1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Quy định "người dân được làm những gì pháp luật không cấm" được quy định tại văn bản nào

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi newinvestor2, 13/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Các bạn nào rành luật cho mình hỏi, điều này được quy định tại văn bản nào. Mong các bạn giúp đỡ
  2. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Theo mình tra trong Hiến pháp năm 1992, Điều 57 quy định "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật". Như vậy, chỉ khi pháp luật quy định thì công dân mới được tự do kinh doanh. Mình chưa thấy quy định ghi rõ như đã hỏi ở trên. Mong các bạn chỉ giúp.
  3. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Pháp luật là công cụ để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý mình. Vì thế quan hệ nào không bị điều chỉnh thì bạn có quyền làm theo ý mình, cái đó là hiển nhiên.

    Thật vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, bao giờ nhà nước cũng phải viện dẫn điều luật để áp dụng vào tình huống cụ thể đó. Nhưng khi tình huống không nằm trong quy định của pháp luật thì không có điều luận nào để viện dẫn cả, khi đó nhà nước hoàn toàn không thể can thiệp. Hay nói cách khách, nếu pháp luật không quy định thì bạn có thể hành động theo ý mình.

    Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện tại đã khá hoàn thiện, có rất ít kẽ hở, vì thế nếu hành vi đúng thì không sao, còn nếu có hành vi sai trái thì hầu hết đều có thể sử dụng pháp luật để điều chỉnh lại hành vi. Khái niệm Đúng và Sai ở đây được hiểu theo nghĩa: theo - trái với lương tâm.
  4. DoiLaBeKhoPhaiKhongCacEm

    DoiLaBeKhoPhaiKhongCacEm Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2012
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Làm gì có cái quy định này nhỉ?

    Ví dụ như nhiều vấn đề gọi là "nhạy cảm" thì có cho làm em cũng không dám làm :D
  5. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Cái này thì mình đồng ý với bạn. Tuy nhiên, do cái nguyên tắc "làm những gì pháp luật không cấm" và quy định trong Hiến Pháp có sự khác biệt cũng như trên thực tế có những trường hợp như vậy nhưng không được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà đùn đẩy làm khó người dân, làm cho người dân bị thiệt hại về quyền lợi, thời gian đòi hỏi cần phải làm rõ sự khác biệt này.
  6. nhanchung

    nhanchung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Điều 4, Bộ Luật Dân sự 2005:

    Ðiều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận
    Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
    Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
    Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.


    Đọc thêm:
    * BLDS 1995 quy định trên tinh thần "Công dân được làm những gì phù hợp với quy định pháp luật", còn BLDS 2005 thì quy định theo hướng "Công dân được làm những gì pháp luật không cấm". Có thể hiểu sự thay đổi này như thế nào, thưa Thứ trưởng ?

    - Tôi cho rằng đây là một sự thay đổi rất quan trọng trong việc sửa đổi bổ sung BLDS 1995. BLDS 1995 quy định, chủ thể tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật còn BLDS 2005 thì quy định quyền tự do tự nguyện cam kết thỏa thuận của các chủ thể được thực hiện, trừ vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Đây là hai quy định rất khác nhau về mặt chất, ở chỗ theo quy định BLDS 1995 như đã nêu trên, thực hiện theo nguyên tắc các chủ thể chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép và có quy định, nếu pháp luật không quy định cụ thể, pháp luật không cho phép thì không được thực hiện, không được làm.

    BLDS 2005 thể hiện theo nguyên tắc các chủ thể QHDS được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và không trái với đạo đức xã hội. Quy định như thế tạo thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế và các QHDS theo nghĩa rộng, có môi trường thoáng hơn, người ta có thể làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

    Tôi cho rằng đây là một nguyên tắc của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân với nguyên tắc các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép, còn công dân các chủ thể khác khi tham gia QHDS được làm những gì mà pháp luật không cấm và không được trái với đạo đức xã hội.

    http://www.viac.org.vn/vi-VN/Home/baivietlienquan/2008/10/173.aspx
  7. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Cái bạn kể ở trên chỉ là quan hệ dân sự, được quy định trong BLDS thôi, còn đây đang nói chung về tất cả các quan hệ xã hội mà trong đó quan hệ dân sự là một phần nhỏ.
  8. anhminhk42

    anhminhk42 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1
    Cái gọi là "người dân được làm những gì pháp luật không cấm" không được quy định tại văn bản nào vì nó không phải là "quy định".
  9. patituchi

    patituchi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2008
    Bài viết:
    1.586
    Đã được thích:
    1
    Em nhớ khi học luật kinh tế, thầy em có so sánh luật VN và Mỹ thì khác nhau ở chỗ:
    - Luật VN: công dân phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật
    - Luật Mỹ: công dân có quyền làm những việc mà pháp luật ko cấm.
    Em chả nghiên cứu mấy cái này, nhg nhớ lầy thầy bẩu vậy :))
  10. subin8x

    subin8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2005
    Bài viết:
    1.463
    Đã được thích:
    4
    Khối lượng văn bản dưới luật (thông tư, nghị định, pháp lệnh...) và luật rất nhiều. Không dễ để cá nhân/ tổ chức tiếp cận được hết, muốn không bị sai phạm tốt nhất hãy làm những gì được cho là hợp lý và nên làm, không ảnh hưởng xấu tới lợi ích của người khác, của tập thể. Mình đồng tình với quan điểm hiện nay pháp luật của VN tương đối hoàn chỉnh và ít kẽ hở, chỉ có sự chồng chéo giữa các điều luật mà thôi.

Chia sẻ trang này