1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những gì bạn cần kết thúc ngày hôm nay vì 1 ngày mai tốt hơn?

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi rubiru, 23/12/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubiru

    rubiru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2012
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Tham khảo
    Necessary Endings
    What do you need to end today for a better tomorrow?
    Published on February 22, 2011 by Henry Cloud, Ph.D. in The Art of Endings


    Trong đời sống cá nhân và công việc, có những lúc khi thực tế bắt buộc 1 người phải đứng lên và "kết thúc" 1 điều gì đó. Cho dù đó là thời gian đã hết, thời kỳ đã trôi qua, hoặc tệ hơn, nếu tiếp tục thì nó sẽ có tính hủy hoại theo 1 số cách. Hoàn cảnh đòi hỏi 1 ai đó phải: 

    - Sa thải 1 nhân viên nên bị sa thải
    - Kết thúc 1 mối quan hệ hẹn hò sẽ không đi đến nơi mà nó cần đến
    - Chấm dứt 1 dòng sản phẩm hoặc 1 đơn vị kinh doanh
    - Từ bỏ 1 giấc mơ sẽ không trở thành hiện thực
    - Từ bỏ 1 công việc mà bạn biết là nó không phù hợp hoặc thậm chí có hại cho bạn
    - Kết thúc 1 cuộc hôn nhân mà sự phản bội được lặp đi lặp lại và không thay đổi
    - Thừa nhận rằng 1 điều gì đó đã thất bại và bạn vẫy cờ trắng đầu hàng.

    Nhưng rất nhiều khi, với bằng chứng rõ ràng trước mặt, mọi người vẫn thấy khó khăn để kết thúc. Tại sao như vậy?

    Các lý do là khác nhau nhưng có thể hiểu được, đặc biệt dưới ánh sáng của tâm lý học phát triển, sự hiểu biết của chúng ta về sang chấn tâm lý và bản đồ nhận thức. Con đường phát triển của 1 số người không trang bị cho họ đứng lên và từ bỏ 1 số thứ. Ví dụ, nếu họ không phát triển được cái mà các nhà tâm lý gọi là sự gắn bó an toàn (secure attachment) hoặc sự không thay đổi đối tượng cảm xúc, sự chia ly và sự mất mát mà việc kết thúc 1 mối quan hệ gây ra cho họ là quá nhiều, vì vậy họ tránh né nó. Thêm nữa, trong sự phát triển của họ, họ có thể chưa được dạy những kỹ năng đương đầu với những tình huống như thế này. 

    Hoặc, nếu họ từng có những mất mát thuộc dạng sang chấn tâm lý trong cuộc đời, thì cái kết thúc khác đại diện cho 1 sự quay lại của những mất mát đó, và họ né tránh hoặc điên cuồng cố hàn gắn bất kỳ điều gì sai trái. Hoặc họ có những bản đồ nội tâm nói với họ rằng việc kết thúc 1 điều gì đó là "kém cỏi" hoặc sẽ gây nguy hại cho ai đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, những nỗi sợ thống trị chức năng của họ, và họ phát hiện thấy bản thân không thể thực hiện 1 "sự kết thúc cần thiết". Hãy xem thử liệu bạn có thể liên quan đến bất kỳ nỗi sợ nào dưới đây hoặc những sự không có khả năng có thể khiến mọi người bám riết lấy hoặc ở 1 nơi nào đó quá lâu: 

    - Bạn không thể xác định, phân biệt liệu 1 cái kết nào là thực sự cần thiết, hoặc nếu "nó" hoặc "anh ấy" có thể sửa chữa, cứu vãn được.
    - Sợ sự mất mát và nỗi buồn
    - Sợ sự đương đầu
    - Sợ những điều chưa biết
    - Thiếu những kỹ năng để thực hiện sự kết thúc
    - Bạn sợ làm tổn thương người khác
    - Bạn có quá nhiều cái kết thúc đau thương trong quá khứ và không muốn có thêm cái kết nào khác.


    Có lẽ tất cả chúng ta đều có liên quan đến 1 số điều trong danh sách trên. Nhưng vấn đề ở đây là: những cái kết là cần thiết. Chúng là 1 phần cực kỳ quan trọng của cuộc sống. Mọi thứ đều có các thời kỳ, và chúng ta có thể nhận ra thời gian của 1 điều gì đó đã trôi qua và có thể chuyển sang thời kỳ tiếp theo. Và, mọi thứ còn sống đòi hỏi được cắt tỉa tốt, là 1 ẩn dụ tuyệt vời cho những sự kết thúc. Những người làm vườn cắt tỉa 1 bụi cây hoa hồng vì 3 lý do: 

    1. Bụi cây sản xuất nụ nhiều hơn nó có thể chịu đựng được.
    2. Có 1 số nhánh và nụ bị bệnh
    3. Có 1 số nụ đã chết và chiếm mất không gian

    Hãy áp dụng điều đó cho cuộc sống:

    1. Theo thời gian, bạn thu thập thêm nhiều hoạt động, nhiều mối quan hệ, công việc, sở thích...hơn bạn có thể thực sự nuôi dưỡng với thời gian và năng lượng tốt nhất của bạn. Bạn phải nhận ra rằng bạn không thể đi sâu vào mọi việc, và phải quyết định những điều bạn sẽ đầu tư vào. 

    2. Có những chiến lược/kinh doanh mà bạn đã cố gắng, đã thử mọi điều và không có lý do nào để tiếp tục tốn nhiều tiền vào những thứ sẽ không bao giờ thành công.

    3. Và có những người, nơi chốn và đồ vật đã chết trong 1 thời gian dài, và đó là quá khứ cần cho qua.
     
    Vì vậy, chúng ta có 1 tình thế tiến thoái lưỡng nan: cuộc sống và sự thành công đòi hỏi "những sự kết thúc cần thiết" và chúng ta đang sợ thực hiện chúng. 

    Hãy bắt đầu với 1 vài suy nghĩ sau: 

    - Bạn xem những sự kết thúc nói chung như thế nào. Bạn có xem chúng là điều tự nhiên? Bạn có 1 thế giới quan cho rằng mọi điều đều có thời kỳ và chu kỳ sống của nó, hay là bạn nghĩ rằng nếu 1 điều gì đó kết thúc thì nó có nghĩa là "phải có điều gì đó sai trái?"

    - Khi bạn thấy rằng bạn cần từ bỏ 1 điều gì đó, hoặc 1 người nào đó, điều gì xảy ra bên trong bạn? Những nỗi sợ nào xuất hiện? Bạn có thể làm gì để giải quyết chúng?

    - Bạn có thực sự nghĩ về thực tế là nếu bạn không cắt tỉa vùng cần cắt đó, thì khi đó bạn sẽ không có được những điều bạn muốn? Ví dụ, nếu bạn vẫn giữ nhân viên đó thì công ty sẽ không bao giờ hoạt động tốt? Hoặc nếu bạn vẫn ở trong mối quan hệ hẹn hò đó, bạn sẽ không tìm thấy 1 người có thể làm bạn thoả mãn? 

    - Nếu bạn vẫn lưu giữ niềm hy vọng đó, thì đâu là cơ sở của nó? Liệu nó có hợp lý và khách quan không? Hoặc nó chỉ là 1 sự phòng vệ chống lại việc đối mặt với vấn đề? 

    Những kết thúc là 1 phần của cuộc sống, và chúng ta thực sự lo lắng, hoảng sợ để có thể thực hiện chúng. Nhưng vì những sang chấn tâm lý, những thất bại phát triển và những lý do khác, chúng ta tránh né việc tiến hành các bước để có thể mở ra những thế giới hoàn toàn mới của sự phát triển và tăng trưởng. Hãy khám phá những phần của cuộc sống có thể cần sự cắt tỉa và bắt đầu thực hiện những bước bạn cần để đương đầu với những nỗi sợ. Nếu bạn làm vậy, bạn có thể phát hiện thấy bản thân được giải thoát và bước vào 1 thời kỳ hoàn toàn mới của cuộc đời.



    Nguồn: PsychologyToday
  2. ngn999

    ngn999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/09/2010
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này