1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. QDNDTuDo

    QDNDTuDo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2013
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Rao bán cô dâu Việt trên báo Trung Quốc Sunday, December 01, 2013 5:33:50 PM

    Share on print Print Share on email Email

    SÀI GÒN (NV) - Mỗi ngày, hơn 100 người đàn ông Trung Quốc qua Việt Nam tìm vợ qua các công ty môi giới hôn nhân, thực chất là những cuộc mua bán hay buôn người trá hình.
    [​IMG]
    Một bài quảng cáo cô dâu Việt trên báo Trung quốc như rao bán món hàng. (Hình: Thanh Niên)

    Dịch vụ môi giới cô dâu Việt Nam cho đàn ông Trung Quốc ngày càng phát triển y như những năm trước rộ lên dịch lấy chồng Đài Loan, Nam Hàn. Quảng cáo trên mạng truyền thông xã hội của các tổ chức môi giới hôn nhân bên Trung Quốc, theo báo Thanh Niên hôm Chủ Nhật, giống như những quảng cáo rao bán các món hàng.
    Tuy hoạt động thành lập công ty môi giới hôn nhân “có yếu tố nước ngoài” bị nhà cầm quyền Trung Quốc ra lệnh cấm cản từ năm 1994, nhưng trên thực tế, người ta không hề thấy có vụ bắt giữ, truy tố nào từ đó đến nay. Trái lại chúng phát triển nhanh chóng theo đà phát triển của mạng Internet.
    Dựa trên các con số điều tra do báo chí Trung Quốc nêu ra đưa ra, tờ Thanh Niên nói từ cuối năm 2008, số người làm nghề môi giới hôn nhân với cô dâu Việt mới chỉ 3 - 4 người, sống tại thành phố Nam Ninh (thuộc khu tự trị Quảng Tây Choang, phía nam Trung Quốc). Số cô dâu Việt Nam thời đó phần lớn đến từ phía Bắc Việt Nam như Hải Phòng, Hà Nội.
    Nhưng từ tháng 3, tháng 4-2010 trở đi, số cô dâu Việt chuyển hướng tập trung nhiều ở phía nam như Sài Gòn và các vùng lân cận như Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp... Năm 2009, môi giới cô dâu Việt bắt đầu được quảng cáo trên mạng. Năm 2010, số đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam tìm vợ ngày càng nhiều. Hiện tại mỗi ngày có trung bình hơn 100 đàn ông Trung Quốc tới Việt Nam tìm vợ qua các công ty dịch vụ môi giới hôn nhân.
    Ngày “Lễ Độc Thân” ở Trung quốc (ngày 11-11-2013) một trang mạng môi giới quảng cáo mời đàn ông sang Việt Nam “ngắm cô dâu khỏa thân” đã thu hút 20,000 lượt người xin ghi tên tham dự. Ký giả Lý Triết Vỹ của tờ Thanh Niên Bắc Kinh thuật lời một người của tổ chức môi giới cô dâu Việt ở Bắc Kinh cho hay các cô gái Việt đều ở độ tuổi dưới 25 và sống rải rác tại nhiều tỉnh.
    [​IMG]
    Hoạt động quảng bá bốc thăm trúng thưởng để sang Việt Nam coi mắt cô dâu Việt miễn phí đầy rẫy trên mạng nhân ngày Lễ Độc thân - (Hình: SOHU.COM)
    “Khi có đoàn sang coi mắt, họ sẽ được thông báo tập hợp tại một thành phố. Lễ coi mắt sẽ diễn ra tại một tiệm ăn, hoặc quán cà phê nhằm tránh sự phát hiện của giới chức trách. Lệ phí phiên dịch và môi giới sẽ từ khoảng $300 - $500/lần, nếu môi giới thành công sẽ giao tiếp $2,000. Chi phí cưới trọn gói chỉ tốn 50,000 nhân dân tệ/cô dâu”, theo nguồn tin này. Số tiền 50,000 nhân dân tệ tương đương $8,212.
    Không thiếu những trang mạng ở Trung Quốc quảng cáo dịch vụ môi giới lấy vợ Việt “trẻ từ độ tuổi 18 - 26, đảm bảo trinh tiết; nếu trong vòng 1 năm, cô dâu bỏ chạy sẽ đền cho cô khác”.
    Nhiều gia đình nông dân nghèo khổ đã đành lòng nhận những số tiền nhỏ để con gái lấy những người đàn ông Trung Quốc có khi đáng tuổi cha làm chồng qua màn đám cưới hình thức. Cũng giống như phần lớn những vụ lấy chồng Đài Loan, Nam Hàn, cô dâu Việt lấy chồng Trung Quốc thường đối diện với hoàn cảnh cực kỳ khó khăn.
    Khác ngôn ngữ, phong tục, phần lớn chồng lại là những người nghèo, sống tại các vùng nông thôn. Tất cả đều phải lam lũ lao động, và nhiều khi phải chịu đựng bạo hành, ngược đãi. Chịu đựng không nổi, không ít cô dâu Việt đã tìm cách trốn chạy.
    Thỉnh thoảng, nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vài vụ xem mắt tập thể cô dâu Việt nhưng như những gì được tường thuật thực tế thì các vụ bắt giữ đó chỉ rất tượng trưng. (TN)

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=178206&zoneid=1
  2. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Dịch ra tiếng Việt không phải Nam Hải hoặc Biển Nam Trung Hoa thì là gì ?
  3. nguyenbodoinhandan

    nguyenbodoinhandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2013
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Nam hải hay Nam Trung hoa vẫn còn mùi háng. Phải dịch là Nam Tầu mới đúng.
  4. nguyenbodoinhandan

    nguyenbodoinhandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2013
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Người Tầu mà nói được tiếng Việt vậy là giỏi rồi. Chỉ đề nghị người Tầu học thêm tiếng Nhật nhằm để chữi mấy anh Nhật lùn ngày xưa bắt dân Tầc chích thuốc thay chuột chứ ngôn ngữ Việt rứa là đủ giao lưu rồi
  5. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    TQ học gì từ vụ máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ?
    Căng thẳng hiện tại ở Hoa Đông là một lời nhắc nhở "lạnh lùng" về câu chuyện quá khứ khi Nga bắn hạ chiếc Boeing của Hàn Quốc tháng 9/1983.

    [​IMG]
    Ảnh: EPA

    Trung Quốc gần đây đã tuyên bố thành lập Vùng xác định phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Động thái này không chỉ khiến Nhật mà các đồng minh gồm cả Mỹ lo lắng. Mỹ lập tức điều hai máy bay ném bom B52 tới khu vực mà không tuân thủ quy định mới của Trung Quốc.

    Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" cũng đã đủ để khiến căng thẳng lên tới đỉnh điểm, nhưng với sự qua lại thường xuyên của các hãng hàng không thương mại rất dễ dẫn tới hiểu lầm, sự cố. Điều này khiến người ta nhớ lại số phận chuyến bay của hãng hàng không Hàn Quốc cách đây 30 năm.
    Một ngày tháng 9 năm 1983, máy bay chở khách Boeing 747 của hãng Korean Airlines theo lộ trình từ sân bay JFK tới Seoul, Hàn Quốc, dừng lại tiếp dầu ở Anchorage, Alaska, đã bay nhầm vào không phận cấm của Liên Xô. Một máy bay chiến đấu Nga lập tức được điều động và bắn hạ chiếc Boeing rơi xuống Biển Nhật Bản.

    Liên Xô khi đó đã đổ lỗi cho Mỹ, rằng vụ bắn hạ máy bay là một trường hợp xâm nhập không phận có chủ ý từ trước với động cơ gián điệp. Kết quả là, toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn (gồm 62 công dân Mỹ) tử nạn.

    Câu chuyện quá khứ hiển hiện trong bối cảnh hiện tại. Và không cần phải nói rằng, các hãng hàng không cần được khuyến cáo phù hợp khi qua vùng tranh chấp hoặc tránh bay qua đây; hay nếu buộc phải qua, họ nên tuân thủ quy định mà Trung Quốc đưa ra.

    ADIZ ở Biển Đông?

    Tờ China Post dẫn lời cơ quan quốc phòng Đài Loan hôm 1/12 rằng, Trung Quốc có thể thiết lập ADIZ mới ở Biển Đông sau động thái tương tự ở Hoa Đông.

    Theo báo cáo của cơ quan quốc phòng Đài Loan, mục tiêu của Trung Quốc còn bao gồm ý đồ thách thức cơ chế an ninh tồn tại bấy lâu trong khu vực do Mỹ dẫn dắt, tạo nền tảng pháp lý căn bản cho các yêu sách chủ quyền trong trường hợp phán quyết các tranh chấp ở Hoa Đông. Báo cáo nhấn mạnh, ADIZ cho phép Trung Quốc đối phó với các biện pháp trinh sát điện tử hải quân và không quân của Mỹ và Nhật Bản trong vùng.

    Ngay sau động thái mới của Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Australia đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về khả năng làm leo thang tranh chấp và gây bất ổn khu vực.

    Thái An (theo Forbes, China Post)

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/151891/tq-hoc-gi-tu-vu-may-bay-han-quoc-bi-ban-ha-.html

    Bài học là nên bắn hạ bất cứ máy bay nào bay vào ADIZ :mad:
  6. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    B52, P3, P8 bắn tên lửa "đối không" hả cu em :eek:
  7. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Trung Quốc thu gom tôm Việt Nam: Báo động!
    Tình trạng thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang làm loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

    [​IMG]
    Bên cạnh nguồn tôm xuất chính ngạch, tình trạng thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang làm loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước (ảnh minh họa).

    Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện tại, Trung Quốc đang là thị trường có tốc độ tăng nhập khẩu mạnh nhất từ Việt Nam, liên tục tăng với tỷ lệ 2 con số.

    Năm nay, trung bình mỗi tháng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt gần 45 triệu USD, riêng mặt hàng tôm đã đạt tới gần 28 triệu USD/tháng, chiếm tới 68% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

    Tính hết 10 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trường. Nhóm 10 thị trường lớn nhất bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico, Nga. Tương tự như năm ngoái, top 10 vẫn chiếm 85% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên đã có sự thay đổi đáng kể về thứ tự và tỷ trọng của các thị trường trong tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

    Cụ thể, Nhật Bản giảm 0,6% tỷ trọng, EU giảm 1,5%, Hàn Quốc giảm 1,2%, trong khi Mỹ tăng 2% và Trung Quốc tăng 1,6%. Sự thay đổi này đã đưa Trung Quốc vượt qua Hàn Quốc lên vị trí thứ 4 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Xét theo thị trường đơn lẻ, Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản.

    Tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc 10 tháng đầu năm đạt 462 triệu USD, tăng 37%, trong đó xuất khẩu tôm tăng gần 50% đạt 310 triệu USD, chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.

    Riêng trong tháng 10, tôm xuất khẩu sang Trung Quốc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm tăng mạnh nhất và tăng liên tục qua các tháng (tăng 25- 115%). Thậm chí có một vài tháng trong năm nay, Trung Quốc vượt qua cả EU về giá trị nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

    Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam quý III/2013 cũng cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong quý III/2013 đã tăng 40% lên 159 triệu USD, trong đó tôm đạt 109 triệu USD.

    Tuy nhiên, VASEP nhận định, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh không phải là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh thiếu nguồn nguyên liệu cho những thị trường có nhu cầu và giá nhập khẩu cao như Mỹ, Nhật Bản và EU.

    Bên cạnh nguồn tôm xuất chính ngạch, tình trạng thương lái thu mua tôm nguyện liệu bất kể cỡ tôm và chất lượng để đưa sang Trung Quốc đã đến mức báo động và đang làm loạn thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Tình trạng này kéo dài sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam trong khi tôm hiện là sản phẩm “cứu cánh” cho thủy sản xuất của cả nước.

    Không thể cạnh tranh trong thu mua tôm nguyên liệu với thương lái đã khiến nhiều doanh nghiệp “mắc kẹt” với những hợp đồng đã ký với nhà nhập khẩu vì trước đây. Bên cạnh đó là nguy cơ không kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, đặc biệt là dư lượng kháng sinh và tạp chất, có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh con tôm Việt Nam, ảnh hưởng đến sự nỗ lực chung của Nhà nước và các doanh nghiệp trong thời gian qua về vấn đề kiểm soát kháng sinh, chất lượng tôm nuôi, VASEP cho hay.

    Hiệp hội cũng lưu ý về thực trạng, trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, tôm chế biến chiếm tỷ trọng 31%, tôm nguyên liệu đông lạnh chiếm 69%, trong khi tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc lần lượt là 3,6% và 96,3% cho thấy ngành tôm đang bị lệ thuộc vào thị trường dễ biến động này, lãng phí nguồn nguyên liệu chế biến hàng giá trị gia tăng xuất sang các thị trường khác.

    Theo Bích Diệp
    Dân Trí

    http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/660520/Trung-Quoc-thu-gom-tom-Viet-Nam Bao-dong-tpol.html

    Sau Gạo là tới Tôm sau Tôm là tới Gái hê hê :D
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Chú SVG lòi đuôi rận cờ vàng giả khựa đích thị rồi nhỉ, bản chất cõng rắn cắn gà nhà, bưng bô, mút bi quan thầy vẫn còn nguyên vẹn sâu 38 năm làm oan hồn vất vưởng:cool::cool::cool:
  9. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Thêm một thắng lợi nữa của TQ- Cuộc chiến chống tham nhũng tại TQ đã tới hồi kết :cool:

    Chu Vĩnh Khang bị bắt về tội tham nhũng

    Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Chu Vĩnh Khang đã bị bắt vào hôm 1/12 vì tội tham nhũng

    United Daily News, một trong ba tờ báo lớn nhất của Đài Loan, ngày 2/12 đưa tin.

    Trước đó, vào ngày 21/10, tờ South China Morning Post của Hồng Kông dẫn một số nguồn tin cao cấp tiết lộ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thành lập một đơn vị đặc biệt để điều tra vụ bê bối tham nhũng liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Chính pháp Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (vừa mới về hưu vào cuối năm ngoái).



    [​IMG]
    Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters
    Đứng đầu đơn vị đặc biệt này là ông Phó Chính Hoa, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

    South China Morning Post dẫn nguồn tin từ cảnh sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương (CCDI) cho biết ông Phó sẽ báo cáo trực tiếp với ông Tập Cận Bình.

    Ông Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942, người tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Viện Dầu khí Bắc Kinh (nay là Đại học Dầu khí Trung Quốc) vào năm 1966.

    Ông lãnh đạo Công ty dầu khí quốc gia từ năm 1996 - 1998 rồi chuyển sang làm Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên đến năm 1999.

    Sau đó, ông trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên trong giai đoạn 1999 - 2002 rồi vào Bộ Chính trị và giữ chức Bộ trưởng Công an đến năm 2007.

    Ông trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, nắm Ủy ban Chính pháp từ năm 2007 - 2012.

    Lần lượt những tên trùm sò tham quan vô lại tra tay vào còng ở tù mọt gông hoặc sắp dựa cột, còn đàn em VN khi nào mới chống hết tham nhũng o_O
    Nghia_Kieu_Trang thích bài này.
  10. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Tôi có cách nhìn khác về chống tham nhũng ở Tàu. Đó là quyền lực không cân bằng, lợi ích không chia đều dẫn đến cuộc chiến phe phái không thể giấu đc dư luận. Tức là đoàn kết nội bộ của Tàu có vấn đề. Trong cuộc chiến này, Tập đã xây dựng cho mình một quyền lực mạnh hơn các đối thủ chính trị khác và đẩy đối thủ vào vòng lao lý, dọn dẹp con đường tới toàn trị, là tiền đề của một hình thức tham nhũng khủng khiếp hơn. Theo cách này, một mũi tên trúng hai đích, vừa khẳng định quyền lực tối cao của tập đoàn họ Tập, vừa nâng cao hình ảnh của Tập trong dân Tàu.
    Chính trị VN có phần khác tàu do đặc thù dân tộc và quy mô dân số nhưng con đường tiến tới một XH trong suốt thông tin ở VN (cái này ở Tàu là nhiệm vụ bất khả thi) còn rất dài... theo cách nhìn của tôi, cuộc chiến mang tên 'chống tham nhũng' ở VN chỉ là cái vỏ, nội dung của nó thì hoàn toàn khác!
    Jamelee thích bài này.

Chia sẻ trang này