1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời - Hiện tượng thiên văn thế kỷ - 6/6/2012

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 27/05/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    ao Kim đi qua đĩa Mặt Trời - Hiện tượng thiên văn thế kỷ vào 6/6/2012 này

    HIỆN TƯỢNG CỰC HIẾM – Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời (Venus transit) - vào ngày 6/6/2012.

    Đây là cơ hội cuối cùng cho tất cả chúng ta (trừ những ai có thể sống tới năm 2117) để ngắm nhìn Sao Kim đi qua đĩa Mặt Trời – sẽ diễn ra trong tháng tới!

    Sự kiện hiếm này có tên là Venus transit, xảy ra vào sáng ngày 6/6 (giờ Việt Nam). Trong hơn bảy tiếng đồng hồ, “hành tinh song sinh” với Trái Đất sẽ di chuyển chầm chậm ngang qua Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.

    Tại Việt Nam chúng ta không quan sát được quá trình đi vào đĩa Mặt trời của Sao Kim tuy nhiên chúng ta sẽ quan sát được các diễn biến tiếp theo cho đến tận khi Sao Kim ra khỏi Mặt Trời
    Cụ thể tại Việt Nam, ngay từ khi Mặt trời vừa ló dạng Sao Kim đã nằm trong đĩa mặt trời, và tiếp tục diễn tiến đi qua đĩa Mặt trời cho đến khi kết thúc vào khoảng 11h50 phút trưa 6/6.

    [​IMG]
    Mặc dù trông không ấn tượng và phấn khích như khi ngắm nhật thực toàn phần, đây lại là hiện tượng đáng quan sát do tính cực hiếm của nó.​


    Tính cực hiếm của hiện tượng

    Venus transit xảy ra theo cặp cách nhau tám năm, nhưng những cặp này lại cách nhau gần một thế kỉ. Lần gần đây nhất là vào năm 2004 nên tháng 6 này sẽ là lần cuối cùng cho tất cả chúng ta do lần kế tiếp sẽ vào năm 2117.

    Kể từ khi kính thiên văn được sáng chế lần đầu tiên cho tới nay, chỉ có 6 sự kiện như thế này xảy ra.

    Tính quan trọng lịch sử

    Venus transit chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử thiên văn học. Vào thế kỉ 18, các nhà khoa học và các nhà thám hiểm đã đi khắp nơi trên Trái Đất nhằm quan sát chúng với mục đích tính toán kích cỡ của hệ mặt trời.
    Ý tưởng này đến từ nhà thiên văn học và cũng là nhà toán học Edmond Halley – tên ông được đặt theo một sao chổi nổi tiếng. Vào đầu thế kỉ 18, các nhà khoa học đã biết những kích cỡ tương đối của hệ mặt trời – họ biết khoảng cách từ Mặt Trời tới Sao Mộc gấp khoảng năm lần khoảng cách tới Trái Đất – nhưng con số chính xác vẫn là một bí ẩn.

    Vào năm 1716, Hally đề xuất 1 cách để tìm ra câu trả lời: phái một nhóm đi vòng quanh thế giới để quan sát Venus transit. Bằng cách ghi chép lại thời điểm bắt đầu và kết thúc của hiện tượng này ở nhều nơi,các nhà nghiên cứu có thể tính toán khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời bằng cách sử dụng những công thức về thị sai. Với những thông tin đó, quy mô của tất cả các thiên thể còn lại trong hệ mặt trời cũng được hé lộ.

    Một nỗ lực đã được thực hiện vào venus transit năm 1761. Mặc dù bị thất bị do thời tiết tệ và nhiều yếu tố khác, các nhà quan sát vẫn tận mắt chứng kiến được một quầng mờ nhạt quanh hành tinh này – và đó là bằng chứng cho sự tồn tại của khí quyển.
    Họ đã thực hiện lại việc quan sát naỳ vào năm 1769 – bằng cách phái nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh James Cook đến Tahiti và những nhóm khác tới tổng cộng 76 nơi trên khắp thế giới.Cuối cùng, các nhà khoa học đã có dữ liệu họ cần bằng cách chụp lại cặp venus transit tiếp theo đó vốn xảy ra vào thế kỉ 19.
    Ngày nay các nhà khoa học vẫn hào hứng với Venus transit vì nhiều lí do khác. Ví dụ như tàu Solar Dynamics Observatory của NASA sẽ quan sát hiện tượng này vào tháng 6 nhằm kiểm tra thiết bị và nghiên cứu thêm về khí quyển của Kim Tinh. Và kính thiên văn không gian Hubble cũng sẽ quan sát venus transit bằng cách sử dụng Mặt Trăng như một tấm gương để thử nghiệm một phương pháp vốn có thể thám hiểm khí quyển của những hành tinh ngoài hệ xa xôi.

    Hướng dẫn quan sát

    Lần Venus transit này là sự kiện không thể bỏ qua với bất cứ ai yêu thích bầu trời do tính chất cực hiếm của nó. Hầu như tất cả các nước trên thế giới đều có thể quan sát được.

    CẢNH BÁO: KHÔNG BAO GIỜ được nhìn trực tiếp vào Mặt Trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn. Mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí là mù ngay tức khắc.

    Để quan sát Mặt Trời một cách an toàn, các bạn có thể mua những tấm kính lọc mặt trời để bao phủ thiết bị quan sát hoặc mua một chiếc kính lọc để đeo vào mắt. Nhưng cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát gián tiếp Mặt Trời – sử dụng kính thiên văn hay 1 mắt của ống nhòm để chiếu ảnh của đĩa mặt trời lên một tấm bìa trắng. Hình ảnh xuất hiện trên tầm bìa sẽ an toàn cho việc quan sát cũng như chụp ảnh. Nhưng phải chắc chắn là đã che đi ống finder của kính thiên văn hay mắt không sử dụng của ống nhòm và nghiêm cấm tất cả mọi người nhìn qua đó.

    _________
    HAAC vừa nhập kính lọc Mặt Trời và phim lọc dùng cho thiết bị quan sát. Các bạn có thể đặt mua với giá 35k cho một kính lọc, 80k cho tấm lọc 10x10cm, 300k tấm 20x20. Các bạn ở xa cũng có thể đặt mua, tuy nhiên phải chịu tiền ship (free ship cho đơn hàng trên 40 cái). Mọi chi tiết vui lòng liên hệ http://www.thienvanhoc.org/forum/showthread.php?t=10788
    ___________

    Thái Sơn - HAAC

    [​IMG]
  2. tranphucnguyen_21031990

    tranphucnguyen_21031990 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2006
    Bài viết:
    560
    Đã được thích:
    0
    Đọc báo biết ngay trên ttvnol sẽ có bài viết chi tiết nhất :x thank anh Fairy nhiều!

Chia sẻ trang này