1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hành đúng cách, phòng bách bệnh

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi Tinhnguyen08, 09/11/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mè đen bổ như… thuốc tiên

    Mè đen, giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa.

    Đông Tây đều khen

    Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen, tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ vừng (Pedaliaceae). Mè đen được xem là thực phẩm bổ dưỡng cổ truyền. Sách Danh y biệt lục xếp mè là loại thực phẩm thượng hạng. Lý Thời Trân trong Bản thảo cương mục có dẫn lời cổ nhân: “Thời cổ coi mè là tiên dược, ngày nay ít dùng, đâu biết rằng dùng lâu dài rất có ích? Lưu Nguyễn nhập thiên thai, gặp tiên nữ, thấy họ ăn cơm với mè đen, có khi ăn mè thay cho cơm, vậy mè chính là thức ăn của thần tiên vậy”. Trong Thần tiên truyện có truyền thuyết Lỗ Nhĩ Sinh hơn 80 tuổi, chỉ ăn bánh mè mà vẫn trẻ khoẻ, ngày đi hơn 300 dặm mà người nhanh như hươu nai.

    Theo y học hiện đại, mè đen chứa nhiều axít béo chưa no (45 – 55%) như sesamin, sesamon, sesamolin, sesamol, axít oleic, axít linoleic, axít palmitic, axít arachic, lecitin, glycerol, vitamin E, PP, axít folic, axít amin và nhiều chất khoáng như đồng, canxi, nhiều sắt, phospho... nên có nhiều tác dụng: dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích, chống viêm. Giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi. Dầu mè đen giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng do thành phần có nhiều chất dinh dưỡng nên thích hợp cho người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng (phối hợp các loại đậu). Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.

    Cách dùng

    Mè đen đãi sạch, rang sơ, tán bột, mỗi ngày ăn 15 – 20g, có thể ăn với cơm, xôi đậu hoặc hoà nước chín rồi uống.

    Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo nếp.

    Táo bón ở người già và trẻ em: mè đen sao tán bột 1 – 2 muỗng canh, trứng gà một quả đổ nước sôi trộn đều, thêm ít mật ong rồi uống.

    Chữa tóc bạc sớm: mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối.

    Bỏng nước sôi nhẹ: lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng sẽ thấy mát ngay, hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng...

    Chú ý, do tính nhuận trường của mè nên người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.

    DS LÊ KIM PHỤNG
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dưỡng sinh cơ bản
    Người cao tuổi cần coi việc phòng bệnh là chính.
    Hảy luôn tự nhủ rằng: “ Bác sĩ tốt nhất cho ta là chính bản thân ta “
    - Nên quên đi những quá khứ không vui - Hưởng thụ hết ngày hôm nay
    - Hướng vọng về ngày mai tươi đẹp - Sống đạm bạc, yên tĩnh
    1- Buổi sáng:
    - Thức dậy sớm (trước 6 giờ), khi bỏ chân xuống giường, cần ngồi thêm 1/2 phút mới từ từ đứng dậy đi vệ sinh. - Uống ngay 1/2 lít nước
    - Đi bộ, tập thái cực quyền dưỡng sinh hoặc tập bài thể dục buổi sáng 1/2 giờ.
    - Ăn sáng
    2- Buổi trưa : - Ăn trưa. - Ngủ 1/2 giờ
    3- Buổi chiều: - Ăn chiều - Uống 1 ly sửa tươi 200 ml
    - Đi bộ thư giản 1/2 giờ
    - Hít sâu, thở mạnh càng nhiều càng tốt
    - Nên ngủ sớm


    Ghi nhớ 16 chử : -Thức ăn phù hợp - Vận động vừa sức
    - Bỏ thuốc bớt rượu - Cân bằng tâm trạng

    A-Thức ăn phù hợp:
    Ít ngọt, ít mặn, ít béo, ít cay và thay đổi thường xuyên
    Hạn chế: thịt mở, trứng, các loại chất béo, tinh bột, muối, đường, gia vị, các loại thức ăn có hóa chất.
    Nên dùng thường : cá, gạo lức, bắp bung, khoai lang luộc, bí đỏ, cà rốt, trái cây chín, đậu nành, đậu đen, táo đen, mè đen, rau cần, lá dứa, các loại rau cải, củ, quả, đậu và đặc biệt là nấm mèo (có tác dụng làm tan mở trong máu)
    Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn vừa từ 70% đến 80% ( không ăn no 100% )
    Nên thêm từ 1 đến 2 bửa ăn phụ trong ngày.
    Chỉ nên ăn tối đa 200g chất bột mỗi ngày
    Mỗi tuần ăn 1 hoặc 2 bửa cháo loảng

    Nhu cầu tối thiểu nên có trong 1 ngày:
    2 lít nước – 200 ml sửa tươi – 1 quả cà chua chín đỏ ( ăn sống ) - 400 gr rau xanh và 100 gr quả chín . . .
    B- Vận động vừa sức:
    Không khuân vác nặng hoặc vận động quá sức. Tuyệt đối không ráng sức.
    Đi bộ hoặc tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5lần mỗi tuần
    Đi đứng ngồi cẩn thận không để bị té ngã
    C- Bỏ thuốc bớt rượu :
    Không hút thuốc và chỉ nên uống rượu vang, rượu nếp than (50 đến 100 ml ngày)
    Nên thường dùng nước ép trái cây
    D- Cân bằng tâm trạng : Luôn giữ gìn tâm trạng vui vẽ
    1- Lấy việc giúpđở người khác làm vui
    2- Lấy việc nâng cao kiến thức qua sách, báo đài . . . làm vui
    3- Hài lòng với điều kiện sống hiện có
    Nên duy trì tinh thần cởi mỡ, khoan dung và có thái độ sống thoải mái, tự nhiên đối với mọi người mọi việc.
    Tùy theo thể trạng, điều kiện, môi trường sống và sở thích của từng người mà chọn lựa thức ăn, bài tập thể dục và thời biểu thích hợp cho mình.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hạt lạc (nhân lạc) là loại thực phẩm rất giàu năng lượng vì có chứa nhiều lipit, protein, chất dầu béo, can xi, phốt pho, sắt... Theo nghiên cứu, các chất trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão hoá phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển, giúp phát triển trí tuệ của trẻ em, làm giảm cholesterol trong máu, Màng bọc ngoài (vỏ lụa) của nhân lạc có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, hạ mỡ máu.

    Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo, có tác dụng nhuận phế, trừ đàm, chỉ huyết, chủ yếu dùng chữa ho, thiếu máu, thiếu tiểu cầu, ít sữa, viêm dạ dày mạn tính,...

    Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ lạc:

    Thiếu máu do huyết hư: Hạt lạc cả vỏ lụa 15g nấu với nước, chia làm 2 lần, ăn trong ngày. ăn liên tục 1 tháng sẽ có kết quả tốt.

    Chữa đau họng, khản tiếng: 100g lạc nhân cả vỏ lụa nấu cho nước vào nấu chín, thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. ăn liên tục 10-15 ngày.

    Hen suyễn: Lạc nhân cả vỏ lụa 15g, lá dâu15g, đường phèn 15g, sắc kỹ, chia làm 2-3 lần ăn trong ngày, khi ăn có thể ăn cả lá dâu hoặc bỏ lá dâu. Dùng 1 tháng.

    Loét dạ dày và hành tá tràng:
    - Lạc nhân 100g, nấu lẫn với trứng gà để ăn. Mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, rửa mặt, ăn 2 thìa lạc đã nấu, nửa giờ sau bắt đầu ăn sáng, dùng liên tục như vậy 1-2 tuần là thấy rõ kết quả.

    Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc. Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc, vì lạc mốc thường do một loại nấm có tên là aspergillus flavus có thể gây nhiễm độc gan và ung thư gan.
    Những người bị bệnh sau không nên ăn lạc
    1. Bệnh nhân bị bệnh gout
    Nguyên nhân gây bệnh gout (thống phong) là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Lạc là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

    Bệnh nhân cắt túi mật nên tránh ăn lạc và các loại cây dầu khác.
    2. Cắt bỏ túi mật
    Sau gần 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Nurses’Health đã phát hiện thấy, những người mà ăn ít nhất 58 gam lạc hoặc bơ lạc mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%. Tuy nhiên đối với bệnh nhân cắt bỏ túi mật ăn nhiều lạc lại bị nhiều tác động xấu.
    Mật rất quan trọng cho tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Thông thường, sau bữa ăn túi mật tiết dịch mật vào tá tràng để tạo điều kiện cho tiêu hóa và hấp thu. Thực phẩm có protein cao và giàu chất béo dễ gây kích thích mạnh đối với túi mật khiến cho túi mật phát thải nhiều hơn. Bệnh nhân bị cắt túi mật nên lượng dịch này không được bài thải sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân cắt túi mật nên tránh ăn lạc và các loại cây dầu khác.
    3. Bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, viêm ruột mãn tính
    Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Chế độ ăn uống được khuyến khích là ăn các bữa ăn nhỏ, dễ tiêu và ít dầu. Trường hợp ăn lạc và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ. Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn lạc.
    4. Người muốn giảm cân
    Lạc có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là lạc chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa lạc.
    5. Bệnh nhân tiểu đường
    Những người có bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt lạc tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cũng nên tránh ăn nhiều lạc.
    6. Bệnh nhân có lipoprotein máu
    Chế độ ăn uống bất hợp lý là một lý do quan trọng gây ra lipoprotein máu. Nguyên tắc điều trị thông qua chế độ ăn là hạn chế calo, làm giảm lượng axit béo bão hòa và cholesterol. Lạc là thực phẩm có hàm lượng chất béo và lượng calo cao, ăn nhiều chỉ làm trầm trọng thêm các biểu hiện, dẫn đến sự xuất hiện của bệnh mạch vành, bệnh tim mạch và mạch máu não khác đe dọa tính mạng.
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Khoai lang - một vị thuốc quý
    Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Áp dụng chế độ nửa gạo, nửa khoai riêng rẽ, hoặc độn chung với nhau nấu thành cơm, cháo, bánh...

    Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

    Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

    Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

    Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

    - Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

    - Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

    - Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

    - Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

    - Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

    - Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

    - Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

    - Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng.

    Món ăn bài thuốc từ khoai lang

    Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:

    - Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.

    - Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.

    - Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.


    Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:

    - Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

    - Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

    - Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.

    - Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.

    Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

    Viêm tuyến vú: Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.

    Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.

    Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

    Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

    Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

    Mụt nhọt: Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Dưỡng sinh hàng ngày
    1. Xoa mặt

    Khi ngủ dậy, dùng hai tay xoa mặt có tác dụng xoá các nếp nhăn, làm da bóng đẹp.

    Cách làm: Hai tay xoa vào nhau cho nóng rồi đặt tay lên hai sống mũi, ngón giữa áp dọc sống mũi, úp bàn tay lên mặt. Chuyển động ngón giữa để kéo theo bốn ngón còn lại dọc theo mũi từ trên xuống dưới, sau đó cả hai bên trán rồi dọc theo hai gò má xuống dưới. Mỗi động tác làm 20 lần.

    2. Chải đầu

    Chải đầu là việc bạn vẫn làm hàng ngày. Nhưng với liệu pháp dưỡng sinh này, bạn hãy dùng chính những ngón tay của mình thay thế cho chiếc lược. Mỗi sáng sớm khi ngủ dậy, bạn hãy dùng ngón tay chải tóc, chải từ trước ra sau 50 lần.

    Phương pháp này có tác dụng giúp mắt sáng, não tỉnh táo, rất có ích cho người tiểu đường, cao huyết áp và bị bệnh về mắt.

    3. Vận động mắt

    Làm vào buổi sáng và tối.

    Cách làm: chuyển động chậm nhãn cầu từ trái lên trên, sang phải rồi xuống và trở về vị trí ban đầu, sau 14 lần thì đổi hướng làm ngược lại 14 lần nữa. Tập xong nhắm mắt lại một lát rồi mở ra bình thường.

    4. Luyện tai

    Thường xuyên thực hiện phương pháp luyện tai sẽ có tác dụng kiện não, thông tai.

    Cách làm: Hai bàn tay úp vào hai bên tai, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào vùng chẩm sau gáy cho phát ra tiếng kêu trong tai, mỗi lần gõ 7 – 8 cái rồi lại nhấc tay ra khỏi tai một lần, làm khoảng 3 –4 lần.

    5. Cắn răng vào nhau

    Là một thuật dưỡng sinh làm cho chắc răng. Bạn hãy cắn hai hàm răng vào nhau thành tiếng kêu, bắt đầu từ răng hàm sau đó tới răng cửa, mỗi lần 18 lần, có thể làm cả buổi tối và buổi sáng.

    6. Lưỡi đánh lên lợi

    Liệu pháp dưỡng sinh này rất đơn giản, chỉ cần đưa đầu lưỡi vào lợi từ trên từ trái sang phải và ngược lại, mỗi động tác làm 30 lần, nuốt hết nước bọt trong miệng, tập trung ý nghĩ xuống huyệt đan điền. Phương pháp này có tác dụng kích thích tiết nước bọt chống cảm giác khát và giúp an thần.

    7. Xoa bụng

    Xoa vùng rốn và huyệt sinh môn làm tiêu khí tích tụ, đường ruột thông suốt.

    Cách làm: xoa hai tay vào nhau cho nóng rồi chồng hai bàn tay lên nhau xoa trực tiếp lên vùng rốn hoặc xoa ngoài áo cũng được, xoa tròn ngược với chiều kim đồng hồ, vòng xoa từ hẹp đến rộng quanh rốn 12 lần.

    8. Xoa gan bàn chân

    Xoa huyệt dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân có tác động tới thận và thắt lưng, làm mạnh thận, giúp thận và tim thông suốt.

    9. Vận động khớp tay, chân

    Trước tiên dùng hai tay nắm chặt hai khớp vai, bóp từ trái qua phải và ngược lại. Sau đó ngồi xếp bằng nhấc chân trái lene, bàn chân từ từ co vào duỗi ra sao cho thẳng với cổ chân là được, sau đó chuyển sang chân phải, mỗi bên 5 lần.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những lát gừng đã se quắt lại sóng sánh mật ong, ngậm vào miệng thơm và chữa ho vào những lúc chuyển mùa.

    1. Nguyên liệu
    - Gừng củ
    - Mật ong rừng

    2. Cách làm
    - Gừng củ (tùy làm nhiều hay ít theo người trong gia đình): Rửa sạch đất nhẹ nhàng (không cạo vỏ) để ráo nước.
    - Gừng thái lát ngang củ.
    - Cho vào lọ cứ một lớp gừng cho một lớp mật ong. Cứ thế đến hết.
    - Một thời gian ngắn những lát gừng sẽ se quắt lại, khi đó bắt đầu dùng.
    Nếu nhà có trẻ em thì mỗi sáng ngủ dậy lấy nước mật ong gừng pha với nước ấm uống, còn người lớn ngậm những lát gừng trong miệng.


    Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm... Gừng vàng có những dược tính sau:
    - Ngăn chặn sự tạo thành cục máu đông, nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin nhưng không gây viêm loét và xuất huyết dạ dày). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g), sẽ không phải dùng Aspirin.
    - Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.
    - Giúp cho hệ thống miễn dịch làm việc có hiệu quả, tăng khả năng chống lạnh, chịu lạnh và hạn chế các bệnh viêm nhiễm.
    - Ức chế thần kinh trung ương, ức chế hoạt tính của histamin, dẫn đến giảm co thắt cơ trơn, giảm cơn dị ứng. Do đó, gừng có tác dụng tốt trong việc chữa nôn mửa (do thai nghén, say tàu xe hay do hóa trị, xạ trị) mà không gây phản ứng phụ như các thuốc chống nôn hóa dược.
    - Giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.
    - Chống phù nề, giảm đau, chống hen. Gừng được dùng để điều trị có hiệu quả các chấn thương phần mềm (thuốc đắp và uống) bong gân, hen, ho lâu không khỏi, đau răng, thấp khớp.
    Ngoài ra, gừng còn có tác dụng phòng sỏi mật, phòng chống các bệnh ung thư, chống lão hóa, giảm sốt, điều hòa thân nhiệt, giúp ra mồ hôi, chống nhiễm độc gan do thuốc và hóa chất.
    Sau đây là một số điều cần lưu ý khi dùng gừng:
    - Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
    - Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
    - Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
    - Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    T.S., B.S. Đặng Lịch (trưởng khoa tim mạch, bệnh viện Hữu Nghị) cho biết hiện nay, rằng người dân có thể chi rất nhiều tiền để ăn uống, làm đẹp, du lịch nhưng họ chưa có thói quen chi tiền để khám sức khỏe định kỳ (ít nhất 1 năm 1 lần).
    Do đó, kể cả những người giàu có, tiền của rất nhiều nhưng khi đã phát hiện ra bệnh thì đã muộn. Lúc đó, không tiền nào có thể giúp họ mua lại được cuộc sống quý giá cho mình.
    Ông lấy ví dụ: Một số bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm sẽ chữa khỏi, không còn là “án tử” như suy nghĩ lâu nay của nhiều người.
    Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết để có sức khỏe tốt, ngoài chuyện ăn đảm bảo vệ sinh, thực phẩm không có hóa chất thì người dân cần thực hiện chế độ ăn khoa học, hợp lý, phòng được bệnh tật.
    - Ăn không quá no (1.800-2.000kcal/ngày/người lao động nhẹ (dân văn phòng)
    - Ăn nhiều rau xanh quả chín
    - Đa dạng hóa các loại thực phẩm (tinh bột, đạm, vitamin, mỡ, … sử dụng các loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe).
    - Giảm ăn thịt, tăng ăn đậu phụ , không ăn mặn.
    - Có thể sử dụng gạo lức (hoặc gạo lật nảy mầm) có nhiều yếu tố chống oxy hóa, không nên ăn gạo quá trắng.
    - Một ngày không uống quá 3 cốc bia.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ khởi phát đột ngột, phần lớn gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại di chứng tàn phế nghiêm trọng.
    Bệnh tai biến do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, thường gặp ở người cao tuổi do tăng huyết áp, vữa xơ động mạch... Trong các bữa ăn hằng ngày, có thể dùng nhiều món ăn bài thuốc có tác dụng đề phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não.
    Món ăn bài thuốc
    - Lấy 2 thìa vừng đen đã rang chín hòa với một ít đường trắng, khuấy đều với nước sôi để uống. Có tác dụng sinh huyết giãn cơ bắp, dùng cho trường hợp tai biến làm bán thân bất toại.
    - Dùng nhân quả đào, thảo quyết minh (mỗi thứ 12 gr) cho vào nồi cùng nửa lít nước, sắc (nấu) cho kỹ, cho thêm mật ong vào, khuấy đều. Chia uống 2 lần trong ngày. Có tác dụng chữa chứng huyết áp cao gây tai biến mạch máu não do cao tắc mạch máu não.

    Hoa cúc
    - Dùng 50 gr con trai, một ít con hàu, cùng 100 gr gạo tẻ đem nấu cháo ăn hết trong ngày (chia làm 2 lần). Món này có hiệu quả với chứng huyết áp cao, tai biến mạch máu não, nhức đầu, chóng mặt, Chú ý những người đang mắc chứng hư hàn (lạnh) thì không dùng.
    - Lấy hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần sử dụng thì lấy 100 gr gạo tẻ đem nấu cháo, khi cháo gần chín tới thì cho 15 gr bột hoa cúc vào khuấy đều, đun thêm cho sôi vài phút nữa là được. Dùng vào hai bữa sáng và chiều. Hoặc có thể lấy mầm của cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100 gr gạo tẻ, cùng lượng nước vừa đủ, nấu thành cháo để ăn. Hai món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Lưu ý, với những người cao tuổi, tỳ hư, có bệnh tiểu đường thì không được dùng.
    - Dùng vị thuốc hoàng kỳ, bạch thược sao vàng và quế (mỗi thứ 15 gr), gừng tươi 15 gr. Đem sắc (nấu) kỹ nguyên liệu trên để lấy nước, bỏ bã. Lấy 100 gr gạo tẻ, và 4 quả táo tàu, cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc trên vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần. Dùng liên tục sẽ có hiệu quả chữa những di chứng sau khi trúng phong như tay chân tê liệt. Những người huyết áp cao, xuất huyết não đã từng khám chẩn đoán bị tắc mạch máu não có thể dùng bài thuốc này.
    - Dùng vị thuốc hoàng kỳ 10 gr, táo 10 quả, đương quy và kỷ tử mỗi thứ 10 gr, thịt heo nạc 100 gr thái lát. Tất cả cho vào nồi ninh (nấu) cho nguyên liệu chín nhừ, cho vào ít muối và gia vị. Món ăn bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại.
    Lương y Vũ Quốc Trung
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cách làm bong mảng bám răng, vôi răng từ vỏ chanh, giấm

    Cao răng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.

    Theo nghiên cứu của một số hãng dược phẩm: cứ 1 mg mảng bám có thể chứa đến 200 - 300 triệu con vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này có độ bám dính rất cao, chúng bám dai trên bề mặt của răng, không tan trong nước và không thể tẩy sạch chỉ bằng chải răng.

    Cao răng được hình thành Thông thường mảng bám cần tồn tại trong miệng khoảng 1 tuần là có thể biến thành cao răng. Cao răng thường tập trung ở cổ răng, có màu trắng đục, ở những người hút thuốc lá thì cao răng nhuộm màu vàng nâu và xỉn màu.
    Cao răng có 2 loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường được hình thành một cách bình thường do những mảng bám trên răng biến thành.

    Cao răng huyết thanh được tạo thành do, lớp cao rằng thường gây viêm lợi tại chỗ, lợi vùng viêm đó sẽ tiết dịch viêm và chảy máu, máu đó ngấm vào cao răng thường tạo nên màu nâu đỏ, lúc này mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

    Sự tồn tại của cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Ngoài ra, cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng.
    Chính vì thế diệt trừ lớp mảng bám, lớp cao răng mới hình thành là việc làm cần thiết để bảo về răng miệng. Bài thuốc đơn giản dưới đây được lương y Trần Hoàng Bảo chia sẻ sẽ giúp việc diệt cao răng đơn giản hơn rất nhiều.

    Bài thuốc diệt lớp cáu bẩn răng, vôi răng nhờ giấm

    - Thành phần: Giấm cũ 1 bình.



    - Cách dùng: Mỗi tối trước khi đánh răng, ngậm nửa miệng giấm ăn, làm giấm động đậy trong miệng 2 ~3 phút, sau đó nhổ ra, tiếp dùng bàn chải đánh răng đánh răng (không dùng kem đánh răng), sau cùng dùng nước sạch súc miệng. Thường 2 ~3 ngày thì kiến hiệu, nhiều nhất làm 8 lần thì có thể trừ cáu bẩn răng, vôi răng.

    - Công hiệu: Trừ cáu bẩn răng, vôi răng.

    Vỏ cam vỏ chanh diệt mảng bám răng

    Thành phần: Vỏ cam, kem đánh răng, bột nở, muối

    - Vỏ cam phơi khô xay thành bột mịn, sau đó trộn bột vỏ cam với kem đánh răng thành hỗn hợp nhuyễn để dùng đánh răng hàng ngày. Hỗn hợp vỏ cam, kem đánh răng sẽ giúp răng sáng bóng và làm bong dần lớp mảng bám răng khó chịu.



    - Cách thứ 2 là dùng vỏ chanh tươi kết hợp với bột nở và muối.

    Cách làm: Xay vỏ chanh thật nhỏ sau đó trộn đều với bột nở và muối tinh, cho thêm một thìa nước sôi để ngồi vào hỗn hợp rồi trộn sột sệt vừa phải. Dùng hỗn hợp vỏ chanh, bột nở và muối để đánh răng sau khi đánh răng bằng kem. Hoặc có thể dùng thay kem đánh răng.
    Mẹo tránh cao răng

    - Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
    - Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám dư thừa.
    - Súc miệng với nước muối pha nhạt sau khi đánh răng.
    - Mát-xa lợi để cao răng khó bám vào.
    - Không nên đợi cao răng hình thành rồi mới đi lấy.
    - Bảo đảm chế độ dinh dưỡng thích hợp cho hàm răng khỏe đẹp.
    - Chỉ nên lấy cao răng 2 lần/ năm.
    - Nên thường xuyên đi kiểm tra răng định kỳ.
    - Nên lấy cao răng ở những nơi có uy tín cao.
    - Lựa chọn các biện pháp thích hợp để lấy cao răng.
    (Sưu tầm)
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một số món ăn bổ dưỡng mùa đông:
    -Ăn Đương quy nấu với thức ăn khác (ví dụ thịt gà) 1 đến 2 lần/tuần giúp ăn ngon, kích thích tiêu hóa, bổ máu.
    -Mua táo, câu kỷ tử về hằng ngày pha như pha trà uống, hoặc uống luân phiên hôm táo , hôm câu kỷ tử

Chia sẻ trang này