1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam, ngoài tiền thưởng, hoa hậu Việt Nam sẽ được gì nữa?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi BatKhaTuNghi, 28/08/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Câu thiếu chủ ngữ không phải là câu sai ngữ pháp.

    Thời tôi đi học, ở lớp 6, sách có gọi tên dạng câu này là câu tỉnh lược.

    Đối với thế hệ nhỏ tuổi hơn tôi, có khi tận cấp 1 là đã được học về câu tỉnh lược rồi.

    Toàn bộ bài viết trên xoáy vào 2 điểm: câu tỉnh lược (ng post bài cho là câu sai ngữ pháp) và cách chuyển ý giữa 2 đoạn.

    50% đổ vỡ vì thiếu vững chắc rồi.

    Tôi mong ng viết bài suy nghĩ lại, nghiền ngẫm kỹ, rồi lại post bài để thừa nhận cái sai trong kiến thức và chỉnh sửa quan điểm (có liên quan) trong bài viết trên.
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11

    Câu thiếu chủ ngữ không phải là câu sai ngữ pháp nếu trước đó người viết bài đã đề cập đến chủ ngữ nào đó (vì sau đó người đọc sẽ hiểu ngầm là chủ ngữ của câu thiếu chủ ngữ sẽ là chủ ngữ của câu trước đó). Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngay câu đầu tiên, người viết bài đã không đề cập đến chủ ngữ nào nên câu mà người viết bài đã viết là câu sai ngữ pháp.
    Ví dụ: thường thường trong các bài văn, lỗi mà học sinh thường hay mắc phải là thiếu chủ ngữ ngay câu đầu tiên của một đoạn văn.

    "...(Đoạn văn)

    (Chuyển đoạn: thục vô đầu dòng) Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã cướp đi biết bao sinh mạng con người. ..."
    -> Câu trên có thể được hiểu là: Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã cướp đi biết bao sinh mạng con người (người viết đã viết dư chữ "Trong"). Như vậy là câu sai ngữ pháp.

    Hơn nữa, khi người viết bài tên là "Anxiety" muốn nhận xét về việc có xảy ra hay không việc sai ngữ pháp ở người khác thì trước tiên, đừng dùng từ mà nó không phải là tiếng Việt. Trong trường hợp này, từ lạ không có trong tiếng Việt là "post". Đó được gọi là sự thoái hóa của ngôn ngữ Việt ở người viết bài.[r24)]
  3. thieubinh

    thieubinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2005
    Bài viết:
    1.216
    Đã được thích:
    1
    Hố hố, sư bố ông tư nghi (câu tỉnh lược [:P])
  4. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Nói không phải chê chứ trình độ ngôn ngữ học tiếng Việt của BKTN còn kém lắm.

    Câu vừa rồi có 2 chủ ngữ đấy, và trước chữ "nói" không hề từng đề cập đến chủ ngữ cả. Nhưng ngoài những người Việt bị thiểu năng ngôn ngữ thì không ai lại nói "Tôi / Tao / Chị / Anxiety nói không phải (chê) chứ..." Nói thế mới đúng là đần độn.

    Tôi vừa đưa ra đc 1 phản ví dụ cho lý lẽ đỏ đỏ. (Đó cũng là ý chủ đạo mà BKTN dùng để phản bác tôi.)

    BKTN thích thì cứ tiếp tục tranh cãi, nhưng nếu BKTN không có kiến thức ngôn ngữ học tiếng Việt mà chỉ là người Việt nói tiếng Việt mà muốn tiếp chuyện tôi thì BKTN chưa đủ năng lực đâu. Tôi mách nhỏ với BKTN rằng BKTN mà đem thuyết chủ-vị ra để phân tích tiếng Việt hòng tìm bằng chứng để phản bác tôi thì BKTN đã chọn công cụ yếu kém trong cuộc tranh luận này rồi. Hơn 50% câu bình thường của tiếng Việt không ứng với mô hình chủ-vị. ;)) (Vốn là mô hình duy nhất đc giảng dạy trong 12 năm phổ thông tại VN. :-")
  5. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Haha... tại hạ miễn bình luận... trình ngôn ngữ học của Anxiety còn kém quá, nên tại hạ ...miễn bình luận. Giải thích một vấn đề cho một người ko có năng lực hiểu và đọc Tiếng Việt cũng như ngữ pháp Tiếng Việt là phí công vô ích.

    Nhân đây, tại hạ cũng xin dạy lại những bạn nào mà những bạn đó chưa nắm được ngữ pháp tiếng Việt. Trong cuộc đối thoại giữa hai người (hoặc hai bên) với nhau, người ta thường bỏ bớt chủ ngữ do cuộc đối thoại chỉ có hai người (người nói chửi hoặc nói mà không dùng chủ ngữ thì người nghe tự hiểu chủ ngữ trong câu nói tùy theo tình huống, ví dụ người nói chửi: "Đồ ngu!" thì người nghe tự hiểu: "Mày là đồ ngu"; một ví dụ khác là người nói nói: "Nói không phải chê chứ...." thì người nghe tự hiểu là: "Tối nói không phải chê chứ..." VÀ ĐÂY MỚI ĐƯỢC GỌI LÀ MỘT TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP CỦA CÂU TỈNH LƯỢC). Nếu chủ đề của đoạn văn không phải là một cuộc đối thoại, ví dụ như chủ đề miêu tả hoặc kể một câu chuyện nào đó, thì một câu đầy đủ luôn phải có chủ ngữ. Việc lược bỏ bớt chủ ngữ có thể được thực hiện căn cứ vào các tình huống khác nhau nhưng nếu người viết (hoặc người nói) chưa đề cập đến chủ ngữ trước đó thì câu đầy đủ luôn phải có chủ ngữ. Ngoài ra, một câu điều kiện có thể có hai chủ ngữ trở lên do câu điều kiện phải có thêm mệnh đề điều kiện (mệnh đề "nếu") và trạng ngữ (trường hợp này là "trước đó" trong lời trích dẫn của Anxiety) có thể được người viết (hoặc người nói) đưa lên đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu tùy theo ý định của người viết. Cuối cùng, trong bất kỳ tình huống nào, người viết (hoặc người nói) luôn phải đảm bảo được người tiếp nhận (hoặc người nghe) hiểu đúng ý định của mình khi người viết (hoặc người nói) lược bỏ chủ ngữ tránh trường hợp người tiếp nhận (hoặc người nghe) hiểu sai.
  6. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Tự vả vào mồm mình: Liên tục 2 lần phọt "miễn bình luận", chen lẫn giữa 2 lần ấy là một loạt câu bình luận.

    Đã thèm bình luận tới vậy thì cứ bình luận và không thèm chấp kẻ kém trình độ, chứ việc gì lại vừa bình luận vừa lải nhải là "tôi miễn bình luận"? Không sợ cắn phải lưỡi à?

    Nhưng mà tôi phải công nhận là chuyện BKTN tự vả mồm không phải là lần thứ nhất, VD ngay trong câu hỏi "Liệu cô X có còn trinh không vì tôi chỉ ngoáy được 2 ngón tay vào trong bộ phận sinh dục chứ không rọi đèn vào xem được?" thì đã có câu trả lời "Liệu cô X có còn trinh không?" rồi. Thế tức là câu hỏi tự vả vào mồm chính câu hỏi, vì chẳng cần hỏi nữa thì cũng đã có câu trả lời.
  7. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Miễn bình luận...[r24)]
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Miễn bình luận nghĩa là đọc bài nhưng không viết bất cứ reply nào.

    Chứ còn quote lại, ghi "miễn bình luận" kèm icon [r24)]thì đã là một hành động bình luận rồi.

    VD tôi miễn bình luận là tôi không nói gì, vẻ mặt không tỏ thái độ gì, tôi về nhà đóng cửa ăn cơm rồi bật tivi xem, chứ tôi mở mồm nói "miễn bình luận" kèm nụ cười mỉa mai, rồi tôi làm hành động khạc xuống đất, rồi ngúng nguẩy bỏ đi, thì đó đã là một hành động bình luận rồi. BKTN chắc không được biết về thuyết speech act (có ng dịch là "tác ngôn", có ng dịch là "hành vi ngôn ngữ") nên cứ ngỡ quote lại + ghi "miễn bình luận" + dùng icon [r24)] là đang không bình luận thật.

    Tôi thì tôi bình luận là BKTN kém. :)) (Kém là vì BKTN bất khả ngăn cái nhu cầu được bình luận nên cứ bình luận tới tới mặc dù đã giả dạng khoác áo "miễn bình luận.")
  9. rainyscreen

    rainyscreen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chuyển qua phân tích về ngữ pháp là lạc đề quá xa rồi.

    viết sai ngũ pháp tí cũng không có gì to tát, vẫn hiểu đúng ý nhau là được rồi.

    Tôi thì thấy rõ ràng là BKTN đã tả về ánh mắt đấy chứ. Tôi cũng đồng ý với ông Phom gì đấy là BKTN tả cực kỳ kém, cực kỳ sến...

    Có lẽ khả năng cảm thụ cái đẹp và khả năng văn chương của BKTN đều "cao" bằng nhau, nhưng chưa đủ để nhìn vào của sổ tâm hồn của người đẹp và diễn tả nó. Vì vậy đề nghi BKTN tả một bộ phận khác dễ hơn (VD: chân, tay, ...:P) để tăng cảm hứng cho topic là rất hợp lý. Tôi ủng hộ đề nghị đó >:):))
  10. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Đỏ : Cảm ơn bạn!

    Trước hết tôi phải cảm ơn bạn vì đã đóng góp để sửa cái sai của tôi. Đó trước hết là nói về bổn phận của vuhuynh. Mình nhấn mạnh đến từ [phải] vì nó cho thấy vuhuynh có tuân thủ một quy tắc giao tiếp nào đó (từ chính vuhuynh hoặc từ bên ngoài).

    Nói như trên vì Anx đã có ít nhất một lần sai, mà bạn vẫn không/chưa thừa nhận cái sai của chính bạn. Có lẽ, mối người sẽ tuân thủ một quy tắc hành xử nào đó - một là chấp nhận các quy tắc bên ngoài đang sẵn có, hai là chấp nhận các quy tắc của chính bản thân mình. Qua post này, cho thấy, việc Anx tự cho phép mình đóng góp, chỉnh sửa cái sai của người khác, tức là bạn đã chấp nhận một quy tắc (hay ít nhất là mong muốn) rằng : sai thì phải/nên thừa nhận. Ngược lại, chính bạn đã tự phá bỏ quy tắc vừa nêu bằng cách hành xử của mình trong quá khứ. Ở Anx, tính vận động ngược của hành động theo thời gian cho thấy: Quy tắc ứng xử diễn ra trong tâm trí của bạn là tùy biến - Anx có quyền không thừa nhận cái sai của chính mình, nhưng người khác thì không có quyền đó. Mình xin bác bỏ toàn bộ cái đỏ của bạn Anxiety, nhưng vẫn cảm ơn Anxiety vì vuhuynh bắt buộc phải tuân thủ một quy tắc ứng xử.

    Trên đây cũng là một khía cạnh tâm lý của cái gọi là tuân thủ một quy tắc nào đó - Pháp luật là một liên tưởng được nhắc tới - như sau : Anxiety là người nắm giữ pháp luật của f_69. Cô ta có tuân thủ luật của f_69, nhưng lại đối xử với các mem theo một quy tắc mất cân đối do chính Anxiety tự thân sở hữu. Khía cạnh tâm lý của việc này đang được vuhuynh cân nhắc để tự đi tìm bản thể thật sự các quy tắc tồn tại vô hình và hữu hình trong cuộc sống. Việc này, kính mong các bạn hiểu cho rằng : vuhuynh cũng đang đặt câu hỏi và trả lời như các câu hỏi và các câu trả lời khác của các bạn. Nó không có gì là cao siêu và ghê gớm cả. Các bạn có quyền được giữ lại nhận định của mình về vuhuynh cho riêng các bạn. Nó có thể là : vuhuynh là hâm, tâm thần, thần kinh, tự tô vẽ, tự huyền bí... [:D]. Nhưng nếu các bạn có ý định thể hiện nhận định riêng của mình về vuhuynh ra thành thực tế (viết, nói) thì, kính mong các bạn trực tiếp thảo luận với vuhuynh về vấn đề vuhuynh đang quan tâm.

    Tiếp theo thì vuhuynh sẽ thừa nhận sai lầm của mình : Vuhuynh không biết rằng câu tỉnh lược là một dạng câu hợp lệ trong ngữ pháp tiết Việt.

    Đúng ra, mình đã quá chú trọng vào phân tích ngôi chủ - vị trong câu của AnhCaPhom nhằm một mục đích tìm ra diễn biến tâm lý của anh ta, mà lại chưa thật sự nắm chắc kiến thức ngữ pháp. Cụ thể là :

    "Chết cười với BKTN, cũng cao đàm nghị luận, hóng hót thông tin báo đài rồi phát ngôn bừa, chả khác gì đứa bị thuốc"

    Nếu xét tổng thể, câu trên về mặt cấu trúc thì không tìm thấy đâu thật sự là chủ ngữ. Ở phần "Chết cười với BKTN" thì chủ ngữ chắc chắn là người viết, phần còn lại thì chắc chắn là BKTN. Cũng có thể nó ở dạng siêu ngữ pháp. Về việc này, vuhuynh sẽ buộc phải tự hạn chế ở khía cạnh phân tích ngữ pháp, để chuyển sang cách phân tích riêng của mình.

    Xin lỗi bạn AnhCaPhom!

Chia sẻ trang này