1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

F-4 thiệt hại nặng trong chiến tranh Việt Nam trước mig-21 vì đâu ?

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi manminh89, 30/09/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sinofan

    sinofan Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    17
    Ko có phi công quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, lấy đâu K-13 cho LX phát triển các thế hệ TL đối không sau này ?
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Chuẩn!
  3. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Nói thật thì nguồn bên thứ 3 mình mới tinh chứ nguồn 1 trong 2 bên ko tin được.
  4. bailamos_1986

    bailamos_1986 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    2.858
    Đã được thích:
    7
    Bên thứ 3 có ở đó đâu mà biết, bác Hải
  5. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Thế mới có chuyện nhiều thằng ôm đầu máu về rồi mà không hiểu tại sao.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cuối tuần rãnh rỗi. Em làm một bài với chủ nghĩa xét lại khoa học, các bác tranh luận thì tranh luận, đừng ném đá nhé[:D]

    Chiến tranh đường không ở miền Bắc dù kết quả của chúng ta cũng là hiện tượng hiếm gặp trên thế giới, nhưng cũng có không ít khuyết điểm. Đó cũng là thường tình với một đội quân mới thành lập đã phải đi đánh nhau với chú mạnh nhất thế giới. Ở đây bàn những bài học chúng ta cần rút kinh nghiệm để tốt hơn.

    Đầu tiên phải nói tới chiến lược đánh nhau. Với bên tấn công, điều quan trọng không phải là bắn rơi được bao nhiêu máy bay đối phương. Mà kết quả dưới mặt đất mới là chủ yếu. Máy bay ném bom có hoàn thành nhiệm vụ oanh kích hay không. Tiêm kích chỉ đi hộ tống, chế áp bầu trời và các đài ra đa, pháo cao xạ cho cường kích thoải mái hoàn thành nhiệm vụ. Bài đầu tiên của không quân Mỹ cũng là đánh vào các sân bay. Sau đó lượn lờ trên đó phong tỏa không cho không quân ta bay lên cũng như bay về. Khách quan mà nói thì Mỹ họ làm rất tốt việc này. Không quân chúng ta chưa đủ sức bẻ gẫy một đợt tấn công của Mỹ. Trách nhiệm bảo vệ mục tiêu hầu như giao hoàn toàn cho Phòng không.

    Về bên phòng thủ. Với không quân thì ưu tiên số một là bẻ gẫy các đợt tấn công vào các mục tiêu kinh tế, quân sự, chính trị dưới mặt đất bằng cách của không quân. Với năng lực của chúng ta thì không xét đến vấn đề tiêu diệt hoàn toàn không quân đối phương[-X. Chúng ta quan tâm tới chuyện làm sao để máy bay ném bom Mỹ thả hết bom ngoài mục tiêu là hoàn thành nhiệm vụ. Một việc khác cũng quan trọng không kém hiện nay là không quân làm nhiệm vụ trinh sát tầm xa đội hình máy bay tấn công của đối phương, truyền thông tin cho phòng không và nếu KHKT phát triển thì báo luôn tọa độ mục tiêu ở thời gian thực cho tên lửa làm thịt.

    Ở thập kỷ 60-70 thì nhiệm vụ của KQ là bay lên quấy rối để cường kích Mỹ hoảng loạn trút hết bom là đạt yêu cầu. Nhưng ở đây có vấn đề đáng bàn về cách thức tiến hành.
    Ai cũng biết nhỏ yếu thì phải móc lốp, bất ngờ áp sát gây áp lực cho phi công Mỹ trút bom không chiến hay bỏ chạy. Con nít cũng biết điều đó. Có điều khi thực hiện thì không dễ dàng như vậy. Và từ thời đó đến nay ít có trường hợp không quân đối phương dọa được Mỹ lắm[r37)]

    Cách làm của chúng ta là bay đội hình biên đội nhỏ 2 đến 4 chiếc. Tìm cách móc lốp đội hình hàng chục máy bay địch. Mới nghe thì cách này khá hợp lý, phù hợp điều kiện sân bay dã chiến, số lượng máy bay đủ điều kiện trực chiến ít, số lượng phi công đào tạo cũng ít. Người ta nói rằng làm thế này vừa hoàn thành nhiệm vụ vừa giảm tổn thất. Chiến lược đánh lâu dài, cù nhầy hàng chục năm của chúng ta mới hoàn thành.

    Nhưng thực tế khá là phũ phàng. Ai tìm hiểu kỹ sẽ biết. Khi chúng ta nhiều máy bay và phi công, chúng ta chạy theo quân Mỹ. Một ngày Mỹ ném bom khoảng 6 lần thì cả 6 lần đó ta đều cho máy bay lên xuất kích, mỗi lần từ 2 đến 4 chiếc. Thêm vào khả năng bay xa của Mig17 kém. Thêm nữa là dựa vào vài trận thắng nên các sếp chủ quan. Hầu như trận nào cũng đánh nhau ở một vùng mà Mỹ gọi là "thung lũng Mig". Tuy không hoàn toàn là một điểm nhưng bên Mỹ cũng biết được vùng nào cần đề phòng.

    Tình trạng chung là chúng ta bị cuốn vào lối đánh quần vòng. Nghĩa là bên Mỹ đã sẵn sàng để giao chiến. Ở trên không thì như thế coi như là đánh nhau trực diện mặt đối mặt rồi. Với số lượng máy bay áp đảo, nhiều dầu thì Mỹ luôn nắm thế chủ động. Do phi công ta rất giỏi, linh hoạt nên ít cũng đánh được nhiều. Coi như 2 bên hòa.

    Có điều về mặt chiến lược thì ta thua chổng vó. Tôi xin nhắc lại: "đời không như là mơ". Tài liệu của ta: Ta bắn rơi của Mỹ 2 chiếc thì Mỹ bắn rơi ta 1 chiếc. Tài liệu Mỹ thì ngược lại. Khách quan mà nói là 1 đổi 1[:D]. Các bác thử tưởng tượng với một nước không biết sản xuất máy bay, tiền ít không mua được nhiều mà đánh nhau như thế thì mấy bữa mà hết vốn. Do anh LX và TQ chống lưng nên ta không hết máy bay, chứ thời nay mà đánh nhau như thế thì nằm xuống.

    Đọc bài bác Lê Hải sẽ rõ, có những lúc tổn thất lớn đến khủng hoảng, chỉ còn vài máy bay, vài người. Nhưng các cốp vẫn bắt bay chỉ để đạt mục tiêu chính trị là có tiếng máy bay bay lên=)). Còn lúc đầu mới đánh nhau thì thôi rồi, ngày nào cũng giao chiến vài trận.

    Một vấn đề nguyên tắc cụ Giáp đã nói mà chúng ta chưa làm được. Đánh một trận "quyết chiến chiến lược" trên không. Bác Hồ cũng đã nói, tiêu diệt 1000 tên lẻ tẻ không bằng tiêu diệt cả một đơn vị nhỏ. Cái đó mới có sức ảnh hưởng đến tinh thần quân xâm lược. Chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc có bắn rơi được máy bay đối phương. Để nói với thế giới rằng tôi bắn rơi được máy bay Mỹ. Nhưng thực sự quân Mỹ sợ phòng không hơn là máy bay.

    Với sự chống lưng của LX và TQ thời điểm đó, năng lực của chúng ta có thể làm được hơn nhiều. Chúng ta có vài chục máy bay và phi công. Số sân bay căn cứ chính có 4 tương ứng với 4 trung đoàn. Ít ra ở thời điểm khó khăn nhất ta vẫn có 16 máy bay mỗi lần tham chiến. Còn Mỹ mỗi đợt tấn công cũng hơn 20 máy bay là nhiều. Bên Hải quân Mỹ còn ít hơn.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Điều quan trọng nhất để bẻ gẫy đợt tấn công đối phương bằng cách bắt quân Mỹ phải trút bom mỗi khi phát hiện bóng dáng máy bay VN là chúng ta phải khủng bố tinh thần phi công Mỹ. Ở những trận phục kích thành công, khi chúng ta bất ngờ móc lốp được vài máy bay Mỹ thì mọi việc đương nhiên diễn ra như vậy. Ở những trận bị phát hiện sớm thì 50-50. Khách quan mà nói chúng ta gặp phi công Mỹ là con nhà giầu, thấy nguy hiểm là chuồn. Nếu như chúng ta gặp những đội quân khác có độ lỳ lợm cao như Đức, Ít xà hay tương lai là anh bạn 3 ship thì chưa biết thế nào. Rõ ràng là tính năng của máy bay Mỹ chẳng có chú nào kém ta, còn hơn thì rất nhiều. Nếu phi công Mỹ chì, chỉ cần vài chú đánh nhau với ta, các chú khác bay vòng một tẹo đi ném bom thì cũng chẳng sao cả.

    Ở đây em nhấn mạnh. Với năng lực đó đáng lẽ chúng ta phải thực hiện được vài trận đánh lớn, kết quả là chúng ta đuổi vài chục máy bay Mỹ chạy re kèn. Việc này hình như chỉ được có đúng 1 lần duy nhất. Đó là trận kết hợp cả 3 loại máy bay Mig17, 19, 21 ở 3 tầng cao khác nhau. Quân Mỹ bị bắt bài, rụng vài chiếc chạy re kèn. Trận này quân ta mang lên 8 chiếc thì phải.

    Lẽ ra phải thực hiện được nhiều trận đánh kết hợp thế này nữa. Bổ sung ưu nhược điểm các máy bay ta. Về số lượng tương đối (tất nhiên vẫn ít hơn Mỹ) đủ để đánh nhau sòng phẳng với Mỹ. Như thế là các phi công anh hùng của chúng ta đủ sức lấn át phi công Mỹ.
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Bác kể chuyện rất vui vẻ, nhưng lại chưa biết 1 điều quan trong nhất: KQNDVN lúc đó lực lượng rất mỏng, chỉ góp một phần, mà có khi chủ yếu chỉ để hạ thâp "Uy thế không lực Huê Kỳ", tại sao lại có những "thung lũng", đó là những chỗ có thể chừa "khe hở" của cả cái lưới lửa cho KQ hoạt động. Còn "quyết chiến chiến lược" chắc sau trận ấy không còn cái máy bay nào xuống được nữa. Mọi sân bay, dù dã chiến ở MB VN thì phía Mỹ cũng thuộc hết, lên đồng loại hết xăng thì chỉ còn có tự rơi khi các sân bay đều bị hỏng hết đường băng. Nói chung chẳng có chiến thuật nào là hoàn chỉnh, bất cập sau khi tổ chức rồi thấy đầy ra, nhưng trong hoàn cảnh như vậy các cụ đã dùng cả trực thăng di chuyển ban tối để hôm sau cất cánh được cũng là nhưng cố gắng rất lớn để góp cùng các lực lượng khác bẻ gãy cả 2 cuộc chiến tranh phá hoại của lực lượng KQ hùng hậu nhất thế giới, mà ngay sau CT VN thì họ cũng chẳng chịu thua ở đâu nữa!
  8. vanhai124

    vanhai124 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2010
    Bài viết:
    1.683
    Đã được thích:
    8
    Bao nhiêu cuộc chiến lúc nào cũng có một bên thứ bình luận phân tích mà thôi

    Ai xem giúp em trận này là trận nào ?
    http://www.youtube.com/watch?v=qin2P3XcU2c
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Cách đánh này chúng ta có muốn không, có. Bằng chứng là chúng ta dám dùng Mig17 đánh F4, khi đó được quảng cáo là cực kỳ hiện đại. Và có vài trận chúng ta bị F4 bắn rơi mà chưa bắn rơi được F4. Trận đầu phục kích bắn rơi được F4 do 4 Mig17, bác Lan làm phi đội trưởng thì phải. Chúng ta đề ra mục tiêu phải bắn rơi được tất cả các loại máy bay Mỹ để uy hiếp tinh thần phi công Mỹ, điều đó là đương nhiên.

    Chúng ta có đủ lực lượng không. Có. Chỉ cần 10-12 chiếc thôi là đủ rồi. Với lực lượng này không phải là khó đối với chúng ta. Tất nhiên em không nói là đánh trực diện. Phải biết đánh phục kích chiếm lợi thế. Nhưng lợi thế mà số lượng ít thì nhanh chóng chuyển sang đành cù nhầy. Nếu không thoát ly nhanh thì bên mình thua thiệt. Nếu lực lượng đông một tí, bên Mỹ vừa bị động, vừa thấy quân ta đông, không ăn được là chuồn thôi.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ít đi đánh nhiều, bị phát hiện sớm, không có phương án sân bay dự trữ thì bị Mỹ nó ép không hạ cánh được chứ sao. Đánh nhau có lúc thua lúc thắng. Vấn đề em đang nói là nếu tổ chức đánh đồng loạt tốt thế kia thì Mỹ nó chạy mất dép rồi. Lấy đâu ra mà phong tỏa sân bay[:D]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Khi chúng ta đánh được vài trận lùa cha con Mỹ chạy re kèn thì tinh thần 2 bên sẽ khác. Phi công Mỹ chỉ cần thấy bóng dáng máy bay ta là chuồn gấp. Lúc đó lối đánh móc lốp sở trường của ta mới phát huy hết hiệu quả.

    Việc này không nằm quá khả năng của chúng ta. Chúng ta có 4 sân bay chính, vài sân bay dự bị, không kể dã chiến. Nhưng cả 4 trung đoàn KQ chúng ta đánh độc lập, phụ trách một vùng riêng. Về lâu dài đánh móc lốp là tốt. Nhưng thỉnh thoảng cũng nên gom quân lại làm một trận hoành tráng chứ. Em bực mình nhất là giai đoạn còn nhiều máy bay. Các cụ trận nào cũng cho máy bay lên. Đánh nhau thì bị động, Mỹ nó triển khai phong tỏa xong rồi cũng nhảy lên đánh. Không kể vài vụ bị phục kích ngày rơi 6-7 chiếc. Cái đó không bàn, đánh nhau lừa nhau lúc thua lúc thắng. Nhưng kiểu đánh chạy theo đuôi Mỹ để lấy thành tích chính trị là không nên tẹo nào.

    Chúng ta phải xác định trước. Đằng nào phòng không cũng là lực lượng đối đầu chính với KQ Mỹ. Thì để PK làm việc chính đi. KQ làm nhiệm vụ giảm áp lực cho phòng không, mục tiêu là bắt KQ Mỹ thả bom sớm. Vậy phải nghiên cứu kỹ, lừa lúc Mỹ sơ hở là đánh lén. Muốn dùng lực lượng ít đánh lén hiệu quả thì phải biết phục kích đánh lén vài trận lớn cho Mỹ nó sáng mắt ra. Lần sau thấy Mig là chuồn, thế mới hay.
  10. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Chúng ta cũng nghiên cứu cách đánh của máy bay F8 Hải quân Mỹ. Về tính năng, nó không phải xuất sắc, nhưng lại đa dạng. Được các phi công hải quân Mỹ có kỹ thuật bay tốt, độ "chì" cao. Loại máy bay này gây ra khá nhiều tổn thất cho chúng ta. Thời đó nó là khắc tinh của cả Mig17 lẫn Mig21
    F8 bay trên siêu âm một tí. Tốc độ hơn Mig17 nhưng kém nhiều Mig21. Khả năng lượn vòng như Mig17, Mig 21 thua xa F8. Máy bay có pháo, có cả tên lửa. Phi công giỏi.
    Cách đánh của F8 khi gặp Mig17 là cho vài chú lao vào đánh nhau với Mig. Vài chú khác lượn lờ ở ngoài. Thỉnh thoảng lao vào đánh hôi. Chú Mig17 nào non kinh nghiệm, ham đuổi dễ bị F8 móc lốp.
    Đánh với Mig21 thì F8 rủ rê đánh quần vòng, món này Mig21 không giỏi. Và kết quả là 50-50. Với nước nghèo như mình thế là thiệt rồi.

    Vấn đề của chúng ta là biết chấp nhận mất mát ở một mức độ nào đó. Và biết nhìn vào thực tế. Thực tế nhiệm vụ chính là của PK, không quân chỉ đánh giảm áp lực. Và mất mát tổn thất là tất nhiên. Thế nên với cái giá đó làm sao chúng ta đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt thời nay PK bị áp lực rất lớn của tên lửa chống ra đa. Nhiệm vụ của KQ là làm sao đuổi được hay ít ra là cho đám này rối loạn, phân tâm trong việc chế áp ra đa để PK thuận lợi chiến đấu.

Chia sẻ trang này