1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cho những nỗi nhớ Hà Nội ...

Chủ đề trong 'Pháp (Club de Francais)' bởi bittersweet82, 21/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    tôi có một đề nghị nhỏ với tất cả các mode box français rằng có thể chuyển topic này lên những topic quan trọng của box được không? Để thần dân của box vào ai cũng có thể đọc và tiếp nhận những thông tin về hà nội và cũng là một cách để mọi người hiểu rõ về hà nội hơn,
  2. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Chùa Một Cột
    Chùa Một Cột (1922)

    Tên thường gọi là chùa Một Cột, nằm trong quần thể chùa Diên Hựu (kéo dài tuổi thọ). Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành ThZng Long thời Lý, nay thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình - Hà Nội, ở bên phải LZng Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
    Theo Đại Việt ký sự toàn thư, chùa được xây dựng vào nZm Kỷ Sửu, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo 1 (1409) đời Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tông (1028-1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm trên toà sen đưa tay dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua kể lại cho các quan nghe, có người cho là điềm không lành. Sư Thiên Tuế khuyên nhà vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa hồ, làm toà sen của Phật Quan Âm như đã thấy trong mộng. Chùa xây xong, đài sen nghìn cánh đỡ toà Phật sắc hồng, trong đặt tượng Phật vàng lấp lánh. Các nhà sư đến làm lễ, đi vòng quanh chùa niệm Phật cầu phúc cho vua sống lâu, vì thế đặt tên là chùa Diên Hựu.
    Theo vZn bia dựng nZm Cảnh Trị 3 do hoà thượng Lê Tất Đạt ghi, chùa được dựng từ thời thuộc Đường: "NZm đầu niên hiệu Hàm Thông thời Đường..., dựng một cột đá ở giữa hồ, trên cột xây một toà lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thánh Tông chưa có Hoàng tử, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan Âm mời lên lầu ngồi, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó Hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng..."
    Đời Lý Nhân Tông, nZm Anh Vũ Chiêu Thánh 5 (1080) vua cho đúc chuông lớn để treo ở chùa gọi là "Giác Thế chung" (chuông thức tỉnh người đời) và một toà phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, nhưng vì chuông quá nặng không sao treo lên được, phải để dưới đất nên đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở, được gọi là ruộng Quy Điền và quả chuông cũng được gọi là chuông Quy Điền. Khi quân Minh bị bao vây ở Đông Quan, hết quân khí, Vương Thông đã cho phá quả chuông này để đúc súng đạn.
    Quy mô chùa Một Cột vào thế kỷ 12 to lớn lộng lẫy hơn như hiện nay rất nhiều. VZn bia Tháp sùng Thiện Diên Linh chùa Long Đọi (Nam Hà) dựng nZm 1121, mười sáu nZm sau khi chùa mới hoàn thành, cung cấp cho ta hình ảnh chân thực nhất về một ngôi chùa Một Cột thời Lý: "Lòng sùng kính đức Phật, dốc lòng mộ đạo nhân quả, hướng về vườn Tây Cấm nổi danh, xây ngôi chùa Diên Hựu. Theo dấu vết chùa cũ cùng với ý mới của nhà vua ( Lý Nhân Tông). Sáng "Đào hồ thơm Linh Chiểu, giữa hồ vọt lên một cột đá, đỉnh cột nở đoá sen nghìn cánh, trên sen đứng vững toà điện màu xanh, trên điện đặt pho tượng vàng nhân đức, vòng quanh hồ là hai dãy hành lang; lại đào ao Bích Trì mỗi bên đều mắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu hai đằng trước hai bên tả hữu, xây bảo tháp Lưu Ly.
    "Hằng tháng vào sớm ngày mồng một (ngày sóc), hàng nZm vào dịp du xuân, nhà vua ngồi xe ngọc, đến chùa mở tiệc chay, làm lễ dâng hương hoa, cầu cho ngôi báu lâu dài, bày chậu thau làm lễ tắm tượng Phật. Trang sức pho tượng tinh tế, biểu đồ tướng mạo của nZm loại chúng sinh..."
    Chùa Một Cột
    Photo: Hoàng Đức Thự
    Qua vZn bia miêu tả, rõ ràng Liên Hoa Đài thời Lý to hơn chùa ngày nay nhiều. Chùa thời Trần cũng không phải là ngôi chùa thời Lý nữa. Như sách Toàn thư đã ghi lại, nZm 1249 "mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ". Chùa đã qua nhiều đợt tu sửa. Đợt sửa chữa lớn vào nZm Thiên ứng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. NZm 1838, tổng đốc Hà Ninh Đặng VZn Hoà tổ chức quyên góp thập phương sửa chữa điện đường, hành lang tả hữu, gác chuông và cửa tam quan. NZm 1852, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. NZm 1864, tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu, làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. NZm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản thủ đô, Bộ VZn Hoá đã cho tu sửa chùa Một Cột theo đúng kiểu mẫu cũ để lại từ thời Nguyễn.
    Toà đài sen (Liên Hoa Đài), ta quen gọi là chùa Một Cột có hình vuông mỗi chiều 3m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) có đường kính là 1,2m. Trụ đá gồm 2 khối, gắn rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá. ở đây có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng hoa sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ bằng hệ thống móng giằng; đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượn của cánh sen, thiếp lập sự hài hoà giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: Lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Khối kiến trúc gỗ đá được phù trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh lịch. Cảm giác thanh cao của kiến trúc như chia xẻ, hoà đồng với trời nước, và màu xanh của cây lá khiến con người rũ sạch ưu phiền, đạt tới sự trong sáng của tâm hồn như nhà sư Huyền Trang (1254-1334) dưới thời Trần đã viết:
    Vạn duyên bất nhiễu thành giã tục
    Bán điểm vô ưu nhãn phóng khoan.
    Tạm dịch:
    Mối duyên chẳng bợn, ngZn lòng tục,
    Phiền nhiễu khuấy lâng, rộng nhãn quang.
    Chùa Một cột đã được Bộ VZn hoá xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28-4-1962.

  3. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Chợ Đồng Xuân
    Chợ Đồng Xuân (1926)


    Thật may mắn Hà Nội có một Hồ Gươm ngay giữa trung tâm, đã trở thành biểu trưng, thành niềm tự hào của mỗi người Hà Nội. Nhưng nói đến Hà Nội, không thể không nói đến chợ Đồng Xuân. Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội.
    Cách đây trên nZm trZm nZm khi con sông Tô Lịch chưa bị lấp hết, người dân kẻ chợ vẫn thường tụ họp ở hai cái chợ nhỏ ngay bên bờ sông vừa trong vừa mát ấy. Một tại chỗ đền Bạch Mã, phường Hà Khẩu (Hàng Buồm nay), một nữa nơi bến và chùa Cầu Đông (số 38B Hàng Đường bây giờ). Hai cái chợ nhỏ họp ngay ngoài trời, trên nền đất sông, bến thuyền tấp nập, làng xóm đông vui, đổi trác sản vật quanh vùng. Chợ còn họp lan sang đền Huyền Thiên (Hàng Khoai) cạnh đó.
    NZm 1899, người Pháp dẹp mấy chợ này, dồn dân vào cái chợ to hơn, là khu đất còn trống trải của phường Đồng Xuân, mái tranh, vách nứa, rào chắn cũng chỉ là tre cắm xung quanh, ai vào cũng phải nộp thuế chợ, nên nhiều người cứ họp chợ ngay bên ngoài.
    NZm 1890 mới bắt đầu xây dựng 1 chiếu nhà cầu, dài 52 m, tường sắt, mái tôn kẽm, cao làm chợ Đồng Xuân chính nó là một chợ to nhất Hà Nội từ ngày ấy. Tường xây dần dần được dựng và củng cố. Có 3 cổng vào chợ, và 2 ngách, một thông sang Hàng Khoai, một ngõ nhỏ hơn thông sang Hàng Chiếu. Cho đến khoảng dZm chục nZm gần đây, chỗ chợ Bắc Qua còn có xưởng dệt "Lơ Pa-Giơ" (Le Page), sau xưởng dệt đóng cửa, thành sân đá bóng, và dần dần thành chợ, nhập vào với Đồng Xuân như ngày nay, rộng trên một vạn mét vuông.
    Chợ Tết Đồng Xuân(1996)
    Photo: Trần Chính
    Chợ Đồng Xuân đúng là thượng vàng hạ cám hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tất cả sản vật quý hiếm, ngon lành của khắp bốn phương, các vùng đất nước, đều có mặt ở chợ, từ vải vóc tơ lụa, gấm nhung, đến con cá, lá rau, thuỷ sản tươi sống, con cua bể, thúng rươi, cho đến nấm hương, mZng rừng, quả núi... và cũng giống như tất cả chợ Việt Nam: Hàng quà. Một cầu chợ riêng cho hàng quà. Bún thang nổi tiếng của bà ẩm, những xôi vò chè đường, những bánh cốm, xu xuê, bánh trôi bánh chay, cháo lòng, tiết canh, bún ốc, bún riêu, bánh dày, bánh giò... cho đến thuốc lào Vĩnh Bảo, bát nước chè xanh, cũng nổi tiếng trong lành thơm thảo.
    Khoảng giữa nZm 50, trước cửa 5 cầu chợ còn che chắn đủ thứ màn bằng vải xọc, cót, bao tải để đỡ nắng cho các cô mặt hoa da phấn ngồi trên hàng loạt quầy gỗ cao, bán vàng mỹ ký. Tối đến gầm quầy là nơi trú ngụ của hành khất, trẻ vô gia cư, dân bốc vác... Sau nZm 1954, các quầy nhếch nhác này mới được dỡ bỏ.
    Tết đến, chợ Đồng Xuân tấp nập khác thường. Các bà các chị cần mua gì, Đồng Xuân có hết. Nhưng thường cũng chỉ đến 5 giờ chiều là đóng cửa. Cân miến tàu, ký lạp xường, chiếc giò lụa, hộp mứt sen, ít mZng lưỡi lợn, nấm hương, mộc nhĩ, con cà cuống... cho chí vải vóc, tơ lụa, gấm nhung lộng lẫy. Các cụ ông cầm giò thuỷ tiên về tỉa, gọt, quả phật thủ Lạng Sơn, chậu cây cảnh, con chim khiếu, và trẻ em thích con cá vàng, chục pháo dây... con gái nông dân mua bộ khuy bấm, ông phán già tìm mấy chiếc cầu, lão tiều phu bằng gốm để gắn lên hòn Nam Bộ... Chợ Đồng Xuân đã làm thoả mãn tất cả.
    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một. Ngày 11, 12, 13-2-1947 Pháp ném bom dữ dội toàn khu vực để hôm sau huy động hơn 400 lính lê dương từ nhiều phía tấn công chợ, xe tZng, thiết giáp từ Bắc Qua, từ Hàng Giấy ầm ầm lao tới. Lực lượng Vệ quốc quân và tự vệ chỉ có 2 tiểu đội, gồm 19 người dưới sự chỉ huy của đồng chí Thanh Trường đã chiến đấu suốt từ sáng đến chiều trong sự chênh lệch về vũ khí, rất xa. Chỉ với gậy gộc, mã tấu và sau là dao bầu, phản thịt, chai lọ... nhưng quân Pháp để lại chiến trường hàng trZm xác chết da trắng da đen mà không chiếm được chợ.
    Cuối cùng các anh hy sinh gần hết mới chịu rút lui, để lại một trang vàng chói lọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu giữ gìn Hà Nội, một bên thô sơ bé nhỏ, một bên to lớn đầy vũ khí...
    Sau hoà bình chợ giữ nguyên dáng cũ với 5 cầu chợ. Mươi nZm trước, chợ được xây lên ba tầng, giữ lại một trụ còn và ba bức tường trước mặt để làm kỷ niệm.
    Hà Nội đã có hàng trZm chợ to nhỏ như: Hàng Da, Cửa Nam, Chợ Hôm, Chợ Mơ, chợ Bưởi, chợ 19-12, Ngã Tư Sở v.v... và hàng loạt chợ xanh, chợ cóc. Nhưng chợ Đồng Xuân vẫn là đàn chị về mọi mặt. Có nhiều người tuổi đã cao nhưng mỗi nZm vẫn đi chợ Đồng Xuân một vài lần, chẳng cần mua sắm, chỉ ghé vào Zn một món quà, cho thức lên kỷ niệm thời còn trẻ mới yêu nhau, đi dạo chơi ngắm chợ...
    Chợ Đồng Xuân vẫn luôn là niềm thao thức trong làng Hà Nội. Vào chợ, mua sắm hay chỉ dạo chơi, vẫn khác hẳn đi quanh Bờ Hồ, trên đường Thanh Niên hay đến công viên Thủ Lệ. Nó là kinh tế, nhưng cũng là vZn hoá. Mong sao chợ Đồng Xuân sẽ buôn may bán đắt, ngày càng phát triển để nó là cái "dạ dày" của Hà Nội, là niềm ước mong của nhiều người chưa đến Hà Nội và cũng là đại diện cho tấp nập, tưng bừng của một Hà Nội không ngừng lớn lên.

  4. bittersweet82

    bittersweet82 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    698
    Đã được thích:
    0
    Bánh cuốn
    Có ai ở Hải Phòng, Nam Định, Thanh Nghệ chẳng hạn, về Hà Nội, mà đã có lần được thưởng thức món bánh cuốn Thanh Trì Zn với đậu rán sốt, tất còn lâu lắm mới có thể quên được món quà đặc biệt Hà Nội đó.
    Khắp các nẻo đường, người ta vẫn được thấy những người đàn bà mặc áo nâu dài, đội cái món quà đó đi bán từ lúc trời vừa hừng sáng.
    Cơ nghiệp của họ không có gì: một cái thúng đội đầu, trên có đậy một cái mẹt. Anh gọi, người bán hàng hạ thúng ở trên đầu xuống. Anh nhìn vào sẽ cũng chẳng thấy gì lạ hơn: một chai nước mắm, một chai giấm, một chén ớt, dZm cái chén, cái đĩa và mươi đôi đũa.
    Thế thôi, nhưng thưởng thức vài lần món bánh cuốn Thanh Trì rồi, anh sẽ thấy nhớ mãi món quà đó và nhớ từ cái dáng người bán hàng đội bánh nhớ đi, nhớ thứ nước chấm, nhớ cái cảm giác bánh trơn trôi nhẹ vào trong cổ... nhớ quá, nhớ khôn nguôi!
    Hồi còn tạm lánh ở một làng vắng vẻ Khu Ba, có những buổi sáng êm trời, tôi vẫn vọng phía Thanh Trì nghĩ đến những hàng bánh cuốn đó và thấy thèm như thèm một hương yêu.
    Nỗi "sầu Hà Nội" làm cho lòng người ta rã rời, se sắt. Lúc đó, mặc hết cả, người ta chỉ còn biết cầm lấy cái gậy mà đi ngay, đi đến bất cứ chợ quê nào cũng được, miễn là có hàng bánh cuốn để ngồi sà xuống một cái ghế nào đó, Zn một đĩa bánh xem có thể vơi được phần nào sự thèm khát miếng ngon Hà Nội không.
    Không tài nào vơi được. Tôi đã đi nhiều chợ quê, Zn thử hết các mặt bánh cuốn, nhưng hoặc là bánh tráng dày quá, hoặc là bột xay nồng quá, hoặc là hành mỡ gia thô quá nên bánh nào cũng vậy chỉ làm cho tôi nhớ hơn thứ bánh cuốn Thanh Trì.
    Bánh cuốn Thanh Trì đặc biệt nhất ở chỗ tráng mỏng hành mỡ thoa vào mướt mặt mà nếm vào thì thanh nhẹ, mát rượi đi. ở trong thúng, bánh được xếp thành lớp kiểu như bực thang, trên những lá chuối xanh trong màu ngọc thạch, sắc trắng của bánh nổi bật lên nhưng nổi bật lên một cách hiền lành.
    Ngay từ lúc trông thấy bàn tay người bán bánh bóc từng chiếc một, rồi cuộn lại một cách lơ là, bày trên những chiếc đĩa khiêm nhường, ta đã thấy yêu ngay những cái bánh óng ả, mềm mại đó rồi. Có khi đương cầm đũa, ta muốn bỏ ngay ra để lấy ngón tay nhón từng chiếc bánh đưa lên cho khẽ chạm lấy môi ta như kiểu một cái hôn yêu trong buổi trao duyên thứ nhất.
    Bánh thơm dìu dịu, êm êm. Cầm một chiếc, dầm vào trong chén nước chấm rồi đưa lên miệng, ta sẽ thấy cả một sự tiết tấu nhịp nhàng của bánh thơm dịu hoà với nước chấm dịu hiền, không mặn quá, không chua quá, mà cũng không cay quá.
    Vì thế, nhiều người Zn bánh chuyên chú nhất về nước chấm rồi mới xem đến bánh có mỏng và óng mượt không. Đương Zn ngon, mà gần hết, thiếu đi mất một tí nước mắm, phải pha lấy ở nhà, có thể coi như là hỏng một bữa quà.
    Để làm nổi hẳn vị của nước chấm lên, người hàng bánh thường gia thêm vào chai nước chấm một hai con cà cuống bZm nhỏ, nó đem đến cho ta một cái thú đậm đà hơn là cái thú cà cuống nước bán từng ve nhỏ ở các hiệu bán đồ nấu phố Hàng Đường.
    Ai muốn Zn nước mắm không giấm, nhưng vắt chanh xin tuỳ ý. ớt, lấy cay lắm hay vừa, cứ việc theo sở thích của từng người.
    Ta chấm chiếc bánh trắng vào trong chén nước chấm màu hổ phách, đưa lên miệng và chưa nhai đã tưởng như bánh "chưa đến môi đã trôi đến cổ" mất rồi....
    Cái ngon của nó dịu hiền, óng mướt, nhưng đối với một số người thì có lẽ như thế hơi có ý "thanh nhã" quá nên người ta thỉnh thoảng đã điểm vào một miếng thịt quay ba chỉ, bì giòn tan. Một thứ thì mềm mà thanh, một thứ thì nục nạc mà lại giòn, tạo ra một "mâu thuẫn" cũng hơi là lạ.
    Nhưng Zn bánh cuốn Thanh Trì, không gì trác tuyệt hơn là điểm vào mấy miếng đậu thật nóng, rán thật phồng trông óng ả óng ánh như kim nhũ.
    Chẳng hiểu bây giờ ở Thanh Nghệ, Nam Định, Hải Phòng đã có ai làm được đậu phụ ngon chưa, chớ vào khoảng mười lZm nZm trở lại đây thì cái thứ đậu phụ rán thật phồng, Zn bùi mà không chua, quả là một thức Zn đặc biệt Hà Nội, không nơi nào làm được.
    ấy là vì nhà tôi trông sang phố Hàng Hòm, mà ở đầu phố Hàng Hòm thời đó có một hàng cơm chuyên rán đậu thật sớm để bán cho những người Zn bánh cuốn Thanh Trì.
    Củi trong lò nhóm to, mỡ đầy lòng chảo hò reo lách tách. Một người đàn bà ngồi trong bóng tối lấy đũa vớt những cái đậu rán đã già rồi đập đập vào bên thành chảo mấy cái, đặt lên hai thanh tre bắc ngang chảo để cho mỡ rỏ xuống cho kỳ hết. Nhưng có bao giờ đậu để được lâu đâu: mẻ này chưa xong thì đã có người đến mua mẻ khác rồi. Quang cảnh vừa ấm nóng mà lại vừa yên vui đáo để.
    Hàng đậu rán ấy bây giờ không còn nữa. Cùng với cửa hàng đó, cái thứ đậu thái dài bằng ngón tay cũng không còn. Bây giờ, ở các chợ cũng có người bắc chảo rán đậu để bán, nhưng đậu thái một kiểu khác, to bản hơn mà cũng có vẻ dày hơn xưa, tuy vậy Zn với bánh cuốn hãy còn ngon lắm.
    Cái thú này là phải Zn hết đến đâu thì lại bưng thêm lên đến đấy. Như thế, đậu nóng hổi mà lại giòn. Ǎn bánh cuốn cần phải thế; trong cái giòn của vỏ đậu lại có mềm của lòng đậu thành thử lúc nhai, cái nóng hoà hợp với cái mát, cái giòn hoà hợp với cái mềm, tạo thành một cái gì vừa dẻo, tiết tấu như bản nhạc nhè nhẹ, trầm trầm.
    Ngoài bánh cuốn Thanh Trì ra, còn có nhiều bánh cuốn khác, mỗi thứ có một vị khác nhau. Bánh cuốn nhân mộc nhĩ, thường bán gánh, dày mình mà Zn vào hơi thô, nhưng nhai sậm sựt cũng có một cái hay riêng.
    Thứ bánh cuốn trong có chiên một ít hành tai tái, Zn hôi mà mất vẻ thanh. Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở cái nẻo đường, trong những gian nhà thấp bé, tối tZm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh một hai nồi nước nóng, trên có cZng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.
    Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn bZm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhĩ vào.
    Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh.
    Bánh này Zn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà - và có nhà treo biển ở cửa gọi thế là "bánh cuốn nhân cải cách"! Buổi sáng mùa thu, đi qua một hàng bánh cuốn "cải cánh" đó, thấy khói toả nghi ngút từ nồi nước hấp bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dZm ba chiếc.
    Ǎn vào đến đâu, ấm ngay lòng đến đấy. Thú hơn một bực là mình được ngồi ngay đầu quán mà Zn, được chiếc nào, Zn chiếc đó, thiếu nước chấm thì gọi lấy thêm ngay.
    Thường thường, bánh cuốn nhân thịt vẫn bán vào buổi sáng, nhưng ban đêm những cửa hàng bánh cuốn đó mở cửa để bán cho khách chơi đêm.
    Trong những cửa hàng này, được nói đến nhiều nhất là hàng bánh "bà hai Tàu" ở chợ Hôm. Đó là một gian hàng bé nhỏ và tiều tuỵ, ngoài bán đồ thiếc, ngổn ngang những tấm tôn kêu loảng xoảng. Hàng bánh cuốn dọn ở bên trong.
    Một cái bàn con để người bán hàng bày những cái bát nhân và cạnh đấy, một cái bàn khác và bốn cái ghế tồi để cho khách ngồi: đó là tất cả cửa hàng. Nếu ông là người thấy khung cảnh đẹp mà xơi quà mới ngon miệng, xin đừng vào! Người khách vào Zn ở đây bình dân lắm, nhất là phải biết chờ đợi, chứ vào mà muốn Zn ngay, không được.
    Photo: Phạm Minh Giảng
    Bà hai Tàu bán một ngày hai buổi bánh: buổi sớm từ sáu, bảy đến mười giờ, và buổi tối từ chín, mười giờ đến một giờ khuya. Thường thường, cả hai buổi đó đều đông đảo khách Zn, phần đông là những người cầm bát đĩa đến mua về nhà, ai đến trước mua trước, ai đến sau mua sau, có khi phải sắp hàng, thành thử có khi mười giờ mình đến trông thấy người ta mua về kìn kìn, mà mình cứ phải ngồi đợi thèm nhỏ nước miếng, bực không thể nào chịu được.
    Đặc điểm của bánh cuốn ở đây là bột bánh nhỏ mà mịn - áng chừng là gạo dùng để xay thành bột được nhà hàng chọn toàn thứ gié cánh, tám thơm.
    Ngoài ra, nhân bánh cũng khác các hàng khác, hoặc thịt lợn mông, hoặc thịt gà, còn nước chấm thì cũng tạm vậy, không có gì đặc biệt.
    Thích dùng bánh cuốn nhân, mà thật là muốn chìu vị giác, người ta cần phải hơi cầu kỳ một chút: xuống phố Lê Lợi, tìm đến một hiệu riêng - hiệu Ninh Thịnh - chuyên bán mấy thứ quà Việt Nam: bánh cuốn, xôi vò, chè đường. Ǎn ở đây, người ta có cảm tưởng Zn quà ở ngay chính nhà mình. Một phòng khách kê cái sập, bộ xa lông; tường vẽ hoa xanh đỏ; đây đó, một vài bức vẽ ***g trong khung kính. ở ngoài, không có cửa hàng. Ông bà biết thì vào dùng thử mấy món quà, chớ không có bày bán hay kêu la ầm ĩ.
    Bánh cuốn ở nhà này đặc biệt về điểm nhân thịt nhưng không Zn nóng, mà Zn nguội. Hình dáng cũng khác hẳn mọi nơi: không tròn, không to, cũng không phải hình chữ nhật, nhưng vừa xinh, dài khoảng một ngón tay cái, mặt bánh muôn muốt, nhân không nhiều, nhưng thơm ngon mà thỉnh thoảng nhai lại giòn.
    Vì là thứ quà Zn nguội, nên nhà không có lò tráng, mà cũng chẳng có nồi nước sôi hấp bánh. Bánh làm sẵn từ buổi sáng, có khách đến, cứ việc xếp đem ra. Nước mắm thì pha giấm hay chanh, tuỳ ý, cà cuống nước để ngoài, ai muốn gia ít hay nhiều đều được.
    Thứ bánh này Zn dẻo mà mát, nên hợp với buổi trưa trong ngày, những ông nào nhàn rỗi, nghỉ trưa xong đi chơi dZm ba bước trong một trời gió phây phây rồi tà tà đi vào thưởng thức dZm ba chiếc, rõ thực là thần tiên đấy.
    Ǎn từ từ, nhấm nháp thôi, đừng vội, và ông sẽ thấy bột bánh mướt đáo để, mà nhân bánh thì tinh vi, tương tự phong vị nhân bánh bẻ. Thứ bánh này không có ruốc tôm bày ở trên, Zn không chóng ngấy, nhưng nếu ông thích đậm miệng hơn một chút thì vẫn có thể điểm vào đó một hai chiếc chả lợn của một cửa hàng gần đấy, đã nục lại không pha bột, rán cứ vàng ửng lên như da đồng.
    Không hiểu đối với các khách khác ra sao, cứ riêng tôi thấy thì thứ bánh nguội này dễ Zn hơn bánh khác.
    Những khi đi thưởng thức bánh này, tôi thường nhớ lại một quãng thời gian đã qua rồi, khoảng ba mươi nhZm, ba mươi sáu nZm nay. Cứ vào khoảng hai ba giờ chiều, có một bà cụ đội một thúng bánh cuốn nhân thịt đến bán cho những nhà Zn quen ở phố tôi - một phố xưa cũ có bán những pho kinh đóng bằng bìa cậy và những truyện Kiều Cung oán chữ nôm in mộc bản, bày bán trên những giàn sách bằng tre. Bà cụ ấy già lắm, lưng lại còng, đội thúng bánh đi bán, trông lại càng cóng quá.
    Vì thế người ta gọi cụ là "cụ Còng" và bánh cuốn của cụ - độc nhất trong hồi đó - là bánh cuốn cụ Còng - chớ chẳng gọi là bánh cuốn nhân thịt, nhân tôm gì hết!
    Bây giờ, mỗi khi ngồi thưởng thức thứ bánh cuốn Ninh Thịnh, nhai nhè nhẹ rồi ngồi mà suy nghĩ, tôi lại tưởng thấy lại ở đầu lưỡi cái dư vị bánh cuốn cụ Còng - Zn cứ êm lừ: nhân làm thanh cảnh, mà lại chấm với nước mắm ô long hảo hạng, chết thật! ngon đến thế là cùng...
    Tức một nỗi là cái ngon đó nó thoang thoảng như da thịt của người đàn bà đẹp vừa gội đầu bằng nước nấu lá mùi; người ta mang mang tự hỏi không biết mùi thơm đó từ đâu ra, từ hương nước mắm hay từ da thịt? Hương đó thoảng qua, rồi mất đi, rồi hiện lại, không ai còn biết lấy gì làm chuẩn đích để níu cái hương đó lại và phân tách xem sao. Cũng thế, hương vị thứ bánh cuốn cụ Còng cũng thoang thoảng như vậy, không thể lấy riêng một món nào để làm tiêu chuẩn cho sự ngon lành.
    Có lẽ tất cả bánh, nước chấm và nhân cùng hoà hợp lại mà tạo ra một cái ngon "toàn diện", chớ không phải riêng bột ngon hay là nhân ngon.
    Mọi thứ đều tiết tấu như thế, người Zn bánh, nếu gia nhiều ớt quá vào nước chấm, có thể làm hại cho sự quân bình của cái ngon. Vì thế, bà cụ Còng không thích để cho khách hàng pha lấy nước chấm và hễ thấy ai gia nhiều ớt quá thì cụ ngZn tay lại.
    Ba mươi mấy nZm đã qua rồi, bà cụ Còng nay đã chết, nhưng bánh cuốn của cụ, tôi lại thấy hiện ra ở trong bánh của nhà Ninh Thịnh, tuy rằng hình dáng có khác nhau chút ít - một thứ gói tròn và một thứ gói vuông.
    Có lẽ cách làm của hai thứ bánh này cũng chẳng khác nhau mấy tí; nhưng không hiểu tại bột, tại thịt hay tại nấm hương, mộc nhĩ bây giờ không được bằng thời trước, hay chỉ tại người mình cùng với ngày tháng có suy đi, mà tôi không thể nào thấy cái thèm muốn Zn cả một thúng hàng trZm cái bánh như ngày trước nữa.
  5. trung2709

    trung2709 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hic, ai ma da man qua, dua cai chu de nay len.Doc nho nha qua
    O nha thi thay nong buc ngot ngat, chang muon di choi.Hic, sang day roi, them dc nhu vay co dc dau
    Nho nha qua noi linh tinh roi.lam mot ly cho do buon.
  6. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội vào xuân 2005
    Réf: http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/02/3B9DB44A/​

    Hồ Gươm được trang trí hoa cây cảnh rực rỡ cho ngày Tết.
    Đào được mùa
    Bưởi chen chân xuống phố.
    Xin chữ để treo ngày Tết, một phong tục của người Việt.
    [​IMG]
    Phố Hàng Buồm: mứt kẹo Tết tràn đầy cả vỉa hè
    Đào quất ganh nhau xuống phố.
    Được taminh sửa chữa / chuyển vào 02:57 ngày 06/02/2005
  7. sukerman

    sukerman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/04/2002
    Bài viết:
    663
    Đã được thích:
    0
    Hik, nhớ nhà quá, nhanh vật sắp đến tết rồi đấy. bao h lại được về nhà ăn tết đây
  8. mithn

    mithn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2003
    Bài viết:
    4.775
    Đã được thích:
    0
    Hic hic nhìn mấy cái ảnh chú taminh post thấy nhớ nhà thật đấy chứ.
    Kô biết đến bao h mới lại được đón giao thừa cùng các cụ đây .Hic hic nhớ nhớ nhớ nhớ nhớ quassssssssssss
  9. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Vừa được về xong sướng thế còn giề
    Được taminh sửa chữa / chuyển vào 19:21 ngày 06/02/2005
  10. taminh

    taminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2002
    Bài viết:
    10.017
    Đã được thích:
    0
    Cụ Akita hả

Chia sẻ trang này