1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Vũ khí mang tính dân tộc của Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi aurelius, 17/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aurelius

    aurelius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Khi nói đến nước Mỹ người ta nghĩ ngay đến những chàng cao bồi lăm lăm 2 khẩu súng trên tay,nói đến nước Anh người ta nhớ đến chàng Robinhood với cây trường cung Anh truyền thống,người Frank đặc trưng bởi rìu ném , người La Mã có cây pilum không lẫn với quân đội khác được,người Hy Lạp chuyên dùng giáo,người Trung Quốc chiến đấu mấy nghìn năm với chủ lực là nỏ binh,người Ba Tư,Mông Cổ chuyên kị xạ,người Nhật nổi tiếng với song kiếm,người Hàn với cây cung đặc trưng...Nói chung,đa số các dân tộc đều có những vũ khí mang theo một phần linh hồn dân tộc mình.Thế nhưng,dường như ở Việt Nam điều đó không hề tồn tại.Trải qua hơn 1000 năm dựng nước,không ai hay nhà nghiên cứu nào có thể nói vũ khí dân tộc của Việt Nam là gì?Có lẽ đó cũng là một phần lí do cho sự tồn tại cả Pháp lệnh PL11/2011.Pháp lệnh này đã dỡ bỏ lệnh cấm với côn nhị khúc và đinh ba nhưng khó có thể nói rằng giống như một số nước,nó cho phép người dân sử dụng vũ khí dân tộc.Cả côn lẫn đinh ba đều không tham dự các trận đánh của quân đội ta bao nhiêu.Các loại vũ khí thể thao phần nhiều bộ phận sát thương bằng nhựa,khá an toàn nên sớm muộn cũng sẽ được buôn bán thôi.Tuy nhiên,thứ đáng đề cập ở đây là Việt Nam không có bất cứ một loại vũ khí nào đáng được xem là vũ khí dân tộc để PL 11 có thể xem xét dỡ bỏ lệnh cấm hoặc chính xác là khi nói đến Việt Nam không ai có thể nói vũ khí đặc trưng là gì.
    Cung ư?1 cây cung gọi là mạnh thì nếu xuất hiện thời Trung Cổ,nó phải bắn được 140 - 150 m trở lên,còn ở thời Cận đại thì phải 200 m trở lên mới phát huy được tác dụng.Tuy nhiên,theo Phan Huy Chú thì đến tận cuối thời Lê khi hỏa khí rất phổ biến thì cung tên Việt mới bắn tập được có 160 m,khá yếu so với các loại khác:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Cung_(vũ_khí)
    Vĩnh Khánh đế, năm thứ 3(1731),Đổi lại phép thi Bác cử:...Bắn bộ thì dựng cái đích cách 80 bước(160 m),băn 5 phát tên,được 8,9 tiếng "điêu" là hạng ưu,6,7 tiếng là hạng thứ,4,5 tiếng là hạng thứ nữa..
    Nỏ ư?Nỏ thần An Dương được thờ cúng nhưng nó chỉ là truyền thuyết.Thực tế,trong "Binh thư yếu lược",tầm bắn của nỏ thời Trần cũng chỉ 70 bước(105 m) trong khi các loại nỏ của Pháp và Ý cùng thời bắn không dưới 200 m.Hơn nữa,nỏ binh cũng không đóng vai trò đáng kể trong quân đội.
    Giáo dài?Càng không.Giáo là trang bị chủ yếu của bộ binh nhưng giáo Việt Nam vừa ngắn lại không chắc.
    Kiếm?Còn tệ hơn.Nước ta không rèn được mấy thanh kiếm tốt,Kiếm cũng để vung lên làm hiệu lệnh nhiều hơn.
    Những thứ khác cũng chả khá khẩm là mấy nên quân đội ta hầu như sử dụng bất cứ thứ gì cầm được trên tay.Rõ ràng là sự yếu kém của công nghệ chế tác vũ khí và việc không tập trung sử dụng vũ khí nào đã khiến cho ngày nay Việt Nam không hề có vũ khí dân tộc.
  2. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Mồm. [r24)]
  3. ngaongantuhai

    ngaongantuhai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2012
    Bài viết:
    348
    Đã được thích:
    705
    Để làm gì hả bạn?
    Tớ lại khoái cái món lấy vũ khí địch để đánh địch hihi, nó có tinh hoa gì đem đến đây, tớ cướp lấy xài.
    Ở Quảng Ninh có mấy khẩu pháo cướp của Pháp, khi Pháp bỏ của chạy lấy người đã tháo kim hỏa, mấy bố tiếp quản chế ra cái búa gõ đít phát một cũng bắn được ít lâu đến khi hết đạn.

    Vậy nếu nhất định phải nặn ra một món vũ khí đặc trưng, tớ đề xuất cái ĐẦU!
  4. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    người Việt có cây đoản côn, khi bình yên thì nó thu lại, mềm dẻo hiền lành. Khi lâm trận thì nó cứng rắn, hung bạo. Nhờ nó mà Nước Nam được mở rộng, Dân Nam ngày càng tự cường. Như vậy có đáng để tôn vinh không? >:)>:)
  5. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    Vũ khí đặc trưng của 1 quốc gia ư ??
    thường thì nó gắn liền với 1 sự kiện,1 nhân vật hoặc 1 giai đoạn lịch sử của 1 quốc gia cũng như 1 chiến thuật quân sự mang tính đặc trưng
    Việt Nam ta từ khi lập quốc thời Hùng Vương chiến tranh vệ quốc gần như không bao giờ ngưng,các tư liệu lịch sử cũng không nhiều mà chiến thuật toàn là du kích chỉ sử dụng các vũ khí mang tính thuận tiện nhất trong hoàn cảnh,địa bàn nên e là vũ khí đặc trưng của Việt Nam chính là con người Viêt Nam thôi
    mà bạn nói vũ khí đặc trưng các nước khác cũng sai nhá ==! Nhật bạn vất cây katana nó đâu,Hàn xẻng mà là cung à,rồi La Mã là pilum @@!
  6. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Có cần thiết phải có hoặc dựng lên một hoặc vài cái vũ khí đặc trưng không thưa các bạn?
    Dân tộc ta đánh giặc hàng nghìn năm, thời gian hòa bình rất ít, chắc chắn ông cha ta phải có sử dụng vũ khí gì đó chứ. Theo mình đọc thấy thì nhiều nhất nói đến 2 thứ giáo và đao (nhưng không biết là trường đao hay đoản đao). Hơn nữa những tài liệu lịch sử nói đến những thứ này không còn nữa. Vào bảo tàng xem thì chỉ có mấy món vũ khí thời Nguyễn còn lưu giữ lại thôi, nhưng chủ yếu toàn là bội kiếm của các tướng lĩnh, nhìn thì rất đẹp nhưng chỉ mang tính tượng trưng. Cũng có 1 số ít vũ khí dùng trong chiến đấu (chủ yếu là các loại mác) từ thời khởi nghĩa nông dân, cần vương nhưng mà thời đó thì chuyển sang vũ khí nóng rồi.
    Theo mình nghĩ thì về phương diện vũ khí mình ảnh hưởng rất nhiều từ TQ. Họ có thập bát ban võ nghệ và mình cũng có, đó là các loại võ thuật sử dụng 18 loại binh khí khác nhau. Vì vậy để chọn ra 1 loại làm "đặc trưng" thì rất khó.
  7. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    thời xưa thì ta có cọc bạch đằng
    thời pháp ta có gậy tầm vông
    thời giờ ta có bàn phím :))
  8. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    H thì cộng thêm bàn phím nữa
  9. aurelius

    aurelius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2012
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Ặc.Song kiếm Nhật 1 cây là katana đó,cây còn lại quên tên rồi.Hàn thì là cung không sai đâu,các học giả Trung Quốc như Trần Thọ,Phòng Huyền Linh hay các văn bản sử Hàn quốc đều tự hào về cây cung của mình.Đây là 1 đoạn trong "Quỹ viên sử thoại"(Guywon Sahwa) của Hàn quốc:
    "... Trung Thổ giả tộc,thậm úy đại cung chi dụng,vấn phong đảm Hàn giả cừu hĩ.Cố vị ngã tộc viết Di."Thuyết văn" sở vị " khoa tòng đại tòng cung,Đông phương chi nhân..."
    Tạm dịch : người Trung Quốc rất sợ đại cung mà người Hàn(cả Hàn quốc và Bắc Triều Tiên) lại sử dụng cung đó.Tên cũ của các tộc người Hàn là Di.Sách "Thuyết văn" giải thích rằng :"Chữ cung đi với chữ đại là chỉ người phía Đông(Trung Quốc)"
    Tam quốc chí nêu ra tới 3 nước của Hàn Quốc cổ mạnh về cung: Cao Câu Ly,Uế và Thần Hàn.Xin được trích 1 đoạn:
    "...Câu Ly tác quốc,ỷ Đại Thủy nhi cư,Tây An Bình huyện Bắc hữu tiểu thủy,Nam lưu nhập hải,Câu Ly biệt chủng ỷ thủy tác quốc,nhân danh chi vi tiểu thủy Mạch,xuất hảo cung,sở vị Mạch cung thị tha..."
    Dịch: Koryo dựng nước dựa vào sông lớn(phía Bắc sông Đồ Môn và sông Áp Lục),phía Bắc huyện Tây An Bình(nam quận Huyền Đồ) cũng có sông nhỏ,chảy vào biển ở phía Nam,nơi đây có một tộc người Koryo khác dựa vào để dựng nước,cũng gọi là người :"tiểu thủy Mạch"(người Mạch sống ở sông nhỏ),họ chế tác cung tốt xứng với tên gọi "Mạch cung".
    Bắn cung là truyền thống của đàn ông Hàn:
    [​IMG]
    Không chỉ có thế,người Hàn Quốc gần như nắm tuyệt đối các kỉ lục bắn cung:
    http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Olympic_records_in_archery
    Thế này ai dám bảo pilum không phải vũ khí đặc trưng của người La Mã chứ.Mà cái này giới trẻ nhiều người mê La mã nên biết cả,hay cậu chưa đọc tí gì về lính La Mã:
    [​IMG]
    CÒn đây là vấn đề chủ yếu mình nêu ra : Hầu hết các nước đều cho phép tự do buôn bán,sử dụng vũ khí dân tộc ở dạng tượng trưng(ít gây sát thương) nhưng luật của Việt Nam hiện giờ cấm hầu như tất cả trừ côn và đinh ba.Vậy theo các bạn,Có vũ khí nào đáng để chúng ta kiến nghị dỡ bỏ lệnh cấm và coi như vũ khí dân tộc không?..Theo phân tích của mình,có vẻ như không có thứ gì mà người dân cảm thấy trong nó có 1 phần dân tộc và cầm nó ,quảng bá nó là việc cần thiết vì rõ ràng không có thứ nào dân Việt có mà dân khác không có.
    Về cọc ngầm,người Hy Lạp ,La Mã cũng sử dụng,Taccola cũng thiết kế riêng 1 phiên bản để bẫy thuyền địch.
  10. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    vũ khí mang tính đặc chưng của dân tộc Việt Nam là đây :
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này