1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ồđ<ố?? - Tỏằ'ng Tỏằô

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi terrorist1812, 25/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Home nhầm lẫn giữa bài tựa và bài vịnh. Bài tựa là bài giới thiệu về một tác phẩm (một cuốn tiểu thuyết, một thi tập), thường do một người bạn văn chương của tác giả hoặc một danh gia viết. Bài vịnh thì đơn giản là một bài "bình", do đó tựa thì luôn gắn liền với tác phẩm, còn vịnh thì chưa chắc. Trường hợp bài Tổng vịnh của Chu Mạnh Trinh thì quá xuất sắc và độc đáo nên luôn đi liền với Truyện Kiều không thể tách rời.
    Bài Tổng vịnh, như NT nói, do Chu Mạnh Trinh viết trong kỳ thi vịnh Truyện Kiều do Lê Hoan, tuần phủ Hưng Yên tổ chức, cùng với nó là mười bài thơ vịnh (thập thủ liên hoàn).
    Còn người viết bài Tựa Truyện Kiều thứ nhất là bạn thân của Nguyễn Du, Thích An hầu Phạm Quý Thích, hiệu Lạp Trai và Thảo Đường cư sĩ, nhưng trong bài tựa ông lại ký là Mộng Liên đường chủ nhân. Bài thất ngôn bạn đưa lên là bản dịch của bài đề từ, còn đây là nguyên tác:
    Giai nhân bất thị đáo Tiền Đường
    Bán thế yên hoa trái vị thường
    Ngọc diện khởi ưng mai thủy quốc
    Băng tâm tự khả đối Kim lang
    Đoạn trường mộng lý căn duyên liễu
    Bạc mệnh cầm chung oán hận trường
    Nhất phiến tài tình thiên cổ lụy
    Tân Thanh đáo để vị thùy thương...
  2. Dinhbang_lover

    Dinhbang_lover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Em rất thích 2 bài từ của Phạm Trọng Yên là Tô Mộ Già và Tích Ngân Đăng. Em xin chép lên đây để các bác tham khảo.
    size=3]o-o~-?,
    黯乡,O追-.??,ooTzO好梦.T人睡?,~Zo^楼~'?泪?, [/size=3]
    Phiên âm:
    Tô Mộ Già
    Bích vân thiên, hoàng diệp địa.
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàn yên thuý.
    Sơn ánh tà dương thiên tiếp thuỷ.
    Phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại.
    Ám hương hồn, truy lữ tư.
    Dạ dạ trừ phi, hảo mộng lưu nhân thụy.
    Minh nguyệt lầu cao hưu độc ỷ.
    Tửu nhập sầu trường, hoá tác tương tư lệ.
    ?""灯^Z欧~.席S^?~?
    ~o>o"?Tf?^~??,"尽o_O'SfS>O只-?^?天o?,^O??寻?O?,.?^~伶????,
    人-f-T岁?,'-f??^尫,?,只o?中-O>子'年O忍SS浮名?系?,?"Zf?'O-T'?,.>z避?,
    Phiên âm:
    Tích ngân đăng
    Tác dạ nhân khán Thục chí.
    Tiếu Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị.
    Dụng tận cơ quan, đồ lao tâm lực, chỉ đắc tam phân thiên địa.
    Khuất chỉ tế tầm tư, tranh như cộng, Lưu Linh nhất tuý.
    Nhân thế đô vô bách tuế.
    Thiếu si ngai, lão thành vong tụy.
    Chỉ hữu trung gian, tá tử thiếu niên, nhẫn bả phù danh khiên kế.
    Nhất phẩm dữ thiên kim, vấn bạch phát, như hà hồi tị.
    * Phạm Trọng Yên (989-1052): tự Hy Văn, là một chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống, đã từng trình bản tấu 10 điều lên Nhân Tông Triệu Trinh, yêu cầu cải cách những vấn đề bất cập đương thời. Tất nhiên, ông còn là một văn nhân có tiếng, trong đó 2 câu trong bài "Nhạc Dương lầu ký" : "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" được hậu thế truyền tụng. Tô Đông Pha, Vương An Thạch đều có chịu ảnh hưởng của ông.
  3. Dinhbang_lover

    Dinhbang_lover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2004
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Em rất thích 2 bài từ của Phạm Trọng Yên là Tô Mộ Già và Tích Ngân Đăng. Em xin chép lên đây để các bác tham khảo.
    size=3]o-o~-?,
    黯乡,O追-.??,ooTzO好梦.T人睡?,~Zo^楼~'?泪?, [/size=3]
    Phiên âm:
    Tô Mộ Già
    Bích vân thiên, hoàng diệp địa.
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàn yên thuý.
    Sơn ánh tà dương thiên tiếp thuỷ.
    Phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại.
    Ám hương hồn, truy lữ tư.
    Dạ dạ trừ phi, hảo mộng lưu nhân thụy.
    Minh nguyệt lầu cao hưu độc ỷ.
    Tửu nhập sầu trường, hoá tác tương tư lệ.
    ?""灯^Z欧~.席S^?~?
    ~o>o"?Tf?^~??,"尽o_O'SfS>O只-?^?天o?,^O??寻?O?,.?^~伶????,
    人-f-T岁?,'-f??^尫,?,只o?中-O>子'年O忍SS浮名?系?,?"Zf?'O-T'?,.>z避?,
    Phiên âm:
    Tích ngân đăng
    Tác dạ nhân khán Thục chí.
    Tiếu Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị.
    Dụng tận cơ quan, đồ lao tâm lực, chỉ đắc tam phân thiên địa.
    Khuất chỉ tế tầm tư, tranh như cộng, Lưu Linh nhất tuý.
    Nhân thế đô vô bách tuế.
    Thiếu si ngai, lão thành vong tụy.
    Chỉ hữu trung gian, tá tử thiếu niên, nhẫn bả phù danh khiên kế.
    Nhất phẩm dữ thiên kim, vấn bạch phát, như hà hồi tị.
    * Phạm Trọng Yên (989-1052): tự Hy Văn, là một chính trị gia nổi tiếng thời Bắc Tống, đã từng trình bản tấu 10 điều lên Nhân Tông Triệu Trinh, yêu cầu cải cách những vấn đề bất cập đương thời. Tất nhiên, ông còn là một văn nhân có tiếng, trong đó 2 câu trong bài "Nhạc Dương lầu ký" : "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" được hậu thế truyền tụng. Tô Đông Pha, Vương An Thạch đều có chịu ảnh hưởng của ông.
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Cái món Tống từ này nghe thâm thuý dữ &gt; khong ngờ các bác nhà mình cũng nghiên cứu sâu ghê. Tiếc là Vũ mỗ không có thơìi gian để nghiên cứu. . . . Tiếc thay , tiếc thay . . .!!!
  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Cái món Tống từ này nghe thâm thuý dữ &gt; khong ngờ các bác nhà mình cũng nghiên cứu sâu ghê. Tiếc là Vũ mỗ không có thơìi gian để nghiên cứu. . . . Tiếc thay , tiếc thay . . .!!!
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hm. Lâu lắm rùi, vào box Tiếng Trung chả thấy cái gì có thể post được.
    hôm nay, thấy cái topic nay được kéo lên. Cũng xin lại mạo muội nói chuyện chút xíu.
    Về 2 bài từ của Phạm Trọng Yên.
    Bài đầu. Tên của nó là Tô Mạc già chứ không phải là Tô mộ già như bạn nói.
    Còn bản bạn post thì sai nhiều quá.
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàn yên thuý.
    hm. Phải là :
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàng yên thuý.
    Chắc bạn đánh nhầm. hàn thì còn gì cái nghĩa sắc thu liền với sóng nữa?
    Phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại.
    Phải là:
    Cánh tại tà đương lý chứ?
    Dịch Nghĩa
    Trời mây biếc
    Đất lá vàng
    Sắc thu liền với sóng
    Trên sóng khói lạnh xanh
    Trên núi nắng chiều, trời liền với nước
    Cỏ thơm vô tình
    Lại ở dưới ánh trời tà
    Hồn quê ám ảnh
    Nỗi lòng đất khách day dứt
    Đêm đêm trừ có giấc mơ đẹp mới ru người ngon giấc
    Trăng sáng, lầu cao, chớ đứng một mình
    Rượu uống vào ruột sầu
    Hóa thành nước mắt tương tư

    Dịch Thơ
    Biếc mây trời
    Vàng lá đất
    Sóng lẫn sắc thu
    Khói sóng xanh lạnh ngắt
    Nước liền trời núi chiều nắng hắt
    Đám cỏ trêu ngươi
    Mơn mởn trong nắng nhạt
    Não hồn quê
    Buồn đất khách
    Ví được hằng đêm mộng đẹp ru ngon giấc
    Trăng sáng chớ một mình tựa gác
    Rượu ngấm ruột sầu
    Nỗi nhớ đầm nước mắt
    Nguyễn Xuân Tảo dịch
    To vinhattieu:sang bên maihoatrang, thấy bác phụ trách mảng thảo luận về cổ thi việt nam và Trung hoa. Hay quá ha.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 23/07/2004
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Hm. Lâu lắm rùi, vào box Tiếng Trung chả thấy cái gì có thể post được.
    hôm nay, thấy cái topic nay được kéo lên. Cũng xin lại mạo muội nói chuyện chút xíu.
    Về 2 bài từ của Phạm Trọng Yên.
    Bài đầu. Tên của nó là Tô Mạc già chứ không phải là Tô mộ già như bạn nói.
    Còn bản bạn post thì sai nhiều quá.
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàn yên thuý.
    hm. Phải là :
    Thu sắc liên ba, ba thượng hàng yên thuý.
    Chắc bạn đánh nhầm. hàn thì còn gì cái nghĩa sắc thu liền với sóng nữa?
    Phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại.
    Phải là:
    Cánh tại tà đương lý chứ?
    Dịch Nghĩa
    Trời mây biếc
    Đất lá vàng
    Sắc thu liền với sóng
    Trên sóng khói lạnh xanh
    Trên núi nắng chiều, trời liền với nước
    Cỏ thơm vô tình
    Lại ở dưới ánh trời tà
    Hồn quê ám ảnh
    Nỗi lòng đất khách day dứt
    Đêm đêm trừ có giấc mơ đẹp mới ru người ngon giấc
    Trăng sáng, lầu cao, chớ đứng một mình
    Rượu uống vào ruột sầu
    Hóa thành nước mắt tương tư

    Dịch Thơ
    Biếc mây trời
    Vàng lá đất
    Sóng lẫn sắc thu
    Khói sóng xanh lạnh ngắt
    Nước liền trời núi chiều nắng hắt
    Đám cỏ trêu ngươi
    Mơn mởn trong nắng nhạt
    Não hồn quê
    Buồn đất khách
    Ví được hằng đêm mộng đẹp ru ngon giấc
    Trăng sáng chớ một mình tựa gác
    Rượu ngấm ruột sầu
    Nỗi nhớ đầm nước mắt
    Nguyễn Xuân Tảo dịch
    To vinhattieu:sang bên maihoatrang, thấy bác phụ trách mảng thảo luận về cổ thi việt nam và Trung hoa. Hay quá ha.
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 18:31 ngày 23/07/2004
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chữ . đọc là mạc cũng được, đọc là mộ cũng được, nhưng xưa nay ở Việt Nam vẫn phiên âm là Tô mạc già, đọc mộ nghe hơi lạ tai.
    Câu thứ tư dĩ nhiên là hàn yên, chữ hàn nghĩa là lạnh lẽo, hàn yên là khói lạnh trên mặt sóng.
    Câu thứ bảy, mặc dù Nguyễn Xuân Tảo phiên âm là "Cánh tại tà dương lý", nhưng bản Hán phụ lục cuối sách lại chép là "Cánh tại tà dương ngoại" >o-oT- (bài thứ 5, trang 304) &gt;&gt;&gt; thế mới biết phiên âm của dịch giả không phải lúc nào cũng tin được.
    Tôi tra bốn nguồn khác cũng chép là ngoại. Theo Bạch hương từ phổ chú thì chữ này hiệp trắc vận, như vậy đọc lý nghe vần với thủy của câu trên hơn, nhưng chính cuốn này cũng chép ngoại. Có lẽ thời Tống chữ -đọc vần với 水 chăng?
    Câu thứ chín 追-.? phải đọc là Truy lữ tứ mới đúng. Chữ ? có hai cách đọc, tuỳ vần điệu mà đọc tư hay tứ. Ở đây chữ này hiệp trắc vận, dĩ nhiên đọc là tứ.
    To Home: Bên MHT tôi cũng chỉ qua lại chơi bời với bạn bè, hai người phụ trách chính là Bất Giới và Lãng Xẹt Tử. Mod access của tôi là mọi người quá yêu hoặc quá ghét nên bắt làm thôi. Tính tôi vậy, đã không phải homepage của mình thì thích ở ngoài mọi sự, cũng như "phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại" vậy...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 23/07/2004
  9. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chữ . đọc là mạc cũng được, đọc là mộ cũng được, nhưng xưa nay ở Việt Nam vẫn phiên âm là Tô mạc già, đọc mộ nghe hơi lạ tai.
    Câu thứ tư dĩ nhiên là hàn yên, chữ hàn nghĩa là lạnh lẽo, hàn yên là khói lạnh trên mặt sóng.
    Câu thứ bảy, mặc dù Nguyễn Xuân Tảo phiên âm là "Cánh tại tà dương lý", nhưng bản Hán phụ lục cuối sách lại chép là "Cánh tại tà dương ngoại" >o-oT- (bài thứ 5, trang 304) &gt;&gt;&gt; thế mới biết phiên âm của dịch giả không phải lúc nào cũng tin được.
    Tôi tra bốn nguồn khác cũng chép là ngoại. Theo Bạch hương từ phổ chú thì chữ này hiệp trắc vận, như vậy đọc lý nghe vần với thủy của câu trên hơn, nhưng chính cuốn này cũng chép ngoại. Có lẽ thời Tống chữ -đọc vần với 水 chăng?
    Câu thứ chín 追-.? phải đọc là Truy lữ tứ mới đúng. Chữ ? có hai cách đọc, tuỳ vần điệu mà đọc tư hay tứ. Ở đây chữ này hiệp trắc vận, dĩ nhiên đọc là tứ.
    To Home: Bên MHT tôi cũng chỉ qua lại chơi bời với bạn bè, hai người phụ trách chính là Bất Giới và Lãng Xẹt Tử. Mod access của tôi là mọi người quá yêu hoặc quá ghét nên bắt làm thôi. Tính tôi vậy, đã không phải homepage của mình thì thích ở ngoài mọi sự, cũng như "phương thảo vô tình, cánh tại tà dương ngoại" vậy...
    Được vinhattieu sửa chữa / chuyển vào 21:55 ngày 23/07/2004
  10. Liv

    Liv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2003
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Bích vân thiên, hoàng hoa địa, tây phong khẩn, bắc nhạn nam phi.
    Hiểu lai thùy nhiễm sương lâm túy? Tận thị ly nhân lệ.
    Từ thì nhiều thật, nhưng bản dịch từ thì lại rất ít. Vi huynh có nói là thưởng thức từ qua nguyên bản là hay nhất, tại hạ cũng cho là như thế. Nhưng mà việc thưởng thức qua nguyên bản lại không phải dành cho đại chúng, vì điều đó đòi hỏi một trình độ nhất định. Cũng may đa số những người thích từ thường là những người cao ngạo, không thích cái sở thích của mình trở thành đại chúng.
    Dịch từ cũng là một cái thú, có lẽ là thú hơn dịch thơ, vì cái nhịp điệu dài ngắn của câu, đòi hỏi nhiều thách thức và khéo léo hơn. Cái tình điệu của từ có lẽ cũng phù hợp với những con người tình cảm của thời nay hơn là những bài thi theo khuôn khổ.
    Nói là từ xưa nay không hấp dẫn người VN = thi cũng đúng. Nhưng tại hạ nhận thấy trong giai đoạn gần đây, của cái thế hệ này, có khá nhiều người trẻ hứng thú với từ. Có lẽ một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là có lẽ lớp trẻ đã quá chán nhai đi nhai lại những bài Đường thi thất tuyệt ngũ tuyệt cổ phong của tiền nhân rồi chăng?
    Đi đâu cũng gặp người quen, có lẽ trong thiên hạ chỉ có vài người chăng?

Chia sẻ trang này