1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mua phải tài sản bất hợp pháp

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi nothingimportant, 24/06/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nothingimportant

    nothingimportant Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2012
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Nếu một tài sản có được do nguồn gốc bất hợp pháp (trộm cắp, lừa đảo..) nhưng được bên thứ ba mua lại hợp pháp do không biết. Vd A trộm đồ của B sau đó bán lại cho C. Tiền tiền bán hàng đó A đã tiêu hết không có khả năng thu hồi. Vậy tài sản kia sẽ thuộc về chủ cũ là B hay chủ mới là C?
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    là của C
  3. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    sẽ trả lại cho chủ củ là B còn C thì sẽ tìm A mà đòi lại tiền. nếu A không trả thì C có quyền khởi kiện ra toà đòi bồi thường nhưng thông thường thì sẽ mất trắng do C không chịu tìm hiểu kĩ nguồn gốc số tài sản mình mua nên sẽ chịu thiệt. Còn Nếu C biết là tài sản bất hợp pháp mà vẫn mua thì sẽ ra toà với tội danh tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    C k mất mà A bị B kiện
  5. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    C phải trả lại tài sản cho B.
    A đi tù về tội trộm cắp và phải trả tiền cho C. Án sẽ là như vậy còn trả được hay không và trả như thế nào là chuyện khác.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Các bạn nói "kiện" A ở đây là không đúng, kiện chỉ dùng với các vụ việc dân sự khi các bên không dàn xếp được với nhau. Trường hợp A trộm cắp tài sản là tội hình sự, kể cả A có trả lại tiền cho C , trả lại tài sản cho B thì vẫn vào kho nghỉ ngơi như thường.
  6. shopytenet

    shopytenet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/04/2013
    Bài viết:
    284
    Đã được thích:
    3
    Tốt nhất phải tìm hiểu thật kỹ trước khi mua, ví dụ: nếu mua xe phải đúng người có tên trong đăng ký mới mua :D
  7. nothingimportant

    nothingimportant Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/08/2012
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    7
    Thanks

    Tôi đồng ý với bạn MichelHung. Theo bona fide purchaser thì C có quyền giữ lại tài sản và B phải đòi A, đấy là theo thông lệ quốc tế. Bạn langnt nói C phải trả lại tài sản là nói theo hiểu biết cá nhân hay nói theo luật của Việt Nam vậy?
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    nói 1 cách thật lòng, mình không hiểu về luật, nhưng các trợ lý của mình là người am hiểu luật pháp quốc tế và những gì mình nói chỉ là những gì mình đã hỏi trợ lí của mình:-*
  9. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Tôi chả hiểu các bạn tư duy pháp luật kiểu gì, đã là tài sản nguồn gốc bất hợp pháp thì giao dịch mua bán tài sản đó cũng không thể hợp pháp. Chủ sở hữu được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu nên việc C trả cho B là chuyện đương nhiên. Quốc tế thì tôi chả biết chứ ở Việt Nam C còn bị điều tra và có thể bị truy tố về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
  10. localcool

    localcool Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/02/2008
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    1
    Chỉ có những tài sản được đăng ký thì người mua mới có khả năng phân biệt là hợp pháp hay ko trong quá trình mua bán (chưa tính trường hợp giả mạo). ví dụ như một mua xe máy thì phải chính chủ. còn những tài sản ko đăng ký (theo qui định pháp luật) thì người dân thường chẳng có cách nào xác định là hợp pháp hay ko. Ví dụ cái đồng hồ, ai giữ thì coi như của người đó.

    Vậy trường hợp mua phải những tài sản ko đăng ký mà cũng ko phải chính chủ thì người mua vẫn là giao dịch hợp pháp,vì pháp luật không qui định phải đăng ký. Nên người mua có quyền giữ tài sản đã trả tiền mua.

    người mất trộm cũng có quyền thu hồi tài sản, nhưng chỉ từ kẻ trộm chứ không từ người đã mua. vì nó được mua hoàn toàn hợp pháp.

    nếu lập luận theo cách trên thì người mất sẽ chịu thiệt. không thu hồi đươc tài sản. cách lập luận này không có mâu thuẫn nhưng có người bị thiệt hại

    còn nếu lập luận theo cách mặc định rằng đã là đồ ăn cắp thì mọi giao dịch sau đó đều bị coi bất hợp pháp thì người mua sẽ chịu thiệt. tuy nhiên cách lập luận này mâu thuẫn với qui định của pháp luật về đăng ký tài sản, tài sản ko cần đăng ký thì người mua ko có trách nhiệm phải xác định nguồn gốc khi mua bán. do đó người mua phải chịu trách nhiệm là vô lý. cách lập luận này vừa mâu thuẫn vừa có người bị thiệt hại.

    Tình trạng trên đây chính là kẽ hở và bất cập lủa luật pháp

    Có thể nhận xét rằng xử lý theo cách 2 thì không tối ưu bằng cách 1, tuy nhiên cả hai cách đều có lợi cho luật pháp ở chỗ kẽ hở và sự bất cập của luật có thể được chịu trách nhiệm bởi những đối tượng khác. theo cách 1 là người bi mất cắp, theo cách 2 là người bị mua nhầm.

    Từ nhận xét trên có thể suy ra một biện pháp giải quyết thứ 3 là bắt luật pháp phải chịu trách nhiệm về sơ hở của nó. Người mua giao dịch hợp pháp trong khuôn khổ luật vẫn được giữ tài sản. Kẻ trộm phải đi tù, không có tiền bồi thuờng thì đại diện luật pháp là nhà nước phải bỏ tiền ra trả lại cho người bị mất. Điều này có thể hợp lý vì một chức năng mục đích của nhà nước là nhận tiền thuế để duy trì trật tự, trong đó có cả việc không để xảy ra trộm cắp, khi làm dở thì phải bị phạt ở một mức nào đó. Mặt khác, sự chịu trách nhiệm này sẽ là động lực buộc phải cải tổ luật sao cho ít sơ hở nhất và bộ máy trật tự an ninh phải hoạt động tốt nhất để thật ít trộm cắp, nếu không thì nhà nước sẽ vỡ nợ trong thời gian rất ngắn vì phải bồi thương nạn nhân từ sự bất cập của nó.

    Thực tế thì biện pháp bắt phạt nhà nước không khả thi, do đó có thể đề nghị giải pháp khắc phục kẽ hở là xử lý theo cách 1, nhưng thêm vào đó pháp luật ghi một món nợ cho tên kẻ trộm (ngoài việc bắt tù) bất cứ khi nào có tiền thì người nợ phải trả lại cho người bị thiệt hại, món nợ là vĩnh viễn cho tới khi nào trả xong, không trả được coi như mang nợ suốt đời. Giải pháp này hoàn toàn khả thi, có đủ tính răn đe, đúng đối tượng và không gây mâu thuẫn.

Chia sẻ trang này