1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tiềm lực quân sự Hoa Kỳ - Phần 4

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35Fk, 14/11/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Chiến hạm Mỹ bắn trượt, bị “tên lửa hành trình” BMQ-74 đâm thủng

    Chủ nhật 24/11/2013 13:35
    ANTĐ - Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, ngày 17-11 vừa qua, máy bay không người lái BMQ-74 trong khi bay đã “gặp trục trặc” và đâm xuống tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville của Mỹ làm 2 thủy thủ bị thương.

    [​IMG]
    Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville không thể đánh chặn được UAV?
    Theo tin của hải quân Mỹ công bố, vụ “tai nạn” xảy ra trong một cuộc diễn tập thông thường của tuần dương hạm này, khi đó nó đang tiến hành thử nghiệm các hệ thống tác chiến. Chiếc BMQ-74 này đã phát sinh sự cố trong khi bay và rơi xuống boong tàu. Sau đó, tuần dương hạm USS Chancellorsville đã quay về căn cứ hải quân San Diego để các chuyên gia đánh giá thiệt hại.

    [​IMG]
    Máy bay không người lái BMQ-74 thường đóng giả tên lửa hành trình hoặc máy bay địch
    Gần đây, Mỹ đã công bố thêm 1 số tình tiết của sự cố này, những hình ảnh về tổn thất của USS Chancellorsville cũng lần đầu tiên được đăng tải. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghi vấn đặt ra về sự cố này, có vẻ như vụ tai nạn không hề giống với những thông tin do hải quân Mỹ cung cấp, bởi vì chiếc CG-62 bị thủng một lỗ lớn ở sườn tàu chứ không phải là trên boong, vết đâm theo phương ngang chứ không phải theo chiều đâm thẳng hoặc chếch từ trên xuống.
    [​IMG]
    Các chiến hạm Mỹ thường sử dụng hệ thống phòng không tầm gần để đánh chặn BMQ-74
    Cư dân mạng Mỹ nhận xét, theo tuyên bố của hải quân Mỹ, tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville đang thử nghiệm hệ thống tác chiến tàu thuyền (Combat System Ship Qualification Trials- CSSQT), đây là hạng mục bắt buộc phải tiến hành khi đóng mới 1 hoặc thay thế mới phương tiện tác chiến trên các chiến hạm. Trong hạng mục thử nghiệm này, BMQ-74 thường đóng vai là tên lửa hành trình hoặc máy bay địch để tàu tập đánh chặn.
    [​IMG]
    Một chiếc BMQ-74 bị hạ gục
    Quan chức hải quân Mỹ thông báo, UAV này mất điều khiển mới đâm xuống chiến hạm “quân mình”, nhưng trong báo cáo hải quân Mỹ không hề đề cập đến vấn đề khi đó các thủy thủ có vận hành các hệ thống phòng thủ trên tàu để đối phó với chiếc máy bay mất điều khiển này không? Điểm này làm cư dân mạng Mỹ nghi ngờ, một là các hệ thống đánh chặn Mỹ đã thất bại trong việc bắn hạ nó hoặc họ không kịp phản ứng để tiến hành đánh chặn.
    [​IMG]
    Vết đâm thủng trên sườn của CG-62
    Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville thuộc lớp Ticonderoga, được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, nhiệm vụ chính của nó là đánh chặn các mục tiêu tầm gần, tầm thấp uy hiếp đến chiến hạm. Trong quá trình vận hành tàu, khi hệ thống Aegis ở trạng thái hoạt động thì chiếc UAV này luôn bị các radar theo sát, vì vậy khi chiếc UAV mất điều khiển không lý nào tuần dương hạm này không phát hiện ra.
    [​IMG]
    Hệ thống phòng không tầm gần Phalanx đang nhả đạn
    Trong tình huống này, cư dân mạng Mỹ cho rằng, CG-62 đã sử dụng các hệ thống phòng không tầm gần đánh chặn nhưng thất bại. Các hệ thống tác chiến Aegis có đủ khả năng phòng thủ khi được giao nhiệm vụ phòng ngự trong một khu vực nhất định (tức là phòng ngự chủ động), nhưng trong tình huống chiếc UAV đột ngột mất điều khiển, lao xuống tàu từ khoảng cách quá gần, nó không kịp đưa ra phản ứng.
    [​IMG]
    Cận cảnh hệ thống Phalanx trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke
    Đây cũng khôn phải là lần đầu tiên các chiến hạm Mỹ gặp phải tình huống như vậy. Năm 1995, khu trục hạm lớp Arleigh Burke mang số hiệu DDG-59 USS Russell cũng gặp tình huống tương tự. Trong một cuộc thử nghiệm các hệ thống tác chiến, 1 chiếc BMQ-74 cũng đã phát sinh sự cố mất điều khiển, hệ thống Aegis trên khu trục hạm này đã phát hiện kịp thời và chỉ thị cho các hệ thống phòng không tầm gần bắn hạ nó.


    Vậy làm sao Mỹ sống sót trước DF-21D ? ;)
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
  3. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Tiêm kích thế hệ 6 trang bị tia chết
    http://vietnamdefence.com/Home/ktqs...h-the-he-6-trang-bi-tia-chet/201311/53081.vnd


    VietnamDefence - Kỷ nguyên chiến tranh giữa các vì sao sắp bắt đầu khi Không quân Mỹ USAF triển khai pháo laser trên máy bay phản lực vào năm 2030.

    Theo bản yêu cầu thông tin RFI (Request for Information) được đăng tải, ARFL đang hy vọng phát triển vũ khí laser cho tiêm kích thế mới. USAF dự định triển khai sử dụng vũ khí laser vào năm 2030.

    Dù đây là sáng kiến của USAF, vẫn có khả năng Hải quân và Lục quân Mỹ sẽ tiến hành các chương trình nghiên cứu độc lập tương tự.

    Phòng thí nghiệm USAF (ARFL) đã thông báo tiếp nhận từ các công ty tư nhân đơn dự thầu cung cấp vũ khí laser tiến công để trang bị cho tiêm kích tiến công đa nhiệm thế hệ 6 có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và mặt đất của đối phương.
    [​IMG]
    Các quan chức USAF cho biết, họ muốn phát triển 3 loại vũ khí laser: laser công suất nhỏ dùng để đánh dấu và gây nhiễu chống các sensor quang học của máy bay địch, laser công suất trung bình để chống tên lửa không đối không và laser công suất lớn làm vũ khí tấn công các mục tiêu trên không và mặt đất.

    Theo yêu cầu, đến tháng 10/2014, các bộ phận của vũ khí sẽ sẵn sàng cho thử nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm và vào năm 2022 là trong môi trường tác chiến mô phỏng.

    Vũ khí laser sẽ có khả năng hoạt động ở độ cao đến 65.000 ft (19.812 m) và ở dải tốc độ 0,6-2,5M.

    Bộ Quốc phòng Mỹ từ lâu nghiên cứu khả năng sử dụng laser làm vũ khí chiến đấu.

    Hãng Northrop Grumman đang phát triển một laser nhiên liệu rắn cho Hải quân Mỹ, Lockheed Martin thì đang thực hiện hợp đồng 30 tháng để phát triển một mẫu tháp pháo cho hệ thống hệ thống điều khiển tia laser thích ứng ABC, trong khi Boeing đang nghiên cứu các giải pháp cho lực lượng mặt đất, trong đó có pháo HEL MD lắp trên xe. Một số giải pháp đã được thực hiện, ví dụ sử dụng hệ thống tự vệ trên tàu USS Ponce chống các tàu nhỏ.

    Chương trình chế tạo pháo laser cho tàu chiến đang được tiếp tục và dự kiến vào năm 2014, pháo sẽ lần đầu tiên được lắp đặt và trình diễn trên boong tàu đổ bộ cỡ lớn USS Ponce đã được cải tạo làm căn cứ nổi cho đặc nhiệm Hải quân Mỹ.

    Theo đại diện Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc Matthew Klunder, mẫu chế thử vũ khí laser có thể tiêu diệt máy bay không người lái sẽ trị giá hơn 30 triệu USD một chút, tuy nhiên phát bắn laser chỉ trị giá vẻn vẹn 1 USD.

    “Các vị hãy so sánh nó với hàng trăm ngàn đô la tốn cho một lần phóng tên lửa thì các vị sẽ hiểu những ưu điểm của dự án này”, ông Klunder nói.

    Trước đây, Cục Phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ từng tích cực phát triển vũ khí laser chống tên lửa chiến thuật. ABL Boeing đã phát triển laser năng lượng cao bơm bằng hóa học ABL lên mũi một máy bay Boeing 747 cải tiến để tiêu diệt tên lửa đường đạn ở giai đoạn bay đầu. Chương trình đã tiêu tốn nhiều triệu đô là đã tồn tại được mấy năm, nhưng cuối cùng Mỹ đã từ bỏ ý tưởng này vì coi nó là kém hiệu quả.

    USAF cũng từng thử một vũ khí laser hóa học trên máy bay C-130H vào năm 2009.

    Vũ khí laser đang được phát triển có thể sẽ được trang bị trước tiên cho các tiêm kích thế hệ 6 F/A-XX. Loại tiêm kích thế hệ 6 này đang được các công ty Boeing và Lockheed Martin phát triển. Dự kiến, trong những năm 2030, chúng sẽ thay thế các máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor hiện có trong Không quân Mỹ và các tiêm kích trên hạm F/A-18E/F Super Hornet của Hải quân Mỹ.
    hk111333 thích bài này.
  4. sinh_vien_gia

    sinh_vien_gia Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2013
    Bài viết:
    459
    Đã được thích:
    57
    Hai vụ nổ xảy ra ngoài căn cứ quân sự Mỹ tại Nhật Bản - Đặc Công Trung Quốc chăng ? :cool:

    Chính quyền Mỹ và Nhật Bản đang tiến hành điều tra 2 vụ nổ nhỏ bên ngoài Căn cứ không quân Yokota gần Tokyo vào đêm ngày 28/11.

    [​IMG]
    Căn cứ không quân Yokota
    Các nhà điều tra đã tìm thấy 2 ống kim loại và một thiết bị hẹn giờ được chế tạo đơn giản gần Căn cứ không quân Yokota. Giới chức Mỹ đánh giá đây chỉ là “thiết bị nổ được làm vội vàng”.

    Chúng tôi đang tăng cường bảo vệ an ninh tại Căn cứ không quân Yokota và phối hợp với Cảnh sát quốc gia Nhật Bản để điều tra về 2 vụ nổ”, tuyên bố của căn cứ Yokota nêu rõ.

    Phát ngôn viên Không quân Mỹ - Tướng Ray Geoffroy cho biết không ai bị thương sau 2 vụ nổ và các nhà điều tra Mỹ đã lục soát kỹ lưỡng quanh căn cứ Yokota suốt ban đêm và rạng sáng 29/11 để tìm thêm bằng chứng.

    Theo phòng cảnh sát Tachikawa, những người dân sống xung quanh căn cứ Yokota thông báo họ đã nghe thấy 2 tiếng nổ nhỏ giống như tiếng pháo vào lúc 11 giờ đêm (giờ địa phương). Nhiều người đã lầm tưởng đó là tiếng pháo hoa được bắn trong ngày Lễ Tạ ơn do các binh sĩ Mỹ tổ chức bên trong căn cứ quân sự.
  5. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    USS Kitty Hawk 2 lần bị làm nhục

    TQ trang bị tàu ngầm từng đe dọa TSB Mỹ cho hạm đội Nam Hải
    “Đe dọa” tàu sân bay Mỹ

    Khác với Type 035 lớp Minh gây tiếng vang bằng một vụ tai nạn thảm khốc không rõ nguyên nhân. Type 039 đã gây một sự chú ý đang nể khi “vô tình” tiếp cận tàu sân bay Mỹ trong tầm hỏa lực ngư lôi.

    Ngày 26/10/2006, một tàu ngầm Type 039 đã nổi lên cách tàu sân bay USS Kitty Hawk 8km mà không bị phát hiện ngoài khơi quần đảo Okinawa. :eek: Sự kiện này đến nay vẫn không được giải thích một cách rõ ràng.
    Tàu ngầm của Trung Quốc đã đủ khả năng để qua mặt hệ thống định vị thủy âm được xếp vào hàng bậc nhất thế giới của Mỹ hay Hải quân Mỹ đã cố tình để tàu ngầm này xuất hiện trong phạm vi gần nhất có thể để xác định tần số sóng âm của nó.

    Mặc dù được đánh giá là loại tàu ngầm nội địa hiện đại nhất Trung Quốc đang hoạt động nhưng các chuyên gia quân sự phương Tây nhận định, về tổng thể, tàu ngầm lớp Tống có công nghệ tương đương với các tàu ngầm của phương Tây được đưa vào sử dụng trong những năm 1980.
    Như vậy loại tàu ngầm chủ lực của Trung Quốc bị đánh giá lạc hậu hơn 20 năm so với các tàu ngầm cùng loại của phương Tây. Dự kiến, Trung Quốc sẽ đóng mới khoảng 75 chiếc loại này đến năm 2020.

    Hé lộ tiêm kích Nga “dọa” tàu sân bay Mỹ :eek:
    (Kienthuc.net.vn) - Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Nga đã bất ngờ tiếp cận, phóng "giả" (tên lửa) dọa tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ.

    Ngày 15/11/2000, Quân đội Nga tiết lộ một thông tin gây sốc, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của họ đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản. :eek:
    Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới

    USS Kitty Hawk (CV-63) là một trong những “siêu hạm” và cũng là chiếc tàu sân bay phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ. Nó được hạ thủy năm 1961 và đã trải qua 3 lần đại tu vào năm 1977, 1982 và 1988. Ngoài ra, nó còn được bảo dưỡng trong một thời gian khá dài ở xưởng đóng tàu hải quân ở Philadenphia năm 1987. Kết quả của lần bảo dưỡng này đã kéo dài tuổi thọ của chiếc tàu này từ 30-50 năm.
    Tàu Kitty Hawk có lượng giãn nước toàn tải 82.000 tấn, dài 319m. Tàu sử dụng động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 61km/h. Có thể nói, trước khi nghỉ hưu năm 2009, Kitty Hawk được xem là “ông vua” về kích thước trong thế giới tàu sân bay thông thường.
    [​IMG]
    Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới USS Kitty Hawk.

    Trên tàu Kitty Hawk được trang bị 4 máy phóng thủy lực cùng 4 đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Tổng chiều rộng mặt sàn sân bay trên tàu là 76,8 m.
    Với thân hình đồ sộ, Kitty Hawk mang được tới 85 máy bay các loại (gồm 40 tiêm kích F/A-18E/F; 4 máy bay tấn công điện EA-6B; 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C…) và biên chế thủy thủ đoàn gần 6.000 người.
    Những kẻ đột nhập

    Su-27 là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Máy bay được tích hợp nhiều trang bị điện tử tối tân gồm radar tầm xa, tổ hợp ngắm quang – điện.
    Máy bay có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm các loại tên lửa không không tầm ngắn, tầm trung cùng bom và rocket. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 30 mm với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần.
    Còn Su-24MR là biến thể máy bay làm nhiệm vụ trinh sát của cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24.
    Trong thân Su-24MR được trang bị một thiết bị trinh sát BKP-1 cùng với các thiết bị chụp ảnh tự động AP-402M nằm ở hai bên thân và bụng máy bay. Sau khoang lái được gắn hệ thống trinh sát hồng ngoại. Với thiết kế hiện đại, Su-24MR có thể trực tiếp xử lý các tin tức thu được sau đó chuyển về trạm tình báo mặt đất.
    Su-24MR có một ưu điểm đặc biệt là khả năng duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, loại máy bay này cũng có thể mang theo tên lửa và tấn công các mục tiêu mặt đất từ độ cao 1.300m hoặc mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.
    Với những khả năng này, từ khi chính thức biên chế trong không quân, Su-24MR đã được khối NATO đánh giá là một chiếc máy bay trinh sát nguy hiểm.
    Nhận thấy khả năng thâm nhập tầm thấp của Su-24MR, Quân đội Nga đã lên kế hoạch cho máy bay này “viếng thăm” tàu sân bay Mỹ với một chiếc Su-27 hộ tống.
    [​IMG]
    Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Không quân Nga.

    Theo tài liệu Quân đội Nga: những điều chưa biết, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: “Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.
    Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.
    Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.
    Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 chiếc máy bay Nga đã khiến người Mỹ một phen hú vía. Vì họ có tất cả các phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương từ xa nhưng đã trở thành mù lòa khi không hề phát hiện được 2 chiếc máy bay lạ đang di chuyển về phía mình.
  6. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Tàu chiến Mỹ Trung đụng độ - Tàu Mỹ phải quay đầu tháo chạy :eek:
    (Kienthuc.net.vn) - Tàu tuần dương tên lửa Mỹ USS Cowpens đã phải thực hiện việc cơ động tránh đụng phải tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.

    Theo nguồn tin Hải quân Mỹ, tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens gần đây đang tham gia hoạt động cứu trợ thiên tai ở Philippines, đã phải “đối mặt” với tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.
    "Ngày 5/12, trong khi hoạt động hợp phát trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, USS Cowpens đã phải cơ động khẩn cấp để tránh xảy ra vụ va chạm với tàu Trung Quốc", quan chức Hải quân Mỹ cho biết.
    Nguồn tin khác cho biết rằng, USS Cowpens buộc phải bẻ tay lái đột ngột để tránh va quệt khi tàu Trung Quốc cứ tiến thẳng lúc chỉ cách tàu Mỹ khoảng hơn 500m. Theo phía Mỹ, chiếc tàu Trung Quốc cứ tiến sát vào tàu Mỹ mặc cho thuyền trưởng USS Cowpens phát tín hiệu dừng lại.
    [​IMG] Tàu tuần dương tên lửa USS Cowpens (CG-63).
    "Vụ việc này nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo các tiêu chuẩn chuyên môn, chuyên nghiệp cao nhất, bao gồm cả việc thông tin liên lạc giữa các tàu, để giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố ngoài ý muốn", một quan chức Mỹ cho biết.
    Các nguồn tin nói với Foxnews rằng, tàu USS Cowpens đang thực hiện nhiệm vụ giám sát tàu sân bay Liêu Ninh - gần đây đã rời xuống căn cứ ở Tam Á, đảo Hải Nam.
    Theo các quan chức, tàu Hải quân Trung Quốc đã gửi một cảnh báo và "ra lệnh" cho USS Cowpens dừng lại. Tàu tuần dương Mỹ dĩ nhiên là từ chối vì nó đang hoạt động hợp pháp trên vùng biển quốc tế.
  7. Naruto123

    Naruto123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2011
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    3
  8. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Hết tiền duy trì.Mỹ chế tạo máy bay giá rẻ thay thế A-10/F-15E :eek:

    Máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion (Bọ cạp) của Mỹ đã hoàn tất chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ngày 12/12.


    Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Bọ cạp được tiến hành tại căn cứ không quân McConnell, Wichita, Kansas. Chuyến bay kéo dài 84 phút và được đánh giá là thành công.

    Phi công thử nghiệm Dan Hinson cũng cho biết chuyến bay đã diễn ra đúng theo kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, thời gian tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên này đã chậm hơn so với thông báo trước đó một tuần.

    Hồi cuối tháng 11, sau khi chạy thử thành công trên đường băng, liên danh Textron Airland cho biết chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào ngày 5/12.

    [​IMG]
    Scorpion có chuyến bay thử nghiệm thành công đầu tiên

    Mục đích chính của chuyến bay này là kiểm tra các đặc tính hoạt động và điều khiển ở tốc độ thấp, đặc biệt trong quá trình hạ cánh. Các mục đích khác của cuộc thử nghiệm không được tiết lộ.

    Dự kiến, các lần bay thử nghiệm tiếp theo, Bọ cạp sẽ được kiểm tra ở tốc độ lớn hơn và ở tầm bay cao hơn. Ngoài ra, máy bay cũng sẽ có thêm các thiết bị điện tử khác khi bay thử nghiệm tiếp theo.

    Trước đó, hôm 25/11, Scorpion đã hoàn tất cuộc chạy thử nghiệm đầu tiên trên đường băng cất hạ cánh.


    [​IMG]
    "Đối thủ" F-15E Strike Eagle của Scorpion

    Máy bay cường kích hạng nhẹ Scorpion do công ty Textron và AirLand Enterprises hợp tác phát triển từ tháng 4/2012. Tham gia dự án còn có công ty Cessna phụ trách khâu lắp ráp.

    Scorpion được đánh giá là ứng viên “giá rẻ” cho Không quân Mỹ để thay thế những chiếc cường kích A-10 Thunderbolt và tiêm-cường kích F-15E Strike Eagle của Mỹ. Ngoài ra, các hãng tham gia chế tạo cũng đặt tham vọng xuất khẩu mẫu cường kích này.


    [​IMG]
    Scorpion được quảng cáo có giá thành và chi phí vận hành thấp

    Mẫu máy bay cường kích Scorpion là loại 2 chỗ ngồi, 2 động cơ. Máy bay có chiều dài 13,3 m và sải cánh 14,4 m. Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay theo thiết kế là 9,6 tấn.

    Theo công bố của Textron, Scorpion có tốc độ tối đa 833 km/h và có tầm bay 4.400 km. Máy bay có 6 điểm treo vũ khí bên ngoài dành cho tên lửa, bom các loại với tổng khối lượng 2,8 tấn.

    Một trong những lợi thế hàng đầu của Scorpion là giá rẻ, kể cả về giá thành lẫn chi phí vận hành. Theo tính toán của Textron Airland, giá thành của Scorpion sẽ dưới 20 triệu USD.

    Nếu so với F-35 thì đây là mức giá cực thấp. Tính đến thời điểm này, F-35A là phiên bản có giá thành rẻ nhất cũng lên tới 153,1 triệu USD. Các phiên bản còn lại gồm F-35B có giá thành 196,5 triệu USD và F-35C là 199,4 triệu USD.


    [​IMG]
    Máy bay tiên kích tàng hình F-35

    Những chiếc A-10 Thunderbolt đang bị Scorpion nhăm nhe thế chân cũng có giá thành lên tới gần 12 triệu USD mỗi chiếc cách đây 20 năm.

    Một lợi thế về giá rẻ khác của Scorpion là chi phí vận hành. Nhà chế tạo tuyên bố chi phí cho mỗi giờ bay của Bọ cạp sẽ dưới 3.000 USD, thấp hơn rất nhiều so với các máy bay hiện có trong không quân Mỹ. Chi phí cho một giờ bay của F-35A là 24.000 USD, F-22 là 20.000 USD (có nguồn tin là 44.000 USD), F-16 là 24.899 USD.

    Chi phí cho một giờ bay của hai “đối thủ” A-10 và F-15 cũng cao hơn rất nhiều, với lần lượt là 13.000 USD và 23.000 USD cho mỗi giờ bay.

    [​IMG]
    Cường kích A-10C

    Ngoài tham vọng thay thế A-10 và F-15, Scorpion còn muốn sánh vai cùng F-35 trên chiến trường tương lai. CEO Textron là Scott Donnelly từng tự tin tuyên bố Scorpion hoàn toàn có thể trở thành đối tác của F-35. Theo ông Donnelly, F-35 sẽ thực hiện các nhiệm vụ khó, mở đường và phần còn lại sẽ do Scorpion đảm trách.

    Cho tới nay Scopion vẫn chưa nhận được sự ngỏ lời chính thức nào. Tuy nhiên, người đứng đầu liên danh chế tạo Textron Airland, ông Bill Anderson vẫn tự tin cho biết: “Đến nay, chúng tôi vẫn chưa có bất kỳ hợp đồng nào.

    Tuy nhiên, hiện có rất nhiều sự quan tâm tích cực cả từ thị trường nội địa và nước ngoài. Chúng tôi có thể hoàn tất chiếc máy bay đầu tiên theo đơn đặt hàng và yêu cầu của khách hàng trong vòng 15-18 tháng kể từ khi hợp đồng được ký kết”.

    http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/bo-cap-my-lan-dau-tung-canh-2362051/
  9. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    6 binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng ở Afghanistan
    Thứ Tư, 18/12/2013 11:32

    (Thethaovanhoa.vn) - Lầu Năm Góc đã mở cuộc điều tra toàn diện sau vụ 6 binh si Mỹ thiệt mạng trong vụ rơi máy bay trực thăng ở Afghanistan. Báo cáo ban đầu không loại trừ khả năng trực thăng đã bị các tay súng Taliban bắn rơi.

    "Chúng tôi chưa thể xác định chính xác lực lượng nào đã đụng độ với các binh sĩ ở Afghanistan nhưng đó là khu vực hoạt động chính của Taliban", một quan chức Lầu Năm Góc cho biết. "Hiện vẫn chưa rõ rằng liệu máy bay trực thăng đã bị bắn rơi hay các binh sĩ đã đụng độ với kẻ địch sau khi máy bay rơi".

    [​IMG]
    Trực thăng Black Hawk luôn là mục tiêu của Taliban ở Afghanistan
    Trong số 7 binh sĩ có mặt trên máy bay, chỉ có duy nhất một người sống sót. Đây là con số thương vong tồi tệ nhất của quân đội Mỹ ở Afghanistan kể từ năm 2012.

    Vào ngày hôm qua, Lầu Năm Góc xác nhận 6 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng sau khi chiếc máy bay trực thăng Black Hawk bị rơi ở Afghanistan. Một quan chức quân đội Mỹ nói rằng chiếc máy bay có thể đã gặp phải trục trặc kỹ thuật. Không có hoạt động của các tay súng Taliban xung quanh khu vực ở thời điểm máy bay rơi.

    Tuy nhiên sau đó quân đội Mỹ lại nói rằng các binh sĩ có thể đã sống sót sau vụ rơi máy bay nhưng gặp phải sự chống trả của các tay súng Taliban. "Có khả năng các tay súng Taliban đã tiếp cận khu vực máy bay rơi và giết hại 6 binh sĩ".

    Các quan chức Lầu Năm Góc khẳng định sẽ không xác nhận bất cứ điều gì trước khi cuộc điều tra đi đến kết luận cuối cùng. Danh sách những binh sĩ Mỹ thiệt mạng không được tiết lộ.

    Hiện quân đội Mỹ đã tiếp cân và thu thập xác máy bay Black Hawk trở về căn cứ thành công. Phi công lái chiếc máy bay trực thăng thứ hai đến khu vực sớm nhất cũng sẽ được tiến hành thẩm vấn.

    6 binh sĩ Mỹ thiệt mạng vào ngày thứ Ba nâng tổng số binh sĩ quân đội Mỹ thiệt mạng ở Afghanistan năm 2013 lên con số 129 người trong khi đang thực hiện sứ mệnh duy trì sự Tự do Bền vững.
    http://m.thethaovanhoa.vn/131/20131...g-vu-roi-may-bay-truc-thang-o-afghanistan.htm
  10. arrow2

    arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2010
    Bài viết:
    2.193
    Đã được thích:
    1.403
    Lầu Năm góc đặt hàng máy bay cánh quạt lật cao tốc
    http://vietnamdefence.com/Home/tint...ay-bay-canh-quat-lat-cao-toc/201312/53143.vnd

    - Cục Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Lầu Năm góc đã ký với các công ty Mỹ Sikorsky và Aurora Flight Sciences các hợp đồng phát triển các máy bay thuộc dự án X-Plane.

    [​IMG]
    VTOL X-Plane (Sikorsky)
    Hai hãng này sẽ phát triển các máy bay kết hợp được các tính năng tốc độ của máy bay thông thường và khả năng cất cánh thẳng đứng và bay treo của trực thăng.

    Việc phát triển các máy bay cánh quạt lật sẽ được tiến hành trong khuôn khổ giai đoạn 1 chương trình VTOL X-Plane (VTOL - Vertical Take Off and Landing). Ngoài Sikorsky và Aurora, tham gia dự án này còn có 2 hãng Mỹ không tiết lộ tên. Các hãng dự thầu trong 22 tháng tới phải phát triển thiết kế tiền phác thảo VTOL X-Plane.

    Mục đích cuối cùng của dự án là sản xuất và thử nghiệm các mẫu trình diễn công nghệ vào quý IV/2017. Tổng thời gian của chương trình không được dài quá 52 tháng, còn chi phí là không quá 130 triệu USD. Các máy bay mới sẽ phải có khả năng bay ở tốc độ 300-400 hải lý/h (555-740 km/h). Hiện chưa rõ các thiết kế cụ thể mà các công ty đưa ra.

    Sikorsky đã thông báo là họ đang hợp tác với phân hãng Skunk Works của công ty Lockheed Martin trong dự án VTOL X-Plane.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này