1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Phong cách của người mua hàng nào là phong cách xấu?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi ULIULI, 15/05/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Đang đà tâm sự thì tâm sự tiếp đây. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, rào cản hải quan là cực kì ác, doanh nghiệp nào nhập khẩu được hàng qua cửa khẩu với chi phí thấp đã là cả một công cuộc khó nhọc. Thời kì đó vấn đề công nợ dường như không thê thảm như sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Theo tớ lí do có thể giải thích là như thế này:

    - Thời kì đó, những nhà nhập khẩu là nhà phân phối. Theo đúng nguyên tắc chỉ đầu tư một thứ, khi tôi đã đầu tư vất vả vì khâu lấy được hàng vượt qua cửa ải hải quan thì tôi không dễ dãi gì với vấn đề công nợ. Các nhà bán lẻ hoặc bán buôn cấp dưới vì thế cũng tạo thành một tập quán, nợ thì nợ nhưng luôn trả nợ đúng hẹn trừ khi phá sản. Hơn nữa, nếu anh bị có tiếng nợ nần xấu thì các nhà đều cắt cung cấp hàng cho anh, thành ra không anh nào dám.

    - Kể từ sau năm 2007, hàng rào thuế quan giảm dần, thủ tục hải quan thông thoáng. Đây là một bước tiến văn minh cho nền kinh tế và thương mại nước nhà. Nhưng văn minh ở đoạn mồm lại mọc ra bê tha ở đoạn ruột. Các nhà phân phối nhập được hàng từ nước ngoài mọc lên như nấm, chỉ cần có vốn thôi. Mà cái thị trường nó vận hành rất là thị trường, khi nhà phân phối không phải vất vả ở khâu lấy hàng, anh ta sẽ phải đưa ra các điều kiện thuận lợi, dễ dãi với khách hàng ở khâu khác. Qua quá trình đàm phán, giá rẻ chỉ là một yếu tố tất yếu, công nợ trở thành yếu tố "có lấy hàng hay không". Và thế là từ sau năm 2007 trở lại đây, một nền thương mại ngày càng chìm sâu vào nợ nần đã diễn ra. Hệ quả tích tiểu thành đại là ở tầm quốc gia, nợ xấu đã lên đến không thể cứu vãn.
  2. MMichaelHung

    MMichaelHung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2012
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Gia nhập WTO là tốt, nhưng cách làm của chúng ta giống như người nông dân mới bước lên thành phố, haizzzzzzz
  3. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Chán những câu nhận định kiểu này rồi. Ai cũng biết là nông dân rồi, việc nông dân bước lên thành phố không phải vấn đề. Trong tầng thang nhận thức, nhận thức ra mình đang ở tình trạng nào là một nhận thức sơ khởi. Đối với một số việc thì nhận thức được tình trạng là khó, nhưng với cái kiểu ví von so sánh nói trên đối với một hiện trạng đương nhiên như thế không mang lại giá trị gì cho người đọc và người nghe.

    Hùng ola là nhà diễn thuyết đại tài thì hãy vào thẳng bước tiếp theo: "Vấn đề là người nông dân phải làm gì khi đã đứng ở trong thành phố rồi, cụ thể là với chuyện công nợ ấy".
  4. MMichaelHung

    MMichaelHung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2012
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    Ở bất cứ vấn đề gì thì yếu tố con người là quan trọng nhất, đơn giản là con người khác những chú robot cực kỳ thông minh ở chỗ gọi là "linh cảm, cảm giác, phán đoán" đó cũng là cái phần linh hồn mà không chú người máy nhân tạo nào có thể có được, do đó để phát triển và bắt nhịp với quờ tô thì lãnh đạo phải có những chiến lược cực kỳ phù hợp, còn đó la gì thì không đến lược chúng ta phải bàn[r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)][r23)]
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Vẹt chém gió thì gió cũng chỉ lều phều thế này thôi.
  6. MMichaelHung

    MMichaelHung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2012
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    a đâu có thời gian nhiều để ngôi nghĩ ra những thứ hay rồi gõ nó vào để phục vụ cho e:D. Dưng mà nếu e đang dựa vào vòng tay a thì a có thể nói cho e nghe từ đêm đến xáng. Chỉ tiếc là...=))=))=))
  7. Raisomoon

    Raisomoon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2005
    Bài viết:
    1.942
    Đã được thích:
    1
    Uli kiến giải việc nợ xấu trong kênh phân phối hàng hóa sau 2007 như là nguyên nhân chính mình thấy nó chỉ là phần nhỏ, chứ ko phải nguyên nhân chủ đạo gây ra tình trạng DN vay mượn vốn lẫn nhau. Sau 2007 thì xứ Vịt có dòng tiền nóng từ NN đổ vào nên dường như mọi thứ trở nên rõ ràng - nhưng phần lớn dòng tiền đó đều là ngắn hạn nên chảy qua BDS và CK, NH nên xảy ra tình trạng chung của cả nền KTe lúc này. Việc này các lờ đờ chém gió lải nhải cả 2 năm nay rồi mà chưa có giải pháp nên gác qua 1 bên ở đây.

    Còn tình trạng DN nợ nần lẫn nhau ở xứ Vịt hiện tại trong kênh cung- tiêu mình nghĩ là hệ quả của yếu tố trên. Dòng tiền nóng không chảy vào sản xuất, ngược lại tiền lợi nhuận từ sản xuất để xuất khẩu trước kia còn bị hút vào mấy kênh đầu tư ngắn hạn ở trên. Vì thế lượng tiền trong lưu thông hàng hóa - sản xuất còn bị hút bớt(chỗ này có liên quan tới "văn hóa sân sau" mà tớ đã post ở vài trang trước - các cty của hoàng tử công chúa quen buôn bán bằn tiền của người khác, đi buôn mà ko phải bỏ vốn nên khi bầu sữa mẹ bị cắt thì nó kéo theo 1 dây các cty con, cháu, chắt đứng phía sau). Vì thế các cty tư nhân dẫu muốn hay ko cũng bị ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp từ khu vực này.

    Tớ cũng cóc muốn nói nhiều về việc đó, mà muốn nói về việc chúng ta phải hành xử thế nào, học hỏi và thay đổi được gì trong bối cảnh hiện tại. Trang trước tớ đã nói chúng ta có thể học được các DN FDI về cách thức quản trị và bảo hiểm dòng tiền của họ, vì nếu quản trị tốt thì nó có lợi dài hạn cho DN của họ bởi sự ổn định trong việc cung tiêu phục vụ sản xuất, tiết kiệm chi phí về vốn(ko phải vay nhiều), bỏ chi phí thường xuyên lớn hơn(so với đi mượn nợ của đối tác) nhưng có lợi về dài hạn.

    Ví dụ cụ thể có 2 trường hợp công nợ: 1 là DN Vịt(cho tạm ứng 30% và thanh toán 70% trong vòng 7 ngày hết HĐ) và DN FDI(100% thanh toán sau khi kết thúc HĐ 30 ngày), mới xem qua thì trường hợp 1 quá hấp dẫn phải ko? Nhưng thực tế thì cái 70% đó bạn có thể phải theo đuổi ko phải là 7 ngày mà là 7 tháng. Vì thế ưu tiên làm với trường hợp DN FDI, vì tôi thấy ít khi họ sai hẹn tới 2 ngày - cái này giúp ích rất nhiều cho mình về việc kiểm soát và lên kế hoạch cho dòng vốn. Nếu được chọn cách trả tiền với đối tác, chúng ta nên chọn là cty nào??? Nên chọn cách giống cty FDI là đảm bảo sự uy tín với bạn hàng, vì uy tín mà được trả sau 100%(nếu có rủi ro thì cty bảo hiểm sẽ trả). Còn chính vì sự uy tín đó chúng ta cũng có điều khoản dễ thở hơn với bên cấp hàng từ nước ngoài cho bạn, hồi xưa bạn có thể phải bỏ 100% để nhập hàng về, chứ giờ các công cụ khác như LC hay trả chậm cũng được họ supports khá tốt(vì chính họ cũng đang tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nên cũng cần hỗ trợ các bạn hàng ở các nước như VN).

    Chốt lại là gì, để trách tổn thương về mặt đạo đức khi phải đi thu hồi nợ, chúng ta nên tìm kiếm các KH từ khu vực sản xuất thực(nhỏ cũng được) nhưng phải ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão tài chính xứ vịt hiện tại, nâng cao năng lực của mình để đáp ứng sự đòi hỏi của khu vực các KH FDI đang vào VN mỗi lúc mỗi nhiều. Vì thế nên bỏ cái cung cách làm việc khi nâng bi các cty sân sau nhà nước mà nên tìm cách đáp ứng các DK của các cty FDI và cty sản xuất thực sự thì tốt hơn.
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Biết là không nên so sánh nhưng mà vẫn cần bác Hùng ola nên xem lại đạo đức thảo luận của mình từ bài trên.

    Thank Raisomoon.
  9. MMichaelHung

    MMichaelHung Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/07/2012
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    0
    ghét[r23)], hok thèm gửi bài cho chủ đề của e nữa, nhờ anh mới mới được ngần ấy bài mà không cám ơn còn trách nữa hả, có người xinh ra để làm diễn viên, đạo diễn, phụ hồ...và a xinh ra để làm những vấn đề mang tầm chiến lược. Vì thế a không giỏi lắm những thứ vi mô vậy xao e cứ bắt a phải làm tốt được. Bài viết của a thường rất ý chữ nhưng nó bao quát hết vấn đề và thường chỉ nói đến công thức tổng quát, những triết lý mà có thể từ đó người đọc tự nghiệm ra và giải quyết tốt các vấn đề vi mô. Dạy con học không phải là giúp nó giải bài tập mà phải chỉ cho nó cách làm thế nào để giải.
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    [:D] Tổng quát thế bán đầy ngoài hiệu sách.

Chia sẻ trang này