1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Xin hỏi về phong tục trong ly hôn của dân tộc Kinh(Việt Nam)

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi newinvestor2, 10/06/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    [nhờ giúp] Mình có một người bạn có trục trặc trong gia đình (giữa vợ và chồng) :(( Nay họ thuận tình ly hôn nhưng gia đình bên vợ nói rằng muốn ly hôn phải mang lễ và cả họ nhà trai phải đến để trả dâu, vì nhà trai trước kia mang lễ đến rước dâu về. Mình thấy điều này rất vô lý. Vây xin hỏi có phong tục này ở dân tộc Kinh (Việt Nam) không ^:)^
  2. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    :)):)):)):)):)):)):)) Làm gì có chuyện này [-X[-X[-X không thích ở nữa thì xã kèo thôi .Nếu như làm đám hỏi chưa làm đám cưới thì phả trả lễ còn cái này đã là vợ chồng rồi thì 2 vợ chồng tự xử kéo 2 họ vào làm gì cũng chẳng hay ho gì cho đội bên .
  3. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Thanks bác, em cũng thấy nó chuối thế nào phải tội mình hiểu biết hạn chế, không chắc nắm rõ hết phong tục của người Kinh ở Việt Nam này nên nhờ các bác chỉ giùm
  4. bluetea

    bluetea Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2001
    Bài viết:
    7.905
    Đã được thích:
    6
    Ko làm thế thì bên nhà vợ làm gì dựoc nào. Rêu rao khắp thiên hạ à? Như thế chỉ tổ khổ con gái nhà họ thôi.
    2vc thuận tình ly hôn thì dăt nhau ra toà ly hôn là đựoc rồi.
  5. Tudienlong

    Tudienlong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2013
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    mình chưa nghe đến chuyện ly hôn nhà gái phải mang trả sính lễ, mà như thế thì cạn tàu ráo máng quá
  6. newinvestor2

    newinvestor2 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/04/2011
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    12
    Dạ không, đây là bảo nhà trai mang sính lễ đến trả dâu:-w
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    có nhưng đó chỉ là lệ làng thôi, ngày xưa (năm 1999) mình li dị vợ cũng buộc phải làm thế, nhưng mình áp dụng phép vua là xong[:D]
  8. diskuloz

    diskuloz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/02/2008
    Bài viết:
    1.484
    Đã được thích:
    9
    Ah ah cái vụ này là nếu 2 con nó đã dứt khoát như vậy thì ông bà già chồng phải đi qua nhà ông bà sui nói chuyện đại loại như là '' Thưa anh chị chúng nó cưới nhau được 2 -3 mà mỗi ngày chúng nó cãi nhau đến cả trăm lần , vợ chồng tôi cố gắn hòa giải nhưng điều bất thành, nay ý chúng nó muốn như vây vợ chồng tôi cùng đành chiều theo ý chúng nó sang đây thưa chuyện với anh chị cho tôi trả cháu về lại với anh chị......................... Cái này là giử thể diện cho nhau, ngày xưa quá hỏi rước dâu , giờ chúng nó kg ở nửa thi cũng qua thưa với người ta để gửi con lại . Cái này ông bà già chồng qua thưa chuyên là đúng rồi , còn lể nghĩa gì cho rờm rà . Thớt nói kg rõ gi hết . Cái này tốt nhất là nói ông bà già bạn cậu qua nói với nhà vợ vài lời cho có nghĩa tình vậy thôi ấy ,tuy không còn ở nhau nhưng hai bên vẫn xem nhau như bạn ấy mà.
  9. nguyensaigon97

    nguyensaigon97 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Chủ Top hỏi về Phong tục chứ không hỏi Pháp tục.
    @chủ Top con gái người ta 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau rồi nuôi cơm tới 18 tuổi xong về phục vụ cho nhu cầu bên bạn x, xong đến khi x không cần nữa thì cũng nên làm gì đó vậy mới là Gentle man
  10. khanhpt4

    khanhpt4 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Bài viết:
    219
    Đã được thích:
    0
    Mình chưa nghe bao h có phong tục ly hôn cả, 1 phần do đây là chuyện không vui nên đa số người ta thường giấu đi, thứ 2 có lẽ do ngày xưa tỷ lệ ly hôn rất ít, thường là quá khổ không thể chịu đựng được người ta mới bỏ nhau không thì cũng cố chịu đựng mà sống... Trong trường hợp của bạn của chủ top, nếu nhà gái nói thế thì bên nhà trai cũng nên có đại diện (tốt nhất là bố mẹ chú rể) sang nói với nhà gái, đại ý như bác diskuloz đã nói..

Chia sẻ trang này