1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Người Hoa ở miền Nam Việt Nam

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi vaputin, 03/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

    Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc là người bỏ nhiều công sức cho việc nghiên cứu mối quan hệ của các thứ tiếng Đông Nam Á

    TÀU KÊ: Đại gia, đúng thật là TOA KẾ, do Phúc Kiến đưa vào để chỉ người nhân vật quan trọng. Bị ta dùng để chỉ TÚ BÀ. Điều nầy rất hay là Nam Dương và Nhựt Bổn đều có mượn chữ GIA và đều đọc là Kê, vì cả bốn: Nam Kỳ, Phúc Kiến, Nam Dương, Nhựt Bổn đều là Lạc tuốt hết chớ Âu tức Thái, tức Quảng Đông, đọc là KÁ.


    TÀO CÁO: Nhân viên quan thuế đi bắt rượu lậu. Người Triều Châu làm nông nghiệp và nấu rượu lậu rất nhiều. Họ gọi nhân viên đó là ĐẠI CẨU tức CHÓ LỚN mà họ đọc là TOA CÁO, bị ta biến thành TÀO CÁO.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

    Có người cho rằng chữ Tàu là do đọc chệch từ chữ Triều (Châu) giống như chữ Tiều:


    Xét phụ âm đầu (Thanh mẫu):
    - Quan hệ biến đổi giữa TR và Đ có thể thấy qua các cặp từ đũa/trứ , trò/đồ, đồng/tròng ... và rất nhiều ví dụ bác Thông đã dẫn trên forum này.
    - Về quan hệ Đ/T thì tiếng Việt cổ vốn đọc Đ là T (đũa tiếng Mường đọc là tũa, chính là âm cổ).
    - Phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Triều theo Vương Lực là: tiô , tức phụ âm đầu cũng là T-


    Bây giờ xét phần vần (vận mẫu) IÊU/AO/ÂU/AU:
    - Tiếng Việt có thể đọc Triều là Trào, Hiếu là Háo (hiếu sắc=háo sắc) .v.v. Triều còn có âm Nôm là Chầu (chầu vua=vào triều)
    - Phối hợp đọc với phụ âm T như thời thượng cổ thì Trào sẽ là Tào
    - Mà tiếng Hán Tào 槽 (cái máng) thì tiếng Việt lại đọc ra Tàu, Tầu

    Tóm lại so sánh quan hệ ngữ âm thì hoàn toàn có khả năng thời xưa người Việt đọc Triều là Tàu, Tầu
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Ý kiến gọi người Hoa Hán là Tàu vì từ Tàu Hũ
    cũng có lý. Tàu ở đây có nghĩa là Đậu, Đỗ.
    Tàu Hũ là thức ăn làm từ Đỗ Tương, hay Đậu Nành.
    *
    Theo ý này, có người gọi người Hoa Hán là Tàu Phù,
    thì có nghĩa là Đậu Phụ. Còn Tàu Phá là Đậu Hoa.
    Đó là những món người Tàu thường bán, mà người
    Việt thì ít bán.
    *
    Gọi là có lý, thì có nghĩa có lý 100% với người
    này, nhưng chỉ có lý 10% với người khác thôi. Dù
    sao, không phải là không có lý chút nào.
    *
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Người Hoa là bậc thầy về chế biến các món ăn tử đậu nành hay đỗ tương. Khi sang Việt Nam, họ không quên mang theo các nghề truyền thống liên quan tới đỗ tương này.


    Theo wiki
    Tào phớ


    Tào phớ (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ, đậu hủ nước đường, đậu hoa, đậu pha) được làm từ đậu tương. Tào phớ có màu trắng ngà, vị bùi. Miếng tào phớ mịn tan như thạch rau câu (không đóng thành khối chắc như thạch) là một trong những đồ ăn vặt ưa thích tại nhiều nước Châu Á. Tại Trung Quốc, có nơi còn ăn cơm chan tào phớ.

    [​IMG] [​IMG]
    Một bát tào phớ ở Hồng Kông.
  5. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

    Hà Nội


    [​IMG] [​IMG]
    Một bát tào phớ hương vị Hà Nội


    Tào phớ ở Hà Nội thường được bán rong; hình ảnh người bán hàng gánh một đầu là thùng tào phớ, đầu kia là một chạn nhỏ rong ruổi khắp các con đường, miệng rao " Ai...phớơơ đây" trở nên quen thuộc tại thành phố này. Tuy nhiên thời gian gần đây gánh hàng thường được thay thế bằng chiếc xe đạp cũng với "thiết kế" riêng để chở được hết đồ dùng.
    Tào phớ thường được bắt gặp vào mùa hè, do đây là một đồ ăn "mát, giải nhiệt". Một đầu quang gánh treo một chiếc chạn nhỏ đủ đựng dăm bảy chiếc bát, với một bình nước đường và một xô nhỏ nước tráng. Đầu kia là thùng đựng tào phớ. Thùng đựng tào phớ thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Tào phớ đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát tào phớ vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ trai to, sáng và óng ánh lớp xà cừ, nước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài tươi (thả trực tiếp vào bình đựng). Nước đường ấy chan ngập bát tào phớ. Người ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ tào phớ ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùng gỗ, đồ hớt tào phớ cũng được thay thế bằng kim loại, tuy nhiên tào phớ vẫn được ưa thích. Người bán tào phớ rong có thể thường là nam giới với tiếng rao khoẻ và vang vọng.
    Huế, Đà Nẵng

    [​IMG] [​IMG]
    Người bán rong đang múc tào phớ ra bát ăn


    Tào phớ ở Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi ở miền Trung cũng được bán rong nhiều, tại các nơi này nó được gọi là đậu hủ. Vị đậu hủ có khác với tào phớ ở Hà Nội. Đậu hủ Huế nấu có cho thêm chút gừng giã dập hoặc xắt lát, thơm và cay, miếng đậu hủ "lỏng" hơn, thường không định hình. Ngày xưa người bán hàng thường gánh hàng đựng trong chum, vại bằng đất nung màu nâu khoảng chừng 20 lít. Khi có khách hàng cần phục vụ, họ dùng cái "muỗng" dẹt gần như phẳng để hớt đậu hủ, thành từng lát mỏng, ra bát. Đậu hủ Huế có thể ăn rắc đường lên trên hoặc không cần đường.
    Sài Gòn

    Người trong miền Nam, nhất là Sài Gòn, thường gọi món này là tàu hủ. So với tào phớ ở miền Bắc và đậu hủ miền Trung, tàu hủ đặc hơn, có thể có nước cốt dừa, thường được ăn nóng với nước đường, thêm chút gừng và nhiều nơi còn thêm những viên bột lọc nhỏ. Tàu hủ thường được bán trên các đòn gánh hàng rong hoặc xe đẩy với tiếng rao ơi ới: Tàu hủ đâyy. Người bán thường là phụ nữ với lộ trình đi qua nhiều ngõ hẻm. Đôi khi tàu hủ được bán chung với chuối nước dừa, chè... Người bán thường có sẵn đòn và chén để múc cho người mua ăn tại chỗ, dụng cụ múc tàu hủ cũng dẹt như ở miền Trung. Tàu hủ có thể bán theo chén hay đóng gói để gặm mút như chè, tuy nhiên cách thịnh hành nhất vẫn là ăn bằng chén.
    Ngoài ra ở Sài Gòn còn cách chế biến khác đó là tàu hủ dầm với nước đá, nước dừa... gọi là tàu hủ đá. Tàu hủ đá thường được bán ở các quán chè. Món này ăn mát, mùi dịu đặc trưng, được giới học sinh rất ưa thích.
    Ở Sài Gòn, tàu hủ bán được quanh năm suốt tháng, trở thành một trong những món ăn chơi dân dã phổ biến nhất mà giá tiền lại thấp.
  6. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu


    Đậu phụ

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    [​IMG] [​IMG]
    Đậu phụ rán ăn với mắm tômbún


    Đậu phụ (tiếng Trung: 荳腐 - đậu hũ) là một món ăn dân dã của người dân một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đậu phụ có nguồn gốc từ Trung Quốc.[1] Món này có nhiều cách gọi: đậu khuôn ở miền Trung và đậu hũ ở miền Nam. Đậu phụ là món ăn có thể giúp phòng chống xơ vữa động mạch, cũng thường được làm món ăn chay cho những người theo đạo Phật.
    Nguyên liệu làm đậu phụ là hạt đậu nành, được xay lên rồi ngâm vào nước. Tinh bột chảy vào nước thành hình dáng theo người làm tự tạo, bả được lọc ra ngoài. Các hình dáng thường thấy là hình vuông, tròn hay chữ nhật dài.
    Khi sản phẩm hoàn thành thì có thể sao chế thêm, như cắt thành hình chữ nhật rán với dầu. Thành một màu vàng bọc ngoài thêm gia vị thếm, là thành một bữa. Nếu không rán thì có thể cắt lát làm thêm phần phụ trong nồi canh rau hay cá.

    Đậu phụ và các thực phẩm kết hợp

    Đậu phụ và ; đậu phụ và rong biển; đậu phụ và củ cải. Các thực phẩm này kết hợp hòa lẫn vào thành một món ăn với nhiều hương vị lạ. Món đậu phụ sốt cà chua, hành lá, đôi khi có thêm thịt ba chỉ... Đậu phụ cũng hay được sử dụng trong các món lẩu.
    Những yếu tố phụ

    318 kJ (76 kcal)
    Carbohydrat 1.9 g
    Chất béo 4.8 g
    Chất béo no 0.7 g
    Protein 8.1 g
    Canxi 350 mg (35%)
    Sắt 5.4 mg (43%)
    Magie 30 mg (8%)
    Natri 7 mg (0%) Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
    Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
    • Mặc dù có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể, nhưng khi ăn cũng phải để ý do nguyên liệu là đậu nành, có chứa chất paponin chất này bài tiết I-ốt trong cơ thể, nếu ăn nhiều trong một thời gian dài thì rất dễ dẫn đến thiếu I-ốt.
    • Hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao, ăn nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và dễ dẫn đến tiêu hoá không tốt, chỉ nên ăn 100g là thích hợp cho cơ thể.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tào Phớ, người Hà Nội hay gọi theo tiếng bồi là Tàu Phá
    hay dịch ra tiếng Việt là Đậu Hoa.
    *
    Nó cũng như đậu phụ thường, nhưng xay đỗ mịn hơn, và cho
    ít nước đậu chua hơn, thì đậu ngưng đọng lại lỏng hơn.
    Khi ăn, thì xúc ra bát, chan nước đường mía vào mà húp.
    Thuở nhỏ, mỗi khi gánh Tàu Phá rao ngang qua nhà, đầu phố
    Lê Văn Hưu, thì tôi đòi mẹ gọi lại mua cho một bát. Ăn
    xong trả bát cho họ, thì họ mới đi. Của một đồng, công một
    nén là vậy. Bây giờ còn ai chịu đi chắt chiu từng xu ở
    từng ngõ vắng như thế không? À quên Lê Văn Hưu bây giờ
    không phải là ngõ vắng nữa rồi.
    *
  8. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Còn nữa

    Tàu hũ ky



    Tàu hũ ky hay còn gọi là phù chúc hoặc váng đậu là một sản phẩm làm từ đậu nành. Trong quá trình nấu đậu, một lớp đậu mỏng chứa đạmchất béo sẽ hình thành trên bề mặt nồi sữa đậu. Người ta sẽ vớt lớp màng mỏng này và phơi khô để thành tàu hũ ky.

    Chế biến

    Tàu hũ ky có thể được mua ở dạng tươi hay khô. Tàu hũ ky được dùng trong các món chay, ragu, cà ri và để gói các loại há cảo Trung Quốc.
    Tàu hũ ky thường mỏng và rất dính, nên thường được xếp thành một xấp khi bán. Trước khi dùng, người ta cũng thường chiên sơ để tàu hũ ky được cứng hơn.
    Các loại tàu hũ ky

    [​IMG] [​IMG]
    Hớt lớp váng đậu từ trong nồi sữa đậu nành để làm tàu hũ ky.


    Tươi, khô và gần khô

    Có ba loại cơ bản cùng với nhiều loại khác:
    Hủ trúc

    Tàu hũ ky ở dạng miếng to và dài được gọi theo âm Hán Việt là "hủ trúc" (tiếng Hoa:腐竹= fǔ zhú).
    Hình ảnh


    • [​IMG]
    • [​IMG]
    • [​IMG]
    -
  9. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

    Từ tàu hủ người ta làm chao

    Chao


    [​IMG] [​IMG]
    Một miếng chao


    Chao hay đậu phụ nhự (tiếng Trung Quốc: 豆腐乳 - đậu hủ nhũ), là một loại đậu phụ lên men[1], một món ăn của ẩm thực Quảng Đông (Trung Quốc) và Việt Nam. Ở Việt Nam, đậu phụ nhự phổ biến hơn ở miền Trung và miền Nam. Nhiều người cảm thấy sản phẩm này có vị thơm ngon, béo ngậy, đặc trưng, kích thích ăn ngon miệng. Nó còn được nhắc đến là "phô mai châu Á" vì nó có lớp mốc bên ngoài béo như phô mai Roquefort hay Camembert[cần dẫn nguồn]. Nó có thể được dùng trong các món ăn chay.
    Trong cách sản xuất đậu phụ nhự truyền thống, đậu phụ được cắt thành từng miếng cỡ 20 × 20 × 20 mm, làm ráo nước, rồi ủ cho lên men tự nhiên, sau đó cho thêm gia vị vào. Trong giai đoạn nuôi mốc, có xuất hiện nhiều loại mốc, phổ biến là các loại mốc có màu trắng, màu vàng nâu, màu đen. Mốc có màu đen được loại bỏ trước khi thực hiện quá trình ủ đậu phụ nhự. Gia vị thêm vào đậu phụ nhự có thể là muối bột hoặc nước muối, ớt.
    Sản xuất đậu phụ nhự theo phương pháp công nghiệp đã và đang được thực hiện ở Khoa Sinh, Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh. Một số nước như Trung Quốc đã sản xuất đậu phụ nhự trên quy mô công nghiệp, tạo ra những màu sắc đặc trưng phù hợp với thị hiếu.
  10. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

    Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

    Làm tương chao là nghề gia truyền của người Hoa tại miền Nam Việt Nam
    Dân Trung dân Nam thích ăn chao còn dân Bắc thì trước đây không thích, bây giờ không biết thế nào.
    Các món như vịt nấu chao, rau cải luộc chấm chao, thịt dê luộc chấm chao có nguồn gốc từ miền Nam

    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


Chia sẻ trang này