1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi về chức năng của nhân viên Hành chính tổng hợp

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi Thu_6, 29/08/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Hỏi về chức năng của nhân viên HCTH

    Có chút thắc mắc thôi ạ, khi muốn xin giấy giới thiệu của cơ quan để ra ngoài làm việc, tất nhiên là liên hệ với phòng Hành chính để xin giấy giới thiệu, nhưng muốn hỏi là, khi NV HCTH viết cho mẫu giấy giới thiệu rồi, thì người cầm giấy giới thiệu đi xin chữ ký giám đốc là nhân viên Hành chính - người cấp giấy giới thiệu hay là người xin giấy giới thiệu?

    NV hành chính chỉ việc viết giấy rồi đưa lại cho người xin giấy để đi lấy chữ ký sếp, hay nv hành chính phải là người trực tiếp đi lấy chữ ký sếp rồi đưa trả giấy giới thiệu cho người xin?

    Hi, hỏi đơn giản, nhưng đang vướng mắc tý ;)
  2. guest090

    guest090 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Bài viết:
    906
    Đã được thích:
    0
    HC là hành chính, thế TH là gì hả bạn?
  3. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Hành chính tổng hợp ạ
  4. beauhomme

    beauhomme Tư vấn tình yêu Moderator

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    9.889
    Đã được thích:
    3
    Về nguyên tắc: thì NV HCTH sẽ phải đi làm việc ấy.
    Về thực tiễn: tùy độ thân, quen với sếp mà làm, ví dụ có độ thân, tin tưởng nhất định với sếp( cái giấy giới thiệu thì thường là cấp Trưởng phòng HCTH là ký được rồi, oách nữa thì PGĐ phụ trách mảng HC ký) mà lên báo cáo xin giấy giới thiệu mục đích gì bla bla....và xin ký trực tiếp. Còn ko lại quay lại với nguyên tắc mà làm.
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Cái này thuộc vấn đề quản trị trong doanh nghiệp, cho nên nguyên tắc là do doanh nghiệp đặt ra. Ở các công ty hoặc cơ quan, nếu chủ doanh nghiệp quan tâm về vấn đề tổ chức và quy trình thì họ sẽ viết tất cả những thứ ranh giới xem việc này ai làm, làm tới đâu thì chuyển giao sang người ở bộ phận khác. Nhưng nếu chủ doanh nghiệp không quan tâm thì họ để mặc cho các bộ phận tự dàn xếp với nhau, bộ phận nào mạnh hơn thì áp đặt nguyên tắc.

    Tôi từng làm ở một vài doanh nghiệp thì thấy việc này mỗi nơi một kiểu. Doanh nghiệp nhà nước thì hay giao cho cô hành chính phải lấy tất tật chữ kí, đóng dấu. Giám đốc các doanh nghiệp mà to to, oai oai, họ không thích phải tiếp xúc với đủ hạng nhân viên đâu. Còn nếu là doanh nghiệp tư nhân nho nhỏ, hành chính thường kiêm làm đủ thứ bà rằn bận túi mắt thì thường nhân viên tự đi lấy dấu, lấy chữ kí. Giám đốc cũng muốn gặp nhân viên để tiện hỏi luôn công việc tới đâu rồi.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nhân tiện còn một vấn đề nữa là về chức năng. Tuy rằng đúng là ranh giới phân chia công việc nên xét trên cơ sở chức năng. Nhưng thực tế là nhiều lao động không có khả năng hoàn thành chức năng của mình, họ phải nhờ vả người bộ phận khác làm một phần. Để có đi có lại thì họ cũng phải "làm hộ" một vài việc thuộc chức năng của người khác. Tôi nhớ ở cty cũ của tôi có phòng marketing. Thỉnh thoảng họ bí ý tưởng hoặc xây ý tưởng xong lại nhờ tôi ý kiến vào hộ, thế vì việc chung thì tôi cũng bỏ qua vấn đề chức năng của tôi để tham gia vào chức năng marketing.
  6. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác :D

    Hỏi thêm chút về con dấu :

    - Khi đưa văn bản xuống văn thư đóng dấu, cán bộ văn thư thấy có chữ ký của sếp thì phải thi hành việc đóng dấu, hay được quyền rà soát nội dung văn bản rồi mới đóng dấu nhỉ?
  7. beauhomme

    beauhomme Tư vấn tình yêu Moderator

    Tham gia ngày:
    12/03/2006
    Bài viết:
    9.889
    Đã được thích:
    3
    Theo chức năng và nhiệm vụ một cách nghiêm túc thì: cán bộ văn thư chưa bao giờ được quyền rà soát nội dung văn bản, vì việc rà soát nội dung văn bản là của các bộ phận có liên quan. Ví dụ: thường thì với 1 công văn sẽ có ký nháy ( bộ phận chuyên môn, chức năng) rồi sếp ( hoặc sếp phụ trách) mới ký.
    Với các công văn giấy tờ quan trọng trong 1 văn bản có thể tới 4,5 chữ ký nháy của cán bộ chuyên môn, trưởng bộ phận, sếp phụ trách trưởng bộ phận, sếp tổng.
    Tuy nhiên, cán bộ văn thư sẽ phải phân biệt và nhận diện được chữ ký của người phụ trách và có thể gọi điện kiểm tra, hỏi lại nếu cảm giác nghi ngờ chữ ký đấy ko phải chữ ký thật.
    Cũng có trường hợp ngoại lệ: ví dụ cô văn thư là vợ hoặc bạn gái hay người nhà của sếp tổng, thấy sếp phó ký một cái văn bản về việc gì đấy mà nó biết là ko đúng chỉ đạo hoặc ko vừa ý sếp, nó có thể để đấy và "gọi điện cho người thân" =))
  8. Anxiety

    Anxiety Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    12.185
    Đã được thích:
    13
    Tôi chỉnh lại tên topic cho rõ ràng chữ nghĩa hơn.

    Mà các sếp TTVN người Bắc rành rẽ về thủ tục giấy tờ hành chính trong các cty nhà nước ghê nhỉ.

Chia sẻ trang này