1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Chữ "Duyên" với "đạo Phật" là như thế nào?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 28/04/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhnhutdang

    thanhnhutdang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2011
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Chào Anh chị!
    Đặt câu hỏi với nội dung như trên nhưng mà em chẳng biết bắt đầu từ đâu với anh chị.Thôi thì có sao viết vậy:
    Anh chị đi trước nếu được tiếp xúc hay tín ngưỡng theo "Đạo Phật" thì sẽ có những trải nghiệm hay kiến thức về "Đạo Phật".
    Vậy anh chị cho em hỏi:
    1) Thế nào được xem là có "duyên" với "đạo phật"?
    2) Người có duyên với "Phật" rồi thì cần có yếu tố gì để "ngộ đạo"?
    3) Nếu "học" theo đạo Phật và mong muốn trở thành 1 "phật tử" thì bản thân nên bắt đầu từ đâu? Như thế nào? Có nhất thiết phải cần "minh sư"?
    4) Những kinh giảng của Phật thì hiểu và vân dụng như thế nào?
    ..................
    Còn 1 vài câu hỏi nữa nhưng em chưa biết nêu ra có hợp lý ko?
    Thôi thì anh chị có hiểu biết thì giải đáp giúp em những thắc mắc trên trước đã.
    -------------------------------
    Còn chưa hiểu biết nhiều nên câu hỏi có gì ko rõ hay "cùi bắp" thì mong anh chị "chỉ giáo" thêm cho em!
    Cảm ơn!@-)@-)@-)
  2. ngoisaoli

    ngoisaoli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    mình dạo này cũng hay tìm hiểu về đạo phật , bữa trc có nghe bài giảng thầy thích trí huệ trên youtube ý đại khái thế này , bạn muốn tìm hiểu về phật tức là đã có duyên với phật , nếu ko có duyên bạn chỉ nghĩ đến những việc như xem phim , ca nhạc chứ đâu nghĩ gì đến phật , đi qua cửa chùa cũng chẳng muốn vào mà chỉ muốn đi đánh bài ..... đại ý là thế mình ko nhớ rõ lắm , tạm trả lời bạn thế này đã ^^
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    mình dạo này cũng hay tìm hiểu về đạo phật , bữa trc có nghe bài giảng thầy thích trí huệ trên youtube ý đại khái thế này , bạn muốn tìm hiểu về phật tức là đã có duyên với phật , nếu ko có duyên bạn chỉ nghĩ đến những việc như xem phim , ca nhạc chứ đâu nghĩ gì đến phật , đi qua cửa chùa cũng chẳng muốn vào mà chỉ muốn đi đánh bài ..... đại ý là thế mình ko nhớ rõ lắm , tạm trả lời bạn thế này đã ^^
  3. bhv_binhminhmua

    bhv_binhminhmua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2011
    Bài viết:
    1.248
    Đã được thích:
    21
  4. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Có người hỏi tôi: anh hay đi chùa không? Tôi bảo: anh ít đi chùa lắm, nhưng trong lòng anh có một ngôi chùa nên ngày nào anh cũng ở gần Phật :)
    -
    Thực ra chẳng có cái Duyên nào cả, chỉ là lòng ta mong mỏi/ao ước, đủ lớn (thì gọi là có tâm) thì tất sẽ được (gọi là duyên khởi), khi vì một lý do nào đó mà lòng ao ước ấy mất đi thì tự nhiên Duyên tận.

    Trong chúng ta, ai cũng cầu mong bình an, hạnh phúc. Đó có lẽ chính là động lực để ta ao ước cầu Phật. Khi ta đã có tâm cầu, thì tất là Duyên khởi và sẽ được ngộ Phật. Nếu một ngày nào đó, vì một lý do nào đó mà tâm cầu Phật ấy mất đi thì Duyên với Phật cũng tận.
    -
    Lại nói thêm, ao ước chính là Dục-Vọng, con đường tu tập theo Phật lại là con đường diệt dục. Thế chẳng phải là ngang trái lắm sao, ha ha. Ta dựa vào dục-vọng để cầu chư phật ban cho bằng an, ta cố tu tập theo phật vì khát khao được bình an, có chăng là ta đang đi đến chỗ hủy diệt chính ta :))

    * Nói về chữ Duyên trong Phật giáo thì còn vui lắm ^^ chờ các bạn khác vào chém :)
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    những câu hỏi trên nhìn thì đơn giản nhưng thực ra đó là những câu hỏi khó nhất, những kinh điển, giáo lý của đạo Phật đều nằm trong những câu hỏi này.
    1. Như thế nào được gọi là có duyên với đạo Phật: trong đạo Phật để diễn giải chử Duyên nó vô cùng khó: Duyên là tương tác của nhân và quả. Người có duyên là người trước đó đã gieo nhân và bây giờ gặt quả vậy người có duyên với đạo Phật là người cãm nhận được giáo lý về sự sinh tử, luân hồi, vô thường của đạo Phật, cãm thấy giửa mình và Phật giáo có một sự gắn bó rất mật thiết. Có thể nói những Phật tử đến với đạo Phật đều là do duyên và hoàn toàn tự nguyện. Phật giáo chưa bao giờ ép buộc tín đồ gia nhập hay tìm mọi cách níu kéo khi họ muốn rời đi. Tất cả đều là do duyên: kinh Phật có nói: " Phật chỉ độ người hữu duyên" có nghĩ là Phật chỉ độ cho người hiểu về giáo lý vô thường sinh tử, tự nguyện đi theo con đường của Phật. Đến khi họ không muốn theo nửa thì có nghĩa là duyên đã hết. Người đó tự nguyện rời đi, không một ai níu kéo hay đe dọa.
    2.Người có duyên với đạo Phật có nghĩa là đã có nhân nhưng Duyên chỉ là bước khởi đầu: chúng sinh ai cũng có Phật Tính nhưng điều khó là làm cách nào để nhận biết và làm chủ Phật tính hay còn gọi là làm chủ của Tâm. để có được điều này là một quá tình tu luyện gian khổ. Phật tính của chúng sinh như mặt trời luôn chiếu sáng nhưng nó đã bị vô minh, tham, sân, si che lấp như mặt trời bị mây đen che phủ. Để giác ngộ thì phải dùng trí huệ quét sạch vô minh, tam độc như nổi gió to thổi tan mây mù. Lúc ấy mặt trời sẽ tự nhiên chiếu sáng. Người tu hành chỉ có thể dựa vào sự nỗ lực của bản thân mình. Mọi sự trợ giúp đều vô hiệu nếu như bản thân không nổ lực trãi qua quá trình dài lâu tu tập làm chủ bản thân. Một quá trình vô cùng gian khổ nếu như không có sự nỗ lực phi thường thì không thể làm được. Có một câu truyện như sau:" Một vị vua hỏi vị Hòa Thượng là làm cách nào để giác ngộ. vị Hòa Thượng trả lời: bây giờ trong nhà Ngục của ngài có một tử tù đang chờ ngày hành hình, hãy gọi ông ta ra đây. Khi Tử tù được gọi ra vị hòa thượng nói với ông ta: Bây giờ nếu cho ông đội một mâm đồng đựng đầy nước bảo ông đi từ đây ra cổng thành: khoảng 1 dặm, nếu ông không làm đổ một giọt nước nào thì tôi sẽ bảo vua Tha tội cho ông. Nhà vua kinh ngạc nói: đây là chuyện không thể làm được. nếu ông ta làm được điều này trẫm sẽ tha tội cho ông ta. Trước cơ hội được sinh tồn người tử tù đội chiếc mâm đồng đựng đầy nước với một nỗ lực tuyệt vời chú tâm vào chiếc mâm đồng trên đầu đi từng bước một thật chậm rãi đến cổng thành mà không làm đổ một giọt nước và ông ta đã được tha. Sau đó vị hòa thượng nói với nhà vua: " bệ hạ hãy nhìn xem người tử tù kia có ý chí cầu sinh vô cùng mãnh liệt, ông ta đã chú tâm vào chiếc mâm trên đầu đi từng bước đến cổng thành tâm không khởi một niệm nào khác chỉ vì ông ta sợ cái chết. nếu bệ hạ cũng làm được như ông ta sợ cái chết, sợ sinh tử luân hồi chú toàn bộ tâm trí vào một niệm và nỗ lực đi từng bước trên con đường tu hành tâm bất thối chuyển. Bệ hạ sẽ giác ngộ."
    còn hai câu sau bao giờ có thời gian tôi sẽ viết nốt
  6. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Bhavaghita đọc nhiều, biết nhiều nhưng hình như đang lẫn lộn giữa các con đường tu tập theo Phật.

    Thế nào là tu luyện, thế nào là gian khổ? Phật chỉ bảo chúng sinh tu tập chứ chúng sinh bình thường làm sao tu luyện Pháp Lực nhà Phật? Chúng sinh cũng đâu cần đi mây về gió, lên trời xuống ngục mà tu với chả luyện :D

    Phật chỉ coi vô minh là khổ và hướng dẫn tu tập để thoát khỏi vô minh. Thoát khỏ vô minh (dù là phật giáo nào) là mục tiêu tối thượng của giáo lý nhà Phật (trong khi Phật vẫn bảo vạn vật tính không :D thế thì thông tuệ cũng tính không tức là vô minh :D, thoát khỏi làm cái gì ;)) )

    Điều nữa, Phật dựa vào luân hồi, nhân quả để diễn giải Duyên-Nghiệt. Phật cũng nói để chấm dứt vòng luẩn quẩn nhân/quả - duyên/nghiệt thì chúng sinh phải từ bỏ :)), Nhưng ngay chính Phật cũng không thoát khỏi được chữ Duyên (hàng triệu người ngộ Phật vì có Duyên với Phật - nghĩa là Phật cũng phải có Duyên với hàng triệu người) Mà Duyên lúc nào cũng đi cùng Nghiệt nghĩa là Phật vẫn có Duyên và Nghiệt, thế thì có khác gì con người đâu :) (Chỗ này để thấu hiểu cái câu "Phật tại tâm"). Co khác chăng chính là Phật không để cho Duyên-Nghiệt ấy đi vào luân hồi, an trú trong thực tại (ý là kiếp nào trả dứt điểm kiếp ấy, he he - just kidding :D) kiếp sau ta lại tính KHÔNG :D

    --
    Phật giáo cũng như các giáo lý tôn giáo khác là sản phẩm của nhiều nghìn năm, nhiều luồng/loại tư tưởng khác nhau nên vốn rắc rối và phức tạp nếu đi sâu tìm hiểu. Với một người bình thường (như mình) thì con đường tu tập, gần gũi nhất chính là Chính Tâm sinh Chính Niệm sinh Chính Định (rồi có thể) Chính Quả. Chẳng có gì là gian khổ hay tu luyện trong trường hợp này ^^

    Nói lại: vạn vật tính không, Phật cũng tính KHÔNG, Chính Quả cũng là KHÔNG :D thế thì chính quả làm rè :)) sống sao cho hạnh phúc, cho cạn nhân duyên nghiệt quả (để kiếp sau nhân-quả lại là KHÔNG) ấy mới là tu tập theo Phật :)
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    con đường tu hành là một quá trình gian khổ. Nó được ví như đi trên một chiếc cầu nhỏ hẹp, phía sau thì oan gia trái chủ níu kéo, hai bên thì dục vọng, sân si cám dỗ, phía trước thì Thầy Tổ luôn thử thách. Giống như người đội mâm đồng trên đầu đi từng bước, phải luôn làm chủ tâm mình với môt sự quyết tâm mãnh liệt chỉ sơ sẩy một chút là tất cả đều hỏng. quá trình chính tâm sinh chính niệm, sinh chính định là một quá trình cực kỳ gian khổ. Nếu nó dễ dàng thì chúng sinh ai cũng là Phật, ai cũng giác ngộ cả rồi. Trí tuệ tuyệt với như Phật Thích ca mà còn phải trãi qua 7 năm khổ hạnh ở rừng già, 49 ngày đêm ngồi Thiền bên gốc Bồ Đề chống lại cám dỗ của Ma Vương. Quá trình đó ai bảo không gian khổ thì người đó hãy cứ thử xem.
    Cái mà bạn nói như đi mây về gió, hay lên các cõi trời nằm trong thần thông. Người tu hành trãi qua một quá trình nhất định tu tập sẽ đạt được một số thần thông nhất định như Tha tâm thông, túc thần thông hay túc mạng thông. Nhưng đó chỉ là quá trình chứ không phải đích đến, khi đạt được thần thông này họ phải tìm cách quên đi vì con đường tối hậu là sự giải thoát lậu tận thông mới là mục đích chính của quá trình giác ngộ.
    chúng sinh ai cũng có phật tính. Nhưng bị vô minh che lấp như mặt trời bị mây đen che. gió thổi xua tan mây thì mặt trời sẽ hiện. Đó là lẽ tự nhiên của trời đất. cũng như vô minh tan thì Phật tính hiện cũng là lẽ tự nhiên của đất trời. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao ban ngày khi gió thổi mây tan thì mặt trời sẽ hiện hay không?
    còn về câu vạn vật tính Không: bạn đã nhầm lẫn, cái từ KHÔNG này không nằm trong cái nghĩa của không và có, mà nó là một từ đặc biệt nằm ngoài sự diễn đạt của ngôn ngữ. Nếu muốn tìm hiểu về tính KHÔNG của Phật pháp bạn phải đọc Đại Thừa Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát mới hiểu được, Người ta thường hay lầm lẫn từ KHÔNG này với Nghĩa là Không có, không tồn tại cho nên họ đã diễn đạt sai về kinh điển và Phật pháp. Cũng như công án: "con chó của Triệu Châu" khi được hỏi về Phật tính của con chó ông đã trả lời rằng Không. từ Không này là vượt trên nghĩa của không và có. Muốn hiểu ý nghĩa của từ Không này phải tự mình tìm hiểu, tự mình chiêm nghiệm. Như uống nước, nóng lạnh tự biết. Không thể diễn đạt thành lời
    Nếu diễn đạt vạn vật là tính không, là không có, không tồn tại như bạn nói thì hạnh phúc cũng là không có vậy cầu làm gì?, nhân quả duyên nghiệt cũng là không có vậy cạn để làm gì? chính quả cũng là không thì đắc để làm gì? vậy thì con người có khác gì hư vô, làm gì có thứ gì tồn tại?
    hơn nửa Duyên không hẳn đi cùng với Nghiệt, Phật dạy Pháp cho chúng sinh cũng như Thiền Sư khai ngộ cho một vị đệ tử là Duyên nhưng không hẳn là Nghiệt. Duyên còn có Duyên lành. Hơn nửa Pháp mà Phật dạy cho chúng sinh của như mặt trời chiếu sáng. Cây cỏ đón ánh mặt trời và sống nhờ mặt trời chứ mặt trời không sống nhờ cây cỏ. Phật cũng thế: Chúng sinh sống nhờ Pháp của Phật chứ Phật không dựa vào chúng sinh, không sống nhờ chúng sinh. điều này khác với Duyên hay Nghiệt mà bạn nói: vì Duyên và Nghiệt là quá trình tương tác qua lại của cả hai, cái này phụ thuộc cái kia, cái kia phụ thuộc cái này. Khi Phật giác ngộ ngài đã muốn nhập Niết Bàn, vì Phạm Thiên khẩn cầu 3 lần và vì lòng thương xót chúng sinh nên ngài ở lại Thế gian giảng Pháp. Cũng như mặt trời ban ánh sáng cho cây cỏ một cách vô tư không phân biệt. Có cây cỏ hay không thì mặt trời vẫn chiếu sáng. Có chúng sinh hay không thì Pháp vẫn tồn tại. Nhưng không có mặt trời thì cây cỏ sẽ chết, không có Pháp thì chúng sinh sẽ mãi tồn tại trong vô minh và sân si.
  8. beoU.kr

    beoU.kr Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/03/2012
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    2
    Bhavaghita xem lại: Chính Đức Thích Ca Mầu Ni trải qua 7 năm gian khổ trong rừng mới nhận ra đó là con đường sai trái để tu tập nên mới từ bỏ bạn đồng hành tìm một con đường tu tập khác. Rồi mới dẫn đến bên bờ sông Hằng, nơi người trầm mình vào dòng sông Phật, ngắm vạn vật xinh tươi, yêu quý cuộc đời ... rồi mới giác ngộ được. Ah, ra không phải hành hạ thân xác mới là tu tập :) (mặc dù ko phản đối hành xác là một phương pháp tu tập)
    :) đoạn này miễn bình luận :-":-":-"
  9. thanhnhutdang

    thanhnhutdang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/12/2011
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ câu trả lời của anh chị sâu xa quá em chưa hiểu hết! Nhưng cũng rất cảm ơn lời giải đáp của anh! Chúc anh chị sức khỏe!
  10. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    nếu không có 7 năm khổ hạnh ở rừng già thì sẽ không có Phật Thích Ca giác ngộ ở cây Bồ Đề đâu. quá trình khổ hạnh là Nhân và quả vị giác ngộ khi ngồi ở cây Bồ Đề là quả. Giác Ngộ là cả một quá trình tìm tòi và nỗ lực không phải cự tự nhiên ngồi ở cây bồ đề là thành phật.
    Không phải ngẫu nhiên mà Phật Thích ca truyền y bát cho ngài Ca Diếp người được xem là đầu đà đệ nhất. Thực hành miên mật 12 hạnh đầu đà. Còn bạn muốn biết 12 hạnh đầu đà là gì thì hãy tự tìm hiểu sẽ thấy để thực hiện nó gian khổ thế nào.
    còn đoạn dưới bạn không bình luận vì bạn chẳng tìm được lý lẽ gì để nói nửa. Đúng Không?

Chia sẻ trang này