. Còn đâu xác định là hành quân bộ vẫn là chủ yếu.
    Tàu đến ga Ninh Bình vào một buổi chiều tà. Tất cả xuống tàu. Bộ phận hậu cần vào nấu cơm nhờ trong dân. Tụi lính chúng tôi mệt thì không mệt, nhưng, cái thằng dạ dày thì có hơi khó chịu. Có nghĩa là cũng hơi đói đói. Biết làm sao bây giờ? Chỉ còn mỗi cách lấy chiếu trải ra và ngả lưng cái đã. Đâu chỉ khoảng chưa đến một giờ gì đó, có tiếng í ới gọi nhau đi ăn cơm. Và tất cả nhào dậy để đi “chén cái đã”.
    Sau khi được đánh chén no nê, đứa nào đứa nấy thấy nhanh nhẹn, tỉnh táo hẳn lên. Chuyện trò rôm rả, cho tới 7-8 giờ tối gì đó có lệnh hành quân. Nghe các cán bộ khung nói đâu đêm nay phải vượt cầu Hàm Rồng. Chà, một địa danh mà địch ngày đêm oanh tạc ác liệt đây.
    Khi chúng tôi hành quân trên đất Ninh Bình, lúc qua một quãng đường, tình cờ đồng chí chính trị viên đại đội đi bên nói :
    - Các cậu có biết ngọn núi kia?
    Nghe nói, chúng tôi ngoái hết sang và nhìn thấy lờ mờ một ngọn núi
    Đồng chí chính trị viên nói tiếp:
    - Đỉnh núi là “chùa non nước” đó. Nơi đây, thời đánh Pháp, tham mưu trưởng trung đoàn ta “Giáp Văn Khương” đã nhảy từ trên đỉnh xuống nước đó.
    Cũng thật thú vị biết được chiến tích này. Mà hồi ngồi trên ghế nhà trường được nghe các thầy cô giảng.. Nay, tường tận thấy được!
    Cuộc hành quân cứ tiếp bước lặng lẽ trong đêm tối yên tĩnh. Chẳng ai nói chuyện gì nữa. Thay vào là những tiếng bước chân nghe rầm rập. Phải đến 3-4 lần nghỉ 15 phút. Chúng được lệnh nghỉ mà lần nghỉ này khá lâu đấy. Vì một cán bộ khung nói “ Các đồng chí nghỉ thoải mái để đi vệ sinh”
    Sau khoảng 30 phút nghỉ ngơi thoải mái, chúng tôi lên đường tiếp.
    - Chúng ta sẽ hành quân qua cầu
    - Phải thật khẩn trương.
    - Qua cầu gì ạ ? – Mấy lính hỏi
    - Cầu Hàm Rồng – đồng chí cán bộ trả lời gọn lỏn.
    Cả đoàn quân im lặng. Chắc bấy giờ trong mỗi anh em chúng tôi đều bùi ngùi xúc động hiểu rằng : Mình chuẩn bị đi qua cây cầu huyền thoại đây. Hãy căng mắt ra mà ngắm cho rõ..
    Thế nhưng, đâu có được toại nguyện ngắm nhìn cây cầu. Bởi lẽ cán bộ giục phải khẩn trương, đi nhanh “đề phòng Mỹ oanh tạc”, phần cũng vì trời tối đen như mực nữa..
    Rút cuộc đọng lại trong tâm trí chúng tôi cũng chỉ lờ mờ một cây cầu sắt đen sì, gầy guộc và không dài. Ấy thế mà phải chịu biết bao trận bom đạn của Mỹ, thật khủng khiếp!
    Qua cầu xong, chúng tôi hành quân trên con lộ mà bên cạnh có tuyến đường sắt, cho tới một ga nhỏ, thấy vẻn vẹn một đoàn tàu hỏa. Cũng là lúc có lệnh dừng quân để lên tàu. Được đi tàu nỗi mừng thể hiện rõ trên nét mặt mỗi người lính chúng tôi rồi tiếng cười nói rì rầm. Đợi có lệnh tất cả lần lượt lên tàu thứ tự theo từng tổ, tiểu đội, trung đội một cách mau lẹ. Toa tàu chở hàng, chỉ là một khoảng trống rỗng nên chúng tôi phải trải chiếu ngồi bó gối, lưng tựa vào nhau. Phái nói là lính ta dễ ngủ thật, chỉ chừng vài phút toa nào toa ấy im phăng phắc. Không ai ngọ nguậy. Hình như lính ta ngủ say. Thật bõ cho một ngày hành quân thấm mệt.
    Được 2-3 giờ tàu dừng hẳn ở một ga. Dậy! dậy! lệnh của các cán bộ khung. Chúng tôi giật mình tỉnh giấc. Lúc đó trời đang tảng sáng. Xuống tàu, cảm giác không khí rộng thoáng. Anh em làm vài động tác vươn vai, giậm chân tại chỗ một lúc. Rồi lấy khăn mặt tìm nước dấp khăn lau qua mặt mũi. Thế là có lẽ người trở lại như thường. Lính trẻ có khác! Sức khỏe hồi phục thật nhanh!
    Chuyền tay nhau những phong lương khô 701. Chẳng cần nước non gì, ăn được mảnh nào thì ăn. Để rồi lại tiếp tục hành quân. Cả tiểu đoàn vẫn đội hình như cũ, nối đuôi nhau ra khỏi ga đi vào một vùng miền thấy là lạ, có vẻ khác vùng miền quê tôi. Đúng như vậy, cứ hết đi qua khu ruộng đồng có vẻ khô nước lại đến những khoảng đồi cọ sin sít. Còn nhà ở nơi đây hình như nhà nào cũng như nhà nào. Một kiểu, mẫu nhà chung hay sao vậy? nhưng phải nói rằng chặng hành quân này để lại cho tôi một ấn tượng không bao giờ quên! Cứ mỗi khi đi qua khu ruộng lúa nào có chị em cày cấy là họ hò. Cả những lúc đi quanh khu đồi có chị em đốn củi bên trên, họ cũng lại hò. Về nội dung và làn điệu thấy lạ mà vui tai đáo để. Nghe cũng thinh thích. Bỗng, đi trước tôi, cái thằng Đong quê làng Đồng Hòa cất lên tiếng hò :
    - Ơ ớ hò.. Chanh chua em để gội đầu, mà gái chua anh để bắc cầu tiêu chuồng tiêu.. ơ hò..
    Giật mình, tôi hỏi thằng Đong :
    - Sao mày lại hò thế? Ai dạy mày đấy?
    Đong cười nói :
    - Mày không biết à? Nó hò coi thường anh em mình đấy!
    - Coi thường cái gì? - tôi hỏi lại
    - Là không biết anh em mình có vào tới chiến trường đánh nhau không ?
    Lúc này trong lòng tôi tự nhủ : Dẫu sao thì mày cũng không nên hò lại như thế
    Đến xế trưa, tiểu đoàn hành quân đến một làng hẻo lánh. Nhà nằm thưa thớt quanh quả đồi lớn.
    Nghỉ đóng quân một ngày. Mỗi tiểu đội được phân ở một nhà. Ngay lập tức chúng tôi triển khai nấu nướng. Người thì giặt giũ, đứa thì tranh thủ tắm rửa. Được cái ở đây, nhà nào cũng đào giếng, còn nước giếng vùng trung du thì thôi rồi.. cứ gọi là trong veo. Uống thì ngọt lừ.. Nghĩ mà được ở đây cũng thích!
    Buổi chiều giặt giũ phơi phóng xong, thằng nào thằng ấy chẳng cần nghỉ ngơi gì hết. Lên đồi. Nơi đó có con gái đang đốn củi, làm ruộng nương.. để rồi lại được nghe hò. Giọng Thanh Hóa nghe câu được câu chăng. Chỉ được biết rằng họ khích lệ chúng tôi chiến đấu không chùn bước.. Đứa không biết hò thì chỉ im lặng mà nghe. Đứa gọi biết biết một tý thì hò chẳng ra hò nói chẳng ra nói. Đại loại là cứ nhận lời yêu đương rồi thì.. hẹn hò, sau này chiến thắng trở về lấy em.. Vui và ấn tượng mãi về sau trong lòng chúng tôi.
    Trên vùng đất Thanh Hóa, được xả hơi tắm, giặt, nghỉ ngơi, hò hẹn để rồi hôm sau, chúng tôi tiếp tục trên con đường Nam tiến.
    Ở chặng hành quân này, chúng tôi lại lên tầu – đi mãi tới xế chiều mới xuống ga. Không biết tên ga gì.. mà chỉ biết rằng một ga ven đô. Vì đồng chí cán bộ khung nói câu “không được qua thành phố”. Tiếp tục hành quân bộ mà chỉ được đi ven đô. Mãi sau này, tôi mới biết đó là thành phố Vinh. Như vậy là chúng tôi đã ở trên đất Nghệ An rồi.
    Nhá nhem tối chúng tôi mới bắt đầu hành quân! Đúng là chỉ đi ven thành phố, mà còn không nghỉ nữa. Tới khi ra khỏi thành phố mới được nghỉ (hành quân khoảng ba giờ liền), nghỉ cũng khá lâu (khoảng 30 phút). Ngồi nghỉ mà anh em cứ tiếc là không được nhìn biết thành phố như thế nào..
    Nghỉ khá lâu để rồi đi một chặng dài nữa, chừng quá nửa đêm về gần sáng. Chúng tôi về nơi tập kết – Đó là một làng. Trong đêm tối lờ mờ chúng tôi cũng cảm nhận được. Đây là một làng khá trù phú. Quả nhiên, sáng ra nhìn thấy rõ làng mạc nơi đây chẳng khác gì làng mạc quê tôi. Chỉ có mỗi giọng nói là khác! giọng xứ Nghệ...!
    Lại một ấn tượng nữa.. mà chỉ khi tiếp xúc với con người nơi đây tôi mới biết. Cũng là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với người xứ Nghệ. Cảm nhận được ngay là họ tình cảm, thiết tha và thật trìu mến vô cùng.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Sau một ngày nghỉ là để cấp lại và bổ sung quân tư trang. Lần cấp quân tư trang này sao mà lắm thứ đến thế: nào mũ tai bèo, bao tượng bạo, nilon, tăng, võng.. nhét chật cứng ba lô.ffice:office" />
    May quá, được trao đổi với chiến binh đã từng trải ở chiến trường. Thế là chúng tôi bắt chước làm theo. Bỏ lại một số thứ như là đèn pin, mũ cối.. mà lại tăng cường nhiều thứ, chủ yếu là nhu yếu phẩm, đặc biệt là thuốc lá, thuốc lào..
    Lại nói lại về ấn tượng tình cảm nhân dân nơi xứ Nghệ. Quả thật những ngày chúng tôi đóng quân ở đây mà cảm giác như ở quê nhà. Mặc dù chỉ là vài ngày. Tôi nhớ mãi hôm lên đường hành quân tiếp! Một buổi chiều nắng đẹp. Trên một quãng đê con, các bạn thanh nữ địa phương đều ra tiễn đông đủ. Rồi từng cặp tuy mới quen biết mà tay nắm tay bịn rịn. Thậm chí có cả những giọt nước mắt trào lăn. Còn các mẹ ấm nước chè xanh trên tay rót mời mỗi người lính chúng tôi cùng những lời động viên .. thật sự là xúc động!
    Rời khỏi làng đã để lại bao nỗi nhớ, chúng tôi hành quân tiếp. Đi tới xẩm tối, xuất hiện một bến sông to.. đã có vài chiếc tàu sắt đang đợi sẵn. Phen này được đi tàu thủy đây.. Quả nhiên, lệnh dừng quân để xuống tàu.
    Nhìn con tàu lúc trời tối. Trông nó bé con con thôi! Ấy thế mà nuốt chửng gần một đại đội chúng tôi. Khi đã nuốt hết tiểu đoàn chúng tôi nó lẳng lặng nhổ neo. Tưởng nó chạy chậm, ấy vậy mà chỉ một lúc thôi đưa chúng tôi đến một cửa sông hay cửa biển gì đó mà chúng tôi không biết được. Chỉ thấy mênh mông là sóng nước và đèn của những thuyền đánh cá lấp lánh như sao. Nhìn thật thích mắt.. Để rồi chỉ lúc sau nữa chìm vào đêm tối và cũng là lúc lính ta ngủ say. Bó gối tựa lưng vào nhau mà ngủ. Bữa ấy chúng tôi được say sưa ngủ thật lâu.
    - Rình! rình! rình! mạn tàu va vào bờ làm mọi người choàng tỉnh giấc
    - Dậy! Dậy! .. Tiếng gọi nhau.
    Chà! Thoải mái quá! ngủ một giấc như chưa bao giờ được ngủ. Phải nói là như vậy. Tỉnh dậy vươn vai một hồi. Rồi có lệnh lên bờ. Lần lượt chúng tôi xuống tàu. Chấn chỉnh xong đội hình, chúng tôi lại hành quân tiếp. Lúc này trời đã rạng sáng. Chẳng đi lâu trời sáng hẳn, lại nhìn về một vùng miền khác lạ. Ở vùng này ruộng nhiều nhưng cũng có vẻ khô cằn. Nhà cửa tuềnh toàng và thưa thớt cũng như cây cối. Cảm giác trong tôi thật khó tả. Sau nữa tôi biết rằng : Đây là tuyến lửa Quảng Bình. Máy bay Mỹ oanh tạc ngày đêm. Hầm trong nhà ngoài đường gần như khắp nơi. Ra đường trên đầu mỗi người đều là mũ rơm. Con người họ thoáng nhìn đã thấy được một điều ở họ là : khí phách và can trường.. chỉ một điều khi chúng tôi được ở trong dân là nghe người già nói không hiểu! Ôi trời! Họ nói nhanh và tiếng địa phương nữa. Quả thực là không hiểu! .. Chỉ khi có các “O” ở nhà làm “phiên dịch”. Nói vậy thôi, cũng hiểu bập bõm.. Nhưng phải căng tai ra mà nghe! Chú ý nghe! Ờ hờ vui thật là vui. Những lúc trò chuyện, tiếng cười nói cứ râm ran khắp nhà. Xen kẽ những lúc máy bay Mỹ bay qua và cả tiếng bom nổ quanh vùng.
    Nghỉ đâu được 2 ngày 1 đêm. Đêm thứ hai chúng tôi lên đường. Khác với những lần chia tay trước. Cơm chiều xong, chúng tôi được lệnh hành quân. Ra đến nơi tập kết. Rồi từ đâu? Từng xe ô tô vận tải xuất hiện. Lần lượt chúng tôi lên xe (vẫn theo tổ, tiểu đội). Và cứ đầy người là xe chuyển bánh. Ngoài trời tối rồi, trong xe còn tối hơn. Vì xe bịt bạt kín, chỉ biết rằng khi xe chạy thì lắc liên tục. Có lúc còn xóc nảy người lên. Muốn ngủ cũng chẳng thể nào ngủ được. Lúc về khuya, xe chúng tôi đi qua một quãng đường mà thỉnh thoảng qua khe hở của bạt xe có ánh sáng có lúc sáng lắm.
    - Cái gì đấy ? – Mấy thằng đầu xe hỏi.
    Mấy thằng cuối xe trả lời :
    - Pháo sáng!
    Lại còn kèm theo những tiếng gầm rú của máy bay Mỹ. Rồi những tiếng bom nổ, lúc xa lúc gần.. chừng quá nửa đêm đó. Chúng tôi được lệnh xuống xe và hành quân bộ. Vì đoạn đường này xe đi rất nguy hiểm. Đêm đó, hành quân bộ trong đêm, chúng tôi đi ven những khu đồi : dưới ánh sáng lờ mờ của pháo sáng, cảnh vật thật hoang tàn, đất đá bị đào xới, san sát những hố bom khắp nơi.. Trên đồi, cây cối xơ xác đổ ngổn ngang. Tất cả đều là do bom Mỹ đánh. Rồi chúng tôi đi đến khu đồi thấp khá bằng phẳng, còn có cây lúp xúp và gặp mấy xe chở thương binh ra Bắc.. Gặp các anh chẳng nói được gì. Chắc do vết thương còn đau.. Có nhiều anh băng trắng toát khắp người.. Trong lòng chúng tôi lúc bấy giờ: thật là một nỗi thương cảm…
  3. kiemnhungkhoa

    kiemnhungkhoa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Mình hai lần suýt mất mạng ở Quảng Trị: 11h ngày 28/04/1972 & 2h ngày 31/07/1972. Mình sẽ kể lại các trận mình tham chiến sau. Hôm nay gửi tới diễn đàn một bài thơ mình viết vào ngày 5/8/1972 tại một bệnh xá dã chiến ở Cam Lộ
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} [FONT=&quot] Quảng Trị 1972[/FONT]


    Lính ta ở Quảng Trị
    Thấy…tiếng nhau là thân
    Nhìn nhau trong lửa đạn
    Thương. Xa hoá nên gần
    Đã qua “Cối xay thịt”
    Không chết. Chuyện như đùa(!)
    Đất quay…trời nghiêng ngả
    Nghiền thép gang…làm mưa(!)
    Đường Bắc tiến(1) năm xưa
    Nay phơi đầy xác giặc
    Miếu Bái Sơn tan tác
    Xe pháo nằm ngổn ngang
    Đường 9 nắng chói chang
    Giặc đạp nhau chạy trốn:
    Dù, Thuỷ quân lục chiến…
    Bị trói …không còn dây(!)
    Xe tăng Mĩ tan thây
    Bên đường giơ…chỏng gọng
    Xác Con Ma, Thần Sấm…
    Cháy xạm đồi…Không tên
    Quân ta ào ào lên
    Chiếm Đông Hà, Cam Lộ…
    Tháng Tư(2) ơi!…nức nở
    Người lại người hi sinh
    Máu tươi hồng mặt đất
    Anh lính trường Địa chất
    Trăng trối…không thành lời:
    “Sôống! sống! về…tao chơi
    Thay tao nghe…mẹ khóc(?)”
    Anh thì thào nghẹn nấc:
    “Đau con quá mẹ ơi!”
    Thời gian như ngừng trôi
    Gío trưa ngừng lay lắt
    Tim rưng rưng lệ trào…

    ***

    Quân Bắc bổ sung vào
    Các chàng trai Đại học
    “Chú” nào cũng náo nức
    Mặt hồng như tô son
    Thành Cổ mùa mưa tuôn
    Đạn bom cày nát đất
    Xua…chưa tàn cơn sốt
    Lính vét bùn, vét …mưa
    Sợi pháo sáng đung đưa
    Run run… Thành Quảng Trị
    Ùng oàng pháo Hạm Mĩ
    Xé đất ngày, trời đêm;
    Pháo giàn(3) như …lũ điên
    Gào không bao giờ ngớt;
    Khoan(4)…nhát gừng chua chát
    Xoay quặn…Chiều – không – gian;
    Pháo chụp(5) nổ tầng trên
    Đinh lao bừa xuống đất…
    Hầm dã chiến không nắp
    Sểnh ra là…đi tong(!)
    “Tắm mưa”…B 52
    Ở đây thành cơm bữa
    Nghe được tiếng bom nổ
    Biết còn xa đầu mình(?)
    Hầm nghiêng chớp nhoáng nhoàng
    Tử thần đang… tính sổ(?)
    Mắt cay xè, nghẹt thở
    Bom hoá học thả rồi!
    Khăn đâu? Thấm nước thôi
    Đắp ngay vào mồm, mũi
    Nhanh lên! Giặc mò tới
    Cho chúng đi… “Chầu trời”

    ***

    Ngày mai bạn bè ơi!
    Ai sẽ về …với đất?
    Đêm chiến trường lạnh ngắt
    Loang tiếng bê lạc đàn
    Đầy vơi…Trăng Thạch Hãn
    Buồn lết ngang trời đêm
    Chết nhẹ nhàng như tên
    Miễn sao còn lại chốt
    Xương anh tàn bên dốc?
    Xác tôi gục bên đường?
    Vì Tổ quốc yêu thương
    Trái Tim Xanh rực lửa
    Tuổi xuân thà Quyết tử!
    Cho đất lành Quyết Sinh!

    Cam Lộ, 05/08/1972

    _______________________________________
    (1): Đường Chiến lược “Bắc tiến” thời Ngô Đình Diệm
    (2): 11h 30’ ngày 28/4/1972 tám cán bộ, chiến sĩ C3,D1,E36,F308 đã hi sinh anh dũng tại chân lô cốt ngã ba Đông Hà, đó là các đ/c: Khanh, Hãn, Dung, Sử, Như, Tôn, Được, Hảo
    (3): Còn gọi là pháo bầy, pháo đàn, nổ cấp tập xuống toạ độ đã định trước
    (4): Pháo khoan sâu vào lòng đất mới kích nổ, tiêu diệt đối phương dưới hầm có nắp. Tháng 4/1972 toàn bộ chỉ huy E36,F308 đã hi sinh vì loại pháo này, trong đó có Chính uỷ Phạm Văn Bích, Trung đoàn trưởng Chử Văn Trác…
    [FONT=&quot](5):[/FONT][FONT=&quot] Pháo nổ trên không, có hàng ngàn mũi tên thép phóng xuống mặt đất, tiêu diệt đối phương ở hầm không có nắp.[/FONT]
  4. tienwindows

    tienwindows Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2012
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
  5. dangquochuy0311

    dangquochuy0311 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2011
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Mong bác viết tiếp để cho chúng cháu có thể hiểu thêm đc những hy sinh lớn lao mà các bác đã dâng tặng cho đất nước, cho các thế hệ sau...
  6. sinhvienmaugiao

    sinhvienmaugiao Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/06/2012
    Bài viết:
    811
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này