1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Các loại lỗi của báo chí điện tử Việt Nam

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi 1223, 05/09/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jenna1987

    Jenna1987 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2012
    Bài viết:
    936
    Đã được thích:
    1.889
    Ở đây không ai bàn vận mệnh với đại cục. Chỉ ghét đám chó dại sủa vận mệnh với đại cục thôi cưng!

    Đi chỗ khác mà cởi truồng nhá.
  2. number98

    number98 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    23
    bây giờ nhiều đảng viên đã trên 30 năm tuổi Đảng mà mình biết bây giờ quay sang chửi Đảng,ngược lại có những những người như ở hải ngoại như chủ trang blog này http://amaritx.wordpress.com/ lại hết sức tin tưởng vào đường lối của Đảng.Mình bây giờ hoang mang không biết tin vào cái gì bây giờ
    Lần cập nhật cuối: 24/12/2013
    suhomang, heorung1609huyphuc_ttvnol thích bài này.
  3. LarvaNH

    LarvaNH Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2008
    Bài viết:
    660
    Đã được thích:
    19
    Giờ đi đâu cũng gặp bọn thờ Mỹ, nhiều lúc phải nhịn khắm mà làm ăn với bọn nó.
    Không thể hiểu nổi những nước làm ăn chân chính như BRICS nhìn ta với con mắt như thế nào các bác nhể?!?!?!
    number98gakocanh thích bài này.
  4. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    trường mình 1 dạo mấy ông giáo đi mỹ về cũng rộ lên trò bỏ tết ta vs cả ngày ca ngợi mỹ còn gì nữa anh.
    em kuemhoito đây
  5. number98

    number98 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    23
  6. number98

    number98 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    23
    theo mấy ông thờ mỹ thì BRICS nghèo lắm,mà tụi nó nói cũng đúng nếu dẫn theo GDP đầu người
  7. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào?
    (Soha.vn) - SAM-2 đã thất bại thê thảm ở Trung Đông nhưng khi tới Việt Nam, với tài trí của bộ đội ta, nó đã thực sự trở thành "rồng lửa Thăng Long" vít cổ pháo đài B-52.


    Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, không thể không nhắc đến các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Việt Nam gọi là SAM-2). Trong 12 ngày đêm Hà Nội, Hải Phòng hiên ngang chống lại cuộc tập kích đường không Linebacker II của Mỹ, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 đã bắn hạ 29 trong tổng số 34 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay”.

    Chiến công này càng thêm vang dội, khi chúng ta biết rằng: Người Mỹ đã nắm rõ tên lửa SAM-2 như lòng bàn tay. Trước trận đại thắng trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cuối tháng 12 năm 1972, tên lửa S-75 đã chịu nhiều thất bại đau đớn, tưởng như không thể gượng dậy nổi. Nhưng với tài trí Việt Nam, SAM-2 đã thực sự trở thành “rồng lửa Thăng Long” vít cổ pháo đài bay B-52 .

    Liên tiếp thất bại

    Giữa thập niên 1960, Liên Xô viện trợ các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina chưa qua sử dụng cho Việt Nam và một số quốc gia khác.


    [​IMG] Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina sử dụng đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song và đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest , với các đạn tên lửa V-750 và V-750V, có thể diệt mục tiêu ở cự li từ 7-30km, độ cao tối thiểu 450m, tối đa 25.000m. Với đầu đạn nặng 190kg, bán kính sát thương lên đến 65m, tên lửa S-75 có sức công phá rất lớn, là con át chủ bài của phòng không Liên Xô trong một giai đoạn khá dài.

    Tuy nhiên, trước khi đến Việt Nam, thành tích chủ yếu của S-75 chỉ là bắn hạ các máy bay do thám U-2 (ở Liên Xô năm 1960 và ở Cu Ba năm 1962), hay RB-57 (ở Trung Quốc năm 1961). Hai chiến trường lớn đầu tiên của tên lửa S-75 Dvina là tại Việt Nam và Trung Đông.

    Ngày 27-3-1965, Việt Nam nhận được từ Liên Xô bộ trang bị khí tài của hai trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina, cùng với 4,5 cơ số đạn tên lửa (54 quả đạn). Chưa đầy một tháng sau, ngày 24-7-1965, hai tiểu đoàn 63, 64 của Trung đoàn 236 (Đoàn Tên lửa Sông Đà) đã lập công xuất sắc, phối hợp cùng với pháo cao xạ và súng máy phòng không tiêu diệt 10 máy bay Mỹ.


    [​IMG]
    Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp.

    Choáng váng trước thất bại nặng nề, người Mỹ vội vã đẩy mạnh việc nghiên cứu, đối phó với tên lửa S-75 Dvina. Và điều không ai ngờ tới, là trong khi S-75 đại thắng ở Việt Nam, thì chúng lại thất bại thê thảm ở Trung Đông.
    Lúc bấy giờ, rất nhiều tổ hợp S-75 Dvina đã được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Syria để chống lại Isarel. Trong tình thế bị bao vây ngặt nghèo, phải chống lại cùng lúc 6 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh: Ai Cập, Syria, Jordan, Libya, Iraq và Arab Saudi, Isarel đã quyết định mở cuộc tập kích đường không Focus, bắt đầu cuộc Chiến tranh Sáu ngày.

    7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập. Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.

    Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội Ai Cập vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. 20 bộ khí tài S-75 Dvina bị bỏ lại ở sa mạc Sinai, rơi vào tay quân Isarel. Người Mỹ nhanh chóng “mổ xẻ”, nghiên cứu khí tài tên lửa này, và đưa ra các biện pháp đối phó.

    Ngày 15-12-1967, không quân Mỹ tung 44 lượt máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống, 8 đạn tên lửa S-75 của ta bắn lên đều bị mất điều khiển, do bị đối phương dùng máy gây nhiễu ALQ-71 gây nhiễu rãnh đạn. Cũng từ đây, bắt đầu cuộc đọ sức quyết liệt giữa các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với không lực Mỹ.

    Trong tình thế vô cùng khó khăn, khi khí tài của ta đã bị đối phương nắm rõ như lòng bàn tay, bộ đội tên lửa Việt Nam chỉ còn vũ khí duy nhất là sự sáng tạo. Bằng các biện pháp thu sóng, kết hợp chụp ảnh, phía ta đã phát hiện được dải tần số và cường độ của loại nhiễu này, sau đó tiến hành “át nhiễu”, nâng công suất sóng điều khiển và sóng trả lời của đạn lên gấp ba lần, vượt qua mọi loại máy gây nhiễu của Mỹ như ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107.

    Khó khăn chồng chất khó khăn

    Mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Một nhân tố quan trọng của tổ hợp tên lửa S-75 Dvina là các đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest, có tầm trinh sát mục tiêu lên đến 275km, sử dụng dải sóng VHF với 4 tần số phát, kháng nhiễu tương đối tốt.

    Sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Sáu ngày, Ai Cập ráo riết hiện đại hóa quân đội để phục thù. Họ đã nhận được các đài radar P-12 từ Liên Xô. Nhưng không ngờ, phía Ai Cập đã quá mất cảnh giác, các đài radar hầu như không có hỏa lực phòng không và lực lượng bảo vệ. Ngày 26-12-1969, phía Isarel mở chiến dịch Rooster-53, dùng máy bay trực thăng và lính đặc nhiệm tập kích đánh cướp trạm radar Ras Ghareb gần kênh đào Suez, cẩu toàn bộ 7 tấn trang bị khí tài của tổ hợp radar P-12 mang về nghiên cứu.

    Năm lần bảy lượt, bộ đội phòng không Việt Nam bị Ai Cập “báo hại” khi dâng toàn bộ các khí tài phòng không hiện đại nhất cho Mỹ. Tính đến năm 1970, toàn bộ các khí tài radar chủ yếu của Việt Nam đã bị Mỹ tìm hiểu, và đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu.


    [​IMG]
    Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.

    Ngày 10-4-1972, B-52 ném bom rải thảm thành phố Vinh, nhưng hai ngày sau, Quân chủng Phòng không – Không quân mới biết. Ngày 13-4-1972, B-52 đánh ra Thanh Hóa, hủy diệt hoàn toàn sân bay Sao Vàng, nhưng hai tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina ở Thanh Hóa đều không thể phóng đạn, vì nhiễu rất nặng. Đặc biệt, ngày 16-4-1972, máy bay B-52 đánh vào thành phố Hải Phòng, hai trung đoàn 238 và 285 đã phóng lên đến 93 đạn tên lửa nhưng không diệt được chiếc B-52 nào.

    Trước những thất bại liên tiếp, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiêm túc kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng đề ra các biện pháp củng cố lại lực lượng, trang bị khí tài, chuẩn bị những phương án đánh mới. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng radar K8-60 của pháo cao xạ 57mm để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa S-75 đánh B-52. Điều đặc biệt là radar K8-60 vốn có hai dải sóng 3cm và 10cm, nhưng dải sóng 3cm bị trục trặc không thể sử dụng được, nên trước đó phía ta chỉ đánh địch bằng dải sóng 10cm, giống như dải sóng của đài radar SON-9A của Liên Xô. Do đó, phía Mỹ chỉ tập trung gây nhiễu nặng dải sóng 10cm.

    Điều thần kỳ đã xảy ra khi các kĩ sư quân sự Việt Nam “mổ xẻ” đài radar K8-60, quyết tâm sửa chữa dải sóng 3cm. Họ đã tìm ra rằng khi thiết kế đài radar K8-60, phía Trung Quốc đã phạm lỗi lớn ở đèn điện tử CKM-99, một bộ phận tối quan trọng, được coi như trái tim của đài phát. Chúng ta đã đặt lại chế độ làm việc cho đèn điện tử CKM-99, phục hồi thành công dải sóng 3cm. Kết quả này đã trở thành miếng võ hiểm của tên lửa S-75 Dvina, được giữ bí mật cho đến ngày mở màn Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.


    [​IMG]
    Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc, bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.

    Quá bất ngờ trước dải sóng mới của radar K8-60, không quân Mỹ bất lực không kịp tổ chức gây nhiễu. Tên lửa S-75 Dvina đã lập chiến công vang dội, tiêu diệt 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của địch, làm nên bản hùng ca bất diệt “Điện Biên Phủ trên không”, rửa mối nhục thua trận của loại tên lửa huyền thoại này.

    Trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ, tên lửa S-75 Dvina đã được Việt Nam cải tiến 4 lần, với 40 nội dung kĩ thuật, đảm bảo theo kịp được cuộc chiến tranh điện tử của Mỹ.

    http://soha.vn/quan-su/phong-khong-...n-lua-sam-2-nhu-the-nao-20131225231300577.htm

    Thằng soha này chém gió vãi cả đạn.

    1-Năm 1967 phần lớn Ả rập bất ngờ trước sự kiện Ixarel oanh kích phủ đầu các căn cứ KQ các nước Ả rập đặc biệt là Ai Cập-Nhờ 1 phần của tình báo. Vào năm 1967 không có 1 báo cáo nào cho biết PK Ai Cập phân bố đủ số lượng S-75 Sinai chứ đừng nói ở sân bay Ai Cập, thậm chí máy bay Ai cập còn để lộ thiên. Thực tế cũng chỉ có 4 nước tham chiến và 2 nước tích cực nhất là Ai Cập, Syri, 2 nước Iraq, Jodarn chỉ hỗ trợ hậu cần cùng 1 nhúm quân bộ binh, xe tank

    2-Vì bị đánh tê liệt như vậy nên tới năm 1973 Ai Cập + Syri mới dồn sức hợp tác với Liên Xô, BTT, TQ mua sắm cải tiến vũ khí. Phân bố tới nỗi dư số lượng SAM S-75 tại Sinai, năm đó Ai Cập tấn công phủ đầu Ixarel trước và dành thắng lợi (Chiến tranh Yom Kippur)LQ Ai cập tràn qua chiếm các lô cốt cứ điểm Ixarel, KQ Ị xà điều động A-4, F-4, Mirage thậm chí trang bị cho chúng loại AGM-45 tên lửa chống radar để tấn công LQ Ai Cập, nhưng hầu hết bị S75 số lượng lớn áp đảo bắn hạ, nhưng sau khi chiếm được Sinai thì Ai Cập để "trống" 40km cho Ixarel tấn công bao vây hệ thống SAM ( SA-2 , SA-3 , SA-6 và SA-7 ) đông đảo nhưng ko có bảo vệ dọc bán đảo Sinai-liền sau đó Ai Cập kí hiệp ước đình chiến, để Syri đơn độc ? theo tài liệu phía LX thì tay TT Ai Cấp lúc đó là Anwar Sadat (1 kẻ ghét CS, nhưng lại mua sắm vũ trang và nhờ các cố vấn LX đào tạo ?!) đã đi đêm với Mỹ để độc chiếm Sinai-nâng cao vị thế (Ai Cập xóa sổ cả 1 lữ đoàn tank thiết giáp Ixarel dọc Sinai), sau đó phản bội Syria-cuối cùng Assad cha là kẻ chẳng được lợi gì mà mất thêm lãnh thổ cao nguyên ở Golan. Thực tế chiến tranh năm 1973, Ai Cập thắng toàn diện. Nâng cao vị thế, trong khi Ixarel bị tê liệt hoàn toàn nhất là KQ và LQ-tới nỗi Mỹ phải mở gấp chiến dịch Nickel Grass để trang bị lại cho KQ Ị xà, bù lại họ có 1 số phần thắng (vẫn đang tranh cãi giữa các sử gia) về hải chiến so với HQ Ai Cập.
    Lần cập nhật cuối: 26/12/2013
    To_lai_ndtuananhkttt thích bài này.
  8. DKSH

    DKSH Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2011
    Bài viết:
    896
    Đã được thích:
    39
    Hừm, đại ca à! Đại ca cứ hiểu thế này, với thế và lực lúc đó, chỉ tính riêng chiến lợi phẩm mà quân Isarel thu được đã có hàng trăm xe tăng T-54, T-55 hiện đại, rồi hàng chục bộ khí tài S-75, thì không thể nói quân Ai Cập yếu được. Chỉ có lí do duy nhất là họ không biết đánh đấm cho tử tế, nên đại bại dưới tay Isarel. Máy bay thì không có hầm hố, ụ bảo vệ, hàng trăm cái bị hạ ngay trên sân bay thì đổ lỗi cho ai đây? Họ không có S-75, thì Mĩ đào đâu ra tên lửa để nghiên cứu, chế tạo máy phát nhiễu ALQ
    Nếu như vũ khí đó vào tay VN, thì chúng ta giải phóng miền Nam từ năm 65, chứ không cần đến 21 năm trường kì kháng chiến đâu. Khi họ có Tu-16 và MiG-21, thì ta chỉ có MiG-17. Họ có SAM-2, nhưng họ cúng không cho Mĩ để đánh lại VN, thì làm sao mà bênh họ được.

    Còn năm 73 thì bác Huy Phúc nói nhiều rồi, trong các chủ đề từ cách đây 8 năm cơ. Họ chiếm ưu thế rất mạnh lúc đầu, đánh bằng xe tăng đội hình lớn rất bài bản, AT-3 với B-41 cả rừng, xe tăng Isarel cháy ra tro hết. Nhưng họ không chịu bảo vệ các khẩu đội phòng không cho tử tế, để Isarel dùng đặc nhiệm diệt sạch, rồi chúng nó mang trực thăng gắn ATGM ra đánh lùi tăng Ai Cập.
    Bọn Isarel em chả ưa gì chúng nó, nhưng chúng nó vẫn đánh cho Ai Cập đại bại đấy thôi!
    To_lai_ndtuananhkttt thích bài này.
  9. gakocanh

    gakocanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    162
    cho anh lại cái link đi cu
  10. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Đồng chí chả nắm rõ gì cả, năm 1967 khối Ả rập chủ yếu sử dụng Panzer, IS-3, T-34 tank, SU-100 pháo chống tank là chủ lực đệ nhị chiến (chỉ 1 ít T54 Iraq, Syri, M48A1 Jodarn) thì đánh nhau gì được với M48A3, Chieftain, Centurion được nâng cấp. Tới năm 1973 có thêm M60 là loại MBT trong khi Ai Cập, Syri lúc đó đỉnh cao nhất là T-62. Còn KQ Ai Cập mạnh nhất khu vực lúc đó bị tiêu diệt ngay trên sân bay, 1 số ít MiG-15/19 xuất kích được thì ko có cửa địch lại Mirage 3C hoặc Super Mystère, thử nghĩ xem phi công có nhưng thiếu máy bay thì làm sao đánh lại kẻ địch có đủ máy bay và phi công để bay ? năm 1973 xe tank Ai cập và Syri ban đầu dành thắng lợi hoàn toàn, nhưng sau đó thua vì Ị xà nó chuyển sang đánh ban đêm, với trang bị hồng ngoại do Mỹ viện trợ.

    Cái đang nói ở đây là bọn báo mạng VN chém gió bạc mạng ko chịu tìm hiểu kĩ, lúc đó Ai Cập số lượng SAM quá ít + phân bố ko đồng đều bảo vệ tầm thấp chỉ có duy nhất các đại liên PK ZSU-57-2 (tới năm 1973 đã trang bị và phân bố dày đặc các loại SA mới như SA-3 , SA-6 và SA-7 khiến KQ Ị xà tê liệt thiệt hại khủng khiếp, tới nỗi chiến thuật SEAD cũng vô dụng), do thái cũng ranh ma biết nhược điểm của các loại SAM radar hoặc tên lửa hồng ngoại Ả rập lúc đó (1967-1973), nên dành ưu thế trên không, vd để trị loại K13 thì chỉ cần hoạt động ban ngày bay về phía mặt trời nắng gắt (với môi trường sa mạc thì quá thuận lợi) là đánh lừa được nó mà ko cần phải nhả flares, riêng loại AIM-9 do Mỹ viện trợ năm 1972 thì ko ảnh hưởng, hoặc đối với radar SAM như S-75 thì bay thấp do hạn chế tầm quét lúc đó của radar, cũng 1 phần do bọn Ả rập ko rút tỉa kinh nghiệm, vẫn dậm chân tại chỗ nhất là Iraq, Syri năm 1981-1982 vẫn đánh và vẫn thua- thua ở đây là trang bị kém, ko nghiên cứu sâu đối thủ đã có những chủng loại gì, vd ko thể lấy MiG-21/23 ra đấu với F-16/15 được, thời điểm thập niên 80 phù hợp cặp đôi hi-lo là Su-27/MiG-29 vs F-15/F-16, chứ MiG-21/23 tên lửa mang theo đã ít hơn lại thua kém về tính năng (AIM-9L bắn toàn khía cạnh-ko cần phải nhắm vào đuôi Fighter), cũng như hệ thống radar điển tử, độ vận động/ cơ động của khí động học thế hệ cũ ko thể bằng thế hệ mới như F-15/16, và tiếp tục sử dụng các loại SAM đời cũ (SA-6, SA-3,SA-5,SA-8 n shilkas) ko nâng cấp trong khi để trị khả năng SEAD thì LX lúc đó nâng cấp lên các hệ SAM mới (BuKs, Tors n Tunguskas n first gen S-300s) . Ko thể nói VN lúc đó "rửa nhục" cho các hồi quốc được, vì ko có Mỹ mở chiến dịch Nickel Grass thì Ị xà đã thất thủ năm 1973 với 2 mũi tiến công từ Sinai và Golan rồi.

    Có điều thú vị là trong trận đánh năm 1973, có 2 loại máy bay giống nhau là Mirage 5 bên phía Ai Cập (thực tế là phiên bản Mirage 5SDE tiêm kích-bom) và Nesher (bán nhái) bên phía Ị xà, theo Ị xà công bố thì có hơn 100 chiến thắng ?!

    Đọc ở đây để thấy sự phản bội của Ai Cập: http://northresistance.wordpress.com/2012/08/25/syrian-israeli-october-war/
    http://www.counterpunch.org/2012/02/22/what-really-happened-in-the-yom-kippur-war/

    Xét phương diện chính trị và tình báo thực sự thì Ai Cập thắng toàn cục [Ị xà thắng về chiến lược và chiến thuật + sự hỗ trợ đắc lực của Mỹ, về vũ khí khí tài đã chứng minh sự hiệu quả của các bên sử dụng như AT-3/SA-3/6 Klub vs TOW/MIM-72/23 Hawk, giữa T-62 vs M60. K-13 vs AIM-9D/Python-2, cũng như sự phát triển của các ECM cho hải-không quân về sau-tìm hiểu trận hải chiến giữa HQ Ai cập (P-15, Osa) vs Ị xà (Gabriel, Sa'ar 3)....], sau đó thả thí 40km cho tướng Sharon- sau này là TT Ị xà, tiến quân qua kênh đào Suez bao vây và tiêu diệt toàn bộ SAM của Ai Cập, mà ko có bảo vệ. Sau đó tên phản bội Anwar Sadat ngay lập tức kí kết hiệp định đình chiến, đồng thời để Syri đơn độc, về sau Sadat cũng phải trả giá khi bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ám sát :D - cũng từ đó mở đường cho Mỹ vào Trung Đông trên thế thượng phong, lũng loạn các hồi quốc.
    Lần cập nhật cuối: 26/12/2013
    To_lai_nd thích bài này.

Chia sẻ trang này