1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi sairagon, 21/04/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Chổ nào là ko đàng hoàng chứ? Tớ không chơi tiểu xảo, không đánh lận đánh tráo gì cả. >:D<
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Ảnh Sài gòn ngay sau giải phóng

    [​IMG]
    Ủy ban quân quản


    [​IMG]




    Khách sạn Caravelle
    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    Đại sứ quán Mỹ







  3. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Bạn Vaputin không lươn lẹo, bạn ý chỉ có một ưu điểm trong tranh luận là mỗi khi không lý giải được bằng trí óc, bạn ấy sẵn sàng dùng con tim. Tiếc là tim bạn ấy đi Mỹ từ thời bố mẹ ấy ấy rồi :((
  4. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Uh, lão thật hoàn hảo :P, lão cứ coi lại những pót của lão mấy hôm nay đi [:D]
    Lão mó lại em Hoàng Thùy Link này cái:


    HÌNH ẢNH THÁNG 3 & 4 - 1975‏

    Tháng 3-1975, Quân giải phóng làm chủ sân bay Hòa Bình (Buôn Ma Thuột) [​IMG] Binh lính sư đoàn 23 BB ra hàng tại Buôn Ma Thuột [​IMG]
    Hoàng hôn chụp xuống Pleiku ngày 16 tháng 3-1975 [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    HQ 802 [​IMG] [​IMG]

    [​IMG]

    Ngày 19 - 3 - 1975, trên quốc lộ 20 từ Lâm Đồng về Dầu Tiếng [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    Ngày 14-4-1975 , [​IMG] dân chúng Xuân Lộc tranh dành leo lên trực thăng [​IMG]

    Ngày 15 - 4 - 1975 [​IMG] [​IMG]

    Ngã ba Dầu Giây [​IMG]

    Ngày 21 - 4 - 1975, Long Khánh [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
    Quân Giải phóng vào thị trấn [​IMG]

    Sài Gòn [​IMG] [​IMG] người dân lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu [​IMG]

    Sau trận pháo kích vào Sài Gòn [​IMG] 27 tháng 4 năm 1975 [​IMG]

    Ngày 28 - 4 – 1975, [​IMG] trên đường Trương Minh Giảng, gần Lăng Cha Cả

    Bến phà Thủ Thiêm [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    Sau ngày 30/4, Một bé gái Việt ở trại tỵ nạn Pulan Bidong (Malaysia). [​IMG] Đánh mất quê hương với những kỷ niệm tuổi thơ, em trông không còn hồn nhiên vô tư nữa ...
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Some pictures of the "boat people" refugees [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]

    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG]
  6. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Xin trích giới thiệu bài phỏng vấn GS Đặng Phong, thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong chuyên đề “Sài Gòn-TPHCM năm thứ 33: Nhận định bản sắc, phát triển tiềm năng” của báo Người Đô Thị - báo Phapluattp online đăng lại. http://www.phapluattp.vn/news/can-canh/view.aspx?news_id=215606

    --------------
    PV: Năm 1975 ở R về Sài Gòn, khá “choáng váng” trước cảnh phồn vinh của đô thị này, tôi được nghe giải thích sự phồn vinh ấy chỉ là giả tạo?
    GS Đặng Phong: Phồn vinh là thật đấy! Miền Nam VN dân số trước 1975 chừng 17 triệu, trừ số dân thuộc vùng giải phóng, còn khoảng 8 triệu người. Sở dĩ họ giàu là nhờ nguồn viện trợ khổng lồ của Mỹ bằng 4 con đường chính.

    Thứ nhất, bình quân mỗi năm Mỹ đổ vào Nam VN 1 tỉ USD. Con số đó không thấm tháp gì so với vốn nước ngoài bây giờ đầu tư vào VN – nhưng xin nhớ dân số VN nay khoảng 84 triệu. 1 tỉ USD chia bình quân cho 8 triệu người, vẫn là lớn. 1 tỉ USD trút vào nuôi bộ máy Nhà nước, binh lính - thu nhập của họ rất cao. Cấp thiếu úy được nhà riêng (gia binh), một tổng trưởng (bộ trưởng) lương trị giá 10 cây vàng/tháng.

    Thứ hai, chi phí chiến tranh (nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - có thời kỳ lên đến 28 tỉ USD/năm, như các năm 1967, 1968). Mỹ quản lý nhưng vẫn rơi vãi vô khối ra dân sự. Riêng vỏ đạn cũng đủ tạo ra 7 nhà máy đồng, xác chiến xa và các loại vũ khí... là đầu vào của các nhà máy cán thép, dù miền Nam làm gì có mỏ sắt. Chi phí quân sự đã trở thành kinh tế dân sự.

    Thứ ba, cũng nằm ngoài 1 tỉ USD viện trợ - là sức chi tiêu tại chỗ của nửa triệu binh lính Mỹ, bình quân 1 người 800 USD/tháng. Khoản tiền khổng lồ này tạo ra vô khối ngành dịch vụ và thu nhập cho người dân. Câu “nhất Mỹ, nhì lô, tam cô, tứ tướng” là vậy. Tôi quen một chủ tiệm giặt là từng nhận thầu giặt đồ cho lính Mỹ. Anh ta bảo chỉ nhặt tiền lẻ trong đống quần áo, gom lại trong 1 năm xây được nhà 4 tầng lầu và anh ấy có đến dăm cái tiệm như thế ở các quận Sài Gòn.

    Thứ tư, ngoài 1 tỉ USD tiền còn các khoản viện trợ thường xuyên bằng hàng hoá do người Mỹ chỉ định mua từ nước nào, hãng nào, loại hàng gì, theo giá nào... để giải quyết cán cân thương mại giữa Mỹ và các nước đồng minh. Cách làm này tạo ra vô số nhà máy đường, nhà máy dệt v.v không trồng mía, bông – nhưng nhập nguyên liệu từ Indonesia, Malaysia, Nhật Bản... để sản xuất.
    Có thể nói chiến tranh là bầu sữa quan trọng nhất của nền kinh tế Nam VN trước năm 1975. Nó tạo ra cuộc sống phồn vinh thật ở các đô thị miền Nam (vùng nông thôn rất nghèo khổ).
    Nhưng đó là nền kinh tế không nuôi nổi nó.

    PV: Không nuôi nổi nó, cần gì một bộ máy vận hành kinh tế giỏi?
    GS Đặng Phong: Cần phải phân biệt rõ: nền chính trị thối nát (không phải tôi nói, mà người Mỹ và người trong giới chính trị Sài Gòn nói) với bộ máy kinh tế chuyên nghiệp. Những cấp cao nhất, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng... phần lớn là dân võ biền, là lính sang làm chính trị như Thiệu, Kỳ, Khiêm..., Ngô Đình Diệm là ông quan của triều đại phong kiến. Nói chung, họ không có mấy kinh nghiệm để điều hành một xã hội dân sự văn minh. Nhưng điều đặc biệt là cấp dưới của họ (bộ trưởng, tổng trưởng...) và các chuyên gia hàng đầu đều là những người có học vấn, kiến thức kinh tế - xã hội rất giỏi để vận hành khối lượng tiền, hàng cực lớn. Bằng chứng là Nam VN khi đó đã có hệ thống ngân hàng, hệ thống thuế, bảo hiểm... trình độ quốc tế, hoạt động toàn cầu. Dân đã xài séc, các công cụ tín dụng, công sở xài máy tính IBM, tổ chức nền kinh tế đã sử dụng các phương tiện hiện đại, mà bây giờ chúng ta mới chập chững tiến vào.

    PV: Theo ông, có thể kế thừa công nghệ quản lý nền kinh tế đó?
    GS Đặng Phong: Rất tiếc chúng ta xóa bỏ bộ máy điều hành kinh tế miền Nam nhanh quá. Tới Đại hội Đảng VI đã ghi nhận sai lầm do chủ quan, nóng vội xóa bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa. Nhưng nhiều chuyên gia kinh tế đã ra đi...

    PV: Nhưng bây giờ chúng ta lại có nhiều doanh nhân làm kinh tế giỏi?
    GS Đặng Phong: Marx nói “Giai cấp tư sản đã tạo ra sự phát triển trong 100 - 200 năm bằng tất cả lịch sử của nhân loại”. Tức là tư sản tạo ra sự tăng trưởng. Trước kia ta đánh tư sản mại bản (xuất nhập khẩu hàng hóa), giờ ta khuyến khích xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ và nhập máy móc của họ. So với mại bản trước 1975, thì mại bản bây giờ (trong công nghiệp, tài chính, hàng không) quy mô lớn hơn nhiều. Sự tăng trường ấy tốt về số lượng, nhưng quản lý tồi.
    Chúng ta đánh đổ giai cấp tư sản cũ, nhưng phải xây dựng được tầng lớp hữu sản mới. Sự ra đời của tầng lớp này là cần thiết, chứ với chỉ “lực lượng lao động hợp tác xã” thì chết. Nhưng đó phải là một tầng lớp hữu sản có văn hóa và có lương tâm. Con đường ra đời giai cấp này trên thế giới khác ta- bằng cách cướp bóc thuộc địa, gây chiến tranh. Ở ta, ra đời bằng cách đánh đổ giai cấp tư sản cũ - nằm trong diễn biến chung của các nước xã hội chủ nghĩa.
    Tham nhũng cũng là một cách ra đời tầng lớp hữu sản cho nên đạo lý kém hơn, chụp giật hơn, lưu manh hơn...

    PV: Nhưng chính quyền Sài Gòn trước 1975 tham nhũng ghê gớm?
    GS Đặng Phong: Đó là một trong các nguyên nhân lớn của sự sụp đổ. Quân đội thì nhận hàng của Mỹ, tuồn ra ngoài, lợi dụng chiến tranh nhiều rủi ro không kiểm soát nổi. Chính quyền dân sự thì ăn vào các dự án, bệnh viện Vì Dân (Thống Nhất bây giờ), sân bay Tân Sơn Nhất... là vài ví dụ. Tướng tá, quan chức thầu công trình, đường sá... rồi bán thầu cho Hoa kiều. Tướng Đồng Văn Khuyên thầu hết các bãi rác quanh các căn cứ quân sự (tivi, honda, tủ lạnh cũ...) chuyển thành hàng secondhand cho dân Sài Gòn v.v... Tất nhiên sự tham nhũng ấy có lợi cho ta. Nhờ thế ta mua được xăng, gạo, thuốc men, vũ khí... Đó một nguồn hậu cần quan trọng giúp chúng ta thành người chiến thắng.
  7. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21 năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt Namhơn 26 tỷ đôla.
    Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam.
    Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla. Hầu như chưa có nơi nào trên thế giới mà Mỹ phải bỏ ra nhiều tiền của và nhiều người như thế.
    Mỹ nhằm mục đích gì ở đây?
    Đó là một trong những vấn đề then chốt để hiểu được bản chất của viện trợ Mỹ, ý nghĩa, tác dụng và hậu quả của nó.

    Mời đọc cuốn 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam Tác giả: Đặng Phong
    Trích 1 đoạn 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam:






  8. Great_Han

    Great_Han Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    Đã đồng chí Bắc Việt nào đọc cái nầy chưa ? Phòng không nhân dân Trung Hoa lập công xuất sắc bắn rơi oanh tạc cơ đế quốc Mỹ, chia lửa cho các đồng chí VN vào đúng năm Mậu Thân lịch sử :)


    DUNN, JOSEPH PATRICK
    Name: Joseph Patrick Dunn
    Rank/Branch: O2/US Navy
    Unit: Attack Squadron 25, USS CORAL SEA
    Date of Birth: 17 September 1942 (Boston MA)
    Home City of Record: Hull MA
    Date of Loss: 14 February 1968
    Country of Loss: China
    Loss Coordinates: 185500N 1103800E (DL614917)
    Status (in 1973): Missing In Action
    Category: 3
    Acft/Vehicle/Ground: A1H

    http://www.pownetwork.org/bios/d/d043.htm
  9. DacBietTinhNhue

    DacBietTinhNhue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2011
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Bác Sairagon còn phim về Chiến tranh biên giới Tây Nam chiếu trên kênh HTV9 mà bác lấy làm clip Chiến thắng trở về thì cho em với :)>-

    Ba của em cũng đi làm nghĩa vụ quốc tế bên Campuchia từ năm 1978 -1982, tối hôm qua bật cho ông xem cái clip, xem xong ông hỏi thế khi nào thì nó mới chiếu hết, em bó tay luôn, giờ ráng kiếm mà không thấy :((

  10. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Trong clip này mình không cắt từ phim đó bạn ạ, bạn thử vào kệnh của longtranvtu tìm thử xem, hy vọng là có
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này