1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tình hình Ukraine và bóng ma của nội chiến

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi canhsatbienvietnam, 19/02/2014.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    túm lại là hem có bem nhau, UK mún bem Crưm cũng phải đếm kỹ hậu quả ... xong. chờ anh YUNA thông báo tối nay.
  2. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    Ukraina và Syria giống nhau ở điểm nào?


    Cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Ukraine gợi cho chúng ta nhớ lại một số sự kiện "Mùa xuân Ả Rập", đặc biệt là trong vấn đề phương Tây đóng vai trò như thế nào trong cả hai trường hợp này.

    Trong thực tế, có đặc điểm gì chung giữa tình hình Ukraine và trong thế giới Ả Rập hay không? Sau đây là ý kiến của quan sát viên Evgeny Yermolayev:

    “Người chỉ ra liên hệ song song giữa những gì đang xảy ra ở Ukraine và trong thế giới Ả Rập, đặc biệt là ở Syria, không ai khác hơn là Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm gần đây tới Mexico, ông Obama tuyên bố rằng vấn đề ở đây là việc thực hiện nguyện vọng của nhân dân Ukraine và Syria muốn được hưởng quyền tự do chủ yếu và các quyền cơ bản. Những quyền cụ thể nào được đề cập ở đây, tổng thống Mỹ hoàn toàn không nêu rõ. Chúng ta sẽ thử phân tích để tìm hiểu chuyện này.

    Nếu chúng ta nói về tình hình ở Ukraine, rõ ràng nước này còn xa mới là lý tưởng, ngay cả trước khi Tổng thống Yanukovych bị truy đuổi khỏi Kiev. Người dân Ukraine sống trong nghèo đói, đặc biệt là ở phía tây đất nước, quê hương của phần đông lực lượng đối lập đến Kiev để biểu tình. Không phải ngẫu nhiên mà gần như tất cả các chiến dịch biểu tình ở Ukraine đều được tổ chức vào mùa đông. Vào những lúc khác, hầu hết nam giới Tây Ukraine bận làm thuê theo mùa ở các nước khác, kể cả ở Nga.

    Ở các khu công nghiệp phía Đông Ukraine, tỷ lệ thất nghiệp không cao. Nhưng tiền lương quá thấp, các khoản bảo hiểm y tế xã hội lại còn ít hơn nữa. Tất cả điều này trái ngược với mức sống của doanh nghiệp và tầng lớp thượng lưu chính trị cả phía Đông lẫn phía Tây, những người đua nhau xây dựng cung điện ngoại ô sang trọng. Tất nhiên, sự bất công xã hội này khiến nhiều người bất mãn.

    Tuy nhiên, về hình thức thì ở Ukraine có rất cả các thuộc tính của một nền dân chủ. Trong nước có đủ loại đảng phái, từ cực đoan cho đến siêu cánh tả. Về thủ tục bầu chọn tổng thống Yanukovych năm 2010, các quan sát viên bao gồm quan sát viên châu Âu và Mỹ đều không có điều gì phàn nàn.

    Vì vậy, lý do để Mỹ và châu Âu hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine không phải là sự quan tâm đến nền dân chủ. Ông Yanukovich đại diện cho tầng lớp thượng lưu Ukraina ôn hòa, theo đuổi chính sách trên cơ sở cân bằng giữa châu Âu và Nga. Ngược lại, đối thủ của ông tuyệt đối tập trung vào lợi ích của Berlin, Paris và Washington. Và nếu các nước phương Tây thực sự quan tâm đến dân chủ ở Ukraine, họ sẽ phải nói với những người Ukraina mà họ đỡ đầu rời đường phố để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc bầu cử mới. Nhưng có khả năng phe đối lập Ukraina lại sẽ bị thất bại trong cuộc bầu cử tiếp theo. Vì vậy, trong việc lựa chọn giữa dân chủ và lợi nhuận, Mỹ và châu Âu đã quen chọn lợi nhuận và từ bỏ các nguyên tắc dân chủ.

    Những điều tương tự như vậy cũng đã xảy ra ở Syria, nơi mà châu Âu và Mỹ chỉ quan tâm đến việc dùng vũ lực để đem chính quyền lực đến cho những kẻ biết vâng lời. Đó chính là điều giống nhau giữa tình hình Syria và Ukraina - và đây chính là điều mà tổng thống Barack Obama nói đến khi so sánh hai nước hoàn toàn khác nhau.

    Một người khác tham gia chương trình của chúng tôi, chuyên gia Victor Nadein - Raevskii lại có ý kiến như sau:

    “Phương Tây xây dựng công nghệ để tổ chức cái gọi là "cuộc cách mạng màu". Công nghệ ấy đã được thử nghiệm ở các nước Liên Xô cũ - ở Gruzia, Kyrgyzstan và Ukraine. Sau đó được áp dụng ở Trung Đông trong cái gọi là "Mùa xuân Ả Rập" và bây giờ công nghệ này đang trở lại Ukraina.”

    Bản chất của công nghệ này là hỗ trợ đối thủ của chế độ cầm quyền, bằng bùng nổ chiến tranh thông tin và kích động mâu thuẫn nội bộ. Để lọt vào "danh sách đen", không nhất thiết phải là kẻ thù của dân chủ. Ngược lại, ở các nước độc tài, thậm chí không thể thực hiện âm mưu một "cuộc cách mạng màu."

    Do đó, dấy lên bạo loạn ở các nước Ả Rập tương đối ôn hòa, kể cả Syria, cũng như trong một nước hậu Xô Viết khá dân chủ, phương Tây thực sự đóng cửa con đường Trung Đông tiến tới dân chủ. Dường như họ muốn nói với các nhà lãnh đạo bảo thủ địa phương rằng: hãy xem những gì mà dân chủ đã mang lại! Hãy làm bạn với phương Tây, và hãy lãnh đạo đất nước như trước đây, không cần bầu cử và các đảng phái chính trị. Do đó, hành vi hiện tại của phương Tây là tội ác lớn nhất đối với nền dân chủ.
    To_lai_ndgraywolf83 thích bài này.
  3. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199
    Mả cha cái thằng hoac_nguyen_giap này, bố vừa lót dép hóng trên này được chút thì mày lại phá đám rồi :mad:
    pinkera, kientrunganhCaptain_vhs thích bài này.
  4. graywolf83

    graywolf83 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/02/2008
    Bài viết:
    753
    Đã được thích:
    329
    Bạn họ Hoắc này phải nói là nhân vật chơi game rất giỏi, biết trên giấy chứ chả thèm biết thực tế ;) thôi bạn mở tô pic TQ oánh Nhựt cho tớ vào chém với
    Hoac_Nguyen_GiapCaptain_vhs thích bài này.
  5. start123456

    start123456 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/10/2005
    Bài viết:
    879
    Đã được thích:
    199
    Túm lại tình hình thế này:
    - Ngày 5 tháng 5 tiến hành trưng cầu dân ý tại Crimean, nhưng mà chưa bít trưng cầu những câu gì (còn mập mờ)
    - Số phận Sevastopol chưa rõ có gắn liền với Crimean không.
    - Hôm nay tổ chức biểu tình tiếp, có nhiều khả năng toàn bộ Đinh Ba Uk sẽ bị gỡ bỏ trên toàn bộ Sevastopol.
    - Đám Tartar kêu gào lập đội tự vệ riêng.
    - Train of Friendship đã bắt đầu khởi hành, mang số hiệu 88.

    -Tin mới: sau một hồi, Nga cuối cùng đã thừa nhận lính Nga đang chiếm sân bay Sevastopol. Không lẽ Nga quyết định chơi bài ngửa sớm thế?
    Lần cập nhật cuối: 28/02/2014
  6. tinhha880

    tinhha880 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2012
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    17
    Cùng là quạt mo cả, toàn quạt như người giời mà các bác quạt cứ lườm nguýt chê bai nhau.
    Các bác có quạt vĩ đại thế nào cũng không bằng máy ảnh canon và camera sony.
  7. SuperSukhoi

    SuperSukhoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2013
    Bài viết:
    2.703
    Đã được thích:
    7.575
    SOS: Nga-Ukraine đại chiến? Hoàn toàn có thể!
    6:52 PM, 27/02/2014, Views: 0 | By Nhân Vũ
    VietnamDefence - Yanukovich xin Nga bảo vệ, Nga đáp ứng. Hai quân khu Nga báo động tập trận. Hạm đội Biển Đen ở Crimea điều xe bọc thép ra đường. Trụ sở Quốc hội Crimea bị chiếm giữ. Kiev cấm quân Nga ở Crimea di chuyển. Putin có dám làm tới?

    [​IMG]
    Dường như điều mà Mỹ và phương Tây lo ngại đang có nguy cơ diễn ra hơn bao giờ hết. Đó là Nga can thiệp quân sự vào Ukraine.
    Mấy hôm trước, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, tiếp đó là ngoại trưởng Mỹ, ngoại trưởng Anh, Tổng thư ký NATO... đều lên tiếng cảnh báo Nga sẽ phạm sai lầm nghiêm trọng nếu đưa quân vào Ukraine.

    Các quan chức cao cấp Nga như Chủ tịch Duma Quốc gia, ngoại trưởng Nga đều bác bỏ khả năng can thiệp quân sự.

    Nhưng Chủ tịch Ủy ban quan hệ với SNG của Duma Quốc gia lại mập mờ nói đến khả năng Nga xem xét việc sáp nhập Crimea vào Nga nếu người dân Crimea quyết định như vậy. Rồi Thủ tướng Nga Medvedev và ngoại trưởng Nga Lavrov bày tỏ "rất nghi ngờ" tính hợp pháp của chính quyền mới tại Kiev, vẫn coi Viktor Yanukovich là Tổng thống hợp pháp của Ukraine.

    Như vậy, dường như Nga chỉ thiếu một ngọn cờ chính danh, một nguy cơ có thể đe dọa dân chúng Nga ở Crimea là có cớ để động binh giành lại bán đảo Crimea mà Khrushchev đã thay mặt Đảng Cộng sản Liên Xô lấy của Cộng hòa Liên bang XHCN Xô-viết Nga đem "tặng" cho Cộng hòa XHCN Xô-viết Ukraine để bày tỏ "tình hữu nghị đời đời bền vững" giữa dân tộc Nga và dân tộc Ukraine, thậm chí xa hơn là giành lấy cả miền đông và miền nam Ukraine.

    [​IMG]
    Bất ngờ, hôm qua, Putin ra lệnh "kiểm tra" quân đội tại hai quân khu miền trung và miền tây. Tiếp đó tình hình diễn biến rất nhanh và đáng ngại.

    Sau cuộc họp bộ trưởng quốc phòng NATO ở Brussels, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng khuyên Nga tránh những việc làm mập mờ “có thể bị đánh giá sai” và nói ông “theo dõi sát cuộc tập trận của quân đội Nga ở gần biên giới Ukraine”.

    Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cũng nói sẽ theo dõi cuộc tập trận của Nga. Tuy không nói ông có coi đây là sự chuẩn bị xâm lăng Ukraine không, nhưng ông Hammond kêu gọi để người Ukraine tự quyết định tương lai của mình.

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm 26/2 tuyên bố, cuộc tập trận của Nga không có liên quan gì đến tình hình Ukraine và nhấn mạnh khu vực đang diễn ra tập trận còn tiếp giáp với các nước khác. Cuộc tập trận bất ngờ của Nga dự kiến sẽ kéo dài từ ngày 26-27/2, còn sau đó là từ 28/2-3/3.

    [​IMG]
    Người biểu tình trước Rada Crimea (Reuters)
    1. Chiếm giữ trụ sở Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng Crimea
    - 27/2/2014

    Sáng sớm ngày 27/2/2014, các tòa nhà của Quốc hội (Rada) và Hội đồng Bộ trưởng của Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine bị các toán người vũ trang lạ mặt, mặc đồng phục không phù hiệu chiếm giữ. Họ trói cảnh sát canh gác và ném một quả lựu đạn gây choáng.

    Tự xưng là lực lượng bảo vệ dân chúng nói tiếng Nga của Crimea, nhưng có tin nói họ là binh sĩ đặc nhiệm cảnh sát chống bạo động Berkut vừa bị giải tán. Họ vẫn để các nghị sĩ Crimea vào dự cuộc họp bất thường.

    Cộng hòa tự trị Crimea
    Cộng hòa tự trị Crimea nằm trên bán đảo Crimea, ở miền nam Ukraine, có diện tích 27.000 km2, dân số 1.967.200 người (tháng 1/2014).

    Các nhóm sắc tộc chính của Crimea là người Nga: 58%, người Ukraine 24% và người Tartar 12%.

    Năm 1783, Crimea bị sáp nhập vào Đế quốc Nga, người Nga, Ukraine, Hy Lạp, Bulgaria, Đức bắt đầu di cư đến đây.

    Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Crimea gia nhập Cộng hòa Liên bang XHCN Xô-viết Nga. Tháng 10/1921, thành lập Cộng hòa XHCN Xô-viết tự trị Crimea. Năm 1945, cộng hòa tự trị này bị giải thể.

    Năm 1954, Crimea bị Khrushchev và Đảng Cộng sản Liên Xô lấy từ thành phần Cộng hòa Liên bang XHCN Xô-viết Nga chuyển cho Cộng hòa XHCN Xô-viết Ukraine.

    Theo kết quả trưng cầu dân ý ngày 20/1/1991, Cộng hòa XHCN Xô-viết tự trị Crimea được tái lập.

    Sau đó, khi Ukraine thông qua Hiến pháp năm 1992, nước cộng hòa tự trị này được đổi thành Cộng hòa Crimea, sau đó là thành Cộng hòa tự trị Crimea.

    Cơ quan đại biểu của Crimea là Xô-viết Tối cao (Rada Tối cao), cơ quan hành pháp là Hội đồng Bộ trưởng.

    Lãnh thổ Crimea được chia thành 14 quận và 16 thành phố, trong đó có 11 thành phố cấp nước cộng hòa. Thủ phủ Crimea là Simferopol.

    Cờ Nga được kéo lên trên trụ sở Rada Tối cao và Hội đồng Bộ trưởng Crimea. Trung tâm thành phố Simferopol và các tòa nhà này bị cảnh sát phong tỏa, không cho khách bộ hành và xe cộ đi vào. Chính quyền Crimea quyết định hủy các chuyến xe khách từ ngoại ô và liên thành phố đến Simferopol. Xe cộ trong thành phố đi lại bị hạn chế.

    Trước đó, vào ngày 26/2, ngay sát trụ sở Rada Tối cao Crimea đã xảy ra đụng độ giữa những biểu tình đòi sáp nhập Crimea vào Nga với những người Tartar biểu tình ủng hộ chính quyền mới ở Kiev và duy trì Crimea trong thành phần Ukraine làm 35 người bị thương, 2 người chết.

    Cựu Giám đốc SBU, cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng quốc phòng và cựu thư ký Ủy ban An ninh quốc phòng Ukraine Yevgeny Marchuk, người từng xử lý cuộc khủng hoảng ly khai ở Crimea năm 1992, cho rằng, các tòa nhà Rada và Hội đồng Bộ trưởng Crimea do lính đặc hiệm đến từ Sevastopok chiếm.

    “Đặc nhiệm quân đội đã đến từ Sevastopol trên 2 xe KaMAZ, giải giáp lực lượng bảo vệ và chiếm Xô-viết Tối cao và Hội đồng Bộ trưởng Crimea”, ông Marchuk nói và kêu gọi Rada Tối cao Ukraine phải cấp tốc bổ nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng, bổ nhiệm một đô đốc am hiểu Crimea làm Tổng tham mưu trưởng vì Tổng tham mưu trưởng do Yanukovich bổ nhiệm để thực thi tình trạng khẩn cấp và hiện chưa bị cách chức Ilin, cũng là một đô đốc và là cựu lữ đoàn phó lữ đoàn lính thủy đánh bộ đang ngồi” ở Crimea.

    2. Chính quyền mới kêu gọi phương Tây cứu giúp, cấm quân Nga ở Crimea di chuyển
    - 27/2/2014

    Các nhà lãnh đạo mới ở Kiev tuyên bố đây là hành động khủng bố và tiến hành khởi tố, báo động bộ đội nội vụ và cảnh sát ở Crimea, kêu gọi Mỹ, Anh giúp đỡ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, triệu Đại biện lâm thời của Nga ở Kiev đến để yêu cầu phía Nga tham vấn khẩn cấp, binh sĩ Hạm đội Biển Đen không rời khỏi các căn cứ quy định, quyền tổng thống Ukraine Turchinov cảnh cáo sẽ coi việc binh sĩ Nga của Hạm đội Biển Đen ở Crimea ra khỏi các căn cứ là xâm lược quân sự.

    [​IMG]
    Xe bọc thép của Hạm đội Biển Đen tiến về Simferopol
    Trước đó, hôm 27/2, có tin các xe bọc thép chở quân của Nga đã tiến ra đường phố Simferopol, thủ phủ Crimea. Việc này xảy ra sau khi các nhân vật lạ mặt có vũ trang tự xưng là lực lượng tự vệ của dân chúng Crimea nói tiếng Nga chiếm giữ trụ sở chính quyền Crimea. Có tin, các xe thiết giáp này xuất hiện trong thành phố là trong khuôn khổ cuộc tập trận của Hạm đội Biển Đen. Sau khi bị cảnh sát giao thông chặn lại, các xe thiết giáp đã quay về hướng ngược lại.

    Cũng có tin dân chúng địa phương đã chặn các xe bọc thép chở quân của Hạm đội Biển Đen của Nga đang chạy từ làng Ukromnoie đến Simferopol. Các xe này đã quay trở về vị trí đóng quân. Ở gần căn cứ Nga tại Ukromnoie đã phát hiện thấy có 7 xe bọc thép. Một số xe bọc thép chở quân khác của Hạm đội Biển Đen cũng đã xuất hiện ở gần khu vực Chistenkoie ở ngoại ô Simferopol để đến tăng cường bảo vệ các cơ sở của Hạm đội Biển Đen của Nga.

    Còn lãnh tụ người Tartar ở Crimea Refat Chubarov thì cho biết có khoảng 50 xe thiết giáp đang chạy vào trung tâm Simferopol.
    [​IMG]
    Cờ Nga trên tòa nhà Hội đồng Bộ trưởngr Crimea ở Simferopol (Faceboo)
    3. Quốc hội Crimea họp về quy chế của Crimea - 27/2/2014

    Quốc hội Crimea họp bất thường nêu ra vấn đề trưng cầu dân ý về tương lai của Crimea.

    Đoàn chủ tịch Quốc hội Crimea đã đề nghị tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế của khu vực này.

    “Chỉ có tiến hành trưng cầu dân ý toàn Crimea về vấn đề hoàn thiện quy chế khu vực tự trị và mở rộng thẩm quyền của nó sẽ cho phép tự người dân Crimea không có áp lực và áp đặt từ bên ngoài xác định tương lai của khu tự trị”, lời kêu gọi của các nghị sĩ nêu rõ.

    Đánh giá các sự kiện mới đây ở Ukraine, Đoàn chủ tịch Rada Tối cao Crimea cũng nói rằng, tại Ukraine đã xảy ra “việc chiếm quyền vi hiến bởi các phần tử dân tộc chủ nghĩa cấp tiến với sự hỗ trợ của các toán cướp có vũ trang”… “Ukraine đang trượt vào hỗn loạn hoàn toàn, vô chính phủ và thảm họa kinh tế. Trong những điều kiện này, Rada Tối cao Cộng hòa tự trị Crimea... nhận về mình toàn bộ trách nhiệm về số phận của Crimea”.

    Chiều tối 27/2, có tin Rada Tối cao Crimea trong cuộc họp bất thường đã giải tán Hội đồng Bộ trưởng với 55 phiếu thuận trong số 64 nghị sĩ tham dự. Rada Tối cao Crimea có 100 đại biểu. Hội đồng Bộ trưởng Crimea do ông Anatoly Mogiliov đứng đầu hoạt động từ mùa thu năm 2011.

    Rada Crimea cũng ấn định tổ chức trưng cầu dân ý về việc mở quyền hạn của Crimea vào ngày 25/5/2014 với 61/64 phiếu thuận.

    Câu hỏi trưng cầu dân ý sẽ là: “Ông/bà có ủng hộ quyền tự quyết của Crimea trong thành phần của Ukraine trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định quốc tế không?”

    4. Binh sĩ Berkut ở Crimea nổi dậy - 27/2/2014

    Phản đối lệnh của quyền bộ trưởng nội vụ Arsen Avakov giải tán đơn vị Berkut, binh sĩ đơn vị này tại Crimea nổi dậy, chiếm giữ một số vị trí, đưa xe thiết giáp ra đường, bố trí các hỏa điểm.

    5. Nga đồng ý bảo đảm an toàn cho Yanukovich - 27/2/2014

    Hãng Interfax (Nga) dẫn một nguồn giấu tên trong chính quyền Nga cho hay, Nga đã đáp ứng thỉnh cầu của ông Viktor Yanukovich, Tổng thống bị lật đổ của Ukraine, bảo đảm an toàn cá nhân cho ông trên lãnh thổ Nga.

    Ông Yanukovich đã ra tuyên bố nêu rõ ông vẫn coi mình là nguyên thủ Ukraine và yêu cầu Nga bảo đảm an toàn cho ông trước các hành động “của các phần tử cực đoan” đã chiếm giữ quyền lực ở Ukraine và các quyết định do Radar Tối cao Ukraine thông qua là bất hợp pháp. Ông Yanukovich nói rằng, ông và các đồng sự bị đe dọa khủng bố. Ông cũng kêu gọi đưa tình hình ở Ukraine vào khuôn khổ luật phá[ và coi mình là nguyên thủ quốc gia hợp pháp. “Tôi tin là trong những điều kiện này, tất cả những quyết định đưa ra sẽ nhanh chóng chứng tỏ là không hiệu quả và sẽ không được thực hiện”, ông Yanukovich nói.

    [​IMG]
    Bị dồn vào đường cùng, ông Yanukovich có quyết tử phản công?
    Theo ông Yanukovich, dân chúng miền đông nam Ukraine và Crimea cũng không chấp nhận “tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn trong nước”. “Tôi với tư cách đương kim Tổng thống đã không cho phép quân đội Ukraine can thiệp vào các sự kiện chính trị trong nước đang diễn ra. Tôi cũng hạ lệnh việc đó lúc này”, tuyên bố nói. Khả năng can thiệp của quân đội hay Bộ Nội vụ Ukraine bị ông Yanukovich gọi là bất hợp pháp và tội ác.

    Ông Yanukovich cho biết, một số đảng viên Đảng Các khu vực mấy ngày gần đây đã bị bạo lực thân thể và đã buộc phải rời khỏi Ukraine, nhưng ông không nêu ra những cái tên cụ thể, cũng như không nói bản thân ông hiện ở đâu.

    Ông Yanukovich nhắc lại là phe đối lập đã không thực hiện các điều kiện của thỏa thuận ký ngày 21/2/2014 giữa ông, 3 lãnh đạo đối lập và 3 ngoại trưởng Đức, Pháp và Ba Lan sau những va chạm kéo dài giữa người biểu tình và lực lượng của Bộ Nội vụ. Thỏa thuận này đã quy định việc cải cách hiến pháp và bầu cử tổng thống trước thời hạn vào mùa thu năm 2014.

    Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ ông Yanukovich hiện ở đâu. Dư luận cho rằng, ông có thể đang ở trong một tu viện trên lãnh thổ Ukraine, tại một căn cứ Nga ở Crimea, trên núi Athos ở Hy Lạp hoặc tại khu điều dưỡng Barvikha ở ngoại ô Moskva. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov nói ông không biết ông Yanukovich hiện ở đâu.

    Trước đó, ông Yanukovich đã bị Quốc hội Ukraine truất quyền Tổng thống, tuyên bố truy nã quốc tế vì tòa án Ukraine vì nghi ngờ thảm sát người biểu tình, mặc dù Tòa án Hình sự quốc tế ở La Hay đã từ chối thụ lý yêu cầu của Quốc hội Ukraine xét xử Yanukovich, Bộ trưởng Nội vụ Zakharchenko và Công tố viên trưởng Pshonka về tội chống lại loài người.

    Mỹ và phương Tây từ chối coi Yanukovich là Tổng thống Ukraine và công nhận chính quyền mới ở Kiev, trong khi Nga vẫn coi ông Yanukovich là Tổng thống hợp pháp của Ukraine, còn chính quyền đã bị lực lượng cực đoan, phát xít do Mỹ và phương Tây chỉ đạo và hỗ trợ dùng bạo lực chiếm đoạt.

    6. Arseniy Yatsenyuk được Rada Tối cao bầu làm thủ tướng Ukraine - 27/2/2014
    Rada Tối cao đã phê chuẩn đề cử một thủ lĩnh của đảng Tổ quốc là Arseniy Yatsenyuk làm thủ tướng với 371 phiếu thuận.

    Ông Arseniy Yatsenyuk được liên minh cầm quyền gồm 250 nghị sĩ đại diện cho các đảng Tổ quốc của Yulya Tymoshenko, UDAR của Vitaly Klitschko và Tự do của Oleh Tyahnybok, cũng như 2 nhóm nghị sĩ là “Ukraine châu Âu có chủ quyền” và “Phát triển kinh tế”.

    7. Cờ Ukraine bị gỡ khỏi tất cả cơ quan nhà nước ở thành phố Sevastopol - 27/2/2014

    Cờ Ukraine đã bị hạ xuống tại Hội đồng Thành phố Sevasopol. Nay chỉ còn cờ thành phố bay trên trụ sở Hội đồng thành phố. Như vậy, không còn cơ quan nhà nước nào ở trung tâm Sevastopol còn treo cờ Ukraine. Trước đó, ngày 23/2, người biểu tình đã hạ cờ Ukraine tại trụ sở tòa thị chính thành phố.

    Trước đó, tại Sevastopol, người biểu tình thân Nga đã bầu cử thị trưởng mới là công dân Nga, doanh nhân Aleksei Chaly. Chính quyền thành phố ban đầu gọi quyết định này là phi pháp, nhưng sau đó đã lập cơ quan hành pháp mới là Sở bảo đảm đời sống thành phố do ông Chaly đứng đầu. Bản thân ông Chaly tuyên bố Sevastopol sẽ không phục tùng quyết định ban lãnh đạo mới của Ukraine giải tán đơn vị cảnh sát đặc nhiệm Berkut và kêu gọi binh sĩ của đơn vị này hãy đến Sevastopol làm việc. Cơ quan An ninh Ukraine SBU đã bắt được ông Chaly, nhưng sau đó, người biểu tình đã giải thoát cho ông.

    8. Võ sĩ Valuyev hộ tống đoàn nghị sĩ Nga đếne Sevastopol - 27/2/2014
    [​IMG]
    Một đoàn nghị sĩ Nga đông đảo đã đến Sevastopol, trong đó có Phó chủ tịch Hạ viện Nga Vladimir Vasiliev, các nghị sĩ Nikolai Valuyev (võ sĩ quyền Anh hạng nặng nổi tiếng), Sergei Mironov, Irina Rodnina, Valentina Tereshkova... Họ được người dân thành phố chào đón nồng nhiệt.

    Phát biểu trước tòa thị chính thành phố Sevastopol và trên quảng trường Nakhimov, họ tuyên bố đến đây để hỗ trợ các nghị sĩ và dân chúng địa phương.

    Dân chúng Sevastopol đang chuẩn bị bảo vệ thành phố chống các phần tử cực đoan của Pravy sektor. Các toán dân phòng mới ra đời lập và bảo vệ các trạm kiểm soát các cửa ngõ vào thành phố. Cảnh sát tham gia cùng các dân phòng tình nguyện duy trì trật tự trị an.

    Thủ lĩnh đảng Nước Nga công bẳng Sergei Mironov nhấn mạnh, giải quyết vấn đề tự trị bằng trưng cầu dân ý là quyền của người dân Crimea và không ai có thể can thiệp vào công việc nội bộ của nước cộng hòa này. “Nhưng tất cả phải biết rằng, người Nga không bỏ mặc người đằng mình trong chiến tranh”, ông Mironov nói.

    Võ sĩ khổng lồ Nikolai Valuyev cũng nói với dân chúng: “Hỡi những người anh em Sevastopok, hãy nhớ là nước Nga đang ở bên các bạn!”.

    9. Bộ Ngoại giao Ukraine trao công hàm thứ hai cho phía Nga - 27/2/2014
    Quyền ngoại trưởng Ukraine Andrei Deshchitsa cho biết, Bộ Ngoại giao Ukraine đã trao công hàm thứ hai cho Đại biện lâm thời Nga tại Ukraine về khả năng tổ chức tham vấn về vấn đề Crimea, và đe nếu các vấn đề Crimea không được giải quyết, Ukraine sẽ huy động các cơ chế khác mà Biên bản Budapest 1994 quy định để tiến hành tham vấn ba bên Mỹ, Anh và Nga.

    Theo Biên bản Budapest 1994, Mỹ, Anh và Nga cam kết bảo đảm an ninh, toàn vẹn lãnh thổ Ukraine và không tấn công nước này để đổi lấy việc Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân của Liên Xô.
  8. tinhha880

    tinhha880 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2012
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    17
  9. panzerII

    panzerII Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    505
  10. HaNoiOld

    HaNoiOld Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/06/2010
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    199
    50 tay súng đột nhập sân bay ngăn Tổng thống lâm thời Ukraina hạ cánh

    NGUYỄN HƯỜNG28/02/14 10:08
    (GDVN) - Một nhóm người đàn ông có vũ trang mặc quân phục đã đột kích và khống chế sân bay quốc tế Simferopol ở thủ phủ tỉnh


    Theo các nhân chứng, vào nửa đêm qua, ít nhất 3 chiếc xe tải KAMAZ chở 50 người đàn ông có vũ trang đã xông vào sân bay mà không có giấy phép hợp lệ.


    [​IMG]
    Các tay súng vũ trang tiến vào sân bay ở Crimea.
    Lúc đầu, nhóm này đã phong tỏa các máy bay nội địa ở phía cuối sân bay và sau đó tiếp tục tiến về phía trước. Người đứng đầu lực lượng an ninh tại sân bay trên nói với tạp chí EER.ru rằng nhóm vũ trang đã "rất lịch sự" yêu cầu họ rời đi.
    Có rất nhiều thông tin trái chiều về lý do các tay súng trên tiến vào sân bay. Phát ngôn viên sân bay này đã bác bỏ thông tin các tay súng đã nắm quyền kiểm soát nó và nói thêm rằng khoảng 50 tay súng đã đến sân bay này để tìm kiếm các lính dù Ukraina.

    Sau khi không phát hiện thấy sự hiện diện quân sự trên đường băng, họ đã xin lỗi và rời đi, đài phát thanh Echo Moscow đưa tin cho biết.

    Có báo cáo cho rằng, những người đàn ông xông vào sân bay được trang bị tương tự như nhóm tự vệ địa phương thân Nga đã chiếm quyền kiểm soát tòa thị chính Crimea và treo cờ Nga lên đó hôm 27/2.
    Trong khi đó, RT dẫn lời Vladimir Garnachuk , đại diện của Moscow hiện đang ở Simferopol cho biết, vụ đột nhập sân bay Simferopol "là nhằm để ngăn chặn Tổng thống lâm thời Aleksandr Turchinov hạ cánh xuống Crimea".
    Ông cũng cho biết, lực lượng dân quân tự vệ ở Crimea đang lên kế hoạch đóng cửa các đường băng tại sân bay Simferopol, trong bối cảnh hôm 27/2, Trưởng phái đoàn Ukraina tại NATO Igor Dolgov nói rằng quyền Tổng thống Turchinov sẽ đến thăm Crimea./.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này