1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ngàn việc lành

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 25/10/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    1- Ý thức việc vứt bỏ túi nylon gây nhiễm độc cho bà mẹ thiên nhiên vì phải mất cả nghìn năm nó mới tự phân hủy, con xin nguyện chỉ sử dụng túi vải để đựng hàng hóa khi đi chợ.

    2- Ý thức nếu rừng ngã thì con không thể thở và cũng sẽ ngã theo, con xin nguyện chỉ sử dụng chén, ly hay khăn giấy trong những trường hợp không còn cách nào khác hơn.

    3- Ý thức nguồn nước thiên nhiên đang dần cạn kiệt và hàng triệu người đang chết khát trên thế giới, con xin nguyện tiết kiệm từng ngụm nước dù khi tắm rửa.

    4- Ý thức khói xe gây nhiễm ô không khí, tạo ra những trận mưa axít làm chết rừng, hư hại nguồn nước, con xin nguyện chỉ lái xe vào những mục đích thực sự chính đáng, và sẽ cố gắng dùng xe công cộng khi có thể.

    5- Ý thức việc chăn nuôi gia súc lấy thịt gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm, chất thải làm cho địa cầu nóng thêm dẫn đến những thảm họa thiên tai, và con người ngày càng đánh mất lòng từ ái vốn rất cao cả dành cho muôn loài, con xin nguyện ăn chay thường xuyên để góp phần xoa dịu và giữ gìn sinh mạng chung.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lời tâm sự của một cư sĩ đã từng diện kiến Hòa thượng Hư Vân. Một lần chúng tôi từ phương xa đến viếng Hòa thượng, đúng giờ Ngọ chúng tôi được Ngài lưu lại dùng bữa, trên bàn chỉ toàn là sắn được nấu với ít gạo. Ăn đến những củ khoai lang bị sùng, rất đắng, lúc ấy, tôi tiện tay nhặt để lên bàn, không thể nào dùng được.
    Hòa thượng không nói gì, sau khi ăn xong, chúng tôi rời khỏi trai đường, Ngài nhặc lại những củ khoai ấy cho vào bát của mình!...

    Tôi tự nghĩ, nhẽ nào Hòa thượng lại có thể ăn những củ khoai lang đã bị sùng rất đắng như thế! Quả thật, tôi quan sát và biết được, Ngài lưu lại là để ăn. Trong lòng tôi không khỏi khởi lên sự tàm quý!

    Một vị tăng tuổi cao sức yếu sao lại có thể ăn những khoai sắn đã bị hóa sùng như thế, liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của Ngài không? Và tôi tự hỏi sao Ngài ăn như thế mà vẫn trường thọ đến hơn 100 tuổi.

    Nhìn sự tò mò khó hiểu của tôi, Hòa thượng cười bảo: “Lương thực là để ăn, không thể tùy tiện vứt bỏ, vị đắng cũng là thuốc hay để trị lành bệnh.”

    Lại một lần khác đến viếng Hòa thượng, chúng tôi cũng được lưu lại sơn môn dùng bữa, lần này tôi chú ý không bỏ thức ăn, mà ăn tất cả những gì đã được dọn cho thực khách. Nhưng “vọng tình dị tập” (cái thói quen thế gian vẫn ngự trị quá dày trong lòng) tôi vẫn không tránh khỏi sơ sót, trong khi ăn đã làm rơi rớt cơm ra ngoài.

    Hòa thượng nhặt những hạt cơm rơi ấy mà cho vào bình bát của mình! Lúc này tôi liền thưa, bạch Hòa thượng, cơm bị rơi đã dính bẩn, Ngài chớ ăn dễ sinh bệnh!

    Hòa thượng nói: hạt cơm chính là lương thực, là mồ hôi và công sức của người lao động, chúng ta không cày mà có ăn, không dệt mà có mặt… “Bất canh vi thực, bất chức vi y”. Do vậy một hạt cũng không nên để rơi rớt, nếu không có những hạt cơm này, tấm áo này thì không giúp ta tồn tại mà tu hành được!

    Nhìn cử chỉ và ngôn từ của bậc tu hành như Ngài, tôi khởi lên sự tàm quý và tự hỏi bản thân mình, tôi được gọi là Phật tử hộ đạo, nhưng chúng tôi chỉ mang chút ít tịnh tài tịnh vật đến chùa bố thí cúng dàng nghĩ rằng đó là làm phúc đức, đâu có nghĩ “kiệm một chút phúc nhỏ sẽ thành ruộng phúc lớn”.

    Do vậy, chúng ta tu phúc chi bằng chúng ta tích phúc, đừng hoang phí những cái phúc nhỏ hiện tại có được, để rồi hết phúc lại chuốc lấy hoạ vào thân.

    Lại có người không biết kiệm phúc đến khi phúc hết lại dùng tiền làm chuyện phúc như một hình thức mua phúc vậy. Kỳ thật tạo phúc chi bằng đừng hoang phí phúc đã có, hãy tích phúc dù chỉ là chút phúc nhỏ mọn.

    Chúng ta phải biết trân quý tất cả những phúc đức thật nhỏ trong cuộc đời chúng ta chớ quá đà xài hết phúc rồi lại đi mua phúc thì thật là phi lý.
    Hòa thượng thường dạy Tăng chúng cũng như Phật tử hãy tích chứa điều phúc ngay khi còn trẻ, nếu chúng ta không biết tiếc phúc mà thọ hưởng quá đà đến khi phúc tận thì chúng ta sẽ vô cùng đau khổ, phải lê tấm thân xin người từng miếng cơm để no lòng, từng tấm áo để che thân, quả là điều khó lường! Cớ sao không chịu tích phúc khi phúc còn!

    Cuộc đời Hòa thượng đối với việc ăn, mặc, ở, ngủ Ngài vô cùng thận trọng, mỗi hành vi đều quán chiếu đến tội phúc mà tích lũy.
    Chúng ta hãy học hạnh của Hư Vân đại lão Hòa thượng với câu nói bất hủ “Hãy kiệm chút phúc nhỏ sẽ tạo thành ruộng phúc lớn!” “Tu huệ nên cần phải rõ lý. Tu phúc chẳng thà tích phúc vậy!”.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Quán cơm miễn phí của ông lão 73 tuổi
    Mỗi tuần 3 buổi, những người lao động nghèo tại TP HCM lại tập trung về quán cơm Thiện Tâm (quận 3) để nhận suất cơm chay miễn phí của ông lão 73 tuổi.

    Chủ quán cơm Thiện Tâm - ông Lê Công Thượng cho biết, ngoài số tiền hơn 700 triệu đồng của mình, nguồn kinh phí để quán hoạt động còn do một Mạnh Thường Quân đóng góp; thỉnh thoảng cũng có người mang đến những bao gạo, thùng nước tương. "Khách" đến đây là những người lang thang cơ nhỡ, lao động nghèo...
    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/quan-com-mien-phi-cua-ong-lao-73-tuoi/
  4. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Nhảm xịt.
    Chả thấy tâm sự gì mấy.
    Bạn đã bao giờ thấy cảnh người ta đang khát nước, mà từ thiện đến lại cho mì tôm chưa?
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường đại học Standford.

    Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hòa nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.

    Họ tìm đến nhà dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thỏa thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.

    Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biểu diễn tại Standford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tìm đến Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600$ cho Paderewski cùng tấm chi phiếu 400$ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm séc này sớm nhất..

    Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được.” Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600$. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư.” Hai cậu sinh viên ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.

    Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.

    Tại sao ông ta phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?” Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?” Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.

    Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ. Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.

    Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy.”



    THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.
  6. T4TApril

    T4TApril Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Bài viết:
    645
    Đã được thích:
    1
    giúp người khác thấy vui thì bạn cũng sẽ thấy vui theo, làm gì cũng được dù chỉ một việc nhỏ thôi
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện của người 10 năm “gác” án tử tù
    (ANTD)
    Lúc đưa phạm nhân đi thi hành án, anh ta giật tay khỏi cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp rồi chạy đến trước mặt chúng tôi, gập đầu xuống nói trong nước mắt: cho con lạy các thầy trước khi ra đi. Lúc đấy cả hội đồng thi hành án tử hình đều lặng đi...
    Đại tá Bùi Văn Tẳng hiện đang là Giám đốc Trung tâm huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ - Công an TP Hải Phòng. Hơn 40 năm gắn bó với lực lượng Công an, đại tá Tẳng đã đã có gần 10 năm giữ vị trí Giám thị Trại tạm giam Công an TP Hải Phòng.

    Ông tâm sự, đây là quãng thời gian mà ông nhớ nhất vì nó đã để lại cho ông rất nhiều suy nghĩ về con người và nhân tình thế thái. Có những câu chuyện, đặc biệt là chuyện về những người tử tù khiến ông không bao giờ có thể quên được.


    Từng khóc cùng tử tù

    Trong những năm làm Giám thị Trại tạm giam, tôi luôn tâm niệm một điều, ở bất cứ con người nào, dù có phạm phải những tội ác man rợ đến đâu thì tận sâu trong góc khuất của họ đều có những con đường sáng. Nếu biết khơi dậy niềm tin, ánh sáng lương tâm thì con người ấy sẽ hướng thiện.

    Tôi nhớ có một đối tượng tử tù khoảng 19 tuổi. Bố chết từ lúc còn nhỏ, mẹ bỏ đi lấy chồng, nó ở với ông nội, 2 bác và các anh chị. Lúc lớn tuổi hơn, khi ý thức được thì nó bắt đầu tính đến chuyện ở riêng và sống trên mảnh đất mà ông nội đã chia cho bố. Nhưng người bác chửi mắng, cho nó là vô học, lêu lổng rồi đối xử với nó rất tệ, thậm chí muốn đuổi thằng cháu ra khỏi mảnh đất đó. Và mâu thuẫn bắt đầu từ đây.

    Sau nhiều lần lăng mạ, chửi bới, mâu thuẫn giữa hai bác cháu ngày càng lên cao. Trong một lần va chạm, nó cầm dao chém chết bà bác, chém chết 2 đứa anh con ông bác. Ông nội can vào cũng bị nó chém chết luôn. Có thể nói đấy là một tấm thảm kịch không thể tin được chỉ vì trong một gia đình không có tình yêu thương.

    Cả một thời gian dài giam trong khu biệt giam, nó không hé mồm nói một câu gì. Đám tử hình mấy chục đứa giam cùng khu còn phải sợ thằng bé con máu lạnh này. Nhưng rồi có một lần nó khóc. Thấy lạ, tôi mới gọi ra hỏi chuyện vì sao khóc, nó bảo đêm hôm qua nằm mơ thấy ông cháu về, ông cháu ôm cháu và ông cháu khóc. Từ lúc giam giữ, nó không nói với ai câu nào và khi nói câu ấy, nó khóc và khiến cho tất cả chúng tôi đều khóc.


    Lại có một tử tù không biết chữ, sau khi vào trại được dạy học đã xin tôi một cuốn kinh sám hối để đọc. Tôi về chùa xin được một số quyển kinh phát cho anh ấy và một số tử tù bên cạnh. Tôi nói, đây là tài sản chung, ai “đi” thì để lại cho những người sau.

    Từ khi đọc quyển kinh đó, anh ta và những người tử tù khác ngoan hẳn, bớt quậy phá đi nhiều. Họ nói khi nào “đi” muốn xin được mang theo cuốn đấy, và nếu khâm liệm thì Ban gối vào đầu cho con. Sau này khi gặp mẹ của phạm nhân và gửi lại tất cả những lá thư và hồ sơ của phạm nhân này cho gia đình, tôi thấy có một bài thơ anh này làm gửi cho mẹ nhân ngày sinh nhật mẹ. Người mẹ ấy khi được đọc bài thơ con trai viết đã thốt lên rằng, trời ơi, tôi như chết thêm 2 lần, giá cháu biết đọc, biết viết, được học hành sớm hơn thì đâu đến nỗi này.

    Lúc đưa phạm nhân này đi thi hành án, anh ta giật tay khỏi cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp. Khi đó, tất cả cảnh sát bảo vệ đã sẵn sàng nổ súng, nhưng bằng linh cảm của mình tôi giơ tay ra hiệu cho mọi người đứng im. Phạm nhân này bị trói, chạy xuống trước mặt tôi, các đồng chí trong Ban giám thị và quản giáo, gập đầu xuống nói trong nước mắt rằng: con xin Ban và các thầy, cho con lạy Ban và các thầy 3 lạy khi con còn sống để con ra đi. Lúc đấy cả hội đồng thi hành án tử hình đều lặng đi.

    Những chuyện không thể quên


    Tôi nhớ có một vụ án hiếp dâm và đối tượng đã bị tuyên án tử hình. Đối tượng này rất đặc biệt vì thời gian để đợi thi hành án khá lâu, tới 5 năm. Đây là một kẻ hiếp dâm theo kiểu bệnh hoạn và chỉ hiếp dâm người già. Giết xong rồi hiếp.

    Anh này sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở làng quê ven bờ sông An Lão. Lớn tuổi nhưng không có gia đình, không chịu làm ăn, chủ yếu uống rượu. Vì gia đình rất nghèo nên không lấy được ai và cũng có thể không ai lấy anh ta vì kiểu sống, cách sống của anh ta khiến mọi người sợ.

    Tôi ấn tượng mãi lúc mang anh này đi thi hành án tử hình. Khi đội thi hành án làm xong nhiệm vụ, thì chúng tôi, những người ở trại giam, thường cùng với anh em gỡ họ xuống để chuẩn bị chụp ảnh tử thi. Nhưng sau khi Hội đồng thi hành án ra về, khi cắt dây để gỡ người này xuống thì mắt anh ta trợn lên, người giãy giãy. Tất cả những người chưa quen đều rất sợ. Tôi chỉ bảo rằng là đây là những nhịp thần kinh cuối cùng thôi, cứ bình tĩnh tránh ra, đợi cho một phút.

    Thời gian đó qua đi, khi chúng tôi gỡ anh ta nằm xuống và lau máu trên người để phục vụ cho việc chụp ảnh tử thi thì, đôi mắt anh ta lại chừng lên, lại giãy giãy cả thân và đầu. Anh em lúc đó đều rất sợ, tôi bảo cứ để lặng yên. Một lúc sau rồi anh ta mới thực sự “đi”. Con người này không giống ai cho đến tận lúc chết.

    Một chuyện khác tôi cũng không thể quên, đó là về một nữ tử tù 49 tuổi. Thời trẻ chị ta rất nổi tiếng về nhan sắc, khi vào trong tù rồi vẫn giữ được những nét mặn mòi, son sắc. Con người này xinh đẹp nhưng cũng đa tình và lắm tật. Có tới 4 đứa con thì lại của 4 người chồng khác nhau. Chị ta là đối tượng liên quan đến đường dây ma túy rất lớn. Đối tượng này có điều lạ là bình tĩnh cho đến tận lúc chết.

    Tôi hỏi tại sao như vậy, chị ta đáp, biết là có ngày sẽ như vậy rồi nên chấp nhận. Tôi hỏi trong lúc buôn ma túy, biết là chết như vậy thì có bao giờ cảm thấy sợ không? Cô ta bảo, sợ thì rất sợ nhưng tay đã nhúng chàm rồi thì không thể rút ra được nữa. Trước lúc thi hành án, chị ta bình tĩnh ăn một chút rồi hút hết 2 bao thuốc ba số trong vòng một tiếng đồng hồ.

    Lúc viết thư cho các con, chị ta viết rất chi tiết, nét chữ rất đẹp. Trong thư chị ta dặn dò tỉ mỉ các con, đặc biệt là đứa lớn đang học Đại học Y khoa ở TP. HCM cố gắng học giỏi, xin việc để nuôi đám em. Ngôi nhà chị ta đã xin với bà ngoại để cho người con lớn khi học xong về đây lấy chỗ mà trông các em cho nó lớn lên thành người, và dựng vợ gả chồng cho các em. Còn đứa nào tìm về với bố, nếu bố nhận thì theo nhưng thấy phức tạp thì chị em ở lại nuôi lấy nhau.

    Khi bị đưa đi xử bắn chị ta còn xin phép để được hát. Trong vòng 10 phút, trước khi những loạt đạn của pháp luật kết liễu những số phận của những tội phạm nguy hiểm, thì tiếng hát vang lên trong buổi sáng ở chân đồi vắng rất vang vọng. Rồi chợt tiếng hát tắt lịm. Tất cả trường bắn không có một tiếng động nhỏ nào.

    Rất kỳ lạ, mọi người cũng chết lặng. Như là một sự chia tay với tội ác hay là sự chia tay với số phận con người đã tham gia tội ác, đã theo đuổi những ham muốn cá nhân, những dục vọng, những mục đích sống không lành mạnh.


    Chứng kiến người trở về từ cõi chết

    Có một tử tù bị tuyên án sau đó lại được tha tội chết. Anh này được mẹ vợ nhờ đi đòi nợ rồi sau đó gây ra vụ án giết người. Khi bị tuyên án tử hình, anh ta trở thành một người bất cần. Kể cả khi gặp vợ con, gia đình nhà vợ anh ta đều tỏ thái độ khó chịu, giận dỗi vì cho rằng nguyên nhân do gia đình nhà vợ nên anh ta mới phải chịu như vậy.

    Trong buồng giam tử hình, anh ta đập phá nhiều lần, gào thét và bảo mình điên, anh em quản giáo gần như không trị được. Một lần, quản giáo gọi tôi xuống buồng anh ta. Tôi hỏi, tại sao anh lại đập phá gây khó khăn. Mọi người xung quanh đều mang án tử hình như anh cả, nhưng có ai làm gì giống anh đâu. Anh trả lời với giọng rất cùn là, tôi thích thế đấy.

    Trong khi nói chuyện, tôi quan sát thấy trong phòng anh ta có treo một số con hạc giấy. Tôi bảo anh còn biết gấp con hạc giấy này tức là anh còn muốn hy vọng sống. Cứ bình tĩnh lại, đừng tự hủy hoại mình, đừng làm khó cho chúng tôi. Sau khi tôi nói câu đấy rồi anh ấy không đập phá nữa và xin thuốc đau đầu để uống.

    Có một điều lạ là một tuần sau thì có quyết định của ************* tha tội chết cho anh ta xuống chung thân. Đêm hôm ấy khu tử hình có 2 người “đi”, anh ta cũng thức trắng cả đêm để “đợi”. Khoảng 9 giờ sáng, sau khi thu xếp cho 2 phạm nhân mới dọn đồ đến và gọi anh ấy ra.

    Trước khi vào gặp, tôi có nói với bác sĩ của trại giam là cẩn thận tay này, đọc quyết định xong là khả năng nó điên thật. Lúc mở cửa buồng, đưa ra ngoài, anh ấy hỏi, có việc gì mà Ban lại gọi cháu vào giờ này, cháu đang ngủ. Đến khi đọc quyết định tha tội chết của *************, đúng như tôi dự đoán, anh ta gần như phát điên. Tôi nói bác sĩ phải giữ chặt và vỗ vai xoa nhẹ, động viên.

    Sau rồi anh ấy khóc nức nở, nằm vật ra, đến chừng 20 phút không nói được câu gì. Rồi anh ta từ từ ngồi dậy như người vừa tỉnh cơn mê, đờ đẫn bảo, thế là xong rồi Ban ạ. Sau đó tôi ký quyết định chuyển buồng cho anh ta từ tử hình xuống buồng giam để thi hành án. Đấy là câu chuyện của một người từ cõi chết trở về, nó ấn tượng với tôi hơn bất kỳ khỏanh khắc nào khác.

    Theo Duy Minh (ghi)
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hành trình "Sưởi ấm mùa đông 2012" tới Phì Nhừ
    http://nguonsang.com/hanh-trinh-suoi-am-mua-dong-2012-toi-phi-nhu-6678.htm
    Địa danh Phì Nhừ - Điện Biên Đông của vùng núi Tây Bắc gợi cho tôi nhớ đến lịch sử hào hùng, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên nhiên hoang sơ…. Tây Bắc trong tôi trước chuyến đi còn là nơi vang tiếng hát những con tàu mà qua thơ Chế Lan Viên phần nào giúp tôi tưởng tượng ra khung cảnh nơi đây. Tuy nhiên, thực tế là những bất ngờ mà ít ai trong cuộc hành trình tặng quà “Sưởi ấm mùa đông 2012” tại Phì Nhừ, Điện Biên Đông của Quỹ Nguồn Sáng có thể tưởng tượng ra.

    CẢM XÚC PHÌ NHỪ


    Hàng hóa đã được anh Phạm Đức Kiên chở giúp từ Hà Nội lên TP ĐIện Biên Phủ


    Các thành viên của nhóm Nguồn Sáng chất hàng lên xe
    7h sáng ngày 18/11/2012, đoàn chúng tôi lên tới Điện Biên, không khí trong lành của vùng núi khiến cho tầm mắt tôi được mở rộng hơn, ôm trọn lấy lòng chảo Điện Biên cùng những rặng núi bao quanh.

    Mặc dù đã được chuẩn bị chu đáo từ Hà Nội bởi những con người rất có kinh nghiệm trong nhóm Nguồn Sáng, nhưng không vì thế mà thiên nhiên nơi đây không thử thách cho đoàn. Liên lạc với các thầy cô trong trường chúng tôi được biết cơn mưa từ ngày 16-17/11 tại Phì Nhừ đã làm cho quãng đường từ thị trấn Suối Lư- Phì Nhừ dài khoảng 7km vốn là đường đất trở thành quãng đường đầy thách thức đối với anh em chúng tôi.


    Một đoạn đường lầy lội
    Phương án thuê loại xe 1 cầu để đi vào Phì Nhừ phải loại bỏ, thay vào đó chúng tôi phải liên lạc khắp thành phố Điện Biên để tìm xe khác nhưng không có kết quả vì các lái xe lo ngại đi vào Phì Nhừ, đường sình lầy rất dễ bị mắc kẹt giữa đường. Lúc này chúng tôi thực sự lo lắng không biết làm cách nào để người và hàng có thể tới Phì Nhừ. Tuy nhiên, thật may mắn, đoàn đã được chị Trúc Anh, chủ một doanh nghiệp ở TP Điện Biên hỗ trợ cho chiếc xe tải trọng 3,5 tấn đủ chở hàng và một xe 7 chỗ để chở người tới Phì Nhừ. Giờ nghĩ lại chúng tôi vẫn thấy thật may mắn, nếu như không có sự hỗ trợ này, không biết chúng tôi sẽ phải xoay sở như thế nào!

    Xã Phì Nhừ cách thành phố Điện Biên khoảng 60km, hành trình phần lớn là đồi núi, đặc biệt đoạn đường từ thị trấn Suối Lư đến Phì Nhừ là đoạn gian nan nhất vì đường đất chạy vắt qua các triền núi gặp trời mưa đường sình lầy, trơn trượt, chỉ xe máy hoặc đi bộ mới vượt qua được. Chúng tôi ngồi trong xe đôi lúc đã phải chuẩn bị tư thế mở cửa lao ra khỏi xe nếu nó nghiêng quá. Xe vận chuyển hàng của chúng tôi đã bị con đường khuất phục, nó không thể tiến thêm được nữa và đành nằm im chờ giải cứu. May mắn cho đoàn là địa phương có chiếc U-oat “hạng nặng” được điều động tham gia chở dần hàng vào điểm trường trung tâm Phì Nhừ. Các thầy cô giáo cũng ra tham gia chuyển đồ, có người bị ngã lấm lem hết. Vì học trò mà các thầy cô thật vất vả!


    Xe tải to không thể chở hàng vào tiếp, chúng tôi phải nhờ chiếc xe U oát con chở dần từng chuyến vào Phì Nhừ khi mặt trời đã lặn
    Đêm vùng cao là đêm đẹp nhất của chuyến hành trình, trời quang, sao giăng kín trời Phì Nhừ. Như rất gần, chúng tôi cảm thấy có thể chạm được vào từng ngôi sao, không khí trong lành lấp đầy ***g ngực chúng tôi... Dạo quanh xã chúng tôi gặp những đôi mắt ánh lên nụ cười làm cho cái rét vùng cao bị đẩy lùi, cơ thể chúng tôi ấm dần lên trong cái lạnh của vùng Tây Bắc.

    Tới trường vào buổi tối, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy các em HS tập trung ngồi học thêm trong lớp rất tự giác, có một em được cử ra để điều hành lớp rất nghiêm túc.


    Bạn Trung tham dự lớp học buổi tối của các em nhỏ Phì Nhừ
    Trong đoàn chỉ có chị Kim Anh đã từng là cô giáo, nhưng khi đó chúng tôi cũng ngỡ mình được làm nghề cao quý này khi thấy các em đều coi chúng tôi là thầy, là cô với những tiếng chào: “con chào thầy ạ!”, “em chào thầy ạ!”. Những câu nói của các em khiến cho mọi gian nan trong cuộc hành trình của chúng tôi tan biến hết.

    20h tối công việc cũng đã hoàn tất, lúc này đoàn cùng các thầy cô giáo mới được ăn cơm tối. Bữa cơm thân mật đã nguội lạnh hết nhưng ai cũng cảm thấy vui vẻ phấn khởi vì tình người ấm áp. Đêm Phì Nhừ bên nồi lạc luộc chúng tôi được nghe những câu chuyện về hành trình gieo chữ gian nan của các thầy cô giáo nơi vùng cao khắc nghiệt này.

    Tuy khó khăn, nhưng các thầy cô vẫn lo cho HS một cách tốt nhất trong khả năng cho phép. Điều này thể hiện trong nếp sống khá quy củ của học sinh, trong bữa ăn có rau, đậu và chút thịt, tuy chưa thật đa dạng nhưng cũng đã tận dụng tối đa số tiền trợ cấp mà các em được hưởng mỗi tháng (320.000đ).


    Nhờ sự chăm lo của các thầy cô, bữa cơm của các em đã có rau, đậu và chút thịt
    Chúng tôi lên Phì Nhừ tặng quà vào đúng dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam nên được chứng kiến những tiết mục ca nhạc mà các em dâng tặng thầy cô của mình. Cả 3 trường THCS, tiểu học và mầm non Phì Nhừ đều tổ chức ngày nhà giáo tại một điểm nên khá đông vui.

    Nhìn các em HS ngây thơ, trong sáng và còn rất nhiều thiếu thốn, chúng tôi chỉ ước rằng giá có thể mang thêm được nhiều quà nữa cho các em.


    Anh Hùng trưởng đoàn chuyển món quà của trường tiểu học Trưng Trắc (Hà Nội) tới các em



    Những HS có hoàn cảnh khó khăn ở Phì Nhừ được nhận những thùng mì của trường tiểu học Trưng Trắc (Hà Nội) gửi tặng





    Tặng mũ len cho các bé mầm non


    Những tấm tranh ảnh tặng cho lớp học mẫu giáo
    Tạm biệt Phì Nhừ, tạm biệt mảnh đất còn nhiều gian khó nhưng lòng người lại kiên cường, chất phác, chúng tôi thu xếp trở về TP Điện Biên Phủ cho kịp trước khi trời tối. Cuộc hành trình chưa hết gay cấn, trên đường về, chúng tôi gặp một tai nạn mà nạn nhân đang cần gấp xe chở tới bệnh viện, có lẽ cũng do đường trơn trượt nên tai nạn đã xảy ra. Đoàn chúng tôi đã nhường xe để nạn nhân được cứu chữa kịp thời và đi nhờ xe khác. Thật may mắn, chúng tôi đã về được TP Điện Biên để đi kịp chuyến xe buổi tối về Hà Nội.


    Tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
    Những gì chúng tôi mang tới các em nhỏ Phì Nhừ là sự chia sẻ của những tấm lòng mong muốn động viên các thầy cô giáo, các em HS cũng như các bậc phụ huynh hãy cố gắng vượt qua khó khăn để các em nhỏ được học tập tốt, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.


    Cười tươi trong cái lạnh co ro người


    Nơi ở của HS nội trú




    Những bậc phụ huynh cũng có mặt
    Chúng tôi xin cảm ơn những nhà hảo tâm, các ******** nguyện viên bằng vật chất cũng như tinh thần, sức lực, đã ủng hộ, giúp đỡ đầy nhiệt tình, tâm huyết để chương trình thành công tốt đẹp. Còn rất nhiều nơi trên đất nước chúng ta đang cần được hỗ trợ, động viên, khích lệ và hy vọng rằng quý vị sẽ tiếp tục tham gia cùng chúng tôi.

    Chương trình tiếp theo: "Sưởi ấm mùa đông" tại Chung Chải

    Quà tặng cho trường: THCS, tiểu học và mầm non Phì Nhừ:

    565 Mũ len

    565 đôi tất

    37 đôi dép

    40 kg Muối vừng

    22 ba lô (trường Vietkid, HN tặng)

    22 thùng mì tôm (trường tiểu học Trưng Trắc, HN tặng 20 thùng)

    2 thùng gia vị (trường tiểu học Trưng Trắc, HN tặng)

    28 gói mì chính (trường tiểu học Trưng Trắc, HN tặng)

    200 màn đơn

    10 màn đôi (trường tiểu học Trưng Trắc, HN tặng)

    250 Chăn bông

    650 Găng tay

    90 túi mì tôm cân

    3 bộ ấm chén

    35 kg Cá khô

    50 quả bóng + tranh ảnh mẫu giáo

    Bạt che mưa

    Thuốc cảm, berberin..

    20 tải quần áo cũ + đồ chơi

    Chi tiết thu chi xin xem tại ĐÂY

    Xem thêm một số hình ảnh của chuyến đi:







    Lớp học tự quản



    Các bạn HS được cử lên quản lớp





    Bạn Quang phát kẹo cho "thầy cô giáo nhí"



    Các em nhỏ ùa ra khuân quà tặng



    Xếp hàng ăn cơm




    Xếp hàng ăn mì vào buổi sáng



    Đội mũ mới nào!


















    Bậc phụ huynh tranh thủ thêu thùa khi chờ con




    Bá Thiện
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Học ******** nguyện viên

    ******** nguyện viên, giúp đỡ cộng đồng vốn là những việc tự nguyện từ ý thức cống hiến của bản thân mỗi người. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi có khi nào ******** nguyện cũng phải... học chưa? Cùng TGGĐ khám phá một góc nhìn khác về công việc tình nguyện cùng bạn Trần Thu Thắm (22 tuổi, hiện đang là tình nguyện viên của Trung tâm khuyết tật và phát triển - DRD)


    Tôi biết đến lớp học Be Change Agents do một trung tâm chuyên về hoạt động tình nguyện tổ chức từ sự giới thiệu của một “đàn chị” trong giới tình nguyện viên. Ngay ngày đầu, tôi đã ấn tượng với chia sẻ của một bạn trẻ trong lớp: “Em chơi nhiều quá rồi nên giờ muốn học để làm một việc gì đó có ích hơn”.
    Hai năm trước, tôi bắt đầu hành trình này với băn khoăn: “Làm việc có ích” là làm gì? Tôi muốn ******** nguyện nghiêm túc và lâu dài thì phải thế nào?

    Biết cái mình đang có
    Trong mỗi buổi học Be Change Agents, chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định: kiềm chế cái tôi. Khi một thành viên trong lớp đang phát biểu, những người còn lại phải đợi người đó nói hết ý kiến của mình mới được phép góp ý, nhận xét... Chính những lưu ý nhỏ này đôi khi khiến tôi giật mình: tôi có khả năng lắng nghe người khác với 100% sự chú ý để hiểu hết nguyện vọng của họ, để giúp đỡ hữu ích nhất chưa?

    Tuy nhiên, đó chỉ là một kỹ năng mềm ngoài lề. Nội dung chính của khóa học tình nguyện thường xoay quanh các chủ đề: quản lý, minh bạch dự án, các đối tượng dễ tổn thương... giúp tôi có cái nhìn tổng quan về đời sống xã hội, một ít kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị. Bên cạnh đó, tình nguyện viên cũng cần một số kỹ năng như: thương thảo, trình bày dự án, thuyết phục nhà tài trợ...

    Sau một khóa học tình nguyện và vài buổi tập huấn nhỏ lẻ, tôi tự nhủ có lẽ mình đã ******** nguyện được. Nhưng đến khi vào cuộc, tôi thực sự… phát hoảng. Các chương trình hoạt động xã hội nở ra ngày càng nhiều: từ quyên góp sách vở, tiền bạc, tổ chức sinh hoạt cho trẻ em đến các dự án môi trường… Không biết bắt đầu từ đâu, tôi dựa trên kiến thức từ khóa học để thiết kế lại con đường ******** nguyện.

    1.Tôi xác định lại thế mạnh chuyên môn của mình trong một lĩnh vực (môi trường, kinh tế, y tế, giáo dục…) và đối tượng tôi muốn hỗ trợ trong các nhóm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người đồng tính… Lý tưởng nhất cho người ******** nguyện là tìm được dự án bao quát cả thế mạnh lẫn đối tượng và lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu không, tôi nghĩ bạn nên ưu tiên trước hết cho thế mạnh chuyên môn của mình.

    2. Tìm hiểu kỹ về tổ chức, đơn vị thực hiện dự án. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tổ chức, dự án “ma” lợi dụng nhiệt huyết của tình nguyện viên vào mục đích không tốt. Hơn nữa, khi làm việc với đơn vị uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội, bạn sẽ học hỏi được cách thức làm việc chuyên nghiệp.

    3. Xem xét về tính khả thi và bền vững của dự án. Một dự án tình nguyện cần hiểu rõ cộng đồng hoặc nhóm đối tượng của hoạt động. Chương trình của dự án sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thực tế của cộng đồng đó.

    4. Xem xét thời gian thực hiện dự án để cam kết tham gia đến cùng. Tránh việc ngưng dự án giữa chừng để không ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng không gây ra sự xáo trộn về nhân sự của dự án.

    … để cho đi thứ người khác cần

    Sau thời gian tập huấn chuyên môn, lớp học chúng tôi có 4 ngày thực địa ở Đồng Tháp. Những kiến thức đã học sẽ được mang đi áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương này. Chúng tôi chia nhau ở tại nhà dân để khảo sát về đời sống kinh tế, xã hội. Một nhóm khác hỗ trợ sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện chương trình mùa hè xanh. Với những trải nghiệm này, chúng tôi sẽ đưa ra ý tưởng giúp đỡ địa phương.



    Một nhân viên tình nguyện trong khóa học đã hỏi một câu khiến tôi suy nghĩ rất nhiều: “Bạn từng nghĩ đến việc đóng góp băng vệ sinh, chăn mền hay viên lọc nước cho người dân vùng thiên tai chưa? Hay cứ mỗi khi làm từ thiện là bạn lại mang quần áo, mì gói và tiền đi quyên góp?”. Phải chăng làm từ thiện chỉ cần tấm lòng thương cảm là đủ? Hay trước khi giúp người khác, phải hiểu rõ họ cần gì chứ không thể cho đi những thứ chúng-ta-nghĩ họ cần?

    Trước sự phát triển ồ ạt của hàng loạt chương trình giúp đỡ cộng đồng, tôi nghĩ ******** nguyện cũng cần phải học, để tình nguyện đúng và ý nghĩa như tên gọi của nó.


    Các loại hình tình nguyện hiện nay

    - Tình nguyện từ thiện: Tình nguyện viên tự ủng hộ, quyên góp tiền bạc, vật dụng sinh hoạt, sách báo cũ… trao cho các đối tượng khó khăn.

    - Tình nguyện viên dự án/chương trình: Tình nguyện viên sẽ tham gia các chương trình/dự án xã hội ngắn hạn như lao động công ích, dạy học, tham gia chương trình nghệ thuật gây quỹ, đạp xe, đi bộ kêu gọi nâng cao nhận thức về vấn đề nào đó…

    - Tình nguyện viên chuyên môn: Là hình thức tình nguyện mới phổ biến tại Việt Nam. Các Tình nguyện viên chuyên môn đa phần là những người đã đi làm, am hiểu một lĩnh vực nhất định, dùng khả năng của mình để tập huấn: nâng cao năng lực, quản lý tài chính, truyền thông…

    -Tình nguyện viên trực tuyến: Tình nguyện viên đăng ký trên website tình nguyện trực tuyến để kết nối với tổ chức và tham gia vào hoạt động từ xa.

    Các khóa học về kỹ năng tình nguyện

    + Khóa học Be Change Agents: Khóa học nằm trong dự án “Thúc đẩy vai trò Tác nhân thay đổi của thanh niên Việt Nam để Hiểu và Hành động vì sự phát triển bền vững và quản trị tốt”. Dự án này do Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung hỗ trợ và Tổ chức Live&Learn điều phối. Khóa học kéo dài 10 ngày với 6 ngày học kiến thức trên lớp và 4 ngày đi thực địa.

    Khóa học miễn phí, tổ chức tuyển học viên vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm tại cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Liên hệ thông tin chi tiết tại Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn, Số 30, Ngõ 32/26, Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: (04) 37 185 930, website: www.thehebenvung.vn

    + Chương trình tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật: Chương trình hướng dẫn các kỹ năng đẩy xe lăn, hỗ trợ các dạng tật... do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức miễn phí dành cho mọi đối tượng. Các bạn trẻ quan tâm có thể liên hệ trực tiếp tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD): số 91/6N Hòa Hưng, Phường 12, Q. 10, TP. HCM. ĐT: (08) 3 86 82 770. E-mail: info@drdvietnam.com

    Lâm Nghi(thegioigiadinh)
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Học ******** nguyện viên

    ******** nguyện viên, giúp đỡ cộng đồng vốn là những việc tự nguyện từ ý thức cống hiến của bản thân mỗi người. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi có khi nào ******** nguyện cũng phải... học chưa? Cùng TGGĐ khám phá một góc nhìn khác về công việc tình nguyện cùng bạn Trần Thu Thắm (22 tuổi, hiện đang là tình nguyện viên của Trung tâm khuyết tật và phát triển - DRD)


    Tôi biết đến lớp học Be Change Agents do một trung tâm chuyên về hoạt động tình nguyện tổ chức từ sự giới thiệu của một “đàn chị” trong giới tình nguyện viên. Ngay ngày đầu, tôi đã ấn tượng với chia sẻ của một bạn trẻ trong lớp: “Em chơi nhiều quá rồi nên giờ muốn học để làm một việc gì đó có ích hơn”.
    Hai năm trước, tôi bắt đầu hành trình này với băn khoăn: “Làm việc có ích” là làm gì? Tôi muốn ******** nguyện nghiêm túc và lâu dài thì phải thế nào?

    Biết cái mình đang có
    Trong mỗi buổi học Be Change Agents, chúng tôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định: kiềm chế cái tôi. Khi một thành viên trong lớp đang phát biểu, những người còn lại phải đợi người đó nói hết ý kiến của mình mới được phép góp ý, nhận xét... Chính những lưu ý nhỏ này đôi khi khiến tôi giật mình: tôi có khả năng lắng nghe người khác với 100% sự chú ý để hiểu hết nguyện vọng của họ, để giúp đỡ hữu ích nhất chưa?

    Tuy nhiên, đó chỉ là một kỹ năng mềm ngoài lề. Nội dung chính của khóa học tình nguyện thường xoay quanh các chủ đề: quản lý, minh bạch dự án, các đối tượng dễ tổn thương... giúp tôi có cái nhìn tổng quan về đời sống xã hội, một ít kiến thức cơ bản về kinh tế, quản trị. Bên cạnh đó, tình nguyện viên cũng cần một số kỹ năng như: thương thảo, trình bày dự án, thuyết phục nhà tài trợ...

    Sau một khóa học tình nguyện và vài buổi tập huấn nhỏ lẻ, tôi tự nhủ có lẽ mình đã ******** nguyện được. Nhưng đến khi vào cuộc, tôi thực sự… phát hoảng. Các chương trình hoạt động xã hội nở ra ngày càng nhiều: từ quyên góp sách vở, tiền bạc, tổ chức sinh hoạt cho trẻ em đến các dự án môi trường… Không biết bắt đầu từ đâu, tôi dựa trên kiến thức từ khóa học để thiết kế lại con đường ******** nguyện.

    1.Tôi xác định lại thế mạnh chuyên môn của mình trong một lĩnh vực (môi trường, kinh tế, y tế, giáo dục…) và đối tượng tôi muốn hỗ trợ trong các nhóm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người đồng tính… Lý tưởng nhất cho người ******** nguyện là tìm được dự án bao quát cả thế mạnh lẫn đối tượng và lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu không, tôi nghĩ bạn nên ưu tiên trước hết cho thế mạnh chuyên môn của mình.

    2. Tìm hiểu kỹ về tổ chức, đơn vị thực hiện dự án. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tổ chức, dự án “ma” lợi dụng nhiệt huyết của tình nguyện viên vào mục đích không tốt. Hơn nữa, khi làm việc với đơn vị uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội, bạn sẽ học hỏi được cách thức làm việc chuyên nghiệp.

    3. Xem xét về tính khả thi và bền vững của dự án. Một dự án tình nguyện cần hiểu rõ cộng đồng hoặc nhóm đối tượng của hoạt động. Chương trình của dự án sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thực tế của cộng đồng đó.

    4. Xem xét thời gian thực hiện dự án để cam kết tham gia đến cùng. Tránh việc ngưng dự án giữa chừng để không ảnh hưởng đến công việc của bạn cũng không gây ra sự xáo trộn về nhân sự của dự án.

    … để cho đi thứ người khác cần

    Sau thời gian tập huấn chuyên môn, lớp học chúng tôi có 4 ngày thực địa ở Đồng Tháp. Những kiến thức đã học sẽ được mang đi áp dụng vào điều kiện thực tế tại địa phương này. Chúng tôi chia nhau ở tại nhà dân để khảo sát về đời sống kinh tế, xã hội. Một nhóm khác hỗ trợ sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp thực hiện chương trình mùa hè xanh. Với những trải nghiệm này, chúng tôi sẽ đưa ra ý tưởng giúp đỡ địa phương.



    Một nhân viên tình nguyện trong khóa học đã hỏi một câu khiến tôi suy nghĩ rất nhiều: “Bạn từng nghĩ đến việc đóng góp băng vệ sinh, chăn mền hay viên lọc nước cho người dân vùng thiên tai chưa? Hay cứ mỗi khi làm từ thiện là bạn lại mang quần áo, mì gói và tiền đi quyên góp?”. Phải chăng làm từ thiện chỉ cần tấm lòng thương cảm là đủ? Hay trước khi giúp người khác, phải hiểu rõ họ cần gì chứ không thể cho đi những thứ chúng-ta-nghĩ họ cần?

    Trước sự phát triển ồ ạt của hàng loạt chương trình giúp đỡ cộng đồng, tôi nghĩ ******** nguyện cũng cần phải học, để tình nguyện đúng và ý nghĩa như tên gọi của nó.


    Các loại hình tình nguyện hiện nay

    - Tình nguyện từ thiện: Tình nguyện viên tự ủng hộ, quyên góp tiền bạc, vật dụng sinh hoạt, sách báo cũ… trao cho các đối tượng khó khăn.

    - Tình nguyện viên dự án/chương trình: Tình nguyện viên sẽ tham gia các chương trình/dự án xã hội ngắn hạn như lao động công ích, dạy học, tham gia chương trình nghệ thuật gây quỹ, đạp xe, đi bộ kêu gọi nâng cao nhận thức về vấn đề nào đó…

    - Tình nguyện viên chuyên môn: Là hình thức tình nguyện mới phổ biến tại Việt Nam. Các Tình nguyện viên chuyên môn đa phần là những người đã đi làm, am hiểu một lĩnh vực nhất định, dùng khả năng của mình để tập huấn: nâng cao năng lực, quản lý tài chính, truyền thông…

    -Tình nguyện viên trực tuyến: Tình nguyện viên đăng ký trên website tình nguyện trực tuyến để kết nối với tổ chức và tham gia vào hoạt động từ xa.

    Các khóa học về kỹ năng tình nguyện

    + Khóa học Be Change Agents: Khóa học nằm trong dự án “Thúc đẩy vai trò Tác nhân thay đổi của thanh niên Việt Nam để Hiểu và Hành động vì sự phát triển bền vững và quản trị tốt”. Dự án này do Quỹ Rosa Luxemburg Stiftung hỗ trợ và Tổ chức Live&Learn điều phối. Khóa học kéo dài 10 ngày với 6 ngày học kiến thức trên lớp và 4 ngày đi thực địa.

    Khóa học miễn phí, tổ chức tuyển học viên vào khoảng tháng 7, 8 hàng năm tại cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam. Liên hệ thông tin chi tiết tại Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn, Số 30, Ngõ 32/26, Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội. ĐT: (04) 37 185 930, website: www.thehebenvung.vn

    + Chương trình tập huấn kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật: Chương trình hướng dẫn các kỹ năng đẩy xe lăn, hỗ trợ các dạng tật... do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức miễn phí dành cho mọi đối tượng. Các bạn trẻ quan tâm có thể liên hệ trực tiếp tại Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD): số 91/6N Hòa Hưng, Phường 12, Q. 10, TP. HCM. ĐT: (08) 3 86 82 770. E-mail: info@drdvietnam.com

    Lâm Nghi(thegioigiadinh)
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Học sinh lớp 8 góp một tấn gạo giúp bệnh nhân ung thư
    Em Phan Thiên Phúc, 13 tuổi, ngụ quận 7, TP HCM, vừa gom hết tiền tiết kiệm được 18 triệu đồng, gửi đến Bệnh viện ung thư Đà Nẵng nhờ mua một tấn gạo cùng dụng cụ cho bếp ăn từ thiện, giúp bệnh nhân ung thư.

    Mẹ của Thiên Phúc cho biết đây không phải là lần đầu tiên em ủng hộ bệnh viện này. Năm 2009, khi biết Đà Nẵng khởi công xây dựng bệnh viện ung thư điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo tại miền Trung, Phúc xin ý kiến mẹ và đóng góp một triệu đồng. Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lúc ấy đã gửi bằng khen Tấm lòng vàng tới Phúc.

    Còn lần này, nghe tin Bệnh viện sẽ hoạt động vào tháng 11, Thiên Phúc quyết định ủng hộ hết số tiền em tiết kiệm từ năm học lớp 2 đến giờ. "Đây là số tiền lì xì, ăn sáng cháu tiết kiệm được. Nhiều hôm mẹ cho tiền ăn sáng nhưng nghĩ đến những bệnh nhân ung thư nên cháu đã dành bỏ vào tiết kiệm", Phúc tâm sự.


    Bệnh viên Ung thư Đà Nẵng sẽ là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam điều trị bệnh ung thư miễn phí cho bệnh nhân nghèo từ nguồn xã hội hóa.

    Thiên Phúc hiện là học sinh lớp 8 trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TP HCM). Em cho biết, việc ủng hộ trên là một cách tưởng nhớ bà ngoại đã qua đời vì căn bệnh ung thư, khi em một tuổi. Bà ngoại là một bác sĩ, vì không tầm soát bệnh ung thư sớm nên khi phát hiện bệnh đã không còn khả năng chữa trị. Thiên Phúc đã khóc mỗi khi nhớ về bà và những câu chuyện kể của mẹ về bà những ngày cuối đời bị căn bệnh ung thư hành hạ.

    Em thường cùng gia đình đi thăm, tặng quà cho trẻ em nhỏ mồ côi, những bệnh nhân trong bệnh viện. Sau những lần đó, ý thức về căn bệnh ung thư luôn hiện về trong tâm trí Phúc. Cậu bé 13 tuổi cũng ý thức được rằng đã có những tương lai mất đi, những gia đình bị tan vỡ chỉ vì căn bệnh ung thư. "Cháu rất mong sẽ được nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của họ tại Bệnh viện ung thư Đà Nẵng và được chia sẻ nỗi đau với họ", Phúc nói.

    Nguyễn Đông(Vnexpress)

Chia sẻ trang này