1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ai yêu Nam Á & người Nam Á nào (Tầng 14 - Một ngày mới nắng lên_ta dang tay chào đón)

Chủ đề trong 'Ấn Độ' bởi gee, 05/04/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gee

    gee Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2010
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    252
    Vậy hà chị Neetu... Nhờ chị mà em biết thêm nhiều đó... Đúng là em biết đám cưới họ tốn kém, nhưng em thật sự giống như chị không thể tưởng tương được nó lại tốn kém đến thế.

    Em nói thật, em mà biềt trước thế nay. em không lấy chồng Ân đâu.. Thật sự cá tính của em không thích chuyện màu me, mà lần nay theo phong tục thì trách nhiệm lễ vật là của nhà gái mà nhà trai ganh hết, em vừa thấy áy náy. thấy mắc nợ , và tiếc tiền nữa. Em không có tâm rộng lớn như chị nghĩ về người nghèo, em nghĩ đến vợ chồng em truớc. vẫn đang khéo co cho ấm, chưa tìm được nhà thuê lớn hơn để ở,chưa có xe cộ để đi lại, vậy mà tốn kém vào chuyện này đây.

    Với số tiến ấy. em bay qua bay lại thăm VN , em có yên tâm phần nào về tiết kiệm cho gia đình nhỏ của mình, mua thiệt bị nhà bếp.

    Càng nghĩ mà càng lo lắng... Kể cả nhà gái phải mua đồ trang sức cho nhà trai, anh cũng chỉ úp mở không nói ra. Anh nói em mua quà quần áo cho chị anh và anh rể là được rồi.. Em có hỏi bạn em thì mới biết theo đúng lệ là phải mua trang sức vàng...

    Em thật chẳn biết đối mặt sao với gia đình ba mẹ anh đây... Ông bà vì con dâu mà gánh nợ như vậy liệu trong tâm có sự bất mãn không...

    Về việc tốn tiền hồi môn để mong con gái mình được đối xứ tốt là tâm lý chung. Nhưng đúng là sai bét.

    Chị gái anh đang có một cuộc hôn nhân tồi tệ đến mức đòi bỏ chồng, gia đình chồng bắt nạt . Dù truớc đó nhà anh đã tốn tiền hồi môn rất lớn. Hôn nhân không xuất phát từtình yêu mà từ tiền bạc và đảng cấp thì làm sao hạnh phúc được.

    Đến bao giờ họ mới hiểu điều này.. Đương nhiên sẽ khó long thay đổi được suy nghĩ này của họ. Nhưng em sắp sứa dấn thân vào xã hội khác biệt quá nhiều như thế khiến em thật sự lo lắng.. Lo cái tính ương bướng của mình sẽ nồi lọan mà nên chuyện mất thôi.
    Em lo, em bực, lại đổ lên đầu anh.. Ảnh gánh hết cũng tôi.. Thôi thì tới đâu nó tới

    Đến bao giờ phong tục lỗi thời này mới chấm dứt nhỉ.

    Em bắt đầu hiểu tại sao người ta giết con gái, vì với họ, con gái như bông hoa nhà người khác mà phải mắc công chăm sóc, tốn của hồi môn.

    @sonytran em thấy đó, trai nước nao cũng có cái tốt và xấu. Huống chi trai Ấn truyền thống còn nặng nề hơn cả Việt Nam nên em cần cân nhắc nhé.
  2. copconmisa

    copconmisa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.975
    Đã được thích:
    1.138
    Em nghe chị @gee và chị @neetu tâm sự mà thấy nặng nề quá. Nhất là chị gee, thấy được cả bao nhiêu chất chứa tâm sự đằng sau những dòng chữ đó. Tuy em chưa phải trải qua những khó khăn như chị, nhưng trong thời gian vừa qua khi em qua lại bên đó, bao nhiêu khác biệt trong suy nghĩ và hành động của nhà chàng khiến em mệt mỏi và đau đầu, muốn buông tay cho xong. Nhiều đêm nằm gác tay lên trán suy nghĩ, lý do gì mà khiến mình lại bị mắc kẹt trong mối quan hệ này? Nghĩ vậy nhưng rồi lại không buông được :(

    Nghe chị neetu kể về của hồi môn mà em choáng, của hồi môn mà tốn chừng đó tiền, thiệt là không đáng. Ngày xưa anh Ấn kia hỏi chuyện em, hỏi 1 đám cưới ở VN hết bao nhiêu tiền? Em bảo em không biết, anh ta nói đám cưới ở Ấn tốn chừng 130.000 bảng! Em sốc và bán tín bán nghi. Giờ thì mới thấy những lời anh ta nói là đúng. Bạn trai em nói, đám cưới ở Pakistan mời cỡ 1,000 khách, đây là dịp để gia đình phô trương sự xa hoa và giàu có đối với mọi người nên không thể làm qua loa. Em nói với chàng ngay từ bây giờ, mỗi ngày một ít, để chàng hiểu và thông cảm với em, với văn hóa nước mình. Em sợ những đám cưới xa hoa, vì cuộc sống chẳng có gì là hoàn hảo, đám cưới lớn nhưng tình yêu nhỏ thì để làm gì? Em chỉ mong sau này sẽ tổ chức một đám cưới nhỏ thôi, mời những người bạn thật thân, những người đến hoàn toàn vì hạnh phúc của em. Có thể em sẽ chẳng mời tất cả bạn cấp 2, cấp 3, hay ĐH gì đâu, sẽ chỉ là những người thật hiểu và em cảm thấy gần gũi (như nhà mình chẳng hạn), đó cũng là nguyện vọng của ba má em. Hy vọng em sẽ thực hiện được nó.

    Chị gee, chuyện của chị thật khó xử trí quá. Để nhà anh gánh hết thì thật tội nghiệp, mà mình gánh thì biết bao nhiêu cho đủ. Có thể ba má chồng chị sẽ không vui, sẽ bất mãn, nhưng em tin là chị sẽ là một cô con dâu tốt để ông bà sẽ cảm thấy xứng đáng với công sức mà mình đã bỏ ra.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Như chị gái của bạn em, đã sắp tới tuổi cưới chồng mà chưa kiếm được ai. Có nhiều người tới xem mặt nhưng rồi lại không vừa ý, nên giờ vẫn chưa thể lấy chồng. Mẹ chàng khóc lóc, gọi điện cho chàng, triệu con trai về nước gấp, hy vọng con trai sẽ quen biết ai đó, để giới thiệu cho chị một tấm chồng. Em nghe chầng kể mà thở dài ngao ngán, chàng cũng mệt mỏi vì phải lo biết bao nhiêu chuyện.
  3. SonnyTran

    SonnyTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2012
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Mấy chị và mọi người ở đây đều tìm thấy nét gì đó rất riêng ở người ẤĐ (specially in boys), zậy là chúng ta đều có điểm chung, lần đầu tiên em xem 1 bộ phim Ấn em đã thấy rất rất chi là đặc biệt và lạ. Ở họ có những nét tâm lý rất rõ ràng mà khó hiểu (do dân Văn em rất thích nghiên cứu vấn đề này :D ) em tò mò và đi sâu hơn, em kb vs những chàng trai Ấn Độ, cách đây 2 tháng đã có chàng nói yêu em mà em từ chối và ẩn nick 4ever lun. Có 1 điều lạ là khi mình add FB chàng nào là y như chàng ấy vào hỏi thăm mình liền,, cảm giác như thiếu gái zậy, haha, :))
    Em thật sự rất khâm phục mấy chị ở đây, dám đấu tranh cho tình yêu của mình và chiến đấu bọn giặc "văn hóa" theo gương B. Hồ vĩ đại, @} nâng ly chúc mừng cho mấy cái wedding nào ,, [r2)][r2)][r2)]
    Dù sao với tư tưởng rất thoáng của em, em ủng hộ cho quyết đinh các chị hết mình. Chúng ta cần có đau khổ vs hạnh phúc để tồn tại. Các cô gái VN hãy ráng xoay chiều, đừng để các chàng bơi trong đống tục lệ đó nữa, hãy cho các chàng nhảy vô và hòa lẫn với dân tộc tươi vui của chúng ta nhé. >:D<
    Mỗi người chỉ sống một lần nên hãy làm những gì mình thích.. Và thật sự em rất interested in Indian boys. :-bd:-bd


    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Zậy nên hãy nhìn vào tương lai phía trước, đừng bi quan nữa nha.. [r32)][r32)][r32)]
    __ Một ngày mới nắng lên ___ Ta dang tay chào đón
  4. neetu

    neetu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    1
    Tuy chúng ta là người châu á nói chung nhưng phong tục và quan niệm của mỗi nơi lại khác nhau rất nhiều, đám cưới việt nam mình tưởng là rình rang và tốn kém nhưng thật ra lại chưa bằng một phần của người ấn. chính vì quan niệm chỉ cưới một lần trong đời nên họ mới tốn nhiều công sức và tiền bạc cũng như thời gian cho đám cưới đến vậy. chị không biết gia đình nhà chồng của gee thì sao nhưng bên gia đình chồng chị thì tổ chức đám cưới khoảng 3 ngày. nói chung là rất mệt. hai bên nhà trai nhà gái chỉ bằng mặt mà chẳng bằng lòng nói chung là có quá nhiều điều để đề cập đến dù chị chả hiểu một chữ tiếng ấn nhưng nhìn vào thái độ là chị có thể biết được.
    chị cũng có cùng quan điểm như cọp là một đám cưới đơn giản và ấm cúng với những người thân thiết là hạnh phúc nhất.
    hôn nhân có tình yêu mà còn chưa được bền vững vây thì nhiều khi chị tự hỏi không hiểu sao kể cả nam giới và phụ nữ ấn độ có thể sống đời sống kiếp với nhau. theo chồng chị nói thì có khi tình yêu đến sau hôn nhân. điển hình là 2 người chị chồng. có lẽ vậy. chồng chị nói sở dĩ đám cưới ờ ấn độ tổ chức long trọng và kéo dài như vậy vì họ ăn mừng cho cô dâu chú rể sống với nhau trọn đời chứ không như việt nam mình đi đám cưới có vài tiếng đồng hồ nên tuổi thọ của hôn nhân vn mình ngắn ngủi không? hơn nữa chuyện li dị của bên mình là chuyện thường ngày ở huyện nhưng bên ấn lại là chuyện động đất. đó là sự tủi nhục của cả gia đình. hoặc có nhiều trường hợp nhiều đôi đi theo tiếng gọi của tình yêu cũng chẳng dám quay trở về thăm cha mẹ vì họ sợ bị giết bị đánh chết.
    gee ơi theo chị thì bây giờ em cứ làm như không biết gì đi quẳng quánh lo đi mà vui sống đi em ạ. chứ nếu em cứ nghĩ đến của hồi môn mà bố mẹ c hồng phải lo toan chắc ôm chả dám cưới đâu. có lẽ em may mắn gặp được bố mẹ c hồng tốt bụng đó. chồng em cũng là người hiểu chuyện nên nói em chỉ phaỉ mua quần áo cho chị chồng và anh rể chứ thật ra là em phải mua nữ trang. hoặc nếu muốn em có thể đặt một cặp nhẫn vàng ở việt nam để tặng họ cũng được đó em à. vì tính ra nếu mua quần áo tốt giá cũng chẳng rẻ đâu. một bộ saree mà mấy bà chị chồng chị đã từng mua có giá khoảng 10 đến 15 ngàn rupee tính ra khoảng 200 đến 300 đô la rồi. em mua cặp nhẫn vậy mà có giá trị hơn đó. ý kiến của chị là vậy.
    mai hoặc hôm nào rảnh chị lại tám tiếp với cả nhà.
  5. badseed

    badseed Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2009
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    2
    Những gì tôi sắp nói chắc cũng chẳng mới lạ gì, nhưng cứ mỗi lần nghe thấy hoặc chứng kiến những cảnh này là tôi lại tức đến mức không thể không "xả" ra. Xã hội Ấn là xã hội cổ hủ, tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng hơn cái cùm, thể hiện ở rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống mà rõ nhất là trong chuyện cưới xin. Nhà gái không những phải cho đi con gái của mình, phải cúng một khoản tiền hồi môn khổng lồ cho nhà trai, mà từ lúc bắt đầu cuộc mối mai trả giá cho tới mãi mãi sau này, nhà gái luôn phải cúi đầu cầu cạnh nhà trai, vì họ sợ nếu làm mất lòng nhà trai thì con gái họ sẽ bị đối xử tồi tệ, hành hạ, hoặc thậm chí bị giết. Số tiền hồi môn, số khách đến dự tiệc cưới, giá trị của các món quà nhà gái tặng cho họ hàng nhà trai, tất cả đều là dấu hiệu cho thấy con trai họ "đáng giá" đến thế nào, do đó vì sĩ diện (và vì lòng tham nữa) nhà trai thường nã tiền nhà gái hết mức có thể. Vì thế, có con gái là một gánh nặng cực kỳ lớn mà cho tới chết người Ấn vẫn không hết lo (sạt nghiệp để gả chồng cho con rồi vẫn lo không biết con có bị bạc đãi không). Từ đó nảy sinh ra nạn giết thai nhi là con gái hoặc bỏ bê trẻ em gái (tốn tiền cho ăn hoặc chữa bệnh làm chi, khi sau này còn phải lo gả chồng cho nó), dẫn đến tình trạng tỉ lệ nữ giới thấp hẳn so với nam giới. Những tưởng người Ấn sẽ biết trân trọng phụ nữ hơn, ai dè tình trạng đó lại dẫn đến nạn buôn người! Trong làng không đủ đàn bà thì mua đàn bà từ các nơi khác về. Không đủ tiền mua vợ cho mỗi người đàn ông trong gia đình thì mua một hai người thôi, rồi xài chung. Không mua được ai thì dòm dòm cô nào bà nào lảng vảng ngoài đường thì xài tạm cho đỡ thèm. Vì thế mà tình trạng quấy rối ******** và cưỡng hiếp tại Ấn Độ đã lên tới mức báo động. Tuy nhiên, vì tư tưởng trọng nam khinh nữ đã bắt rễ quá sâu nên cảnh sát và nhà chức trách cũng chả mấy ai buồn để ý tới.

    Cái tư tưởng trọng nam khinh nữ đó là cội rễ của phần lớn những tệ nạn xã hội liên quan đến nữ giới. Thế nhưng cái tư tưởng này không phải vì nghèo, cũng không phải vì ít học. Không những thế, những nhà càng giàu, càng có học vị, lại càng kiêu kỳ hống hách, thách cưới càng cao cho đáng mặt "anh hào". Bố mẹ chú rể đòi hỏi chưa xong, họ hàng cũng đòi ăn theo. Mà điều tôi không hiểu nổi là phụ nữ Ấn Độ, kể cả những người có học, có hiểu biết, đa phần đều cúi đầu trước những hủ tục xã hội này. Nếu tôi mà là con gái và lại vướng phải một anh Ấn, tôi thề sẽ không bao giờ tuân theo những đòi hỏi của nhà trai. Bắt ép nhau quá thì tôi không mời và cũng không thông báo. Bố mẹ chồng dù có giận nhưng rồi cuối cùng cũng sẽ tha thứ thôi. Còn chuyện cô bà chú bác nhà chồng giận thì chả ảnh hưởng gì tới tôi cả. Cả đời chưa chắc tôi phải gặp họ 1 lần nữa là! (Nếu ko mời họ dự đám cưới ở Ấn thì chắc chắn là không phải gặp rồi). Mà cho dù có cúng cho họ một đống tiền cũng đâu có nghĩa là họ sẽ vui lòng. Mất tiền (của mình hoặc của bố mẹ chồng) để rồi mất vui, tiền này người ta gọi là tiền ngu. Ngày cưới chỉ có 1 lần trong đời nên mình càng phải làm theo ý mình chứ, sao lại làm theo ý họ hàng? Rốt cuộc mình sống cho ai?

    Bực nên xả tùm lum, các bạn cứ việc ném đá.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    1. Như bạn nói đó, ly dị đối với người Ấn là một mối nhục lớn đối với gia đình. Một khi ly dị rồi, đàn ông cũng khó lấy vợ chứ đừng nói đàn bà. Ngoài ra, theo như tôi biết, trách nhiệm của phụ nữ Ấn là hy sinh và thoả hiệp để đảm bảo "hạnh phúc" gia đình, họ không có quyền đòi hỏi gì cho bản thân hết. Đúng là tỷ lệ ly dị ở Ấn rất thấp, nhưng điều đó có nghĩa là họ có hạnh phúc không, hay đơn giản là họ cắn răng mà sống với nhau?

    2. Bạn có giận tôi cũng xin phép nói thẳng, chồng bạn nói nhảm quá!
    chhoti_lushi thích bài này.
  6. SonnyTran

    SonnyTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2012
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Ôi, cám ơn badseed đã chia sẽ với tụi này nhé. Em nghĩ chị nào ở đây có chồng Ấn cũng phải trải qua rùi, xin các chị đừng để những vấn đề đó làm gánh nặng mà gánh nặng ở đây là thái độ của người chồng ra sao với hủ tục này, đã tiến đến hôn nhân thì em nghĩ nếu chị em ta đã ngược đường ngược nắng để yêu anh thì nhất định đòi hỏi anh phải ngược xuôi để đáp lại ty của chị em ta. Vậy tại sao chàng biết điều đó là hủ tục mà ko ngăn cản điều đó đang làm tổn thương đến trái tim người mình yêu? . Em thực sự muốn nói là nếu như vậy thì đó ko phải là 1 người đàn ông dũng cảm và tư tưởng còn PK. Điều này rất quan trọng vì nó một phần là thể hiện ty của chàng và định hướng để bắt đầu cho một cuộc sống gia đình ko văn minh hiện đại. Bản thân em thì sẽ ko bao h chấp nhận những ng đàn ông chỉ vì hổ thẹn mà ko dám đấu tranh cho tình yêu, cuộc sống gia đình, và sự phát triển chung của xã hội. Em là người rất tự do, luôn có một ước ao đi khắp nơi hoặc làm một bà mẹ độc thân mà ko cần đến đàn ông và sự ràng buộc trong gia đình.
    Ấn Độ là đất nước mặc dù không tuyệt vời nhưng rất tuyệt đẹp. Mặc dù người ẤN da ngăm, nét thô không được đẹp, mặc dù xã hội bẩn tính ích kỷ, có nhiều tệ nạn liên quan đến phụ nữ, mặc dù có nhiều hủ tục lâu đời và đời sống bẩn thỉu, bụi bặm. Nhưng em nghĩ 1 phần những điều ấy đã làm cho chị em nhà Ấn càng yêu thương Ấn Độ hơn. Kinh nghiệm cho thấy yêu một người xấu thì luôn khó bỏ hơn khi yêu một người đẹp. :x Vậy nên như chị nào đó đã nói ở đây (em quên rùi), sứt mẻ một tý, hói một tý, ngăm ngăm vẹo vẹo một tý lại càng làm cho những người si mê họ khó bỏ. @}
    ,
  7. teekanne

    teekanne Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2009
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    109
    Có lẽ gee cũng ko cần phải áy náy quá đâu. Thứ nhất là chuyện nhà gái phải đưa hồi môn đã bị pháp luật chính thức cấm. Bạn tớ nói tuy nó xảy ra thường xuyên nhưng không mấy ai công khai thừa nhận. Mình không đưa hồi môn tức là mình làm theo đúng pháp luật, không làm gì sai sao phải áy náy. Thứ hai là, cũng bạn tớ nói, hồi môn nhà gái phải đưa (theo truyền thống) là:
    1. Những đồ dùng, dụng cụ, của cải cho hai vợ chồng dùng sau khi cưới, ví dụ như giường chiếu bàn ghế, ti vi, tủ lạnh, dụng cụ nhà bếp... Giàu thì nhà lầu xe hơi ;)
    2. Tiệc chiêu đãi khách (reception).
    3. Quần áo giày dép trang sức cho chú rể mặc trong ngày cưới.

    Ngược lại nhà trai phải chi trả cho lễ cưới (wedding functions) và mua sắm quần áo giày dép trang sức cho cô dâu. Riêng khoản quà cho họ hàng thì quà cho nhà ai nhà đó chi trả (chứ mình không phải mua quà cho gia đình bên đó đâu), và thường là quà cũng chỉ ở mức độ quần áo, sarees thôi. Nghèo thì đồ thường thường giá trung bình, giàu thì chơi đồ xịn giá cao. Nhưng vì ở Ấn nhà gái luôn phải quỵ luỵ nhà trai nên nhiều gia đình tranh thủ ép nhà gái phải gánh hết từ A tới Z, và quà cáp cũng nâng giá từ quần áo lên trang sức vàng.

    Bạn tớ nói, khi họ hàng hai nhà tới dự đám cưới thì họ sẽ mừng tiền, mừng vàng cho cô dâu chú rể (ít nhiều tuỳ họ), do đó hai gia đình cũng tặng lại họ chút quà gọi là cảm ơn họ đã đến chung vui. Đó là ý nghĩa nguyên thuỷ của tục lệ tặng quà cho họ hàng. Cũng như ý nghĩa nguyên thuỷ của tục hồi môn không tệ như bây giờ đâu. Con gái thường không được thừa hưởng tài sản khi bố mẹ qua đời, do đó khi gả chồng cho con gái, bố mẹ cô dâu cho đôi vợ chồng mới cưới nhiều tiền của, coi như là cho trước phần thừa kế của con gái để cô dâu không bị thiệt, đồng thời cũng giúp hai vợ chồng mới cưới sớm ổn định cuộc sống. Sau này, tất cả những ý nghĩa tốt đẹp đó mới bị thoái hoá thành tục hồi môn đáng sợ như bây giờ.

    Tớ thấy gee không nên áy náy vì, như tớ nói, gee không làm gì sai cả, về mặt pháp luật cũng như về mặt lương tâm, sao phải áy náy. Cũng như bây giờ có người đến đòi gee đưa hối lộ mà gee không đưa, gee có cần phải áy náy, mặc cảm ko? Truyền thống này đã lỗi thời, những gia đình có hiểu biết, có suy nghĩ tân tiến, tự họ không muốn nhận của hồi môn của cô dâu nữa. Những ai nhận của hồi môn mới là những người đáng xấu hổ (có lẽ vì thế nên họ ko dám công khai khoe khoang, chỉ sĩ diện ngầm thôi). Gee nên tự hào là mình đang góp phần chối bỏ truyền thống cổ hủ, không tham gia những hành vi sai trái vi phạm pháp luật, cũng như góp phần củng cố suy nghĩ tân tiến trong xã hội Ấn. Càng nhiều người hành động như gee thì sau này tục lệ đó càng thui chột đi, biết đâu sau này con gái gee ko phải khổ ;)

    Về chuyện phí tổn ba mẹ chồng gee phải gánh vác thì gee cũng không cần phải áy náy. Gia đình nhà chồng gee đông, tức là trước đây và sau này ba mẹ chồng gee đã và sẽ được nhận rất nhiều những món quà tương tự sau các đám cưới của họ hàng trong gia đình, coi như cũng huề vốn rồi. Còn chuyện ba mẹ chồng gee trước đây phải trả rất nhiều tiền hồi môn cho con gái họ mà không lấy lại được từ gee thì... tại họ không đủ dũng khí để chống lại phong tục lỗi thời chứ, đâu phải tại gee? Họ làm sai, vi phạm pháp luật, không lẽ cũng muốn gee làm sai, vi phạm pháp luật hay sao? ;)

    Điểm cuối nữa là, họ là người Ấn, nhưng gee và gia đình lại là người Việt. Họ ko thấy họ cần phải làm theo tục lệ của người Việt, cớ gì gee phải tự thấy mình cần làm theo tục lệ của người Ấn? Tớ hay so sánh tình yêu xuyên biên giới với những cuộc giao lưu quốc tế, hai bên đều bình đẳng, không bên nào nên ép bên kia làm theo tục lệ nước mình. Khi hai bên kết hợp, mình nên tự chọn lấy những điều tốt đẹp từ cả hai nền văn hoá để làm theo, chứ đừng bên nào chối bỏ cội nguồn của mình để đồng hoá với bên kia. Làm gì, đi đâu, mình cũng cần phải giữ lòng tự trọng, có thế người khác mới tôn trọng mình, và trân trọng cội nguồn văn hoá của mình chính là một phần của lòng tự trọng. Gee là người Việt và mãi mãi sẽ là người Việt. Văn hoá Việt sẽ mãi mãi là một phần con người của gee, đừng chối bỏ nó, đừng tự biến mình thành một phụ nữ Ấn.

    Chúc gee và cả nhà một ngày vui.
    chhoti_lushicopconmisa thích bài này.
  8. gee

    gee Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2010
    Bài viết:
    537
    Đã được thích:
    252
    @Badseed cám ơn bạn. Viêc bạn nói phản ánh đúng những gì mình biết và quan sát thấy
    Bạn là nam mà bức xúc giùm cho phụ nữ thật là rất có lòng . Đọc bài bạn hả dạ lắm, gee đang tức cái phong tục bất công này của Ấn Độ đây nè . Ai lại ném đá nhỉ…Quý bạn không hết. Thấy nguyên hàng Like dài dài dưới comment thấy không.. Bạn rảnh vào đây buôn chuyện với mọi người cho vui.


    Chuyện hủ tục này anh nhà mình vẫn buộc phải xuôi theo xã hội. Anh cũng nói,. cưới xin vất vả thế nay nên cưới được 1 lần là ỏai lắm rồi, chẳng hơi sức đâu mà li dị rùi cưới thếm lần nữa đâu. Nên mình hiểu ý chồng chị Neetu. Thât ra cũng là lạc quan tếu mà thôi, nói vậy không có nghĩa là họ ủng hộ chuyện rườm rà này.

    Mấy hôm rùi Gee bàn với cọp nghĩ chị Neetu nói có lý.. Cũng địng ngó nghiêng mua chút vàng làm quà tặng nhà chồng. Chị Jenny hum nào cũng báo Gee tin tức giá vàng. Hai chị em nhấp nhổm theo vàng luôn. Đang canh me hum nào hai chị em ngó một vòng SJC coi sao. Vui lắm.

    Hôm nay đang làm nàng cọp pm Gee kêu Gee đọc bài Teekane gấp nè. Gee không có vô mạng từ cơ quan được nên nàng í copy cho Gee xem. Sướng chưa.. Nhà mình vui thật đó.

    Đọc bài của Teekane tỉnh cả người, đâu ra đó mà mình nghĩ không ra. Gee vừa đọc vừa gật gù như cọp.. Teekane biết mọi chuyện rõ ràng như thế, chứng tỏ chàng nhà nàng cũng kể cho nàng nghe tường tận ha. Chàng nhà tớ chẳng nói gì về vụ pháp luật này cả. làm mình tự lo tự áy náy.. Nghe Teekane nói xong tự dưng hết muốn mua vàng, muốn làm nhà cách mạng nữ anh hào, he he he…

    Gee cũng nói với chàng rùi . lỡ mà có con gái Gee dạy nó từ nhỏ cưới ngưới mình yêu và dẹp vụ hồi môn sang một bên.
    Thiệt không nhờ nhà mình sao Gee biết được nhiều chuyện thế này…



    @sonytran bé em nói có lý.. Ưng cái câu này của bé nè. Mà rùi em đã yêu anh nào "xấu xấu" nào rùi.. Đính chính chứ chị thấy trai Ấn đẹp phết ạ, chỉ thua mỗi trai Pakistan thui.. ha ha ha
  9. SonnyTran

    SonnyTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2012
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    @} Gee thiệt là tuyệt,, :D, dũng cảm lên, mà em thấy cái "Ai yêu Ấn Độ và người Ấn nào" này nó đc lập từ năm 2005,, không thể tin được, mấy chị có thể làm nên cả thiên tình sử thật đó. Em rất tự hào khi biết có những phụ nữ Việt Nam chung thủy, sâu sắc và dũng cảm thế này,,, :x :x
  10. copconmisa

    copconmisa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/03/2011
    Bài viết:
    1.975
    Đã được thích:
    1.138
    Đọc bài của @teekane và @badseed mà đầu mình không ngừng gật gù sung sướng. Những gì các bạn nói đều là suy nghĩ của mình. Mối quan hệ giữa mình và chàng được xây dựng trên sự nhường nhịn mà mình hay nói, đại ý là chúng ta đến từ 2 nền văn hóa khác biệt nên để duy trì được mối tình này thì mỗi người phải lùi một bước, không thể khăng khăng đòi người kia phải đi theo những tiêu chuẩn tôn giáo văn hóa của đối phương. Nếu chàng muốn mình ăn halah food, tin vào God như chàng hoặc nếu mình cứ tự do ăn mặc, tự do qua lại với những bạn nam khác thì tốt hơn hết cả 2 đừng quen nhau nữa, ai đi đường nấy, kiếm người nào cùng background để mà yêu đương có phải sướng hơn không?

    Mình cực kỳ đồng ý với suy nghĩ của 2 bạn, nhưng chắc cũng tùy theo hoàn cảnh và đối tượng mà chúng ta có chiến thuật phù hợp :D để đạt được kết quả đàm phán làm hài lòng cả đôi bên.

    Haizz, người Ấn nhiều người tuy biết của hồi môn hay quà cáp là vô lý nhưng rồi sống trong xã hội đó họ cũng có cái khó của họ, không thể ngay lập tức đòi các anh hoặc nhà các anh từ bỏ chuyện đó để theo suy nghĩ của chị em mình. Điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm đó là, dù ít hay nhiều, trả việc tặng quà về đúng ý nghĩa truyền thống của nó.

    Bạn @badseed ơi, bạn là nam mà sao rành về xã hội Ấn quá vậy? Bạn rảnh vô đây tám chuyện cho tụi mình nghe với, ở đây âm thịnh dương suy, bạn là nam suy nghĩ rất rõ ràng dứt khoát và rành mạch. Tụi mình hoan nghênh, không ném đá đâu :P
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhân nói chuyện hồi môn, mình có một anh bạn ẤN sắp sửa cưới vợ.Mình có hỏi anh ta chuyện này, hỏi bạn ấy có cần của hồi môn không. Anh bạn nói, anh không cần chút của hồi môn nào của cô đâu, even a single cloth. Rồi mình hỏi về vụ quà cáp thì sao. Anh nói, quà cáp thì thường thường là nhà trai mua ít đồ tặng cho nhà gái, rồi nhà gái cũng mua lại tăng cho nhà trai. Chủ yếu là áo quần, rồi có gia đình thì tặng vàng này nọ. Mình thấy Ấn đa dạng quá, rồi tùy theo vùng đặc điểm gia đình mà có sự khác biệt. Anh bạn hứa tháng 10 sang năm đám cưới sẽ gởi vé máy bay cho mình qua Ấn dự, hehehe. Nên từ giờ tới lúc đó mình rất dịu dàng và chịu khó giữ liên lạc =)), không biết có nên cơm cháo gì không. Chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ. Chị gee khi nào dạo giá vàng xong thì nói cho em biết nha. Vàng tăng lên chóng mặt, nghe nói chuẩn bị đụng nóc 50 triệu, may là chàng nhà em không được đeo vàng. Ui lần đầu tiên em thấy thích đạo của chàng quá :))

    @diwa152 chàng qua tới nơi chưa em mà sao im re vậy hả?
    @trang_inder em dạo này sao rồi?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này